Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
SO SÁNH LIỀU HIỆU DỤNG CỦA KỸ THUẬT GHI HÌNH PET/CT TOÀN <br />
THÂN BẰNG THUỐC PHÓNG XẠ 18F‐FDG VỚI LIỀU HIỆU DỤNG <br />
CỦA KỸ THUẬT CHỤP HÌNH CT GAN 3 PHA <br />
Nguyễn Tấn Châu*, Nguyễn Xuân Cảnh*, Phạm Hồng Phúc*, Vũ Văn Thao*, Trần Bảo Huy*, <br />
Nguyễn Văn Hòa**, Lê Trần Tuấn Kiệt** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Chúng tôi so sánh liều hiệu dụng của kỹ thuật ghi hình PET/CT toàn thân bằng thuốc phóng xạ <br />
<br />
F‐FDG với kỹ thuật chụp CT gan 3 pha để đánh giá mức độ ảnh hưởng của bức xạ ion hóa lên cơ thể bệnh <br />
nhân giữa hai kỹ thuật. <br />
<br />
18<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang, xử lý số liệu bằng phần mềm phân tích thống kế SPSS 19 và <br />
Microsoft Excel 2007. <br />
Bệnh nhân và phương pháp: Tất cả bệnh nhân được ghi hình PET/ CT toàn thân bằng thuốc phóng xạ 18F‐<br />
FDG và bệnh nhân chụp hình CT Gan 3 pha trong tháng 7/2011 tại đơn vị PET‐CT và Cyclotron, Bệnh viện <br />
Chợ Rẫy được đưa vào nghiên cứu. Liều hiệu dụng của bệnh nhân ghi hình PET/ CT toàn thân là tổng của liều <br />
chiếu trong (internal exposure) từ xạ hình PET và liều chiếu ngoài (external exposure) từ chụp hình CT. Liều <br />
chiếu trong từ xạ hình PET được tính bằng cách lấy liều tiêm (MBq) nhân với hằng số liều 18F‐FDG (19 <br />
μSv/MBq). Liều chiếu ngoài từ chụp hình CT được tính bằng cách lấy chỉ số DLP (Dose‐Length Product) nhân <br />
với hằng số chuyển đổi k (mSv mGy‐1 cm‐1). Liều hiệu dụng của bệnh nhân chụp hình CT gan 3 pha được tính <br />
theo phương pháp tính liều chiếu ngoài đã trình bày. <br />
Kết quả: Tổng cộng có 101 bệnh nhân ghi hình PET/ CT toàn thân bằng thuốc phóng xạ 18F‐FDG và 101 bệnh <br />
nhân chụp hình CT Gan 3 pha trong tháng 7/2011 tại đơn vị PET‐CT và Cyclotron, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tham <br />
gia vào nghiên cứu. Liều hiệu dụng trung bình của 101 bệnh nhân ghi hình PET/CT toàn thân là 16,01 ± 2,54 <br />
mSv và liều hiệu dụng của 101 bệnh nhân chụp hình CT gan 3 pha là 15,85 ± 3,69. <br />
Kết luận: Liều hiệu dụng trung bình của bệnh nhân ghi hình PET/CT toàn thân bằng thuốc phóng xạ 18F‐<br />
FDG cao hơn rất ít so với liều hiệu dụng của bệnh nhân chụp hình CT gan 3 pha. Tuy nhiên sự khác biệt là <br />
không có ý nghĩa về mặt thống kê (p=0,732). <br />
Từ khóa: PET/CT; Liều chiếu trong; Liều chiếu ngoài; Liều hiệu dụng <br />
<br />
ABSTRACT <br />
COMPARISION OF RADIATION DOSE OF WHOLE BODY 18F‐FDG PET/ CT <br />
AND DYNAMIC CT STUDY <br />
Nguyen Tan Chau, Nguyen Xuan Canh, Pham Hong Phuc, Vu Van Thao, Tran Bao Huy, Nguyen Van Hoa, Le <br />
Tuan Kiet* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2013: 510 ‐ 515 <br />
We investigated radiation exposure of 101 patients undergoing whole body 18F‐FDG examination then <br />
<br />
compare with radiation exposure of 101 patients undergoing three phase liver study at Unit of PET‐CT and <br />
Cyclotron – Cho Ray Hospital. <br />
Material and Methods: The total radiation dose from PET/CT imaging is the result of external radiation <br />
* Đơn vị PET‐CT và Cyclotron ‐ BV Chợ Rẫy <br />
** Đơn vị An Toàn Bức Xạ ‐ BV Chợ Rẫy <br />
Tác giả liên lạc: KS. Nguyễn Tấn Châu <br />
DĐ: 0903615719 <br />
Email: ntanchau@yahoo.com <br />
<br />
510<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
dose from PET imaging and the internal radiation dose from the CT imaging. For the PET radiation dose was <br />
estimated by using dose coefficients for 18F‐FDG (19 μSv/MBq). The CT radiation dose was calculated by using <br />
DLP (Dose Length Product) multiple with conversion factor k (mSv.mGy‐1.cm‐1). For 101 patients undergoing <br />
three phase liver study, the radiation doses were calculated as the similar way of external radiation dose as <br />
described above. <br />
Results: The average radiation dose from whole body PET/CT imaging and three phase liver CT study was <br />
16.01 ± 2.54 mSv and 15.85 ± 3.69 mSv respectively. <br />
Conclusion: There was a slightly different between effective dose in whole body PET/CT and three phase <br />
liver CT study. However, the difference wasn’t significantly with p value > 0.05 (p=0.732). <br />
Key words: PET/CT; Internal radiation exposure; External radiation exposure; Effective dose <br />
viện Chợ Rẫy được đưa vào nghiên cứu. <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Kỹ thuật ghi hình PET/ CT (Positron <br />
Emission Tomography and Computed <br />
Tomography) đã được đưa vào ứng dụng tại <br />
Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 03‐2009. Sự kết <br />
hợp giữa hình ảnh chuyển hóa từ xạ hình PET <br />
và hình ảnh giải phẫu từ chụp hình CT trong <br />
cùng một lần ghi hình PET/CT giúp các nhà <br />
chuyên môn chẩn đoán chính xác và tốt hơn <br />
trong nhiều trường hợp bệnh lý. Tuy nhiên về <br />
khía cạnh bức xạ, bệnh nhân ghi hình PET/ CT <br />
sẽ nhận liều bức xạ đóng góp từ 2 nguồn bức <br />
xạ đó là liều chiếu trong từ xạ hình PET và liều <br />
chiếu ngoài từ chụp CT và theo y văn thì liều <br />
hiệu dụng dao động từ 15‐25 mSv tùy thuộc <br />
liều dùng, hệ thống thiết bị(6). <br />
Trong các kỹ thuật chụp CT, CT gan 3 pha là <br />
một kỹ thuật chụp CT mà bệnh nhân chịu 1 liều <br />
hiệu dụng tương đối cao so với các kỹ thuật <br />
chụp CT khác(8). Mặc khác CT gan 3 pha thường <br />
được chỉ định nhiều trên lâm sàng có lẽ do tần <br />
suất bệnh lý gan cao và đây cũng là kỹ thuật <br />
được thực hiện nhiều trong đơn vị PET/ CT và <br />
Cyclotron, Bệnh viện Chợ Rẫy. Vì vậy chúng tôi <br />
muốn nghiên cứu đánh giá so sánh liều hiệu <br />
dụng của bệnh nhân được ghi hình PET/CT với <br />
liều hiệu dụng của bệnh nhân được chụp hình <br />
CT gan 3 pha. <br />
<br />
Phương pháp ghi hình PET/CT với thuốc <br />
phóng xạ 18F‐FDG <br />
Chuẩn bị bệnh nhân và tiêm thuốc thuốc 18F‐<br />
FDG <br />
‐ Bệnh nhân được nhịn đói tối thiểu 4‐6 giờ. <br />
‐ Thăm khám bệnh và kiểm tra đường huyết <br />
2 MeV<br />
Hạt Alpha (α)<br />
<br />
WR<br />
1<br />
1<br />
1<br />
5-20<br />
5<br />
20<br />
<br />
Định nghĩa liều hiệu dụng (E)(3): là đại lượng <br />
dùng để đo mức độ nguy hại của sự phá hủy <br />
sinh học gây ra bởi các tia bức xạ (alpha, beta, <br />
gamma, neutron) hay một liều chiếu (bao gồm <br />
chiếu trong, chiếu ngòai, chiếu một phần hay <br />
toàn phần). Liều hiệu dụng (E), thường được gọi <br />
là liều toàn thân, hay đơn giản gọi là liều, bằng <br />
liều tương đương (H) nhân với trọng số mô WT. <br />
Trọng số mô WT cho biết mức độ nhạy xạ của <br />
mỗi cơ quan, tồ chức mô. Liều hiệu dụng có thứ <br />
nguyên là Sieverts (Sv). <br />
E = H × WT (2‐2) <br />
<br />
Tuyến sinh dục<br />
Đại tràng<br />
Phổi<br />
Dạ dày<br />
Bàng quang<br />
Vú<br />
Gan<br />
Thực quản<br />
Tuyến giáp<br />
<br />
Cơ quan T<br />
<br />
Trọng số<br />
mô, WT<br />
<br />
Da<br />
Bề mặt xương<br />
Cơ quan khác<br />
Tử cung<br />
Toàn thân<br />
<br />
0,01<br />
0,01<br />
0,05<br />
---<br />
<br />
Trọng số<br />
mô, WT<br />
<br />
0,2<br />
0,12<br />
0,12<br />
0,12<br />
0,05<br />
0,05<br />
0,05<br />
0,05<br />
0,05<br />
<br />
Hệ số liều<br />
hấp thụ,<br />
ΓTFDG<br />
(µGy/MBq)<br />
13,5<br />
13<br />
10<br />
11<br />
160<br />
6,8<br />
11<br />
11<br />
10<br />
<br />
WT×ΓTFDG<br />
(µSv/MBq)<br />
<br />
2,70<br />
1,56<br />
1,20<br />
1,32<br />
8,0<br />
0,34<br />
0,55<br />
0,55<br />
0,50<br />
<br />
Hệ số liều<br />
hấp thụ,<br />
ΓTFDG<br />
(µGy/MBq)<br />
8<br />
11<br />
11<br />
21<br />
--<br />
<br />
WT×ΓTFDG<br />
(µSv/MBq)<br />
<br />
0,08<br />
0,11<br />
0,55<br />
-19<br />
<br />
Tính liều chiếu trong (liều hiệu dụng từ chụp <br />
hình PET) <br />
Liều hấp thụ DT của tổ chức hay cơ quan T là <br />
do hoạt độ A (MBq) từ thuốc phóng xạ 18F‐FDG <br />
tiêm vào người bệnh. <br />
DT = A × ΓTFDG (2‐3) <br />
Trong đó ΓTFDG là hệ số liều hấp thụ được ủy <br />
ban quốc tế về bảo vệ bức xạ (International <br />
Commission on Radiological Protection) định <br />
nghĩa trong ấn bản ICRP‐80. ΓTFDG có thứ nguyên <br />
là (μGy/MBq)(6). <br />
Kết hợp từ (2‐1) và (2‐2), liệu hiệu dụng ET <br />
của một cơ quan hay tổ chức mô bằng <br />
ET = H × WT = D × WR × WT <br />
<br />
(2‐4) <br />
<br />
WR = 1 (bảng 2) nên (2‐4) rút gọn như sau: <br />
<br />
ET = A × ΓTFDG × WT <br />
Như vậy liều hiệu dụng toàn thân là tổng <br />
liều hiệu dụng của từng tổ chức mô và bằng hệ <br />
FDG<br />
số liều hấp thụ toàn thân ΓTT<br />
nhân với hoạt độ <br />
phóng xạ đã tiêm A (MBq). <br />
<br />
E = ∑ ET = ∑ A ×WT × ΓTFDG = A × ΓTTFDG <br />
T<br />
<br />
Bảng 3: Trọng số mô WT và hệ số liều hấp thụ đối với <br />
18F‐FDG của một số cơ quan tổ chức mô (2) <br />
Cơ quan T<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
T<br />
<br />
(2‐5) <br />
FDG<br />
Với ΓTT<br />
= 19 μSv/MBq(6) là hệ số hấp thụ <br />
<br />
liều toàn thân đối với thuốc phóng xạ 18F‐FDG. <br />
<br />
Tính liều chiếu ngoài (liều hiệu dụng từ chụp <br />
CT) <br />
Liều hiệu dụng trong chụp CT bao gồm liều <br />
nhận được trong quá tình chụp Topogram, chụp <br />
CT chẩn đoán toàn thân có tiêm thuốc cản <br />
quang và CT vùng tổn thương (nếu có). <br />
Liều hiệu dụng (E) = DLP x k (2‐6) <br />
<br />
Trong đó: <br />
‐ DLP (Dose‐length product) là tích của chỉ <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
513<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
số CTDIvol với dải chụp CT chính là khoảng cách <br />
trường chụp L. DLP có thứ nguyên là (mGy.cm) <br />
[1] <br />
<br />
Bảng 5: Đặc điểm bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu <br />
<br />
DLP = CTDIvol × L <br />
‐ CIDIvol là liều hấp thụ (mGy) của các cơ <br />
quan nhận được ứng với các thông số chụp <br />
CT. Và L (cm) là chiều dài khoảng chụp CT <br />
theo trục z. <br />
‐ Cả hai chỉ số DLP và CIDIvol đều được tính <br />
toán bởi phần mềm tính liều từ nhà sản xuất đã <br />
cài sẵn trong máy tính và có giá trị khác nhau <br />
đối với từng qui trình chụp cũng như bệnh <br />
nhân. <br />
‐ Hệ số k (mSv.mGy‐1.cm‐1) chính là hệ số <br />
chuyển được liệt kê trong bảng 4(1). <br />
Bảng 4: hệ số chuyển đổi liều hiệu dụng ứng với <br />
DLP cho người trưởng thành và trẻ em ứng với các <br />
độ tuổi và cơ quan khác nhau(1) <br />
Hệ số k (mSv.mGy-1.cm-1)<br />
Cơ quan Trẻ sơ 1 năm 5 năm 10 năm<br />
sinh<br />
tuổi<br />
tuổi<br />
tuổi<br />
Đầu &<br />
Cổ<br />
Đầu<br />
Cổ<br />
Ngực<br />
Bụng &<br />
Chậu<br />
Toàn<br />
thân<br />
<br />
0,013<br />
<br />
0,0085<br />
<br />
0,0057<br />
<br />
0,0042<br />
<br />
Người<br />
trưởng<br />
thành<br />
0,0031<br />
<br />
0,011<br />
0,017<br />
0,039<br />
0,049<br />
<br />
0,0067<br />
0,012<br />
0,026<br />
0,030<br />
<br />
0,0040<br />
0,011<br />
0,018<br />
0,020<br />
<br />
0,0032<br />
0,0079<br />
0,015<br />
0,015<br />
<br />
0,0021<br />
0,0059<br />
0,014<br />
0,015<br />
<br />
0,044<br />
<br />
0,028<br />
<br />
0,019<br />
<br />
0,014<br />
<br />
0,015<br />
<br />
Phương pháp tính liều hiệu dụng kỹ thuật <br />
chụp CT Gan 3 Pha <br />
Liều hiệu dụng của kỹ thuật chụp CT Gan 3 pha <br />
được tính tương tự như phương pháp tính liều chiếu <br />
ngoài trong kỹ thuật chụp PET/CT. <br />
<br />
Liều hiệu dụng CT Gan 3 pha = k × Σ DLPi <br />
Với: <br />
‐ DLPi ứng với các lần chụp CT thì động <br />
mạch, tĩnh mạch, nhu mô và thì muộn. <br />
‐ Hệ số k (mSv.mGy‐1.cm‐1) chính là hệ số <br />
chuyển được liệt kê trong bảng 4(1). <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Tổng cộng chúng tôi đã thu thập dữ liệu của <br />
202 bệnh nhân trong đó có 101 bệnh nhân chụp <br />
<br />
514<br />
<br />
PET/CT gồm 37 nữ (36,6%) và 64 nam (63,4%) và <br />
101 bệnh nhân chụp CT gan 3 pha gồm 28 nữ <br />
(27,7%) và 73 nam (72,3%). <br />
PET/CT<br />
Số bệnh nhân<br />
101<br />
Nữ<br />
37 (36,6 %)<br />
Nam<br />
64 (63,4 %)<br />
Tuổi trung bình<br />
55<br />
Tuổi cao nhất<br />
1<br />
Tuổi nhỏ nhất<br />
99<br />
Chẩn đoán trước Chẩn đoán và theo<br />
ghi hình<br />
dõi bệnh ung thư<br />
<br />
CT gan 3 pha<br />
101<br />
28 (27,7 %)<br />
73 (72,3 %)<br />
58<br />
18<br />
85<br />
Bệnh lý về gan<br />
<br />
Kết quả khảo sát cho thấy, liều hiệu dụng <br />
trung bình cho 101 bệnh nhân được chụp <br />
PET/CT bằng thuốc phóng xạ 18F‐FDG là 16,01 ± <br />
2,54 mSv, trong đó liều từ ghi hình PET là 6 mSv <br />
và liều hiệu dụng từ chụp hình CT là 10 mSv. <br />
Bảng 6: Liều hiệu dụng của kỹ thuật ghi hình <br />
PET/CT toàn thân bằng thuốc phóng xạ 18F‐FDG tại <br />
Bệnh viện Chợ Rẫy <br />
Liều chiếu<br />
Liều chiếu<br />
Liều tổng<br />
trong từ chụp ngoài từ chụp<br />
cộng<br />
PET<br />
CT<br />
PET/CT<br />
(mSv) (a)<br />
(mSv) (b)<br />
(mSv) (a+b)<br />
Số bệnh<br />
nhân<br />
Trung bình<br />
Nhỏ nhất<br />
Lớn nhất<br />
<br />
101<br />
<br />
101<br />
<br />
101<br />
<br />
5,94 ± 0,96<br />
4,10<br />
9,10<br />
<br />
10,07 ± 1,75<br />
6,80<br />
15,00<br />
<br />
16,01 ± 2,54<br />
11,20<br />
23,40<br />
<br />
Trong khi đó kết quả khảo sát liều hiệu dụng <br />
trung bình trên 101 bệnh nhân trong kỹ thuật <br />
chụp hình CT gan 3 thu được trong nghiên cứu <br />
này là 15,85 ± 3,69 (mSv). <br />
Bảng 7: Liều hiệu dụng của kỹ thuật chụp hình CT <br />
gan 3 pha tại Bệnh viện Chợ Rẫy <br />
Số bệnh nhân<br />
Trung bình<br />
Nhỏ nhất<br />
Lớn nhất<br />
<br />
CT Gan 3 pha (mSv)<br />
15,85<br />
3,69<br />
9,70<br />
27,50<br />
<br />
Từ kết quả kháo sát về liều hiệu dụng giữa <br />
kỹ thuật ghi hình PET/CT toàn thân bằng thuốc <br />
phóng xạ 18F‐FDG và liều hiệu dụng từ chụp <br />
hình CT gan 3 pha cho thấy 2 kỹ thuật chụp <br />
hình này tương đương nhau về mặt liều lượng <br />
học bức xạ. Ghi hình PET/CT cho kết quả liều <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 <br />
<br />