So sánh hợp đồng thương mại và hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự
lượt xem 87
download
Tài liệu "So sánh hợp đồng thương mại và hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự" giúp bạn nắm được những điểm chung và điểm khác biệt giữa hợp đồng thương mại và hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự. Mời bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: So sánh hợp đồng thương mại và hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự
- So sánh hợp đồng thương mại, hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình Điểm chung 1. Trong các hợp đồng yếu tố cơ bản nhất là sự thỏa hiệp giữa các ý chí, tức là có sự ưng thuận giữa các bên với nhau.( nguyên tắc hiệp ý) 2.Trong nền kinh tế thị trường hiện nay yếu tố thỏa thuận trong hợp đồng được đề cao.Tất cả các HĐ đều là sự thỏa thuận phù hợp với ý chí của các bên và phải là giao dịch hợp pháp. 3. Yếu tố không thể thiếu của HĐ chính là đối tượng. Sự thống nhất ý chí của các bên phải nhằm vào một đối tượng cụ thể.Mọi HĐ phải có đối tượng xác định và phải hợp pháp. 4. Sau khi Hđ được xác lập đầy đủ các yếu tố thì có hiệu lực rang buộc như pháp luật, các bên buộc phải thực hiện cam kết trong HĐ. Điểm khác biệt: Tiêu chí HDDS HDKT HDTM 1.Chủ các cá nhân, tổ chức cá nhân tổ chức trong cá nhân, tổ chức có đăng thể (có thể có hoặc không đó phải có ít nhất một ký kinh doanh (thương có tư cách pháp nhân bên tham gia quan hệ nhân). Một số giao dịch HĐ là pháp nhân. thương mại đòi hỏi chủ thể giao kết hợp đồng phải là pháp nhân 2.Mục các chủ thể nhằm các chủ thể thiết lập mục đích hướng tới của đích mục đích tiêu dung, quan hệ nhằm phục hợp đồng thương mại sinh hoạt vụ nhu cầu kinh doanh chính là lợi nhuận thu được từ hoạ t động kinh doanh thương mại 3.Hình có hình thức phong được ký dưới dạng có hình thức phong phú, thức phú, đa dạng( giao kết hình thức văn bản đa dạng( giao kết bằng bằng lời nói,hành vi lời nói,hành vi cụ thể, cụ thể, văn bản) văn bản) 4.Cơ đối với tranh chấp Đối với tranh chấp quan giải dân sự trọng tài không thương mại phát sinh, quyết có thẩm quyền giải nếu các bên không tự giải tranh quyết mà các bên chỉ quyết được thì có thể chấp có thể đưa ra cơ quan nhờ cơ quan tòa án hoặc tòa án. trọng tài giải quyết theo
- sự lựa chọn của các bên. Hợp đồng là công cụ phát triển đối với mỗi doanh nghiệp (DN). Hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động hay hợp đồng thương mại đều đặc biệt có ý nghĩa trong mỗi giao dịch tương ứng của các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là các cơ quan, đơn vị có hoạt động kinh doanh. Trong thực tế, hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự hiện là 2 dạng hợp đồng được DN sử dụng thường xuyên và dễ có sự nhầm lẫn. Sự nhầm lẫn vô tình này có thể dẫn đến các hệ quả pháp lý không mong muốn đối với DN. Vì vậy, nắm được những điểm chung của 2 loại hợp đồng này đồng thời tôn trọng một số đặc thù của từng loại hợp đồng sẽ đặc biệt có ý nghĩa đối với DN trong quá trình xác lập và thực hiện các giao dịch nhằm đảm bảo mục đích của mình khi tham gia giao dịch. Những điểm giống nhau giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại: - Đều là những giao dịch có bản chất dân sự, thiết lập dựa trên sự tự nguyện, bình đẳng và thỏa thuận của các bên; - Đều hướng tới lợi ích của mỗi bên và lợi ích chung của các bên tham gia giao kết hợp đồng; - Hai loại hợp đồng này có một số điều khoản tương tự như: Điều khoản về chủ thể; đối tượng của hợp đồng; giá cả; quyền và nghĩa vụ của các bên; phương thức thực hiện; phương thức thanh toán; giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có. - Về hình thức của hợp đồng: + Một số hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại có thể giao kết bằng miệng (thực hiện chủ yếu qua sự tín nhiệm, giao dịch được thực hiện ngay hoặc những giao dịch đơn giản, có tính phổ thông, đối tượng giao dịch có giá trị thấp); + Hoặc bằng văn bản (được thực hiện chủ yếu ở những giao dịch phức tạp, đối tượng của hợp đồng có giá trị lớn hoặc do pháp luật quy định phải thực hiện bằng văn bản như: Vay tiền tại tổ chức tín dụng, bảo hiểm... (nhưng không có mục đích lợi nhuận). Đối với hình thức hợp đồng này tùy từng hợp đồng cụ thể pháp luật quy định bắt buộc phải công chứng hoặc thị thực mới hợp lệ (như mua bán nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất...). Tuy nhiên nếu các bên không công chứng hoặc chứng thực thì hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý và không bị coi là vô hiệu trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Ngoài ra những Trường hợp pháp luật không quy định bắt buộc phải công chứng thì các bên vẫn có thể thỏa thuận công chứng hoặc có sự chứng kiến của người làm chứng nhằm làm cho hợp đồng có giá trị pháp lý cao. Các loại văn bản cũng được coi là hợp đồng nếu hai bên giao kết gián tiếp bằng các tài liệu giao dịch như: Công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng và được sự đồng ý của bên kia với nội dung phản ảnh đầy đủ các nội dung chủ yếu cần có và không trái pháp luật thì được coi là hợp lệ. + Hợp đồng cũng có thể được giao kết bằng hành vi cụ thể: Thông thường đây là một dạng quy ước đã hình thành trên cơ sở thông lệ mà các bên đã mặc nhiên chấp nhận. Những điểm khác nhau (nhằm phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh doanh- thương mại): - Về chủ thể giao kết hợp đồng: Đối với hợp đồng dân sự: Chủ thể là các cá nhân, tổ chức (có thể có hoặc không có tư cách pháp nhân). Trong khi đó, đối với hợp đồng thương mại, vì mục đích là kinh doanh thu lợi, nên để đảm bảo về mặt quản lý Nhà nước cũng như trách nhiệm thương mại, chủ thể phải là cá nhân, tổ chức có đăng ký
- kinh doanh (thương nhân). Một số giao dịch thương mại đòi hỏi chủ thể giao kết hợp đồng phải là pháp nhân. Như vậy, cần lưu ý về tư cách chủ thể khi thiết lập các giao dịch thương mại (tư cách thương nhân, tư cách pháp nhân, người đại diện hợp pháp…) nhằm tránh trường hợp hợp đồng thương mại vô hiệu do không hợp pháp về chủ thể. - Về mục đích của hợp đồng: Hợp đồng dân sự nhằm mục đích tiêu dùng trong khi mục đích hướng tới của hợp đồng thương mại chính là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thương mại. Việc xác định một hợp đồng có hay không mục đích kinh doanh thương mại có ý nghĩa đối với việc xác định văn bản pháp luật áp dụng điều chỉnh cho phù hợp (ví dụ hợp đồng chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự và các văn bản hướng dẫn hay Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư…). - Về một số điều khoản của hợp đồng: Một số điều khoản của hợp đồng thương mại có nhưng hợp đồng dân sự không có như: Điều khoản thời gian, địa điểm giao hàng; điều khoản vận chuyển hàng hóa; điều khoản bảo hiểm;… - Về cơ quan giải quyết tranh chấp: Đối với tranh chấp thương mại phát sinh, nếu các bên không tự giải quyết được thì có thể nhờ cơ quan tòa án hoặc trọng tài giải quyết theo sự lựa chọn của các bên. Trong khi đó, đối với tranh chấp dân sự trọng tài không có thẩm quyền giải quyết mà các bên chỉ có thể đưa ra cơ quan tòa án. - Một số giao dịch dân sự và giao dịch thương mại phổ biến đối với DN: Giao dịch dân sự: Hợp đồng thuê trụ sở; kho bãi; nhà xưởng; hợp đồng thuê tài sản; hợp đồng mua trang thiết bị sử dụng nội bộ DN; hợp đồng xây dựng, sửa chữa…Giao dịch thương mại: Hợp đồng cung ứng dịch vụ; hợp đồng mua bán hàng hóa… Trên đây là một số điểm giống và khác cơ bản giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại cũng như ý nghĩa thực tiễn của việc phân biệt 2 loại hợp đồng này./.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế - PGS.Nguyễn Văn Luyện
352 p | 597 | 183
-
Đề thi Luật Thương mại 2
13 p | 1290 | 140
-
Hợp đồng thương mại theo quy định tại Luật Thương mại 2005 (sửa đổi bổ sung 2017) trong thời đại 4.0
12 p | 47 | 9
-
Giao kết hợp đồng theo quy định của Công ước viên 1980 trong tương quan so sánh với pháp luật Việt Nam
5 p | 114 | 8
-
Phân tích dòng thương mại ASEAN - Trung Quốc
3 p | 75 | 7
-
Hội thảo quốc tế pháp luật hợp đồng: So sánh pháp luật Việt Nam và Cộng hòa Pháp
312 p | 40 | 6
-
Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước viên năm 1980 - so sánh với pháp luật Việt Nam
12 p | 35 | 5
-
Lợi thế so sánh trong sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam: Trường hợp nghiên cứu ở đồng bằng sông Cửu Long
15 p | 48 | 5
-
Vấn đề hủy hợp đồng trước thời hạn thực hiện hợp đồng theo quy định của Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và gợi mở hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam
4 p | 79 | 5
-
Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng thương mại vô hiệu do giao kết không đúng thẩm quyền - kinh nghiệm các nước thành viên Liên minh Châu Âu
16 p | 78 | 5
-
Pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
12 p | 50 | 4
-
Các loại hình hợp danh theo pháp luật thương mại của Cộng hòa Pháp và kinh nghiệm cho Việt Nam
9 p | 58 | 3
-
So sánh pháp luật hợp đồng thương mại Việt Nam và Trung Quốc hàm ý cho sửa đổi Luật Thương mại 2005
16 p | 44 | 3
-
Nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng trong nhượng quyền thương mại
14 p | 38 | 3
-
Sự phù hợp của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng với đề nghị giao kết hợp đồng từ cách tiếp cận so sánh
7 p | 56 | 3
-
Chọn luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế: nghiên cứu bộ luật dân sự 2015 và bộ nguyên tắc La Hay
11 p | 9 | 3
-
Chế tài phạt vi phạm hợp đồng trong thương mại
5 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn