intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

So sánh hiệu quả giảm đau sau mổ của tê thấm vết mổ và tê qua các lớp cân bụng trong phẫu thuật nội soi cắt đại tràng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mục tiêu: so sánh tổng lượng morphine và điểm đau khi nghỉ và vận động (ho), thời điểm phục hồi chức năng ruột và tác dụng phụ của morphine trong 24 giờ đầu sau PTNS cắt đại tràng giữa hai nhóm TAPB và TTVM. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp tiến cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng trên 62 người bệnh PTNS cắt đại tràng chương trình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: So sánh hiệu quả giảm đau sau mổ của tê thấm vết mổ và tê qua các lớp cân bụng trong phẫu thuật nội soi cắt đại tràng

  1. Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh;27(3):96-102 ISSN : 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.03.13 So sánh hiệu quả giảm đau sau mổ của tê thấm vết mổ và tê qua các lớp cân bụng trong phẫu thuật nội soi cắt đại tràng Lưu Quang Quân1,*, Trần Văn Ý2, Trần Đỗ Anh Vũ2, Nguyễn Văn Chinh3 1 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Bệnh viện Bình Dân, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 3 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Đặt vấn đề: Tê qua các lớp cân bụng (TAPB) được chứng minh giảm đau hiệu quả sau phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt đại tràng. Tuy nhiên, TAPB tiềm ẩn biến chứng. Tê thấm vết mổ (TTVM) cũng được chứng minh giảm đau hiệu quả. Các nghiên cứu so sánh hiệu quả giảm đau giữa TTVM và TAPB sau PTNS cắt đại tràng cho kết quả khác nhau. Mục tiêu: so sánh tổng lượng morphine và điểm đau khi nghỉ và vận động (ho), thời điểm phục hồi chức năng ruột và tác dụng phụ của morphine trong 24 giờ đầu sau PTNS cắt đại tràng giữa hai nhóm TAPB và TTVM. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp tiến cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng trên 62 người bệnh PTNS cắt đại tràng chương trình. Kết quả: Không khác biệt lượng morphine 24 giờ đầu sau mổ giữa TTVM và TAPB, tương ứng 29,0 (18,5-38,0) mg và 24,0 (16,5-35,0) mg (p >0,05). Không có khác biệt điểm đau khi nghỉ và khi ho, thời điểm trung tiện đầu tiên sau mổ, tỉ lệ buồn nôn và nôn sau mổ tương tự nhau ở 2 nhóm. Kết luận: TTVM giảm đau không kém TAPB với thời điểm phục hồi chức năng ruột, tác dụng phụ không khác nhau giữa 2 nhóm. Chúng tôi kết luận TTVM có thể thay thế TAPB trong PTNS cắt đại tràng. Từ khóa: tê qua các lớp cân bụng; tê thấm vết mổ; phẫu thuật nội soi cắt đại tràng. Abstract COMPARING POSTOPERATIVE ANALGESIC EFFICACY BETWEEN LOCAL WOUND INFILTRATION AND TRANSVERSUS ABDOMINIS PLANE BLOCK IN LAPAROSCOPIC COLECTOMY Luu Quang Quan, Tran Van Y, Tran Do Anh Vu, Nguyen Van Chinh Ngày nhận bài: 30-07-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 22-08-2024 / Ngày đăng bài: 24-08-2024 *Tác giả liên hệ: Lưu Quang Quân. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: luuquangquan@gmail.com © 2024 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 96 https://www.tapchiyhoctphcm.vn
  2. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 3 * 2024 Background: Transversus abdominis plane block (TAPB) has been shown to reduce pain after laparoscopic colectomy, but it poses high risk of complications. Local wound infiltration (LWI) is also an effective therapy for pain relief. Studies comparing the pain relief efficiency of TAPB and LWI after laparoscopic colectomy present mixed results. Objectives: Compare total morphine use, pain scores at rest and during movement (coughing), time to bowel function recovery, and side effects of morphine within the first 24 hours after laparoscopic colectomy between TAPB and LWI. Method: A randomized, controlled, single-blind quasi-experimental study on 62 patients undergoing elective laparoscopic colectomy. Results: There was no statistically significant difference in 24-hour postoperative morphine consumption between the LWI groups (mean: 29.0 mg, IQR: 18.5-38.0) and TAPB groups (mean: 24.0 mg, IQR: 16.5-35.0). Pain scores at rest and during coughing, time to first flatus, and rates of postoperative nausea and vomiting were similar in both groups. Conclusion: LWI provides similar pain relief to TAPB, with no differences in bowel function recovery or side effects. We conclude that LWI is a viable alternative to TAPB in laparoscopic colectomy. Keywords: transversus abdominis plane block; local wound infiltration; laparoscopic colectomy. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ TTVM không kém hơn TAPB trong PTNS cắt đại tràng không? Giả thiết TTVM không kém TAPB khi lượng morphine sử dụng trong 24 giờ đầu sau mổ ở TTVM nhiều Tê qua các lớp cân bụng (TAPB) được chứng minh giảm hơn TAPB khoảng 25% với mục tiêu nghiên cứu: đau sau mổ hiệu quả trong PTNS cắt đại tràng [1,2,3]. Tuy nhiên, TAPB tiềm ẩn nguy cơ biến chứng do thao tác thủ So sánh tổng lượng morphine sử dụng trong 24 giờ đầu thuật như: chấn thương do kim, nhồi máu thần kinh, tiêm sau PTNS cắt đại tràng ở nhóm TTVM và TAPB. thuốc tê vào trong mạch máu, ngộ độc thuốc tê, nhiễm trùng, So sánh điểm đau theo thang điểm nhìn (Visual analog liệt thần kinh đùi, giảm hoặc ức chế vận động [4,5]. Nguy cơ scale –VAS) khi nghỉ và vận động (ho) trong 24 giờ đầu sau biến chứng cao khi thực hiện kỹ thuật TAPB dựa vào mốc PTNS cắt đại tràng ở nhóm TTVM và TAPB. giải phẫu so với thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm [5]. Như vậy, TAPB là kỹ thuật giảm đau hiệu quả, nhưng cần phải có So sánh thời điểm phục hồi chức năng ruột, tỉ lệ buồn nôn máy siêu âm và kinh nghiệm của bác sĩ thực hiện để đạt hiệu và nôn sau mổ ở nhóm TTVM và TAPB. quả mong muốn và hạn chế biến chứng. Tê thấm vết mổ (TTVM) là kỹ thuật đơn giản, chăm sóc 2. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP sau mổ ít, xâm lấn tối thiểu và chi phí thấp để giảm đau sau NGHIÊN CỨU mổ [6,7]. Do đó, TTVM được áp dụng tại bất kỳ cơ sở bệnh viện. TTVM cũng được chứng minh có hiệu quả giảm điểm 2.1. Đối tượng nghiên cứu đau sau phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt đại tràng [8]. Các Người bệnh được PTNS cắt đại tràng chương trình tại nhiên cứu đã thực hiện có 2 luồng ý kiến về hiệu quả giảm bệnh viện Bình Dân từ tháng 11/2021 đến tháng 5/2022. đau sau PTNS cắt đại tràng, TAPB tốt hơn TTVM [9]. Ý kiến còn lại là TTVM giảm đau hiệu quả tương đương TAPB sau 2.1.1. Tiêu chí nhận vào PTNS cắt đại tràng [10]. Người bệnh tuổi từ 18-75, phân loại tình trạng sức khỏe Chúng tôi muốn tìm phương pháp giảm đau đơn giản, an theo Hiệp hội Gây mê Hồi sức Hoa Kỳ (ASA) I-III. toàn, chi phí thấp và có thể thực hiện tại bất kỳ cơ sở bệnh 2.1.2. Tiêu chí loại trừ viện, do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu “So sánh hiệu Người bệnh có cân nặng
  3. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 2* 2024 máu, đau mạn tính, sử dụng opioid kéo dài, dị ứng thuốc 2.2.3. Quá trình nghiên cứu trong nghiên cứu, không sử dụng được máy giảm đau người Người bệnh được khám tiền mê, hướng dẫn dụng máy bệnh tự kiểm soát (Patient-Controlled Analgesia – PCA). PCA và được gây mê toàn diện theo phác đồ của bệnh viện Bình Dân. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Người bệnh được phân ngẫu nhiên vào nhóm TTVM hoặc 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu TAPB, và người bệnh không biết nhóm. Nghiên cứu bán thực nghiệm, mù đơn, có đối chứng. - Nhóm TTVM: TTVM lớp cân cơ và lớp dưới da với 40 2.2.2. Cỡ mẫu ml ropivacaine 0,25% (5 ml mỗi lỗ trocar, còn lại vị trí mở bụng) bởi phẫu thuật viên khi đóng bụng. Công thức ước tính cỡ mẫu so sánh 2 số trung bình. - Nhóm TAPB: bác sĩ gây mê hồi sức có chứng chỉ gây tê n=2 𝜎 vùng thực hiện TAPB với 20 ml ropivacaine 0,25% mỗi bên dưới hướng dẫn siêu âm sau khi đã đóng bụng. Cỡ mẫu được tính dựa vào mục tiêu là lượng morphine sử Phác đồ giảm đau chung cho cả 2 nhóm với paracetamol dụng trong 24 giờ đầu sau PTNS cắt đại tràng. Theo Park 1g mỗi 8 giờ, nefopam 20 mg mỗi 8 giờ, giảm đau người JS(9), tổng lượng morphine sử dụng trung bình trong 24 giờ bệnh tự kiểm soát PCA với morphine 1mg/ml (tải 2 ml, bolus đầu sau mổ là 16,6 ± 6,6 mg ở nhóm TAPB. Giả thiết lượng 1 ml, thời gian khóa 10 phút). morphine ở nhóm TTVM nhiều hơn TAPB 25% (d=4,2). Chọn β=0,2 và α=0,05. Tại phòng hồi tỉnh, chúng tôi ghi nhận lượng morphine, điểm đau khi nghỉ và vận động (ho) bằng thang điểm VAS, Cỡ mẫu là 31 cho mỗi nhóm. Với tỉ lệ mất mẫu 10%, buồn nôn và nôn, thời điểm trung tiện đầu tiên trong 24 giờ chúng tôi chọn số lượng người bệnh mỗi nhóm là 34. đầu sau mổ. Chọn mẫu Thỏa tiêu chí chọn (n=68) Phân nhóm ngẫu nhiên (n=68) Phân nhóm Nhóm T (nhóm TTVM) (n=34) Nhóm C (nhóm TAPB) (n=34) Theo dõi Mất theo dõi (n=0) Mất theo dõi (n=0) Chuyển mổ hở (n=3) Chuyển mổ hở (n=3) Phân tích Phân tích (n=31) Phân tích (n=31) Loại khỏi phân tích (n=0) Loại khỏi phân tích (n=0) Hình 1. Lưu đồ nghiên cứu 2.2.4. Biến số nghiên cứu Nhóm chứng: nhóm TAPB. Biến số độc lập Biến số kết cục chính Nhóm can thiệp: nhóm TTVM. Lượng morphine sử dụng trong 24 giờ đầu sau mổ. 98 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.03.13
  4. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 3 * 2024 Biến số kết cục phụ vị (khoảng tứ phân vị) và phép kiểm Mann-Whitney nếu không phân phối chuẩn. Biến số phân loại biểu diễn: tần số Điểm đau VAS, thời điểm trung tiện đầu tiên, buồn nôn và (%) và phép kiểm chi bình phương hoặc phép kiểm Fisher. nôn, ngứa, an thần. Có ý nghĩa thống kê khi giá trị p
  5. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 2* 2024 Bảng 2. Lượng morphine 24 giờ đầu sau mổ Nhóm T: nhóm tê thấm vết mổ; Nhóm C: nhóm TAPB * Biểu diễn dưới dạng trung vị (khoảng tứ phân vị), phép kiểm Wilcoxin Tổng lượng Mann-Whitney morphine Giá trị Nhóm T (n=31) Nhóm C (n=31) Lượng morphine sử dụng trong 24 giờ đầu sau PTNS cắt sử dụng p (mg) đại tràng ở nhóm TTVM là 29 (18,5-38,0) mg và nhóm 1 giờ đầu * 4,0 (3,0-5,0) 4,0 (3,0-5,0) 0,317 TAPB là 24 (16,5-35,0) mg. Sự khác biệt này không có ý 2 giờ đầu * 7,0 (5,0-9,0) 5,0 (3,0-7,0) 0,063 nghĩa thống kê (p=0,307) (Bảng 2). 4 giờ đầu * 11,0 (7,0-15,0) 8,0 (5,0-11,0) 0,075 Lượng morphine sử dụng được ghi nhận tại các thời điểm 6 giờ đầu * 15,0 (10,0-20,5) 12,0 (6,0-16,5) 0,055 1 giờ, 2 giờ, 4 giờ, 6 giờ, và 12 giờ cũng không khác biệt có 12 giờ đầu * 21,0 (10,0-27,5) 16,0 (9,5-26,0) 0,212 ý nghĩa thống kê. Cả hai nhóm TTVM và TAPB có điểm đau 29,0 24,0 theo thang điểm VAS khi nghỉ và vận động (ho) tương đương 24 giờ đầu * 0,307 (18,5-38.0) (16,5-35,0) nhau (Hình 2 và Hình 3). Hình 2. Điểm đau VAS khi nghỉ tại các thời điểm sau mổ (p >0,05). Nhóm T: nhóm TTVM, Nhóm C: nhóm TAPB Hình 3. Điểm đau VAS khi vận động (ho) tại các thời điểm sau mổ (p >0,05). Nhóm T: nhóm TTVM, Nhóm C: nhóm TAPB 100 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.03.13
  6. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 3 * 2024 Thời điểm trung tiện đầu tiên hai nhóm tương đương nhau, biệt có ý nghĩa thống kê về điểm đau (VAS) khi nghỉ và vận TTVM là giờ thứ 26,0 ± 3,3 so với nhóm TAPB là giờ thứ động (ho). Mức độ đau của hai nhóm đều có mức độ đau trung bình những giờ đầu sau mổ, khuynh hướng giảm dần 25,2 ± 3,4 (p=0,346). Tỉ lệ buồn nôn và nôn sau mổ ở hai theo thời gian từ trung bình đến nhẹ. Điểm đau khi nghỉ ở cả nhóm tương đương nhau, lần lượt 4 (12,9%) và 3 (9,7%), hai nhóm đạt mức độ nhẹ (VAS 0,05). Cụ thể, lượng morphine sử dụng trong 24 giữa 2 nhóm, do đó TTVM có thể sử dụng để thay thế TAPB giờ đầu sau mổ ở nhóm TTVM là 29 (18,5-38,0) mg và ở trong PTNS cắt đại tràng trong điều kiện không thể thực hiện nhóm TAPB là 24 (16,5-35,0) mg, như vậy nhóm TTVM TAPB dưới hướng dẫn diêu âm. Cần tiến hành thêm các nhiều hơn so với nhóm TAPB 20,1%, nhỏ hơn so với 25% như nghiên cứu khác về hiệu quả giảm đau của TTVM và TAPB giả thiết. Do đó, TTVM không kém hơn so với TAPB trong trong các phẫu thuật vùng bụng khác để từ đó có thêm cơ sở giảm đau 24 giờ đầu sau PTNS cắt đại tràng chương trình. lựa chọn giảm đau phù hợp cho người bệnh. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy không có khác https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.03.13 https://www.tapchiyhoctphcm.vn| 101
  7. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 2* 2024 Lời cám ơn TÀI LIỆU THAM KHẢO Xin cảm ơn Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh và Bệnh viện Bình Dân đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành 1. Liu L, Xie YH, Zhang W, Chai XQ. Effect of nghiên cứu này. Transversus Abdominis Plane Block on Postoperative Pain after Colorectal Surgery: A Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials. Med Princ Pract. Nguồn tài trợ 2018;27(2):158-165. Nghiên cứu này không nhận tài trợ. 2. Peltrini R, Cantoni V, Green R, et al. Efficacy of transversus abdominis plane (TAP) block in colorectal Xung đột lợi ích surgery: a systematic review and meta-analysis. Tech Không có xung đột lợi ích tiềm ẩn nào liên quan đến bài viết Coloproctol. 2020;24(8):787-802. này được báo cáo. 3. Wu RC, Jensen CC, Douaiher J, Madoff RD, Kwaan MR. Transversus Abdominis Plane Block in ORCID Laparoscopic Colorectal Surgery: A Systematic Review. Dis Colon Rectum. 2019 Oct;62(10):1248-1255. Lưu Quang Quân https://orcid.org/0009-0001-7981-2655 4. Taylor R Jr, Pergolizzi JV, Sinclair A, Raffa RB, Aldington D, Plavin S, et al. Transversus abdominis block: clinical uses, side effects, and future perspectives. Đóng góp của các tác giả Pain Pract. 2013 Apr;13(4):332-344. Ý tưởng nghiên cứu: Lưu Quang Quân 5. Tran DQ, Bravo D, Leurcharusmee P, Neal JM. Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Lưu Quang Quân và Transversus Abdominis Plane Block: A Narrative Nguyễn Văn Chinh Review. Anesthesiology. 2019 Nov;131(5):1166-1190. Thu thập dữ liệu: Lưu Quang Quân và Trần Văn Ý 6. Scott NB. Wound infiltration for surgery. Anaesthesia. Giám sát nghiên cứu: Trần Đỗ Anh Vũ; Nguyễn Văn Chinh 2010 Apr;65 Suppl 1:67-75. Nhập dữ liệu: Lưu Quang Quân và Trần Văn Ý 7. Stamenkovic DM, Bezmarevic M, Bojic S, et al. Updates on Wound Infiltration Use for Postoperative Quản lý dữ liệu: Lưu Quang Quân Pain Management: A Narrative Review. J Clin Med. Phân tích dữ liệu: Lưu Quang Quân 2021 Oct 11;10(20):4659. Viết bản thảo đầu tiên: Lưu Quang Quân 8. Lee KC, Lu CC, Lin SE, Chang CL, Chen HH. Infiltration of Local Anesthesia at Wound Site after Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Trần Đỗ Anh Vũ, Single-Incision Laparoscopic Colectomy Reduces Nguyễn Văn Chinh Postoperative Pain and Analgesic Usage. Hepatogastroenterology. 2015 Jun;62(140):811-816. Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu 9. Park JS, Choi GS, Kwak KH, Jung H, Jeon Y, Park S, et Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban al. Effect of local wound infiltration and transversus biên tập. abdominis plane block on morphine use after laparoscopic colectomy: a nonrandomized, single-blind Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức prospective study. J Surg Res. 2015 May 1;195(1):61-66. Nghiên cứu được Hội đồng Đạo đức của Đại học Y Dược 10. Rashid A, Gorissen KJ, Ris F, et al. No benefit of Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận (số QĐ 605/HĐĐĐ- ultrasound-guided transversus abdominis plane blocks ĐHYD, ngày chấp thuận 16/11/2021). over wound infiltration with local anaesthetic in elective laparoscopic colonic surgery: results of a double-blind randomized controlled trial. Colorectal Dis. 2017 Jul;19(7):681-689. 102 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.03.13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2