intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

So sánh giá trị văn hóa nghệ thuật của Tứ nghệ Trung Quốc xưa và nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết chủ yếu phân tích văn hóa và giá trị nghệ thuật về tứ nghệ của Trung Quốc, nhằm thấy được sự phát triển và tính chất của nó thay đổi trong từng thời kỳ, theo sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, đề tài có ý nghĩa tham khảo đối với những chủ đề có liên quan đến phân tích tứ nghệ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: So sánh giá trị văn hóa nghệ thuật của Tứ nghệ Trung Quốc xưa và nay

  1. SO SÁNH GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT CỦA TỨ NGHỆ TRUNG QUỐC XƯA VÀ NAY Trương Tấn Lộc1 1. Lớp: D19TQ01. Khoa: Ngoại Ngữ. Email:1922202040311@student.tdmu.edu.vn TÓM TẮT Bài NCKH chủ yếu phân tích văn hóa và giá trị nghệ thuật về tứ nghệ của Trung Quốc, nhằm thấy được sự phát triển và tính chất của nó thay đổi trong từng thời kỳ, theo sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, đề tài có ý nghĩa tham khảo đối với những chủ đề có liên quan đến phân tích tứ nghệ. Từ khóa: văn hóa, nghệ thuật, tứ nghệ, trung quốc xưa và nay. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cầm, kỳ, thi, họa hay còn được gọi là Tứ Nghệ, được coi là kỹ năng của quân tử ở Trung Quốc cổ đại, chúng không chỉ thể hiện sự thanh lịch và chí thú của văn nhân, mà còn là phương tiện giao tiếp tinh thần và trao đổi cảm xúc giữa các giai nhân tài tử. Đó là kết quả của kinh nghiệm và trí tuệ của dân tộc Hán. Tứ nghệ “Cầm, kỳ, thi, họa” đã có lịch sử lâu đời ở Trung Quốc, chúng đại diện cho các giá trị văn hóa. Từ lâu, tứ đại nghệ thuật được coi như một loại hình di sản văn hóa không thể thay đổi hay thay thế bằng các loại hình nghệ thuật phương Tây. Tuy nhiên, khi xã hội Trung Quốc phát triển, bốn nghệ thuật này không thể tách rời khỏi những ảnh hưởng của phương Tây. Những người ở Trung Quốc cổ đại tin rằng những nghệ thuật này là điều cần thiết để một người được giáo dục và văn minh. Tuy nhiên, ngày nay, chúng chỉ được xem như những thú vui tiêu khiển. Điều này cho thấy xã hội thay đổi theo thời gian và khi xã hội thay đổi thì giá trị của con người cũng vậy. Bài nghiên cứu sẽ xem xét lịch sử của bốn nghệ thuật này và ảnh hưởng của chúng đối với xã hội Trung Quốc ngày nay. Bài nghiên cứu bắt đầu với việc mô tả về mỗi loại hình nghệ thuật trước khi đi sâu vào ý nghĩa lịch sử của nó. Tứ nghệ có thể được sử dụng để dạy mọi người về đạo đức và sự đúng đắn trong xã hội. Nó cũng nói về cách ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của xã hội Trung Quốc. Từ những vấn đề nêu trên, tôi nghiên cứu quyết định chọn đề tài “So sánh giá trị văn hóa nghệ thuật của Tứ Nghệ Trung Quốc xưa và nay” là chủ đề nghiên cứu. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là giá trị văn hóa nghệ thuật của Tứ Nghệ Trung Quốc xưa và nay. Nhằm phục vụ cho việc tìm kiếm thông tin, đề tài này đã thực hiện phương pháp 397
  2. tổng hợp và phân tích tư liệu, Tiến hành thu thập, tham khảo những nguồn tài liệu có cơ sở nghiên cứu khác nhau như: sách vở, các bài báo khoa học, các văn bản,… Sau khi xử lý và phân tích cơ sở dữ liệu này, tác giả chọn lọc ra những thông tin cần thiết mang tính khách quan, thực tiễn và có giá trị khoa học để đưa vào sử dụng trong bài nghiên cứu. Phương pháp thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng. Tham khảo, lấy thông tin từ nguồn mạng xã hội và thông tin đại chúng. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1. Những nghiên cứu đã có về đề tài Đã có nhiều công trình nghiên cứu cung cấp một lượng lớn thông tin, tài liệu về tứ nghệ của Trung Quốc, trong đó có một số tài liệu liên quan trực tiếp đến đề tài mà tác giả đang thực hiện, tiêu biểu như: Cuốn sách “Nếp Cũ - Cầm, Kì, Thi, Họa” của tác giả Toàn Ánh có nghiên cứu về "Cầm - Kỳ - Thi - Họa" là những ghi chép về nghệ thuật cầm ca của Việt Nam (các loại nhạc khí, các điệu hò điệu hát..), các môn cờ, thơ ca và họa... được thuật lại qua các câu chuyện hấp dẫn, và dồi dào về chi tiết. Vì vậy được tác giả kế thừa và vận dụng khá nhiều trong các chương chính của bài. Bài nghiên cứu “Ứng dụng của cầm, kỳ, thi, họa trong việc cải thiện tâm lý” của tác giả Đoạn Hiểu Vân – Cục tư pháp huyện Bành Trạch tỉnh Giang Tây. Có nghiên cứu về tiến hành giáo dục cá nhân và tư vấn tâm lý để điều chỉnh tâm lý tội phạm và nâng cao khả năng thích ứng với xã hội của họ. Tích hợp giáo dục văn hóa truyền thống và chỉnh sửa tâm lý. Nó có nhiều chức năng chỉnh sửa giáo dục như điều chỉnh nhận thức, chuẩn hóa hành vi và tái tạo nhân cách. Tác giả Vương Phong Đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ngữ nghĩa văn hoá học về lĩnh vực cầm kì thi hoạ”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đề cập đến. Vấn đề phân tích ngữ nghĩa quen thuộc của các loại thư họa cầm kỳ. Bài viết này tập trung vào việc nghiên cứu ngữ nghĩa văn hóa của các ngôn ngữ quen thuộc của các loại thư pháp và tranh vẽ, chủ yếu từ quan điểm chăm sóc văn hóa sử dụng các phương pháp được tiết lộ bởi nền tảng văn hóa và phương pháp phân tích biểu tượng văn hóa để thảo luận về ngữ nghĩa văn hóa của loại ngữ văn hóa này, mà không phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của ngôn ngữ quen thuộc từ các khái niệm như nghĩa tố, nghĩa vị, v.v. Kết quả nghiên cứu đã làm rõ các chủ đề lựa chọn nghiên cứu ngôn ngữ quen thuộc của các loại tranh cầm kỳ, giải thích cơ sở lý thuyết của ngữ nghĩa văn hóa và nghiên cứu ngôn ngữ quen thuộc và tình trạng nghiên cứu của nó, phân tích giá trị ngữ nghĩa văn hóa của các loại ngôn ngữ quen thuộc của các loại thư pháp và tranh vẽ, giải thích phương pháp nghiên cứu và nguồn gốc của ngữ liệu. Nhìn chung, có nhiều công trình nghiên cứu về tứ nghệ của Trung Quốc, tuy nhiên việc so sánh về giá trị nó mang lại giữa thời xưa và thời hiện đaị còn rất hạn chế, chưa được tìm hiểu kỷ càng, có chăng chỉ là những bài viết ngắn được đăng trên các trang mạng xã hội hoặc là các diễn đàn, hầu như là chưa có nghiên cứu một cách khoa học. Trước tình đó, tác giả cũng muốn góp thêm một đề tài nghiên khoa học về tứ nghệ của Trung Quốc, giúp đọc giả có thêm góc nhìn giữa thời xưa và nay. 398
  3. 3.2. Các khái niệm trong đề tài 3.2.1. Khái niệm về Tứ nghệ Tứ nghệ là bốn bộ môn nghệ thuật mà giới quyền quý Trung Quốc cổ đại ưa chuộng để học tập, rèn luyện nhằm trở thành một sĩ đại phu hoặc ít ra là người kiện toàn về học thức. Tứ nghệ bao gồm: cầm (chơi đàn hoặc một nhạc cụ nào đó), kỳ (chơi cờ, thông thường là cờ vây), thi (biết làm thơ hoặc đối thơ) và họa (biết vẽ tranh). Tứ nghệ cũng thường được gọi gộp chung là cầm kỳ thi họa. Đôi khi, thi cũng được thay thế bằng thư (viết thư pháp). 3.2.2. Khái niệm về Cầm Cầm là nhạc cụ của các văn nhân, những người có học ở Trung Quốc. Thời cổ đại, Cầm là một từ để chỉ loại nhạc cụ Cổ cầm, tuy nhiên ngày nay được dùng để chỉ chung các loại đàn dây. Cổ cầm còn được gọi là dao cầm, ngọc cầm, tơ đồng hoặc thất huyền cầm, là một nhạc cụ truyền thống của tộc người Hán Trung Hoa. Có lịch sử hơn 3.000 năm thuộc bộ dây dạng gảy gồm có 7 dây đàn. Cổ cầm có âm vực rộng, âm sắc sâu lắng và tiếng vọng ngân dài. Cổ cầm không chỉ đơn giản là một loại nhạc cụ dùng để biểu diễn những khúc nhạc đi vào lòng người mà âm nhạc của cổ cầm tạo một sự yên tĩnh cao thâm, diễn tấu thanh tâm, có thể thông thấu đến trời đất. 3.2.3. Khái niệm về Kỳ Kỳ là một trong Tứ Nghệ - bốn loại hình nghệ thuật thiết yếu của giai cấp quý tộc tri thức Trung Hoa được nuôi dạy trong thời cổ đại đó chính là cờ vây. Cờ vây là một loại cờ chiến lược dành cho hai người chơi, sử dụng bàn cờ hình ô vuông và hai quân cờ trắng đen để tiến hành đánh cờ. Là một trò chơi dạng chiến lược trừu tượng cho hai người chơi, trong đó mục tiêu là bao vây nhiều lãnh thổ hơn đối thủ. 3.2.4. Khái niệm về Thi Thi là nghệ thuật sáng tác văn có vần theo những qui tắc nhất định để biểu thị hoặc gợi mở tình cảm bằng nhịp điệu âm thanh, hình tượng. Loài văn gồm những câu ngắn, có vần, có âm điệu, và thường theo những qui tắc nhất định. 3.2.5. Khái niệm về Họa Thi và Hoa vốn có cùng một một mục đích, cả 2 đều chú trọng đến vẻ ngoài và tư chất đồng nhất. Một họa gia tốt có thể đem người và vật vẽ ra thần thái sống động nhất. Người xưa nếu tán thưởng một bức tranh thì thường có câu: ” Trong thơ có họa, trong Họa có thơ”. Thơ hay họa cũng đều thấy hơi thở của cuộc sống hàng ngày. 3.3. Nguồn gốc Tứ nghệ Mỗi bộ môn nghệ thuật trong Tứ nghệ đều có nguồn gốc lâu đời, cách gọi chung là "Cầm kỳ thư họa" được nhắc đến sớm nhất là vào thời Đường khoảng thế kỷ thứ 9, trong tác phẩm "Pháp yếu thư lục" của Trương Ngạn Viễn (张彦远). Tuy nhiên, cách gọi "Tứ nghệ" lại xuất hiện muộn hơn, căn cứ khảo chứng, tài liệu sớm nhất gọi chung "Tứ nghệ" là "Nhàn tình ngẫu ký" thời Minh mạt Thanh sơ. 3.3.1. Nguồn gốc của Cầm Cổ cầm là một đàn tranh bảy dây được phát minh ra vào khoảng 3000 năm trước, là một trong những nhạc cụ cổ nhất, cũng là nhạc cụ bằng dây xuất hiện sớm nhất tại Trung Quốc. 399
  4. 3.3.2. Nguồn gốc của Kỳ Cờ vây khởi nguyên tại Trung Quốc cổ đại, ước chừng niên đại là khoảng thế kỷ thứ 6 TCN. Truyền thuyết kể lại rằng, người con trai của Đế Nghiêu là Đan Chu ngang bướng khó dạy, Nghiêu đã phát minh ra cờ vây để dạy dỗ Đan Chu, bồi dưỡng tính tình của con trai. Ghi chép sớm nhất về Cờ vây là "Tả truyện" thời Xuân Thu. Dịch Thu thời Chiến Quốc là kỳ thủ được ghi nhận sớm nhất trong các sách sử. Mặc dù hầu hết các tài liệu đều nhận định "kỳ" trong "tứ nghệ" là chỉ cờ vây, tuy nhiên một số người vẫn cho rằng "kỳ" là để chỉ Cờ tướng. 3.3.3. Nguồn gốc của Thi Từ khi nhân loại có ngôn ngữ là đã có thi ca. Dân tộc nào cũng trân trọng giữ gìn những thi ca tối cổ của mình. Tại Hy Lạp là 2 bộ Iliade và Odyssée của Homère, tại Pháp là những anh hùng ca ở thời Trung Cổ, tại Ấn Độ là thánh ca Véda, tại Việt Nam là ca dao và tại Trung Quốc là Kinh Thi. Thi và Hoa vốn có cùng một một mục đích, cả 2 đều chú trọng đến vẻ ngoài và tư chất đồng nhất. Một họa gia tốt có thể đem người và vật vẽ ra thần thái sống động nhất. Người xưa nếu tán thưởng một bức tranh thì thường có câu: ” Trong thơ có họa, trong Họa có thơ”. Thơ hay họa cũng đều thấy hơi thở của cuộc sống hàng ngày. 3.3.4. Nguồn gốc của Họa Hội họa Trung Hoa có lịch sử lâu đời và truyền thống tốt đẹp. Trong lĩnh vực nghệ thuật thế giới, nó có hệ thống độc đáo của riêng mình. Do có sự tương đồng, hội họa và thư pháp thường liên quan chặt chẽ với nhau. Các bức tranh được kết hợp với thơ, thư pháp và thậm chí điêu khắc. Chúng ngày càng được kết hợp chặt chẽ để tận dụng các tính năng nghệ thuật của thơ, sách, tranh và ấn tín. Một số người phương Đông hay nói câu này: “Thư pháp và hội họa là không thể tách rời”. Sự phát triển của hội họa Trung Hoa cũng dài như sông Hoàng Hà và sông Dương Tử chảy trên lãnh thổ này; từ thời Chiến quốc, nhà Tần và nhà Hán cho đến nhà Thanh. Trong lịch sử hơn 2.300 năm, các họa sĩ đã xuất hiện với số lượng lớn, theo những ghi chép về lịch sử các bức tranh của các triều đại trong quá khứ, có trên 10.000 người. Công việc sáng tạo nghệ thuật cần cù, chăm chỉ của họ đã để lại vô số tác phẩm xuất sắc. Đây cũng là căn cứ trọng yếu cho những truyền thuyết cổ xưa, và cũng là những đóng góp nổi bật trong lịch sử văn minh vùng đất người Hán. 3.4. So sánh Tứ nghệ xưa và nay 3.4.1. Cầm Xưa: Tên gọi “Cầm” ám chỉ “Cổ cầm”. Dây cổ cầm từ xưa dùng bằng tơ tằm bện, cổ cầm đã được chơi gần một nghìn năm và đã trải qua những thay đổi lớn về cả hình thức và phong cách. Trong quá khứ, nó chủ yếu được sử dụng như một loại nhạc cụ để giải trí và thư giãn, nó đã trở thành của cải thực sự của con người, với một giá trị vô hình nào đó, không chỉ thể hiện gu thẩm mỹ của một người mà còn phản ánh phẩm chất đạo đức của một người. Người ta nói rằng văn hóa Trung Quốc cổ đại chủ yếu được truyền qua cổ cầm và những mảnh vỡ của nó. 400
  5. Nay: Tên “Cầm” được dùng để chỉ chung có loại đàn, dùng dây nylon hoặc dây nylon tổng hợp hoặc dây thép mảnh, sau nhiều thập kỷ thử nghiệm, hình thức hiện đại của nhạc cụ đã được tiêu chuẩn hóa vào thế kỷ 20. Nhưng ngày nay, nó cũng đã trở thành một phần quan trọng trong việc bảo vệ di sản văn hóa và âm nhạc truyền thống Trung Quốc. Trong thời đại xã hội phát triển thì không thể nhắc đến sự tân tiến cho cổ cầm. Cổ cầm điện thiết kế tương tự như cổ cầm truyền thống hay có dạng thuôn tròn hơn. Tiếp tục phát triển trong thời hiện đại, và các hình thức âm nhạc đương đại hơn cũng đã xuất hiện. Ngày nay, Trung Quốc còn có khoảng 50 người có thể chơi đàn Cổ Cầm ở trình độ bậc thầy. Điển hình trong số đó là nhạc sư Quản Bình Hồ, Thành Công Lượng, Lý Tường Bình,…Người Trung Quốc coi cây đàn Cổ Cầm như một báu vật văn hóa. Nhờ sự tài hoa và tình yêu đàn cổ mà các nhạc sư có thể tấu lên những khúc nhạc ở chốn tiên giới trong một thế giới hiện đại dưới cõi trường. Sự phát triển của cổ cầm không chỉ dựa trên những thay đổi vật lý và hiện đại hóa âm thanh cũ. Nó bao gồm sự phát triển của một nền văn hóa âm nhạc mới cách đây gần hai thế kỷ, để lại ấn tượng sâu sắc cho cả phương ngữ âm nhạc cổ đại và hiện đại của Trung Quốc. 3.4.2 Kỳ Xưa: Được tạo ra nhằm rèn luyện tư duy. Là một cách giao tiếp, trò chuyện bằng tay. Đó là một công cụ mạnh mẽ để truyền đạt những cách suy nghĩ khác nhau Nay: Đã thay đổi đáng kể trong vài thập kỷ qua. Những người chơi cờ bây giờ có nhiều khả năng học các cách khai cuộc phức tạp hơn và ít có khả năng ứng biến trên bàn cờ hơn. Chơi cờ để rèn luyện tư duy, là 1 cách để có thêm nhiều bạn bè. 3.4.3 Thi Xưa: Thường đối thơ với nhau giữa các học sỉ khi gặp mặt. Thơ Trung Quốc đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử văn học Trung Quốc vì nó dễ tiếp cận hơn các bài viết khác. Nó mở đường cho cảm xúc của người đọc và kết nối người viết với người đọc, có xu hướng nhấn mạnh các quan điểm và cách nhìn khác nhau, và tất cả các khoảng chú ý đều có giá trị như nhau. Nay: Thơ Trung Quốc hiện đại có phần kém quan trọng hơn, nhưng nó vẫn được nhiều người đọc và viết, mang lại cho người đọc cảm giác thống nhất hơn là thiếu, vì các nhà văn hiện đại thường sử dụng cách chơi chữ bằng hình ảnh để diễn đạt tốt hơn những gì họ muốn hơn là trình bày rõ ràng ý tưởng của họ, điều này mang lại cho họ cảm giác ngắn gọn và hiểu biết về bản thân, mà không có sự phán xét đạo đức tổng thể. Thơ ca là di sản văn hóa được ghi nhận và bảo tồn. 3.4.3 Họa (chưa nghiên cứu) 4. KẾT LUẬN Bài viết bắt đầu từ việc nghiên cứu các văn hóa nghệ thuật Trung Quốc kết hợp với tổng hợp dữ liệu thu thập, tóm tắt và phân tích, qua đó phân tích và tìm hiểu về tứ nghệ Trung Quốc. Bài viết này chủ yếu có các kết luận nghiên cứu sau đây: Thứ nhất, sự thay đổi của Tứ nghệ xưa và nay chủ yếu là do sự phát triển của khoa học công nghệ kéo theo mọi thứ đều có sự phát triển. 401
  6. Thứ hai, những giá trị xưa cũ vẫn luôn được giữ gìn đúng cách. Thứ ba, để có thể giữ gìn giá trị văn hóa và lịch sử của Tứ nghệ Trung Quốc cần đưa những loại hình nghệ thuật này vào trong trường học một cách hợp lý và hiểu quả.. Trên cơ sở tổng hợp và phân tích dữ liệu, bài viết này so sánh giá trị văn hóa nghệ thuât của Tứ nghệ xưa và nay nhưng do trình độ còn hạn chế, sự hiểu biết về vấn đề này chưa đủ sâu, phân tích chưa đủ triệt để. Quá trình này có thể có những sai lệch và thiếu sót, hy vọng sẽ nhận được sự góp ý và sửa chữa từ các thầy cô./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đoạn Hiểu Vân . “Ứng dụng của cầm, kỳ, thi, họa trong việc cải thiện tâm lý” . Cục tư pháp huyện Bành Trạch tỉnh Giang Tây. 2. Nguyễn Văn Toán (2011). “Nếp Cũ - Cầm, Kì, Thi, Họa”. Nhà Xuất Bản Trẻ. 3. Uyển Vân. (2019). “Cầm kỳ thi họa”, mối liên thông giữa trí huệ của con người và trời đất. https://www.dkn.tv/van-hoa/nghe-thuat/nguoi-du-tai-cam-ky-thi-hoa-the-gian-ngay-nay-hoi-co- may-nguoi.html. 4. 杜堇(Đỗ Cận). The Four Arts of the Chinese Scholar. http://www.silkqin.com/11misc/4arts.htm. 5. 袁长新(tạm dịch: Viên Trưởng Tân). (2013). 青少年讀圖百科:琴棋詩畫(tạm dịch: Bách khoa toàn thư cho thanh thiếu niên về: cầm, kỳ, thi, họa). 湖南美術出版社(tạm dịch: nhà xuất bản nghệ thuật Hồ Nam).https://xlink.vn/0d2i1mx5 402
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2