Lê Phong Lê và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
191(15): 169 - 173<br />
<br />
TRUYỀN THÔNG VỀ CHÍNH SÁCH VĂN HÓA<br />
CHO CÔNG CHÚNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI LÂM ĐỒNG<br />
Lê Phong Lê1*, Vi Thị Phương2<br />
1<br />
Trường Đại học Đà Lạt,<br />
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
2<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong nghiên cứu truyền thông hiện nay, truyền thông chính sách văn hóa luôn được đặt lên hàng<br />
đầu. Bài viết này đi sâu nghiên cứu tìm hiểu thực trạng truyền thông chính sách văn hóa qua các<br />
chương trình phát thanh và truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số tại Lâm Đồng về nội dung, hình<br />
thức và các yếu tố khác. Từ đó có những đánh giá, so sánh để đưa ra một số giải pháp, khuyến<br />
nghị ban đầu nhằm nâng cao chất lượng truyền thông dành cho công chúng dân tộc thiểu số tại địa<br />
phương trong tương lai.<br />
Keywords: Truyền thông chính sách, văn hóa, công chúng, dân tộc thiểu số, Lâm Đồng<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Là một quốc gia đa dân tộc, việc thông tin và<br />
truyền thông cho đối tượng công chúng dân<br />
tộc thiểu số (DTTS) luôn được Đảng và Nhà<br />
nước ta chú trọng trong nhiều năm qua. Lâm<br />
Đồng là một tỉnh nằm trong khu vực Tây<br />
Nguyên, đời sống đồng bào DTTS nơi đây<br />
còn nhiều khó khăn. Việc tiếp cận với các<br />
phương triện truyền thông đại chúng như mua<br />
báo giấy, truy cập Internet còn hạn chế - chủ<br />
yếu nghe đài, loa phát thanh và xem truyền<br />
hình. Đi sâu nghiên cứu tìm hiểu thực trạng<br />
truyền thông chính sách văn hóa qua các<br />
chương trình PTTH bằng tiếng DTTS tại Lâm<br />
Đồng; khảo sát nhu cầu thông tin của công<br />
chúng DTTS tại Lâm Đồng hiện nay là việc<br />
làm cấp thiết, nhằm đưa ra một số giải pháp,<br />
khuyến nghị ban đầu để nâng cao hiệu quả<br />
truyền thông.<br />
NỘI DUNG<br />
Văn hóa và truyền thông chính sách về văn hóa<br />
Văn hóa là một lĩnh vực liên quan đến mọi<br />
mặt của đời sống xã hội, con người. Đến nay,<br />
có hơn 500 định nghĩa khác nhau về văn hóa,<br />
điều này cho thấy văn hóa là một phạm trù<br />
rộng lớn, trừu tượng và không dễ nắm bắt.<br />
Tuy nhiên, mỗi trường phái nghiên cứu, mỗi<br />
nhà nghiên cứu đều có quan điểm khác nhau.<br />
Edward Burnett Tylor – nhà dân tộc học,<br />
*<br />
<br />
Tel: 0392 970732; Email: Lephongle212@gmail.com<br />
<br />
nhân chủng học người Anh là người đầu tiên<br />
nêu định nghĩa thuộc loại này. Năm 1871,<br />
trong tác phẩm Primitive Culture (Văn hóa<br />
nguyên thủy), ông đã đưa ra định nghĩa: “Văn<br />
hóa là phức thể bao gồm tri thức, tín ngưỡng,<br />
nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán,<br />
cùng mọi khả năng và thói quen khác mà con<br />
người như một thành viên của xã hội đạt<br />
được”. [4, tr. 13]. Định nghĩa của nhà nhân<br />
học văn hóa người Anh này là định nghĩa<br />
khoa học về văn hóa ra đời sớm nhất ở Châu<br />
Âu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định văn<br />
hóa là một mặt căn bản của xã hội. Người chỉ<br />
rõ, công cuộc kiến thiết nhà nước có bốn vấn<br />
đề phải chú ý đến và phải coi trọng ngang<br />
nhau: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Văn<br />
hóa là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ<br />
xây dựng con người mới, xã hội mới. Điểm<br />
khác là ở đây, Hồ Chí Minh nói rõ hơn mục<br />
đích của sáng tạo văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn<br />
cũng như mục đích của cuộc sống, loài người<br />
mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ<br />
viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,<br />
văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh<br />
hoạt hàng ngày về ăn, mặc và các phương<br />
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và<br />
phát minh đó tức là văn hóa.” [6, tr. 431].<br />
Trần Ngọc Thêm trong cuốn Cơ sở văn hóa<br />
Việt Nam thì cho rằng “Văn hóa là một hệ<br />
thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần<br />
do con người sáng tạo và tích lũy qua quá<br />
trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác<br />
169<br />
<br />
Lê Phong Lê và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
giữa con người với môi trường tự nhiên và xã<br />
hội” [8, tr. 10]. Nhà nghiên cứu văn hóa Trần<br />
Ngọc Thêm nêu hai giá trị của văn hóa vật thể<br />
và phi vật thể được hình thành và phát triển<br />
thông qua mối quan hệ nhân sinh quan, thế<br />
giới quan của con người trong quá trình phát<br />
triển nhân loại.<br />
Xác định đúng đắn vai trò quan trọng của văn<br />
hóa, từ khi ra đời đến nay, Đảng đã lãnh đạo<br />
nhân dân ta đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo<br />
vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển nền văn<br />
hóa, hướng văn hóa phục vụ một cách có hiệu<br />
quả vào sự nghiệp cách mạng. Đường lối văn<br />
hóa của Đảng ta bao gồm toàn bộ những quan<br />
điểm có tính chiến lược để chỉ đạo lĩnh vực<br />
văn hóa, hoạt động văn hóa. “Dù chưa trực<br />
tiếp đề cập quan điểm của Đảng đối với lĩnh<br />
vực văn hóa, nhưng ngay từ những văn kiện<br />
đầu tiên này, để phục vụ cho nhiệm vụ tuyên<br />
truyền đường lối, vận động quần chúng nhân<br />
dân tham gia cuộc cách mạng dưới sự lãnh<br />
đạo của Đảng, Đảng ta đã rất chú trọng tới<br />
vai trò của văn hóa, trước hết là vai trò của<br />
bộ phận báo chí và tuyên truyền.” [4, tr. 10].<br />
Nhìn chung, các định nghĩa đều thống nhất<br />
văn hóa có các đặc điểm sau: Thứ nhất, văn<br />
hóa là sáng tạo của con người, thuộc về con<br />
người, những gì không do con người làm nên<br />
không thuộc về khái niệm văn hóa. Văn hóa<br />
xuất hiện do sự thích nghi một cách chủ động<br />
và có ý thức của con người với tự nhiên, nên<br />
văn hóa cũng là kết quả của sự thích nghi ấy.<br />
Thứ hai, sự thích nghi của con người với tự<br />
nhiên là sự thích nghi có ý thức và chủ động,<br />
có sáng tạo, phù hợp với giá trị Chân - Thiện Mỹ, không phải là sự thích nghi máy móc.<br />
Thứ ba, văn hóa bao gồm cả những sản phẩm<br />
vật chất và tinh thần.<br />
Là một quốc gia đa dân tộc, việc thông tin và<br />
truyền thông cho đối tượng công chúng dân<br />
tộc thiểu số (DTTS) luôn được Đảng và Nhà<br />
nước ta chú trọng trong nhiều năm qua. Chỉ<br />
thị số 39 của Thủ tướng chính phủ về việc<br />
Đẩy mạnh công tác văn hóa - thông tin ở<br />
miền núi và vùng đồng bào các dân tộc thiểu<br />
170<br />
<br />
191(15): 169 - 173<br />
<br />
số. Trong đó Bộ Thông tin và Truyền thông<br />
cần: "Tăng cường đầu tư, nâng cao hiệu quả<br />
công tác tuyên truyền bằng các phương thức<br />
phù hợp với từng vùng, từng dân tộc và bằng<br />
tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam”. [10]<br />
Nghị quyết số 22/NQ-TW của Bộ Chính trị về<br />
Một số chủ trương, chính sách lớn phát triển<br />
kinh tế - xã hội miền núi trong đó có lĩnh vực<br />
truyền thông đại chúng nêu rõ: "Tăng cường<br />
các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả<br />
các phương tiện hiện đại như máy thu thanh,<br />
máy thu hình, băng ghi hình để cải tiến và<br />
nâng cao các chương trình phát thanh, truyền<br />
hình ở địa phương, phổ biến các văn hóa<br />
phẩm và tài liệu có nội dung thiết thực phù<br />
hợp với yêu cầu và truyền thống của đồng<br />
bào các dân tộc..". [9] Theo đó, ngoài các<br />
hình thức truyền thông trực tiếp thì báo chí,<br />
đặc biệt là PT-TH tiếng DTTS là hai kênh<br />
truyền đóng vai trò vô cùng quan trọng trong<br />
việc đưa thông tin đến với công chúng DTTS.<br />
Là một tỉnh nằm trong khu vực Tây Nguyên<br />
có nhiều đồng bào DTTS cư trú, Lâm Đồng<br />
quan tâm đến vấn đề thông tin cho công<br />
chúng DTTS địa phương. Cụ thể, Đài PTTH<br />
Lâm Đồng đã có chương trình tiếng Chu Ru<br />
và Cơ Ho dành riêng cho lớp công chúng<br />
chuyên biệt này. Công chúng DTTS của Đài<br />
PT-TH Lâm Đồng là lớp công chúng còn<br />
nhiều hạn chế về trình độ, ngôn ngữ, còn tồn<br />
tại nhiều vấn đề như hủ tục, phá rừng, buôn<br />
bán người, vi phạm pháp luật do thiếu hiểu<br />
biết nên dễ bị các thành phần chống phá chọn<br />
làm đối tượng dụ dỗ, mua chuộc, kích động.<br />
Vì thế, cần được cung cấp thông tin, phổ biến<br />
các chính sách kịp thời.<br />
Thực trạng truyền thông về chính sách văn<br />
hóa cho DTTS tại Lâm Đồng<br />
Về nội dung:<br />
Thứ nhất, chương trình tự sản xuất. So với<br />
các địa phương khác - chủ yếu khai thác tin,<br />
bài tiếng phổ thông có sẵn từ các nguồn khác<br />
để dịch sang tiếng DTTS thì đài PT-TH Lâm<br />
Đồng là một trong số ít Đài tự sản xuất<br />
chương trình tiếng DTTS. Đài PT-TH Lâm<br />
<br />
Lê Phong Lê và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Đồng đã thành lập riêng Phòng Biên tập<br />
Tiếng DTTS trong hơn 15 năm qua và tự<br />
hoàn thành trọn gói các sản phẩm báo chí của<br />
mình. Nhờ tự sản xuất chương trình mà nội<br />
dung gắn bó, gần gũi với bà con DTTS. Tổ<br />
trưởng tổ phóng viên và tổ trưởng tổ phát<br />
thanh viên của phòng có nhiệm vụ đôn đốc,<br />
trao đổi chuyên môn và báo cáo cho lãnh đạo<br />
phòng các hoạt động hàng tháng. 8 phóng<br />
viên sản xuất và luân phiên làm đạo diễn<br />
chương trình. 6 phát thanh viên có nhiệm vụ<br />
dịch, đọc, hiện hình và kiểm thính.<br />
Thứ hai, đội ngũ phóng viên, biên tập viên là<br />
người DTTS. Hiện nay, nhân sự của phòng<br />
gồm 18 người, trong đó dân tộc Kinh là 6<br />
người, còn lại là 12 người dân tộc Cơ Ho, Mạ,<br />
Chu Ru. Phóng viên là người DTTS khiến rào<br />
cản ngôn ngữ không còn là trở ngại, việc đi<br />
sâu sát vào đời sống của bà con cũng thuận<br />
lợi hơn. Đội ngũ làm chương trình tiếng Chu<br />
Ru, Cơ Ho đa phần đã công tác lâu năm, có<br />
kinh nghiệm trong khâu dịch, đọc, hiểu rõ nét<br />
văn hóa truyền thống, phong tục tập quán của<br />
dân tộc mình. Đội ngũ phóng viên đã được<br />
đào tạo chuyên ngành báo chí hoặc đã được<br />
đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí ngắn<br />
hạn, do đó cũng đã nắm được phương thức<br />
sản xuất tác phẩm phát thanh - truyền hình<br />
dành cho đồng bào DTTS.<br />
<br />
191(15): 169 - 173<br />
<br />
Thứ ba, thông tin gương điển hình trong đời<br />
sống văn hóa chiếm ưu thế. Trong tháng<br />
01/2018, Đài đã sản xuất được 5 chương trình<br />
truyền hình Chu Ru, 8 chương trình truyền<br />
hình Cơ Ho, 13 chương trình phát thanh Cơ<br />
Ho, 4 chương trình phát thanh Chu Ru. Nội<br />
dung tập trung giới thiệu những gương điển<br />
hình trong lối sống văn hóa. Việc thông tin<br />
đến công chúng DTTS những tấm gương điển<br />
hình trong đời sống văn hóa là rất cần thiết.<br />
Bên cạnh đó những nội dung về xây dựng<br />
Đảng, Đoàn khối cơ sở, hoạt động của Cựu<br />
chiến binh, hội Phụ nữ cũng được đề cập. Các<br />
vấn đề an sinh xã hội, cải thiện đời sống, xóa<br />
đói giảm nghèo vùng DTTS được thông tin<br />
kịp thời đến công chúng. Các hoạt động văn<br />
hóa, nghề truyền thống cũng được đề cập<br />
nhưng chiếm tỉ lệ thấp.<br />
Về hình thức:<br />
Thứ nhất, thể loại truyền thông chưa đa dạng,<br />
chưa hấp dẫn. Mỗi chương trình thường có<br />
cấu trúc 3 phần gồm Lời dạy của Bác Hồ, 3<br />
tin và 3 phóng sự. Điều này thể hiện thế mạnh<br />
của Đài nhưng cũng chính là một hạn chế khi<br />
các thể loại và chủ đề thể hiện chưa phong<br />
phú. Mô hình lặp lại tương tự nhau mỗi tuần<br />
rất dễ gây nhàm chán cho người xem.<br />
<br />
Bảng 1. Cấu trúc chương trình TH – PT tiếng Cơ Ho và Chu Ru<br />
Yếu tố<br />
Số lượng<br />
Thời lượng<br />
Nội dung<br />
<br />
Chương<br />
trình TH<br />
Cơ Ho<br />
Chu Ru<br />
01/tuần<br />
01/tuần<br />
25 phút<br />
25 phút<br />
Lời Bác Hồ dạy<br />
Tin tổng hợp (3)<br />
Phóng sự (4)<br />
<br />
Chương trình PT<br />
Cơ Ho<br />
Chu Ru<br />
03/tuần<br />
01/tuần<br />
30 phút<br />
30 phút<br />
Lời Bác Hồ dạy<br />
Tin tổng hợp (3)<br />
Phóng sự (3) - Bài hát<br />
Truyện cổ tích thiếu nhi - Bài hát thiếu nhi (Cuối tuần)<br />
70%<br />
<br />
100 %<br />
Tự sản xuất<br />
Nguồn: Kịch bản chương trình Phòng Biên tập Tiếng DTTS, Đài PT-TH Lâm Đồng (2017, 2018)<br />
<br />
Kết quả khảo sát 100 công chúng DTTS trong đó 50 Cơ Ho, 50 người Chu Ru ở các khu vực chia<br />
theo 2 vùng kinh tế – xã hội khác nhau: Vùng sâu, vùng xa có là xã Tu Tra - huyện Đơn Dương,<br />
xã Phi Tô, xã Đạ Đờn – huyện Lâm Hà, xã Đà Loan – huyện Đức Trọng. Vùng cận thị có xã Đạ<br />
Ròn – huyện Đơn Dương cho thấy: 57% công chúng DTTS cho rằng nội dung chưa hấp dẫn,<br />
không có chuyên mục yêu thích. 75,8% công chúng nói rằng khung giờ phát sóng vào thời điểm<br />
171<br />
<br />
Lê Phong Lê và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
đang đi làm nên không theo dõi thường xuyên<br />
được. 42,4 % cho rằng phát thanh viên lên<br />
hình trang phục không thay đổi thường<br />
xuyên, giọng đọc chưa gây sự chú ý.<br />
Thứ hai, thiếu tính tương tác. Công chúng là<br />
đối tượng tiếp nhận thông tin nhưng vẫn còn<br />
thụ động. Do hạn chế về thể loại nên chương<br />
trình chưa có các chuyên mục để người dân<br />
có thể phản hồi hay trao đổi, đóng góp ý kiến,<br />
trò chuyện, chia sẻ trên sóng phát thanh và<br />
truyền hình. Nội dung thông tin tuyên truyền<br />
còn “nặng” tính một chiều.<br />
Thứ ba, trở ngại về ngôn ngữ. Hạn chế lớn<br />
nhất khi làm chương trình phát thanh và<br />
truyền hình bằng ngôn ngữ dân tộc nói chung<br />
và tiếng Chu Ru, Cơ Ho nói riêng luôn gặp<br />
phải, đó là vốn từ vựng không phong phú để<br />
dịch từ tiếng Việt sang tiếng Chu Ru, Cơ Ho<br />
hoàn toàn. Do đó, nhiều từ mới, từ ngữ<br />
chuyên môn, khoa học, chính trị mỗi khi sử<br />
dụng hoặc dịch đọc đều phải vay mượn. Một<br />
số từ mới, từ ngữ tương đương sau khi dịch,<br />
chưa được thống nhất với nhau, mỗi người<br />
dịch theo sự hiểu biết của mình nên chưa<br />
được sử dụng để tạo thành thói quen, thông<br />
dụng đối với khán thính giả như: sổ hộ khẩu,<br />
thẻ bảo hiểm y tế, điện thoại di động, trung<br />
tâm dân số kế hoạch hóa gia đình, quy định,<br />
quyết định của thủ tướng chính phủ…<br />
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả truyền<br />
thông về chính sách văn hóa cho DTTS tại<br />
Lâm Đồng<br />
Về phía các cơ quan quản lý cần có sự quan<br />
tâm đầu tư hơn nữa về kỹ thuật, trang thiết bị,<br />
nhân lực để Phòng Biên tập tiếng DTTS có<br />
thể tiếp tục thực hiện sản xuất chương trình<br />
tiếng dân tộc ngày càng được nâng cao hơn.<br />
Do vậy, cần sớm xây dựng, thành lập nhóm<br />
nghiên cứu về ngôn ngữ dành cho tiếng Chu<br />
Ru, Cơ Ho để in ấn, phát hành bộ từ điển Việt<br />
– Chu Ru, Cơ Ho được sử dụng rộng rãi cho<br />
nhiều đối tượng, nhất là lĩnh vực ngành phát<br />
thanh và truyền hình.<br />
Cần tư vấn, hỗ trợ trang thiết bị tác nghiệp<br />
phù hợp, đáp ứng yêu cầu chương trình. Đồng<br />
172<br />
<br />
191(15): 169 - 173<br />
<br />
thời đầu tư kinh phí, chi trả định mức sản<br />
phẩm cao hơn, xứng đáng với công sức của<br />
người lao động. Hiện nay máy tính phục vụ<br />
cho đội ngũ làm việc của phòng vẫn còn rất<br />
thiếu, chưa đáp ứng được quá trình sản xuất<br />
thông tin cho công chúng dân tộc thiểu số.<br />
Nhà quản lý truyền thông phải thấy được<br />
truyền thông là một yếu tố quan trọng để đạt<br />
được mục tiêu trong tổ chức. Cần phải có kỹ<br />
năng truyền thông tốt, nói phải đi đôi với làm.<br />
Hiệu quả truyền thông được nâng cao khi kết<br />
quả phù hợp với mục đích đặt ra, trong mối<br />
tương quan với chi phí, nguồn lực, thời gian<br />
hợp lý, tương tác hai chiều từ cấp trên xuống<br />
và từ cấp dưới lên, từ chính phủ xuống dân và<br />
nhân dân tham gia giám sát, phản biện xã hội.<br />
Bên cạnh đó, nhà quản lý truyền thông cần<br />
nhanh nhạy nắm bắt được đặc điểm cốt lõi<br />
của công chúng DTTS trên địa bàn công tác.<br />
Từ đó, đưa ra các chiến lược truyền thông<br />
thông qua các phương tiện truyền thông đại<br />
chúng có tình toán cho phù hợp với đặc điểm<br />
đời sống và nhận thức của đồng bào.<br />
Về phía nhà báo, cần mạnh dạn thay đổi cách<br />
làm. Ngoài chương trình thời sự tổng hợp như<br />
hiện nay, có thể xây dựng thêm kịch bản để<br />
thực hiện các chương trình phỏng vấn, tọa<br />
đàm, dẫn chương trình ngoài hiện trường,<br />
chương trình làm phát thanh trực tiếp để tăng<br />
tính tương tác với công chúng. Thường xuyên<br />
trao đổi cộng tác tin bài với các phòng ban, cơ<br />
quan báo chí cấp trung ương và khu vực. Được<br />
tham dự đầy đủ các buổi hội nghị, hội thảo, lớp<br />
nghiệp vụ chuyên môn cũng như các kỹ năng<br />
mới liên quan đến hoạt động nghề nghiệp.<br />
THAY LỜI KẾT<br />
Trong hoạt động truyền thông của Việt Nam,<br />
báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc<br />
giám sát và phản biện chính sách. Truyền<br />
thông chính sách về văn hóa cho công chúng<br />
DTTS trong thời đại 4.0 cần phát huy vai trò<br />
quan trọng của báo chí nhằm hoàn thiện chính<br />
sách, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.<br />
Nhìn nhận lại thông điệp truyền thông về<br />
chính sách văn hóa cho đồng bào DTTS tại<br />
<br />
Lê Phong Lê và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Đài PT - TH Lâm Đồng là việc làm quan<br />
trọng nhằm đưa ra một số giải pháp, khuyến<br />
nghị ban đầu để nâng cao hơn nữa hiệu quả<br />
truyền thông về vấn đề này. Việc cung cấp<br />
thông tin, phổ biến các chính sách văn hóa kịp<br />
thời, đúng "đối tượng" giúp công chúng<br />
DTTS nhận thức được chính sách văn hóa<br />
liên quan trực tiếp đến đời sống của họ. Đồng<br />
thời giúp nhà quản lý truyền thông, các nhà<br />
báo có "cơ hội" cùng đồng bào DTTS nơi đây<br />
tham gia quá trình giám sát, phản biện, tạo<br />
đồng thuận xã hội trong thực thi chính sách./.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng (2013).<br />
www.lamdong.gov.vn/viVN/a/bandantoc/Gioithie<br />
u/Pages/Dantocthieuso.aspx<br />
2. Mạc Đường (1983), Vấn đề dân tộc ở Lâm<br />
Đồng, Sở Văn hóa Tỉnh Lâm Đồng.<br />
3. Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Báo Đại<br />
biểu Nhân dân, Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn<br />
Quốc (KOICA), Truyền thông chính sách và năng<br />
<br />
191(15): 169 - 173<br />
<br />
lực tiếp nhận của công chúng, Kỷ yếu Hội thảo<br />
Khoa học Quốc tế, tháng 10 năm 2018<br />
4. Đỗ Đình Hãng (Chủ biên) (2006), Tìm hiểu<br />
đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam,<br />
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.<br />
5. Đặng Thị Thu Hương (2018), Hình ảnh đồng<br />
bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc trên báo chí<br />
Tạp chí Người làm báo, 413(7), 52-55.<br />
6. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), Tập 4 (1945 –<br />
1946), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.<br />
7. Trần Hữu Quang (2015), Xã hội học báo chí,<br />
Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM.<br />
8. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt<br />
Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.<br />
9. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 22/NQ-TW về<br />
Một số chủ trương, chính sách lớn phát triển<br />
kinh tế - xã hội miền núi.<br />
10. Stephen H. R. (1992), Ethnic Minority Media:<br />
An International Perspective (Communication and<br />
Human Values), California, USA: SAGE<br />
Publications.<br />
11. Thủ Tướng (1998), Chỉ thị số 39 về Đẩy<br />
mạnh công tác văn hóa - thông tin ở miền núi và<br />
vùng đồng bào các dân tộc thiểu số (Thủ<br />
Tướng), Việt Nam.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
PUBLIC POLYCY COMMONUCATION<br />
FOR ETHINIC MINORITY AUDIENCE IN LAMDONG<br />
Le Phong Le1*, Vi Thi Phuong2<br />
1<br />
<br />
Da Lat of University,<br />
University of Sciences - TNU<br />
<br />
2<br />
<br />
Communicating with ethnic minority audiences in their own language is a particularly important<br />
matter which also brings the State’s attention for years. Lam Dong is a province where many<br />
ethnic minority people live, thus it also has radio, television for these particular audiences. This<br />
article focuses on journalism and the audience in a unified relationship. We will: firstly, research<br />
the current status of radio and television for ethnic minorities in Lam Dong in terms of content,<br />
form and other factors; secondly, survey the demand for information of people from ethnic<br />
minorities in Lam Dong province. With comparison and evaluation from that, initial solutions and<br />
recommendations will be given to improve the quality of specialized journalism for local ethnic<br />
minorities in the future.<br />
Keywords: Public policy communication, Cutural, Audience, Ethinic minority, Journalism, Lam Dong<br />
<br />
Ngày nhận bài: 03/12/2018; Ngày hoàn thiện: 26/12/2018; Ngày duyệt đăng: 28/12/2018<br />
*<br />
<br />
Tel: 0392 970732; Email: Lephongle212@gmail.com<br />
<br />
173<br />
<br />