intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

So sánh hình ảnh bức tranh phố huyện nghèo trong hai tác phẩm “Vợ Nhặt” của Kim Lân và “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam

Chia sẻ: Lan Zhan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

62
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thạch Lam và Kim Lân là hai trong số những tác giả văn học tiêu biểu trong giai đoạn văn học trước CMT8 năm 1945. Các tác phẩm của họ đều đi theo chủ nghĩa hiện thực phản ánh chính xác về đời sống khó khăn của người nông dân trong tình cảnh một cổ hai tròng bị thực dân và phong kiến áp bức. Điều này được phản ánh rõ nhất qua hình ảnh phố huyện nghèo xơ xác trong hai tác phẩm “Vợ Nhặt” của Kim Lân và “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: So sánh hình ảnh bức tranh phố huyện nghèo trong hai tác phẩm “Vợ Nhặt” của Kim Lân và “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam

Đề   bài:  So  sánh  hình   ảnh bức   tranh  phố   huyện  nghèo  trong  hai  tác  phẩm  “Vợ <br /> Nhặt” của Kim Lân và “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam<br /> <br /> Bài làm:<br /> <br /> Thạch Lam và Kim Lân là hai trong số những tác giả văn học tiêu biểu trong giai đoạn văn  <br /> học trước CMT8 năm 1945. Các tác phẩm của họ đều đi theo chủ nghĩa hiện thực phản <br /> ánh chính xác về đời sống khó khăn của người nông dân trong tình cảnh một cổ hai tròng  <br /> bị  thực dân và phong kiến áp bức. Điều này được phản ánh rõ nhất qua hình  ảnh phố <br /> huyện nghèo xơ  xác trong hai tác phẩm “Vợ  Nhặt” của Kim Lân và “Hai đứa trẻ” của  <br /> Thạch Lam.<br /> <br /> Mặc dù cùng miêu tả về hình ảnh phố huyện nghèo nhưng hai tác giả  lại có những cách  <br /> tiếp cận khác nhau từ thời gian, âm thanh, mùi…Tổng hòa những yếu tố trên đây mới tạo <br /> nên được bức tranh phố huyện một cách rõ nét nhất.<br /> <br /> Trong tác phẩm “Vợ  Nhặt” chúng ta thấy hình ảnh phố  huyện nghèo theo chiều rộng và <br /> sâu hơn. Với hình ảnh “xóm ngụ cư” cho đến khu nhà kho, quán chợ  nghèo nàn với đám <br /> người sắp chết đói đang ngồi vật vờ. Bóng đen của nạn đói năm Ất Dậu đã phủ  kín trên <br /> không gian phố huyện. Ngay từ những dòng đầu tiên tác giả đã mô tả hình ảnh phố huyện <br /> qua những con đường ngoằn nghèo đi vào xóm chợ. Đi theo con đường này những thân <br /> phận con người được làm rõ hơn.<br /> <br /> Trong tác phẩm “Vợ Nhặt” không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi trộn với mùi gây  <br /> của xác người chết. Mùi đốt đống rấm ở những căn nhà không may có người thân qua đời <br /> thoảng vào gió khét lẹt.  m thanh của phố huyện là tiếng quạ  kêu trên mấy cây gạo cứ <br /> gào lên thảm thiết. Xen lẫn trong đó tiếng hờ khóc tỉ tê của những gia đình có người chết <br /> đói. Tiếng trống thúc thuế dồn dập khiến cho đàn quạ trên những cây gạo bay tán loạn.<br /> <br /> Hình  ảnh con người trong phố  huyện của Kim Lân là đám người đói khắp nơi “lũ lượt <br /> bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như  những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều <br /> chợ. Người chết như ngả rạ…” Không một sáng nào mà “không gặp ba bốn cái thây nằm <br /> còng queo bên đường”. Những con người còn sống thì cũng được ví như  những bóng ma <br /> dật dờ đi lại.<br /> <br /> Hình  ảnh phố  huyện nghèo trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam được hiện ra <br /> nhẹ  nhàng hơn so với “Vợ  Nhặt”. Phố  huyện có mùi  ẩm mốc bốc lên từ  bãi rác và hơi <br /> nóng của ban ngày trộn với mùi cát bụi từ  những con đường.   m thanh của phố  huyện  <br /> được hiện lên qua tiếng trống thu không báo hiệu buổi chiều. Tiếng trống cầm canh điểm <br /> nhịp trong đêm. Tiếng  ếch nhái kêu râm ran ngoài đồng. Tiếng muỗi vo ve, tiếng cót két <br /> của chiếc chõng tre sắp gãy mà chị em Liên đang ngồi. Tiếng cười khanh khách của bà cụ <br /> Thi điên. Những âm thanh rất quen thuộc gợi lên một phố huyện yên bình.<br /> <br /> Con người trong phố  huyện của Thạch Lam khá ít  ỏi. Hai chị  em Liên, gia đình nhà bác <br /> hát xẩm, bà cụ Thi điên, bác Siêu bán phở, hai mẹ con nhà chị Tý, vài anh lính canh đi tuần  <br /> đêm. Không gian phố thị khá vắng vẻ sự xuất hiện của những con người cũng mờ nhạt vì  <br /> dụng ý tác giả tập trung vào miêu tả hai nhân vật chính nhiều hơn.<br /> <br /> Từ  những nét miêu tả  trên đây ta thấy khung cảnh phố  huyện  ở  xóm ngụ  cư  và phố <br /> huyện của hai chị em Liên có nhiều nét tương đồng về  không gian. Đều lột tả  được sự <br /> nghèo đói xác xơ của những con người nơi phố huyện. Nhưng trong văn của Thạch Lam <br /> thì đó là những kiếp người tàn tạ, quẩn quanh trong nhịp sống đơn điệu tẻ nhạt. Và mong  <br /> ước của chị em Liên là có một đời sống tinh thần phong phú hơn.<br /> <br /> Còn với Kim Lân ông mô tả phố huyện dưới nạn đói một cách khốc liệt. Nạn đói hoành  <br /> hành dữ dội bốc lên mùi tử khí. Nhưng âm thanh thê lương của tiếng khóc hờ, tiếng quạ <br /> kêu xao xác đến nao lòng. Những con người nơi phố huyện nghèo của Kim Lân chỉ mong <br /> có cái ăn để sống qua ngày. Và vì miếng ăn mà họ đành bán rẻ nhân cách, bán rẻ  cả bản  <br /> thân để có thể được sống.<br /> <br /> Bằng nghệ thuật tả cảnh xuất sắc cả Kim Lân và Thạch Lam đã vẽ thành công hình ảnh <br /> phố  huyện nghèo trong tác phẩm của mình. Nếu như  phố  huyện của Thạch Lam mang  <br /> đến nét bình yên và mộc mạc. Thì phố  huyện của Kim Lân lại hiện lên ai oán với tiếng  <br /> khóc và hình ảnh những bóng ma dật dờ trong nạn đói năm Ất Dậu 1945.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2