intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

So sánh phương pháp lấy mẫu máu và phương pháp xạ hình chức năng thận cho đánh giá mức lọc cầu thận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết So sánh phương pháp lấy mẫu máu và phương pháp xạ hình chức năng thận cho đánh giá mức lọc cầu thận tiến hành đánh giá thực hiện phương pháp này và so sánh với phương pháp xạ hình chức năng thận thường quy nhằm đánh giá khả năng thực tiễn, cũng như mức độ tương quan giữa hai phương pháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: So sánh phương pháp lấy mẫu máu và phương pháp xạ hình chức năng thận cho đánh giá mức lọc cầu thận

  1. Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 14 Proceedings of Vietnam conference on nuclear science and technology VINANST-14 SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU MÁU VÀ PHƯƠNG PHÁP XẠ HÌNH CHỨC NĂNG THẬN CHO ĐÁNH GIÁ MỨC LỌC CẦU THẬN COMPARISON OF DOUBLE PLASMA SAMPLING METHOD AND GATES METHOD FOR ESTIMATION OF GLUMERULAR FILTRATION RATE NGUYỄN THỊ KIM DUNG1, NGUYỄN QUỐC THẮNG2*, PHẠM ĐĂNG TÙNG2 Khoa Y học hạt nhân, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 1 2 Đơn vị Y học hạt nhân, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City *Tác giả liên hệ. Email: thangnguyenquoc1003@gmail.com Tóm tắt: Mục tiêu: Đánh giá, so sánh hai phương pháp định lượng mức lọc cầu thận (GFR) là phương pháp lấy mẫu máu (DPSM) và phương pháp xạ hình trên máy SPECT sử dụng dược chất phóng xạ (DCPX) 99mTc-DTPA. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu được tiến hành trên 42 bệnh nhân có chỉ định xạ hình đánh giá chức năng thận. Kết quả: Giá trị GFR trung bình thu được trên các bệnh nhân với phương pháp xạ hình và phương pháp lấy mẫu máu lần lượt là 110,8 ± 21,3 (ml/phút) và 106,2 ± 24,0 (ml/phút) (p
  2. Tiểu ban D1: Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong y tế Section D1: Application of nuclear techniques in healthcare 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân được chỉ định làm kỹ thuật xạ hình chức năng thận tại khoa Y học hạt nhân, bệnh viện TWQĐ 108. Trong thời gian từ tháng 05 năm 2019 tới tháng 07 năm 2019, 42 bệnh nhân đã được thực hiện kỹ thuật xạ hình chức năng thận, sau khi kết thúc, bệnh nhân được lấy mẫu máu tại hai thời điểm là 01 và 02 giờ. Bệnh nhân được giải thích và thông tin rõ ràng về mục đích của kỹ thuật. Các bệnh nhân được chia làm hai nhóm: nhóm 1 (12 bệnh nhân) bao gồm các bệnh nhân có bệnh lý tắc nghẽn đường tiết niệu, giãn bể thận và nhóm 2 (30 bệnh nhân) là các bệnh nhân có chức năng thận bình thường. Chuẩn bị dược chất phóng xạ Technetium-99m được chiết xuất từ bình phát phóng xạ (generator) 99Mo/99mTc (Tekcis/Cisbio), sau đó gắn kết với chất gắn DTPA (Pentacis/Cisbio) trong hotlab đảm bảo điều kiện vô khuẩn và an toàn bức xạ. Dược chất phóng xạ được kiểm tra độ tinh khiết hóa phóng xạ bằng phương pháp sắc ký giấy với bản mỏng iTLC với dung môi NaCl 0,9% và acetone. Hiệu suất gắn của dược chất phóng xạ phải đảm bảo > 95%. Đánh giá GFR bằng phương pháp xạ hình chức năng thận. (Phương pháp Gate) Bệnh nhân được yêu cầu uống 500 ml nước khi tiêm 5 – 7 mCi dược chất đánh dấu phóng xạ 99mTc- DTPA đường tĩnh mạch. Ngay sau khi tiêm, bệnh nhân được ghi hình trên máy gamma camera (hãng GE, Hoa Kỳ) với collimator LEHR, ghi hình trong thời gian 31 phút với 2 pha: pha tưới máu ghi 02 giây/hình trong 60 giây và pha bài xuất ghi 15 giây/hình trong 30 phút. Hình ảnh được xử lý trên máy tính, vùng ROI (region of interest) trên thận được vẽ tại khoảng thời gian 2 – 3 phút sau khi tiêm, vùng vỏ thận, động mạch và nền cũng được xử lý trên máy tính và cho ra đồ thị chức năng biểu diễn hoạt độ theo thời gian. Giá trị về mức lọc cầu thận GFR được tính toán trên phần mềm Xeleris (GE) theo công thức Gates [5]. Kết quả cuối cùng được máy tính hiệu chuẩn với diện tích da (BSA) của bệnh nhân. Đánh giá GFR bằng phương pháp lấy mẫu máu Sau khi kết thúc kỹ thuật xạ hình chức năng thận, bệnh nhân được lấy 5 – 10 ml máu tại hai thời điểm: ngay sau khi chụp xạ hình và sau đó 60 phút. Thời gian tiêm và lấy mẫu được ghi lại chính xác. Mẫu máu sau đó được ly tâm trong 10 phút tại 10000 rpm, tách lấy 1 ml huyết tương. Mẫu chuẩn được chuẩn bị bằng cách pha loãng 5 – 7 mCi 99mTc-DTPA trong 1000 ml nước. Mẫu chuẩn và mẫu thử được đo hoạt độ phóng xạ (count per minute) trên máy đo độ tập trung (Biodex). Phương pháp hai mẫu máu (DPSM) Mức lọc cầu thận GFR được tính theo công thức của tác giả Russell với hai mẫu [7]: 𝑃1 𝐷 ln (𝑃2) 𝑇1 𝑙𝑛𝑃2 − 𝑇2 𝑙𝑛𝑃1 0.979 𝐺𝐹𝑅 = [ exp ] 𝑇2 − 𝑇1 𝑇2 − 𝑇1 Trong đó: D: liều tiêm, đơn vị cpm (count trên phút) P1: hoạt độ mẫu tại thời điểm T1, đơn vị cpm/ml P2: hoạt độ mẫu tại thời điểm T2, đơn vị cpm/ml GFR được hiệu chỉnh theo diện tích da BSA theo công thức Haycock: BSA= 0.024265 x height (cm)0.3964 x weight (kg)0.5378 1.73 GFRBSA=GFRNON x 𝐵𝑆𝐴 Đo số đếm của mẫu Mẫu chuẩn và mẫu thử sau khi chuẩn bị được lấy đúng thể tích 1 ml và đựng trong vial thí nghiệm. Số đếm của mẫu và số đếm phông (background) được đo bằng máy đo độ tập trung Atomlab 950 (Biodex) 354
  3. Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 14 Proceedings of Vietnam conference on nuclear science and technology VINANST-14 trong thời gian 1 phút. Mẫu được chuẩn bị và đo trong cùng một ngày, số đếm được hiệu chỉnh thèo thời gian bán rã (t1/2) của đồng vị 99mTc. Phương pháp xử lý số liệu Tất cả số liệu được phân tích thống kê ANOVA và so sánh tương quan Pearson bằng phần mềm thống kê SPSS và Microsoft Excel 2016. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành trên 42 bệnh nhân tuổi trung bình 41,4 ± 13,3 (24 – 69), bao gồm 16 nữ và 26 nam, chiều cao trung bình 161,4 ± 7,7 cm, cân nặng trung bình 58,2 ± 7,8 kg. Các bệnh nhân được chia làm hai nhóm: nhóm 1 (12/42) bao gồm các bệnh nhân có bất thường về chức năng thận (sỏi thận, thận ứ nước, giãn đài bể thận) và nhóm 2 (30/42) là các bệnh nhân có chức năng thận bình thường. Giá trị GFR trung bình được tính theo phương pháp Gate trên máy SPECT và phương pháp DPSM ở 42 bệnh nhân lần lượt là 110,8 ± 21,3 (ml/phút) và 106,2 ± 24,0 (ml/phút) (p
  4. Tiểu ban D1: Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong y tế Section D1: Application of nuclear techniques in healthcare Hình 1: Đồ thị Bland Altman biểu diễn sai khác trung bình giữa hai phương pháp DPSM và Gate. So sánh mối tương quan của hai phương pháp trên hai nhóm bệnh nhân, ở nhóm 1, với các bệnh nhân có vấn đề về chức năng thận, hai phương pháp có hệ số tương quan cao với giá trị r = 0,857 (p
  5. Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 14 Proceedings of Vietnam conference on nuclear science and technology VINANST-14 4. BÀN LUẬN Mức lọc cầu thận (GFR) là một chỉ số quan trọng để đánh giá chức năng của thận, trên lâm sàng, có rất nhiều phương pháp đã được phát triển để đánh giá chỉ số này, như: chụp xạ hình chức năng thận, đánh giá dựa trên chỉ số creatinine máu, lấy mẫu máu tại các thời điểm khác nhau. Các phương pháp này đều đã được nghiên cứu và cho thấy tương quan tốt với phương pháp chuẩn là đánh giá đào thải inulin – phương pháp được coi là tiêu chuẩn cho đánh giá GFR [8]. Tại Việt Nam, phương pháp đánh giá GFR hay được sử dụng nhất là công thức Cockcroft-Gault và xạ hình chức năng thận trên máy γ camera. Mỗi phương pháp đánh giá đều có ưu nhược điểm riêng. Ở phương pháp Cockcroft-Gault, định lượng mức GFR dựa vào creatinine trong máu, trong khi creatinine bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính, cân nặng, cũng như không chính xác ở các bệnh nhân có bệnh về gan, phù, hay béo phì. Hơn nữa, tỷ lệ giữa creatinine và mức lọc cầu thận là không dự đoán được ở các trưởng hợp bệnh lý [9]. Ngược lại, phương pháp Gate đánh giá GFR dựa trên số đếm của dược chất phóng xạ 99mTc-DTPA được lọc ở thận giúp đánh giá trực quan và riêng rẽ chức năng của từng thận [5]. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp Gate lại liên quan đến đặc tính vật lý như phông phóng xạ, mức độ bán rã, thời gian chết (system dead time), mức độ hiệu chỉnh và chất lượng của dược chất phóng xạ. Theo tổ chức Y học hạt nhân châu Âu (EANM) phương pháp lấy mẫu máu được sử dụng với dược chất phóng xạ là Cr-51-EDTA, còn ở Hoa Kỳ theo SNMMI, dược chất phóng xạ thường được sử dụng là I- 125-Iothalamate và 99mTc-DTPA. Trong nghiên cứu này, kết hợp cùng với kỹ thuật xạ hình chức năng thận, sau khi kết thúc quy trình trên máy SPECT, bệnh nhân được lấy mẫu máu tại hai thời điểm xác định. Mức độ tương quan giữa phương pháp Gate và DPSM được đánh giá, kết quả cho thấy hai phương pháp có độ tương đồng cao với giá trị r = 0,89. Trên hai nhóm bệnh nhân, kết quả cũng cho thấy sự tương đồng cao với giá trị r lần lượt là 0,86 và 0,71, tuy nhiên khác biệt trung bình của nhóm 1 có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) còn ở nhóm 2 khác biệt giữa hai phương pháp không có ý nghĩa thống kê (p = 0,33) với khác biệt trung bình là 12,0 ± 9,4. Giá trị GFR trung bình đo được với phương pháp Gate là 110,8 ± 21,3 (ml/phút) và với phương pháp DPSM là 106,2 ± 24,0 (ml/phút). Như vậy giá trị GFR thu được bằng phương pháp Gate cao hơn phương pháp DPSM là 4,74 (ml/phút), điều này cũng được quan sát thấy trong một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài [10]. Trong lâm sàng, với những trường hợp mức lọc cầu thận quá thấp (GFR < 30 ml/phút), phương pháp lấy mẫu được khuyến cáo sử dụng do có độ tin cậy cao hơn những phương pháp khác, tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là bất tiện do thời gian tiến hành kéo dài (có thể lên tới 24 h lấy mẫu nếu mức lọc cầu thận quá thấp) [11]. KẾT LUẬN Nghiên cứu cho thấy có thể ứng dụng phương pháp đánh giá mức lọc cầu thận sử dụng cách lấy mẫu máu tại hai thời điểm. Phương pháp này có thể sử dụng thay thế cho phương pháp xạ hình chức năng thận truyền thống trong những trường hợp bệnh nhân không thể chụp xạ hình trên máy SPECT, hoặc tại những nơi không có hệ thống SPECT, chỉ có hệ thống đo độ tập trung. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Levey, Lesley A. Stevens and Andrew S., “Measured GFR as a Confirmatory Test for Estimated GFR,” The Journal of the American Society of Nephrology. 2009:2305-2313. [2] Fleming JS, Zivanovic MA, Blake GM, Burniston M, Cosgriff PS, “British Nuclear Medicine Society. Guidelines for the measurement of glomerular filtration rate using plasma sampling,” Nucl Med Commun. 2004; 25(8):759-769. [3] Surma MJ, Płachcińska A, Kuśmierek J., “Modification of a two blood sample method used for measurement of GFR with 99mTc-DTPA,” Nucl Med Rev Cent East Eur. 2018; 21(1):42–47. [4] Piepsz A, Colarinha P, Gordon I, et al., “Guidelines for glomerular filtration rate determination in children.,” Eur J Nucl Med. 2001; 28(3):31-36. [5] GF., Gates, “Split renal function testing using Tc-99m DTPA. A rapid technique for determining differential glomerular filtration.,” Clin Nucl Med. 1983; 8:400-407. 357
  6. Tiểu ban D1: Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong y tế Section D1: Application of nuclear techniques in healthcare [6] WS., Watson, “A simple method of estimating glomerular filtration rate.,” Eur J Nucl Med. 1992; 19:827. [7] Russell CD, Bischoff PG, Kontzen FN, Rowell KL, Yester MV, Lloyd LK, et al., “Measurement of glomerular filtration rate: Single injection plasma clearance method without urine collection.,” J Nucl Med. 1985; 26:1243–7. [8] Hernandez Ocampo J, Torres Rosales A, Rodriguez Castellanos F., “Comparison of four methods for measuring glomerular filtration rate by inulin clearance in healthy individuals and patients with renal failure.,” Nefrologia. 2010; 30(3):324–330. [9] Wieczorowska-Tobis K, Niemir ZI, Guzik P et al, “Difference in estimated GFR with two different formulas in elderly individuals.,” Int Urol Nephrol. 2006; 38(2):381–385. [10] K., Itoh, “Comparison of methods for determination of glomerular filtration rate: Tc-99m-DTPA renography, predicted creatinine clearance method and plasma sample method.,” Ann Nucl Med. 2003; 17:561-565. [11] Hephzibah J, Shanthly N, Oommen R., “Comparison of glomerular filtration rate measured by plasma sample technique, Cockroft Gault method and Gates' method in voluntary kidney donors and renal transplant recipients.,” Indian J Nucl Med. 2013; 28(3):144-151. 358
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1