intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

So sánh giữa leg press và squats

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

111
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần đông các huấn luyện viên cá nhân và nhân viên hướng dẫn tập luyện thể hình chọn leg press dành cho những vận động viên hoàn toàn khỏe mạnh dù động tác này vẫn có rủi ro và tác động mạnh hơn. Sau khi tìm hiểu, tôi tự hỏi liệu leg press thật sự có an toàn hơn squat hay không? Động tác nào có ảnh hưởng lên vận động viên nhiều hơn? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề này

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: So sánh giữa leg press và squats

  1. So sánh giữa leg press và squats Phần đông các huấn luyện viên cá nhân và nhân viên hướng dẫn tập luyện thể hình chọn leg press dành cho những vận động viên hoàn toàn khỏe mạnh dù động tác này vẫn có rủi ro và tác động mạnh hơn. Sau khi tìm hiểu, tôi tự hỏi liệu leg press thật sự có an toàn hơn squat hay không? Động tác nào có ảnh hưởng lên vận động viên nhiều hơn? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề này. Liệu leg press có thật sự an toàn? Động tác leg press, dù ở bất kỳ biến thể nào, luôn được những nhà sáng chế lập ra quy định trước và điều này đôi lúc không thích hợp đối với thể hình của bạn. Động tác này chỉ dành cho người có thể trạng trung bình và không có bất kỳ hiệu chỉnh nào cho cơ thể bạn. Rất ít người được xếp vào dạng thể trạng bình thường này. Vì vậy, các bạn có thể sẽ phải điều chỉnh tư thế và động tác của mình. Sự vận động theo một quy trình cứng nhắc như vậy sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của động tác. Dáng đi và tư thế hoạt động thường ngày của bạn có thể sẽ bị tác động xấu chứ không hẳn chỉ là trong khi tập luyện. Nếu kéo dài, các khớp và xương sống sẽ bị lệch. Dần dà, chính điều này sẽ gây ra một chu kỳ chấn thương kéo dài không dứt. Động tác leg press đã được chứng minh là có khả năng gây ra chấn thương lưng cho vận động viên vì ở vị trí gần cuối lưng, các cơ sẽ bị uốn rất cong. Khi đầu gối áp quá gần ngực và lưng bị uốn quá cong thì hiển nhiên là xương sống sẽ phải chịu một lực
  2. ép rất lớn. Vì leg press chủ yếu là để tối đa hóa lực bẩy và không có sự cân bằng nên sẽ đòi hỏi trọng lượng lớn hơn squat. Chính vì vậy, khi có quá nhiều sức ép gây ra do trọng lượng lớn ở tư thế gượng ép này sẽ gây ra rất nhiều rủi ro. Khi yếu tố cân bằng được loại trừ thì chân chúng ta có thể chịu được trong lượng lớn hơn khi lấy sự cân bằng ở phần thân là chính. Chính vì thế mà lực truyền giữa các cơ ở chân và khớp sẽ lớn hơn nhiều khi chúng ta squat. Khi làm như vậy, chúng ta đã vô tình gây rủi ro chấn thương cho hông, lưng dưới và đầu gối vì chúng phải chịu một lực ép quá lớn. Phần xương sống cũng không phải cân bằng số trọng lượng đó. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy squat không những an toàn mà còn giảm nguy cơ chấn thương đầu gối rất nhiều. Squat tăng cường sự vững chắc của đầu gối bằng cách tăng cường sức mạnh cho vùng cơ bao quanh khớp, gân và dây chằng. Khi squat, vận động viên cần phải căng cả đầu gối và hông, trong khi leg press thì phần đầu gối phải căng, còn phần hông thì phải cong liên tục. Cả 2 động tác đều được coi là động tác kép dù leg press gần như chỉ đòi hỏi vận động một khớp. Tuy nhiên, khi leg press thì cơ thể chúng ta phải chịu nhiều sức ép hơn. Thường thì động tác nâng ta kép gây nhiều sức ép lên xương sống nhất, còn động tác cô lập một loại khớp đơn lẻ thì không. Squat là động tác an toàn hơn dành cho các vận động viên: Phần lớn các vận động viên có thể leg press nhiều lần hơn squat. Cân bằng là một yếu tố cần thiết trong cả thể thao và cuộc sống thường nhật. Càng cân bằng bao nhiêu thì nguy cơ chấn thương
  3. càng giảm bấy nhiêu và squat đòi hỏi cân bằng rất nhiều, còn leg press thì không. Khi squat thì vận động viên phải giữ được cân bằng trên chân của mình. Sự truyền lực từ mặt đất lên cơ thể là điều quan trọng nhất khi tập luyện cũng như thi đấu. Động tác leg press đã loại bỏ yếu tố cân bằng – một yếu tố không thể thiếu trong thể thao. Leg press cũng không làm tăng cơ bắp nhiều và tăng sự tương tác giữa các cơ như squat. Tính hiệu quả của động tác được đánh giá bằng sự tương tác giữa các cơ để phần cơ mong muốn có thể hoạt động đúng lúc và sản sinh ra tối đa năng lượng. Chúng ta sẽ lấy nhảy cao là một ví dụ. Tăng chiều cao bước nhảy là mục tiêu chung của hầu hết mọi vận động viên thuộc mọi lĩnh vực thể thao. Sự tương tác của cơ sẽ được tăng cường đáng kể khi toàn cơ thể được tập luyện, đơn cử là động tác squat. Khi thực hiện động tác này, trọng lượng tác động lên cơ thể khi nâng tạ sẽ giúp bạn đạt được điều đó. Trọng lực kéo mọi thứ theo hướng xuống. Khi nhảy cao, bạn thực ra đang cố chống lại trọng lực đấy. Nếu muốn thành công, bạn phải chống lại được tác động của nó. Leg press có thể được hiểu là cố nâng tạ lên khi đang nằm và không cần lực từ xương sống. Còn khi squat, bạn đang trực tiếp chống lại trọng lực. Do sự cố định vị trí của leg press, quá trình căng cơ hông sẽ mất đi, hoàn toàn ngược lại với squat. Quan sát động tác leg press từ khi mới bắt đầu, bạn sẽ thấy hông mình vẫn phải uốn cong lại khoảng 100-120 độ và phần tạo ra sức mạnh và tốc độ chính là ở 60-80 độ cuối. Do không có phần căng cơ hông nên vận động viên sẽ không căng cơ hông mình như khi nhảy cao hoặc thực
  4. hiện những động tác mạnh tương tự khác. Squat sẽ giúp căng cơ hông, còn leg press thì không. Nếu một vận động viên chọn leg press thay vì squat thì anh ta đã làm cho cơ duỗi hông của mình suy yếu. Một vấn đề khác là sự suy giảm chức năng khi tập các động tác tự do. Những vận động viên cử tạ chuyên nghiệp sẽ cho bạn biết rằng không có sự liên hệ nào giữa leg press và squat. Một rủi ro khác nữa sẽ là giảm sản sinh năng lượng, giảm hiệu quả chức năng thần kinh và giảm sự linh hoạt. Leg press sẽ gây ra tình trạng suy giảm chức năng vận động vì thiếu vận động thần kinh cơ, mất cân bằng và phản ứng chậm khi lúc nào cũng tuân theo một chu trình lặp đi lặp lại liên tục.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2