Phạm Thành Long và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
189(13): 73 - 77<br />
<br />
SO SÁNH VÀ LỰA CHỌN HÀM DẠNG PHÙ HỢP<br />
TRONG NỘI SUY TRƯỜNG NHIỆT ĐỘ<br />
Phạm Thành Long*1, Lê Thị Thu Thủy1, Nguyễn Hữu Thắng1, Lê Đức Độ2<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên,<br />
2<br />
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Các đại lượng vật lý tồn tại dưới dạng các trường liên tục như nhiệt độ, độ ẩm, âm thanh, ánh<br />
sáng… rất phổ biến trong kỹ thuật. Khi khảo sát các trường này, do tính liên tục của nó nên có thể<br />
giảm chi phí tính toán bằng cách nội suy. Ngoài các điểm chốt có dữ liệu mẫu, các điểm nội suy có<br />
độ chính xác phụ thuộc vào dạng hàm nội suy và mật độ các điểm chốt lớn hay nhỏ. Bài báo này<br />
so sánh hai kiểu hàm dạng là hàm dạng lý thuyết và hàm dạng thực nghiệm nhằm chọn kiểu phù<br />
hợp hơn khi nội suy nhiệt độ. Cách làm ở đây là so sánh các kết quả nhận được của mỗi phương<br />
pháp áp dụng trên cùng một mô hình vật lý với kết quả đo được thực tế bằng cảm biến nhiệt, ở<br />
cùng vị trí. Kết quả so sánh cho thấy hàm dạng thực nghiệm có độ chính xác cao hơn trong cùng<br />
điều kiện, đây là cơ sở để cải thiện chất lượng khi tiến hành nội suy một đại lượng mà chưa quan<br />
tâm đến dạng hàm.<br />
Từ khóa: Hàm dạng, điểm chốt, nội suy, nhiệt độ, trường liên tục.<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Nội suy là phương pháp ước tính giá trị của<br />
các điểm dữ liệu chưa biết trong phạm vi của<br />
một tập hợp rời rạc chứa một số điểm dữ liệu<br />
đã biết với độ chính xác đánh giá được. Độ<br />
chính xác của phép nội suy phụ thuộc chặt<br />
chẽ vào tính liên tục của đại lượng được nội<br />
suy, mật độ điểm chốt và đặc biệt là dạng<br />
hàm sử dụng trong quá trình tính toán [1,2,3].<br />
Sai số do dạng hàm gây ra khi nội suy là sai<br />
số phương pháp, việc xác định đúng dạng<br />
hàm xấp xỉ có ý nghĩa quan trọng khi mật độ<br />
điểm chốt không đủ lớn, điều này đặc biệt<br />
quan trọng khi chi phí lấy mẫu cao.<br />
Theo [4], hàm dạng lý thuyết này được áp<br />
dụng hiệu quả trên mô hình nội suy sai số<br />
máy công cụ, tuy nhiên chưa có kiểm chứng<br />
nào trong lĩnh vực nội suy trường nhiệt độ.<br />
Theo [5], hàm hồi quy thực nghiệm này có<br />
quy trình khá phức tạp để nhận dạng mặc dù<br />
đáp ứng yêu cầu độ chính xác kết quả. Hàm<br />
dạng lý thuyết theo [4] không cần quá trình<br />
phức tạp này nhưng độ chính xác của nó như<br />
thế nào so với hàm dạng thực nghiệm ở [5]<br />
chính là mục tiêu của bài báo này.<br />
*<br />
<br />
Tel: 0947 169291, Email: kalongkc@gmail.com<br />
<br />
HÀM DẠNG LÝ THUYẾT VÀ HÀM<br />
DẠNG THỰC NGHIỆM<br />
* Khái niệm hàm dạng<br />
Hàm dạng được sử dụng phổ biến trong nội<br />
suy [6,7,8,9] và có nhiều dạng khác nhau, phù<br />
hợp các hoàn cảnh khác nhau.Xét một không<br />
gian nội suy như hình 1.<br />
<br />
Hình 1. Mô tả ảnh hưởng của các điểm chốt đến<br />
điểm khảo sát qua hàm dạng<br />
<br />
Theo hình 1, ảnh hưởng cường độ của các<br />
nguồn vô hướng 1 n tới điểm khảo sát pi<br />
tính toán theo (1):<br />
<br />
pi N1( i ) .1 N 2( i ) .2 ... N n( i ) .n<br />
<br />
(1)<br />
<br />
Trong đó các hệ số N1 – Nn là các hàm dạng,<br />
mô tả ảnh hưởng của các nguồn 1 n đến<br />
điểm khảo sát theo thứ tự đó. Về cơ bản hàm<br />
dạng của một điểm chốt sẽ cho ra giá trị ảnh<br />
hưởng cực đại bằng 1 tại điểm đó và giảm dần<br />
bằng 0 tại các điểm chốt còn lại [5]. Phương<br />
trình (1) diễn tả nguyên lý chồng chất tại<br />
73<br />
<br />
Phạm Thành Long và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
điểm khảo sát. Bản thân các hàm dạng Ni có<br />
thể xác định theo một trong hai phương pháp<br />
sau đây.<br />
* Hàm dạng lý thuyết<br />
Xét một cửa sổ có dạng hộp chữ nhật thuộc<br />
vùng khảo sát như hình 2.<br />
<br />
189(13): 73 - 77<br />
<br />
Như vậy các giá trị (r, s, t) này biến thiên<br />
trong đoạn [-1,1], hệ quả là các giá trị Ni cũng<br />
thuộc đoạn [-1,1] sau khi đổi biến.<br />
* Hàm dạng thực nghiệm<br />
Giống với hàm dạng lý thuyết, các giá trị Ni<br />
trong phương trình (1) có thể là giá trị dừng<br />
của hàm tọa độ fi(x,y,z) là hàm khoảng cách<br />
của các tọa độ tương ứng.<br />
<br />
f1 ( x, y , z ) pi N1<br />
<br />
với i 1 n<br />
M<br />
f ( x, y , z ) N<br />
pi<br />
n<br />
n<br />
<br />
Hình 2. Các điểm chốt và hệ quy chiếutrên vùng<br />
khảo sát<br />
<br />
Theo [5] hàm dạng lý thuyết cho 8 điểm chốt<br />
trên hình 2 xác định như sau:<br />
1<br />
N1 (1 r )(1 s )(1 t )<br />
8<br />
1<br />
N 2 (1 r )(1 s )(1 t )<br />
8<br />
1<br />
N 3 (1 r )(1 s )(1 t )<br />
8<br />
1<br />
N 4 (1 r )(1 s )(1 t )<br />
8<br />
1<br />
N 5 (1 r )(1 s )(1 t )<br />
8<br />
1<br />
N 6 (1 r )(1 s )(1 t )<br />
8<br />
(2)<br />
1<br />
N 7 (1 r )(1 s )(1 t )<br />
8<br />
1<br />
N 8 (1 r )(1 s )(1 t )<br />
8<br />
Hệ quy chiếu r,s,t đặt tại trọng tâm của hộp<br />
nên có công thức chuyển trục:<br />
x x*<br />
y y*<br />
z z*<br />
(3)<br />
r<br />
;s<br />
;t <br />
a<br />
b<br />
c<br />
Trong đó a, b, c xác định theo hình 2, tọa độ<br />
trọng tâm của phần tử đang xét:<br />
<br />
x x4<br />
y y2<br />
z z<br />
x* 1<br />
; y* 1<br />
; z* 1 3 (4)<br />
2<br />
2<br />
2<br />
74<br />
<br />
(5)<br />
<br />
Hàm fi(x,y,z) ở vế trái của (5) được gọi chung<br />
là hàm dạng thực nghiệm, Ni là giá trị dừng<br />
của hàm này tính cho các điểm khảo sát pi<br />
khác nhau. Theo hình 1, khảo sát một điểm pi<br />
nằm bên trong của trường n điểm cực biết<br />
trước sai số (1 ,2 ,...,n ) kể cả sai số điểm<br />
khảo sát pi . Quan tâm đến các thành phần<br />
của dữ liệu đo tại điểm khảo sát pi<br />
(p )<br />
gồm pi (d x , d y , d z , x , y , z ) i , quan hệ<br />
này có thể biểu diễn theo giá trị của các điểm<br />
cực đã biết (6):<br />
<br />
1pi N1.d x(1) N 2 .d x(2) ... N n .d x( n )<br />
<br />
M<br />
pi N . (1) N . (2) ... N . ( n )<br />
1 z<br />
2 z<br />
n z<br />
n<br />
<br />
(6)<br />
<br />
Từ đây xác định được giá trị dừng của hàm<br />
dạng thực nghiệm đối với điểm pi:<br />
<br />
d x(1) L<br />
N1 <br />
M L L<br />
<br />
<br />
N n pi z(1) L<br />
<br />
1<br />
<br />
d x( n ) d xpi <br />
<br />
L . L <br />
z( n ) zpi <br />
<br />
(7)<br />
<br />
Một bộ giá trị dừng duy nhất theo (7) không<br />
đủ để xác định được hàm dạng tổng quát, cần<br />
tiếp tục khảo các điểm khác nữa, chẳng hạn<br />
khảo sát các điểm từ p1 pm để có được:<br />
<br />
N1 N1 <br />
N1 <br />
M ; M ;...; M <br />
<br />
<br />
N n p1 N n p 2<br />
N n pm<br />
<br />
(8)<br />
<br />
Như vậy luật hồi quy cho phép xác định được<br />
hàm dạng thực nghiệm ở nguồn thứ i như sau:<br />
(i )<br />
( N p( i1) , N p( i2) ,..., N pm<br />
) f i ( x, y , z )<br />
<br />
(9)<br />
<br />
Phạm Thành Long và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
189(13): 73 - 77<br />
<br />
SO SÁNH VÀ LỰA CHỌN HÀM DẠNG PHÙ HỢP<br />
Dễ thấy giá trị nội suy (1) tính theo hàm dạng lý thuyết (2) và hàm dạng thực nghiệm (9) với<br />
cùng cường độ các điểm chốt sẽ khó đồng nhất ngoại trừ điểm chốt. Nếu so sánh hai cách tính<br />
này với dữ liệu đo dùng kiểm chứng độc lập hai cách nội suy sẽ biết được độ chính xác của từng<br />
phương pháp.<br />
* Mô tả thiết bị đo<br />
<br />
Hình 3. Cảm biến nhiệt độ sử dụng trong thí nghiệm<br />
<br />
giá trị hiệu điện thế nhất định tại chân Vout<br />
(chân giữa) ứng với mỗi mức nhiệt độ.<br />
* Mô tả mô hình thí nghiệm<br />
Trên hình 5 bố trí 8 cảm biến nhiệt, theo sơ<br />
đồ trên hình 2 với các kích thước:<br />
2a = 500(mm); 2c = 380(mm); 2b = 400(mm).<br />
Hai quạt thông gió làm mát bố trí ở hai đầu<br />
của nhà kính có công suất 2.5W/chiếc;<br />
Hình 4. Mạch hiển thị thông số nhiệt độ sử dụng<br />
LM35 và Arduino UNO<br />
<br />
Cảm biến LM35 là bộ cảm biến nhiệt mạch<br />
tích hợp chính xác cao mà điện áp đầu ra của<br />
nó tỷ lệ tuyến tính với nhiệt độ theo thang độ<br />
Celsius. Chúng cũng không yêu cầu cân chỉnh<br />
ngoài vì vốn chúng đã được cân chỉnh. Cảm<br />
biến LM35 hoạt động bằng cách cho ra một<br />
<br />
3 bóng đèn sưởi ấm bố trí rải rác trong không<br />
gian của nhà có công suất 10W/bóng;<br />
Sử dụng một cảm biến nhiệt di động phía bên<br />
trong để đo nhiệt độ tại một điểm bất kỳ nhằm<br />
đối chứng với kết quả nội suy.<br />
Kết quả nội suy theo hai phương pháp và kết<br />
quả đo được thể hiện trên hình 6.<br />
<br />
Hình 5. Mô hình nhà kính thí nghiệm và đường khảo sát nhiệt độ 9 điểm phía trong<br />
<br />
75<br />
<br />
Phạm Thành Long và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
189(13): 73 - 77<br />
<br />
Hình 6. Kết quả nội suy theo hai phương pháp và kết quả đo đối chứng<br />
<br />
Tại các điểm nội suy trên hình 6 do không thể<br />
hiện điểm chốt nào nên có thể nhận thấy kết<br />
quả là không có điểm nào trùng nhau về giá<br />
trị giữa phương pháp hàm dạng lý thuyết và<br />
hàm dạng thực nghiệm, điều này có thể nhận<br />
thấy ngay từ mô hình toán.<br />
KẾT LUẬN<br />
Rõ ràng hàm dạng lý thuyết thể hiện sự đối<br />
xứng trong kết cấu không gian nội suy, nó rất<br />
thuận tiện khi sử dụng do tính có sẵn của nó.<br />
Tuy nhiên khi đối chứng thực nghiệm cho<br />
thấy độ chính xác của hàm dạng thực nghiệm<br />
đem lại luôn vượt trội hơn so với hàm dạng lý<br />
thuyết, kết quả sẽ luôn trùng nhau tại các<br />
điểm lấy mẫu đo, do vậy có thể thấy rằng sai<br />
số trong tình huống này chính là sai số do<br />
dạng hàm chưa hợp lý mang lại (sai số<br />
phương pháp).<br />
Với những gì cho thấy trong bài báo này hoàn<br />
toàn có cơ sở để tin tưởng rằng trong điều<br />
kiện cùng một mật độ điểm mẫu,phương pháp<br />
hàm dạng thực nghiệm luôn cho kết quả tốt<br />
hơn do trường tham số không đối xứng lý<br />
tưởng.Mặc dù hàm dạng thực nghiệm có chi<br />
phí thành lập cao hơn nhưng điều này xứng<br />
đáng với độ chính xác kết quả mà nó mang lại.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. E. Oktavia, Widyawan, and I. W.<br />
Mustika.(2016), Inverse distance weighting and<br />
kriging spatial interpolation for data center<br />
<br />
76<br />
<br />
thermal monitoring. Proc. 1st Int. Conf. Inf.<br />
Technol. Inf. Syst. Electr. Eng. ICITISEE 2016,<br />
pp. 69–74.<br />
2. R. L. Wang, X. Li, W. J. Liu, T. Liu, M. T.<br />
Rong, and L. Zhou.(2014), Surface spline<br />
interpolation method for thermal reconstruction<br />
with limited sensor data of non-uniform<br />
placements. J. Shanghai Jiaotong Univ. vol. 19,<br />
no. 1, pp. 65–71.<br />
3. M. Bullo, V. D’Ambrosio, F. Dughiero, and M.<br />
Guarnieri.(2006), Coupled electrical and thermal<br />
transient conduction problems with a quadratic<br />
interpolation Cell Method approach. IEEE Trans.<br />
Magn. vol. 42, no. 4, pp. 1003–1006.<br />
4. Long. PT, Lê T.T Thuy and Thang N.H (2018),<br />
Determining the parameter area at the request of<br />
a physical field based on shape function<br />
technique, ICERA 2018.<br />
5. Hoe. N.D (2004), Volumtric error<br />
compensation for multi-axis machine by using<br />
shape function interpolation, tạp chí khoa học<br />
công nghệ các trường đai học kỹ thuật, số<br />
48+49/2004.<br />
6. O. C. Zienkiewicz, R. L. Taylor, and J. Z.<br />
Zhu.(2013), The Finite Element Method: Its Basis<br />
and Fundamentals- Chapter 6: Shape Functions,<br />
Derivatives, and Integration.<br />
7. X. Z. Xia, Q. Jiang, and Q. Zhang.(2016),<br />
Calculation of the derivative of interpolation<br />
shape function for three-dimensional natural<br />
element method. vol. 3839, no. January.<br />
8. J. B. Gao and T. M. Shih.(1995), Interpolation<br />
methods for the construction of the shape function<br />
space of nonconforming finite elements. Comput.<br />
Methods Appl. Mech. Eng., vol. 122, no. 1–2, pp.<br />
93–103.<br />
<br />
Phạm Thành Long và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
189(13): 73 - 77<br />
<br />
ABSTRACT<br />
COMPARISON AND SELECTION APPROPRIATE SHAPE FUNCTION<br />
IN INTERPOLATING TEMPERATURE FIELD<br />
Pham Thanh Long1*, Le Thi Thu Thuy1, Nguyen Huu Thang1, Le Duc Do2<br />
1<br />
University of Technology – TNU,<br />
Ha Noi University of Siences and Technology<br />
<br />
2<br />
<br />
Physical quantities existing in the form of continuous fields such as temperature, humidity, sound,<br />
light are common in engineering. Physical quantities existing in the form of continuous fields such<br />
as temperature, humidity, sound, light are common in engineering. When examining these fields,<br />
due to its continuity, it is possible to reduce the computational cost by interpolating. Except for the<br />
key points with sample data, the interpolation points have accuracy depending on the type of<br />
interpolation function and the density of key points more or less. This paper compares two types of<br />
shape functions, the theoretical and experimental functions, to select the more appropriate type<br />
when interpolating temperature. The way to do this is to compare the results obtained by each<br />
method applied to the same physical model and the actual measured result by the thermal sensor at<br />
the same location. The results show that the experimental shape function has higher accuracy<br />
under the same conditions. This is the basis for improving quality when interpolating a quantity<br />
without considering the type of function.<br />
Keywords: Shape function, key point, interpolation, temperature, continuous field.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 26/9/2018; Ngày hoàn thiện: 06/11/2018; Ngày duyệt đăng: 30/11/2018<br />
*<br />
<br />
Tel: 0947 169291, Email: kalongkc@gmail.com<br />
<br />
77<br />
<br />