intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sổ tay bí thư Đảng ủy xã, thị trấn

Chia sẻ: Nguyen Dinh Tuyen | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

208
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sổ tay bí thư Đảng ủy xã, thị trấn giúp cho bí thư Đảng ủy xã, thị trấn có thêm tài liệu nhằm phổ biến tư tưởng chính trị của Đảng. Hy vọng tài liệu sẽ mang đến cho quý đơn vị nhiều thông tin bổ ích.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sổ tay bí thư Đảng ủy xã, thị trấn

  1. HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG: SỔ TAY BÍ THƯ ĐẢNG UỶ XÃ, THỊ TRẤN. Trang bìa: Mầu …………………… cờ đảng mầu vàng, bìa mềm gấp cạnh. ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ GIANG HUYỆN UỶ VỊ XUYÊN ***** SỔ TAY BÍ THƯ ĐẢNG UỶ XÃ, THỊ TRẤN (Dành cho Bí thư Đảng uỷ xã, thị trấn) 1
  2. Trang 2: ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ GIANG HUYỆN UỶ VỊ XUYÊN ***** SỔ TAY BÍ THƯ ĐẢNG UỶ XÃ, THỊ TRẤN Họ và tên:.......................................................... Sinh Ngày …..….tháng …..….năm ................ Nơi công tác:..................................................... Địa chỉ:.............................................................. Điện thoại:....................................................... Fax:.................................................................... Email:................................................................ Địa chỉ nhà riêng:.............................................. Điện thoại nhà riêng:....................................... Số thẻ Đảng viên:............................................ Số CMTND:..................................................... Số hộ chiếu:..................................................... ........................................................................... 2
  3. Trang tiếp theo: MỘT SỐ LỜI DẠY CỦA BÁC HỒ VỀ ĐẠO ĐỨC “Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào uỷ thác thì tôi ph ải gánh sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui. Tôi ch ỉ có một s ự ham mu ốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi...” Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.4. tr.161. “Người ta ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, nhưng muốn ph ải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon mặc đẹp, như vậy là không có đạo đức…” Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.5, tr.498. “Vì Chủ nhĩa cộng sản là mục đích cuối cùng của Đảng ta. Đấu tranh cho chủ nghĩa cộng sản là lẽ sống của người đảng viên…” “Người cộng sản chúng ta không được phút nào quyên lý tưởng cao cả của mình là: suốt đời làm cách mạng phấn đấu cho Tổ qu ốc hoàn toàn đ ộc l ập, làm cho chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản thắng lợi hoàn toàn trên T ổ quốc ta và trên thế giới...” Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.312,313. “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa, thì không thành trời. Thiếu một phương, thì không thành đất. Thiếu một đức, thì không thành người”. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.631. 3
  4. Phần I ---- I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG. 1. Tổ chức và công tác tổ chức. - Tổ chức là sự liên kết giữa con người với nhau theo những nguyên tắc, chế độ, điều lệ qui định nhất định để hành động, nhằm đạt được nh ững mục đích đề ra. - Tổ chức do con người lập ra, nhằm liên kết và phát tri ển kh ả năng, s ức mạnh của từng cá nhân, bộ phận riêng lẻ thành sức mạnh tổng hợp. - Công tác tổ chức của Đảng là sự xây dựng, kiện toàn các mối quan hệ trong tổ chức Đảng ( từ cơ sở đến toàn đảng), hình thành h ệ th ống t ổ ch ức, t ạo nên một chỉnh thể thống nhất, có tính ổn định bền vững. Công tác tổ chức của đảng Bao gồm những qui định , những nguyên tắc tổ chức và hoạt động buộc tất cả mọi tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên phải chấp hành để t ạo lên s ự thống nhất ý trí và hành động, đảm bảo giữ vững vai trò lãnh đ ạo, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiên đấu của đảng 2. Chức năng của Chi bộ, Đảng bộ: - Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của đơn vị mình đề ra chủ trương công tác sát hợp; tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở thôn bản, tổ dân phố. - Lãnh đạo bằng công tác tổ chức, cán bộ, thông qua h ệ th ống tổ ch ức Đảng và Đảng viên trong hệ thống chính trị. - Lãnh đạo bằng giáo dục, thuyết phục quần chúng tham gia phong trào cách mạng; bằng sự tiên phong, gương mẫu của mỗi Đảng viên của Đảng. - Lãnh đạo bảo đảm và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân. 3. Hình thức tổ chức. - Lập Chi bộ cơ sở hoặc Đảng bộ cơ sở gọi tắt là tổ chức cơ sở Đảng. - Chi bộ cơ sở được lập ra từ 03 Đảng viên chính thức đến 30 đảng viên. - Những trường hợp cấp uỷ cấp dưới phải báo cáo cấp uỷ cấp trên trực tiếp đồng ý mới thành lập tổ chức cơ sở Đảng: + Đảng bộ cơ sở trong đơn vị cơ sở chưa đủ 30 Đảng viên. + Lập chi bộ trực thuộc Đảng uỷ trong đơn vị cơ sở có hơn 30 đảng viên. + Lập Đảng bộ bộ phận trực thuộc Đảng uỷ cơ sở. 4
  5. Cần nắm vững nguyên tắc hệ thống tổ chức của Đảng được lập tương ứng với hệ thống tổ chức chính quyền Nhà nước, chi bộ cơ s ở, Đ ảng b ộ c ơ s ở phải gắn chặt với nhân dân. Phần 2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CƠ BẢN CỦA ĐẢNG BỘ CƠ SỞ. I. Về chức năng: Đảng bộ cơ sở xã, thị trấn là hạt nhân chính trị, lãnh đạo th ực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội, xây dựng hệ thống chính trị ở xã v ững mạnh, nông thôn giầu đẹp, văn minh không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh th ần của nhân dân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. II. Về nhiệm vụ: (có 5 nhiệm vụ cơ bản): 1. Một là, Lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã h ội, an ninh - quốc phòng: 1.1. Lãnh đạo chính quyền thực hiện các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội của Đảng bộ xã và của Đảng bộ cấp trên, phát triển Nông -Lâm -Ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tạo thêm việc làm mới cho người lao động không ngừng nâng cao đời sống vật ch ất và tinh thần của nhân dân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đ ối v ới Nhà n ước, xây dựng nông thôn giầu đẹp văn minh. 1.2. Lãnh đạo chính quyền thực hiện nhiệm vụ CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, quản lý và s ử dụng đ ất h ợp lý, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp d ụng các ti ến b ộ khoa h ọc kỹ thuật vào sản xuất, tăng giá trị thu nh ập trên một đ ơn v ị di ện tích, th ực hi ện nhiệm vụ xậy dựng cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm…) theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, quản lý và sử dụng tốt các nguồn v ốn vay, vốn nhân dân đóng góp và các nguồn vốn khác, phát tri ển s ự nghi ệp văn hoá, giáo dục, y tế bảo vệ môi trường, thực hiện tốt các chính sách xã hội, xoá đói, giảm nghèo, 1.3. Lãnh đạo xây dựng và thực hiện quy ch ế dân chủ ở cơ s ở, th ực hi ện tốt phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" giám sát mọi hoạt động ở cơ sở theo đúng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong cộng đồng dân cư ở cơ sở theo đúng pháp luật không để tích tụ mâu thuẫn trở thành những điểm nóng, không để x ảy ra tình trạng khiếu kiện tập thể, vượt cấp hoặc lợi dụng dân chủ để làm mất ổn định chính trị ở nông thôn. 1.4. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ Quốc phòng toàn dân và chính sách hậu phương quân đội giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã h ội đ ề cao tinh 5
  6. thần cảnh giác cách mạng, bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản của Nhà nước, c ủa tập thể, tính mạng và tài sản của nhân dân; ngăn ch ặn và đ ẩy lùi các t ệ n ạn xã hội, nhất là ma tuý, mại dâm. 2. Hai là, Lãnh đạo công tác tư tưởng: 2.1. Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác-LêNin, tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh và phát huy truyền thống yêu nước, yêu ch ủ nghĩa xã hội trong các tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, thi ếu niên; xây dựng tình đoàn kết, gắn bó tình làng, nghĩa xóm, đùm bọc giúp đ ỡ l ẫn nhau; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh ở thôn, bản…và trong từng gia đình, chú trọng tuyên truyền nhân rộng gương người tốt, việc tốt, các nhân tố tích cực trên mọi lĩnh vực. 2.2. Tuyên truyền, vận động cho nhân dân hiểu và ch ấp hành đúng đ ường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhi ệm v ụ của địa phương; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để giải quyết và báo cáo lên cấp trên. 2.3. Lãnh đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân đấu tranh ch ống các quan điểm sai trái và những hành vi nói, viết và làm trái với đường lối, ch ủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chống tư tưởng cơ hội, thực dụng cục bộ, bè phái, gia trưởng, bảo th ủ và các hủ t ục l ạc h ậu, mê tín, d ị đoan; phòng, chống sự suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, Đảng viên.. 3. Ba là, Lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ (đây là nhiệm vụ then chốt nhất trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng): 3.1. Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức trong hệ th ống chính trị, các đơn vị kinh tế, sự nghiệp ở cơ sở vững mạnh; xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tích cực t ạo ngu ồn cán b ộ t ại ch ỗ, từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ, công chức xã. 3.2. Cấp uỷ xây dựng quy chế về công tác tổ chức, cán bộ; nhận xét, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, đãi ngộ đối với cán b ộ thuộc quyền; quản lý và kiểm tra thực hiện chính sách đối với cán b ộ ở cơ sở theo phân cấp; giới thiệu người đủ tiêu chuẩn, có tín nhiệm trong tổ chức Đảng và nhân dân để bầu vào các chức danh chủ chốt của h ội đồng nhân dân, u ỷ ban nhân dân, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân theo luật định và Điều lệ của mỗi tổ chức. 3.3. Cấp uỷ đề xuất trong việc lựa chọn, gới thiệu cán bộ tham gia vào các cơ quan lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân ở cấp trên và cán bộ chủ chốt ở cơ sở do cấp trên quản lý. 4. Bốn là, Lãnh đạo Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân: 4.1. Lãnh đạo xây dựng Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở xã vững mạnh, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo luật đ ịnh và đi ều l ệ c ủa mỗi đoàn thể. Thực hiện tốt các chính sách về dân tộc, tôn giáo của Đ ảng và 6
  7. Nhà nước, xây dựng khối đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thi đua thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao. 4.2. Lãnh đạo MT tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ của địa phương, trước hết là chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhịêm vụ của địa ph ương về nông nghi ệp, nông dân và nông thôn. 5. Năm là; xây dựng, củng cố các chi bộ Đảng: 5.1. Đề ra chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp xây dựng Đảng bộ, chi b ộ trong sạch vững mạnh, gắn với xây dựng củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đội ngũ Đ ảng viên, nhất là việc phát hiện và đấu tranh tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác; chú trọng củng cố, xây dựng và nâng cao ch ất lượng lãnh đạo của Chi bộ,tổ đảng ở thôn, bản…Thực hiện đúng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân ch ủ, ch ế độ tự phê bình và phê bình; thực hiện có nề nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu. 5.2. Giáo dục, rèn luyện đội ngũ Đảng viên nêu cao vai trò tiền phong gương mẫu, phấn đấu trở thành người lao động giỏi, công dân m ẫu mực; nghiêm chỉnh chấp hành và vận động, thuyết ph ục nhân dân ch ấp hành Ngh ị quyết của tổ chức Đảng, quyết định của chính quyền và chương trình hành động của các đoàn thể nhân dân. Cấp uỷ xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện cho đảng viên thực hiện nhiệm vụ học tập, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt. 5.3. Cấp uỷ xây dựng kế hoạch, biện pháp quản lý, phân công nhiệm vụ và tạo điều kiện để đảng viên hoàn thành nhiệm vụ được giao. Làm tốt công tác động viên khen thưởng, kỷ luật đảng viên; xử lý nghiêm, kịp thời những cán bộ, đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước. 5.4. Làm tốt công tác tạo nguồn kết nạp Đảng viên, hàng năm phấn đấu kết nạp từ 200 đảng viên mới trở lên, bảo đảm về tiêu chuẩn, quy trình, chú trọng đối tượng là đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, phụ nữ và những người lao động giỏi, có uy tín trong quần chúng; Phấn đấu hàng năm kết nạp từ 200 Đảng viên mới trở lên. 5.5. Xây dựng cấp uỷ và Bí thư cấp uỷ đảm bảo tiêu chu ẩn v ề ph ẩm chất, năng lực, thực sự là trung tâm đoàn kết, hoạt động có hiệu quả, được đảng viên và nhân dân tín nhiệm, định kỳ hàng năm, cấp uỷ tổ chức cho quần chúng tham gia, góp ý xây dựng Đảng; Bí thư cấp uỷ cơ sở, Ch ủ t ịch HĐND, Chủ Tịch UBND tự phê bình trước đại diện của nhân dân và ch ịu trách nhiệm khi để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí ở địa phương. 7
  8. 5.6. Cấp uỷ thường xuyên kiểm tra tổ chức Đảng và Đảng viên chấp hành Điều lệ, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ chính trị về những điều Đảng viên không được làm. Phối hợp với tổ chức cơ sở đảng trên địa bàn và tổ chức cơ sở Đảng có Đảng viên, cán bộ, công ch ức đang cư trú trên địa bàn thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ của địa phương. III. Mối quan hệ của Đảng bộ với các tổ chức trong h ệ th ống chính trị ở cơ sở: 1. Đối với Hội đồng nhân dân: - Cấp uỷ lãnh đạo Hội đồng nhân dân bằng ch ủ trương, Ngh ị quy ết, công tác cán bộ, công tác kiểm tra và thông qua các Đảng viên là đ ại bi ểu H ội đ ồng nhân dân. - Trước mỗi kỳ họp hội đồng nhân dân, Chủ tịch HĐND phải báo cáo với Cấp uỷ về thời gian, chương trình, nội dung kỳ họp để cấp uỷ cho ý kiến chỉ đạo bảo đảm cho kỳ họp đạt kết quả, đúng lu ật, đúng đ ịnh h ướng c ủa t ổ ch ức Đảng. 2. Đối với Uỷ ban nhân dân: - Cấp uỷ lãnh đạo UBND bằng chủ trương, Nghị quyết, bằng công tác cán bộ và công tác kiểm tra. Thường xuyên kiểm tra UBND trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ, kịp thời phát hiện, khắc phục những việc chưa đúng, nếu có sai phạm nghiêm trọng, cấp uỷ yêu cầu tạm dừng thực hi ện và ki ến ngh ị v ới cấp uỷ, chính quyền cấp trên giải quyết. - Định kỳ (hàng tháng, quý, 6 tháng, 1 năm) hoặc đ ột xu ất khi có yêu c ầu, Chủ tịch UBND báo cáo với cấp uỷ về tiến độ và kết qu ả th ực hi ện nhi ệm v ụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng hoặc nh ững chuyên đ ề công tác được phân công. 3. Đối với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân: - Cấp uỷ lãnh đạo Mặt trận tổ quốc và các đoàn th ể nhân dân b ằng Ngh ị quyết, chương trình hành động, bằng công tác cán bộ, công tác kiểm tra và vai trò gương mẫu của cán bộ đảng viên trong tổ chức đó. Mặt trận t ổ qu ốc và các đoàn thể nhân dân có trách nhiệm cụ thể hoá các chủ trương, Nghị quy ết của t ổ chức Đảng, thực hiện nghiêm chế độ báo cáo về tình hình hoạt động và đề xuất, kiến nghị với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ. - Định kỳ (3 tháng, 6 tháng, 1 năm) hoặc đột xuất khi có yêu c ầu, c ấp u ỷ làm việc với các đoàn thể, nắm tình hình hoạt động của từng đoàn th ể và có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời. 8
  9. IV. Nhiệm vụ của Bí thư Đảng uỷ Xã, Thị trấn: Bí thư Đảng uỷ xã, Phường, Thị trấn là người đứng đầu của Đảng bộ, có nhiệm vụ chủ yếu như sau: Một là: Lãnh đạo Đảng bộ chấp hành Nghị quyết của cấp trên bằng cách căn cứ Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên và điều kiện th ực tế của địa ph ương, Bí thư Đảng uỷ phải cùng tập thể ban thường vụ có trách nhiệm xây dựng, chương trình hành động của đơn vị mình để đưa ra Ban chấp hành xem xét, quyết định. Hai là, lãnh đạo công tác xây dựng Đảng bộ. Ba là, Bí thư và Ban chấp hành Đảng uỷ lãnh đạo giám sát các ho ạt đ ộng của chính quyền và các đoàn thể nhân dân. Bốn là, lãnh đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết của cấp mình. Năm là, kiểm tra sơ kết, tổng kết. Muốn thực hiện tốt những nội dung trên, người Bí th ư Đ ảng u ỷ c ần phải có đủ các tác phong lãnh đạo khoa học, tác phong dân chủ t ập th ể, tác phong quần chúng, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Phần 3 MỘT SỐ YÊU CẦU, NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU VỀ ĐỔI MỚI XÂY DỰNG, CỦNG CỐ TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG. A/ Yêu cầu: 1. Nâng cao bản lĩnh chính trị và năng lực lãnh đ ạo c ủa các t ổ ch ức c ơ s ở đảng, nâng cao trình độ kiến thức theo yêu cầu sự nghiệp đổi m ới theo từng giai đoạn cách mạng đổi mới cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. 2. Khắc phục có hiệu quả tệ tham nhũng, tiêu cực; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, củng cố đoàn kết thống nhất trong Đảng. 3. Thực hiện có hiệu quả công cuộc đổi mới mà trọng tâm là phát tri ển kinh tế, giữ vững ổn định an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. B/ Một số nội dung và biện pháp chủ yếu: I. Công tác cán bộ của Tổ chức cơ sở đảng: 1. Tiêu chuẩn cán bộ đưa vào quy hoạch: Trong điều kiện hiện nay, tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của người cán bộ lãnh đạo, quản lý đưa vào quy hoạch ph ải được đánh giá thông qua các yếu tố cơ bản theo Nghị quyết TW3 (Khoá VIII) và Ngh ị quy ết Đ ại h ội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XV, Nghị quyết 22 Đảng bộ huyện đã đề ra. 2. Đối tượng quy hoạch: 9
  10. - Đối với xã, Thị trấn gồm: Ban chấp hành, Ban thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư cấp uỷ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND, lãnh đạo Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể ở xã, thị trấn. - Đối với thôn bản gồm: Bí thư, phó bí thư các chi bộ, trưởng, phó thôn bản; Ban công tác mặt trận và các đoàn thể thôn. 3. Quy trình xây dựng quy hoạch: Quy trình quy hoạch phải bảo đảm mở rộng dân chủ, khách quan trong việc phát hiện nguồn, có sự tham gia của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, mặt trận, các đoàn thể trong việc nhận xét, đánh giá cán bộ thường xuyên và định kỳ làm cơ sở để lựa chọn cán bộ đưa vào quy hoạch. *Để đào tạo, bồi dưỡng số lượng cán bộ cơ sở nêu trên có thể chia làm 2 chương trình phù hợp với các đối tượng đó là: - Chương trình thứ nhất, đào tạo lý luận chính trị: Ưu tiên cho số cán bộ trẻ tuổi, con em đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa đ ương ch ức c ấp xã, th ị trấn, cán bộ nguồn trong Qui hoạch; Sau khi tốt nghiệp được cấp bằng Cao c ấp hoặc Trung cấp chính trị; cần mở thêm lớp đào tạo đặc biệt, kết h ợp h ọc văn hoá đối với cán bộ chưa có trình độ văn hoá trung h ọc phổ thông; Các đ ối t ượng trên cần được đào tạo tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện. * Chương trình thứ hai, đào tạo chuyên môn: Giành cho số cán bộ trẻ tuổi, con em đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa đương ch ức c ấp Xã, Ph ường, Thị trấn, cán bộ nguồn trong Qui hoạch; Số cán bộ trên cần được cử Đi h ọc các lớp đại học tại chức; các lớp trung cấp chuyên môn; kết hợp học văn hoá đ ối với cán bộ chưa có trình độ văn hoá trung học ph ổ thông. Tập trung vào các ngành Luật, Nông–lâm nghiệp, quản lý hành chính, và quản lý kinh t ế.( Riêng Trưởng, phó công an, xã đội thì bố trí học các lớp chuyên ngành ). * Về chế độ chính sách: Tiếp tục thực hiện chính sách chung của Trung ương, Tỉnh và của Huyện đã ban hành về công tác Đào tạo, bồi d ưỡng. Tuy nhiên các đơn vị cần cụ thể hoá các chính sách cho phù hợp với điều kiện của từng địa phương để tạo điều kiện cho cán bộ được đi đào tạo. (Đặc biệt chú ý đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ là Bí thư Chi bộ và Trưởng thôn, bản có đủ trình độ năng lực lãnh đạo đ ịa ph ương th ực hiện tốt các Nghị quyết của chi bộ và của cấp trên đề ra). Phấn đấu đến năm 2015 cán bộ thôn bản cơ bản có trình độ văn hoá tốt nghiệp trung h ọc cơ sở, sơ cấp chính trị; 100% cán bộ xã vùng thấp, 70% cán b ộ xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa có trình độ tốt nghiệp ph ổ thông trung h ọc, trung cấp chuyên môn, Trung cấp chính tr ị tr ở lên và được b ồi d ưỡng ki ến th ức quản lý nhà nước. II. Cải tiến nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ: 1. Cần nắm vững ý nghĩa và tầm quan trọng của sinh hoạt Chi bộ: 10
  11. Chi bộ có sinh hoạt đầy đủ, đều kỳ hàng tháng thì mới thường xuyên quán triệt được đường lối, chính sách của Đảng, phát huy trí tuệ tập thể Đảng viên, không ngừng nâng cao chất lượng của tổ chức cơ sở Đảng và Đảng viên để lãnh đạo địa phương, đơn vị vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. 2. Sinh hoạt Chi bộ phải thể hiện 3 tính ch ất: tính lãnh đ ạo, tính giáo dục và tính chiến đấu: 3. Phải duy trì tốt nề nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ: 4. Thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc của Đảng trong sinh ho ạt Chi bộ, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình trong đảng: 5. Tăng cường cải tiến, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ: 6. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của Bí thư Chi bộ: 7. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng trực tiếp là cơ sở. III. Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, thu h ẹp diện yếu kém . a/ Mục đích, yêu cầu: Nhằm nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng; các cấp uỷ cần chỉ đạo tốt cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng; khắc phục s ự buông lỏng công tác Đảng; thông qua khảo sát kỹ từng loại hình tổ chức c ơ s ở Đ ảng; đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân để có biện pháp đổi mới, ch ỉnh đ ốn phù hợp. Bảo đảm cho mỗi loại hình hoạt động theo đúng chức năng, nhi ệm v ụ c ủa mình; tiến hành biểu dương, khen thưởng các tổ chức cơ s ở Đ ảng đ ạt đ ược trong sạch vững mạnh, đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vào dịp tổng kết công tác xây dựng Đảng hàng năm; đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo, củng cố các cơ sở yếu kém vươn lên. b/ Xây dựng chi bộ, Đảng bộ TVM theo 4 tiêu chuẩn sau: 1. Lãnh thực hiện hiện các nhiệm vụ chính trị nh ư là về phát tri ển kinh t ế – xã hội, giữ vững ổn định an ninh, trật tự an toàn xã h ội, công tác xóa đói gi ảm nghèo... 2. Lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng. 3. Lãnh đạo xây dựng chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân vững mạnh. 4. Lãnh đạo thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng Đảng. c/ Đánh giá, phân tích chất lượng TCCS đảng: 1. Tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh: 11
  12. Là những chi bộ, đảng bộ phấn đấu đạt được 4 tiêu chuẩn đánh giá nêu trên đã đăng ký phấn đấu từ đầu năm; các chỉ tiêu nhiệm vụ chính trị phải đạt và vượt; có ít nhất 80% số chi bộ trực thuộc đạt trong sạch vững mạnh, không có chi bộ yếu kém. Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh phải có ít nh ất 90% đ ảng viên hoàn thành nhiệm vụ, đạt 90 điểm trở lên và phải đảm bảo các điều kiện sau: - Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị đề ra, nhất là các nhiệm vụ trọng yếu; chính quyền và các tổ chức chính trị - xã h ội ở c ơ sở đ ạt tiêu chu ẩn vững mạnh hoặc tiên tiến xuất sắc. - Không có cấp uỷ viên, cán bộ là cấp trưởng, cấp phó của tổ chức chính quyền, Mặt trận, đoàn thể bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên. Trong số tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững, vững mạnh, cấp uỷ cấp trên xem xét, lựa chọn một số tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh tiêu biểu để khen thưởng; số cơ sở Đảng khen th ưởng không vượt quá 20% tổng số tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch, vững mạnh. 2. Tổ chức Đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ: Là những chi bộ phấn đấu cơ bản thực hiện tốt 4 tiêu chu ẩn nêu trên; có tổng số điểm đạt từ 70 đến dưới 90 điểm. 3. Tổ chức đảng hoàn thành nhiệm vụ: Là những chi bộ, Đảng bộ thực hiện được 4 nội dung đánh giá nêu trên , có tổng số điểm từ 50 đến dưới 70 điểm. 4. Tổ chức cơ sở Đảng yếu kém: Là những Chi bộ, Đảng bộ không đạt 4 tiêu chuẩn nêu trên và có m ột trong số biểu hiện sau: Kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân, người lao động khó khăn tỷ lệ nghèo còn cao, vi phạm chính sách, pháp lu ật, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội kém; nội bộ mất đoàn kết… có dưới 50 điểm. d. Tiến hành xét, công nhận tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh: - Từ đầu năm từng tổ chức cơ sở Đảng xây dựng thông qua tập thể, chỉ tiêu, kế hoạch, biện pháp phấn đấu chi, đảng bộ trong sạch, vững mạnh và đăng ký với cấp trên. - Trước khi tổng kết năm, cấp uỷ chi, Đảng bộ tự đánh giá nhận xét x ếp loại. - Tổ chức lấy ý kiến đảng viên và nhân dân, nếu trong Đảng nhất trí, nhân dân đồng tình thì báo cáo cấp trên. 12
  13. - Đồng chí cấp uỷ phụ trách cơ sở đánh giá phong trào thông báo cho cơ sở và báo cáo cấp uỷ. - Các Ban xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể cấp trên trực tiếp đánh giá nhận xét từng mặt công tác và xếp loại. - Khi cần thiết Thường trực Cấp uỷ tổ chức đoàn kiểm tra. Thẩm định lại một số tổ chức cơ sở Đảng (gồm một số Ban Đảng và Hội đồng thi đua cùng cấp). - Thường vụ cấp uỷ xét duyệt công nhận chi, đảng bộ trong sạch vững mạnh. - Cấp uỷ tổ chức sơ kết, công bố quyết định, biểu dương khen thưởng, rút kinh nghiệm chỉ đạo năm tiếp theo. IV. Giữ vững nề nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng: A/ Mục đích yêu cầu: - Sinh hoạt của Chi uỷ, Chi bộ là một hoạt động b ảo đ ảm cho t ổ ch ức Đảng, cho mỗi Đảng viên thực hiện chức năng lãnh đạo, giáo dục của mình. Đảng lãnh đạo bằng Nghị quyết, chủ trương chính sách, đối với chi b ộ là xây dựng, thực hiện nhiệm vụ, chương trình công tác từng thời gian, phân công cấp uỷ và cán bộ phụ trách, đôn đốc theo dõi, kiểm tra thực hiện. - Duy trì nề nếp sinh hoạt đều đặn là th ước đo tính Đ ảng và th ể hi ện nguyên tắc tập thể lãnh đạo của Đảng. + Chi bộ thảo luận dân chủ, thẳng thắn phát huy được trí tuệ tập thể. + Quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước để xác định mục tiêu, nhiệm vụ, xây dựng biện pháp sát hợp. + Phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của Đảng viên trong việc chấp hành Nghị quyết, vận động, tổ chức cùng thực hiện. - Xây dựng nề nếp tự phê bình và phê bình với tinh th ần th ẳng th ắn, chân thành làm rõ đúng sai, tăng cường đoàn kết nhất trí trong nội bộ. B/ Yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng: - Sinh hoạt đảng có thể thực hiện bằng 3 hình th ức: sinh ho ạt chính tr ị, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt học tập. + Sinh hoạt chính trị: Sinh hoạt mang tính chất lãnh đạo, ch ỉ đạo nh ư: Đại hội Chi, Đảng bộ, thảo luận dự thảo Nghị quyết Cấp uỷ cấp trên. + Sinh hoạt chuyên đề: bao gồm một trong nh ững nội dung tự phê bình và phê bình, thảo luận và quyết định một nội dung nào đó c ủa chi b ộ v ề nhi ệm v ụ chính trị ( lãnh đạo công tác chuyên môn, công tác khoa h ọc kỹ thu ật nh ư là chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xoá đói giảm nghèo, công tác quần chúng, kết nạp đảng viên mới v. v…). 13
  14. + Sinh hoạt học tập là sinh hoạt nghiên cứu, trao đổi, ti ếp thu các Ngh ị quyết của cấp trên, chính sách mới của đảng, nhà nước, tổ chức học tập chính trị, nghiệp vụ, khoa học, kỹ thuật… Nội dung của một kỳ sinh hoạt kiểm điểm công tác tháng trước và đề ra công tác tháng tới bao gồm cả 2, 3 hình thức hoặc 1 trong 3 hình thức nêu trên. - Các bước chuẩn bị cho sinh hoạt đảng: + Công tác chuẩn bị cho sinh hoạt, + Trong sinh hoạt, + Tổ chức thực hiện Nghị quyết. 1. Công tác chuẩn bị trước khi sinh hoạt: - Bí thư cấp uỷ chuẩn bị nội dung ( căn cứ chủ trương, nghị quyết và sự chỉ đạo của cấp trên, kết quả hoạt động của tháng trước, nhiệm vụ của tháng tới…) - Họp chi uỷ thảo luận chương trình nội dung sinh hoạt định kỳ tháng. - Phân công cấp uỷ viên cùng đảng viên chuẩn bị nội dung chuyên đề. - Thông báo ngày, nội dung, địa điểm họp. 2. Trong sinh hoạt: - Bí thư điều hành Hội nghị (Bí thư vắng, Phó Bí thư thay) - Thuyết trình các nội dung đã chuẩn bị. - Gợi ý thảo luận và kết luận những vấn đề trọng tâm. - Ghi biên bản ra Nghị quyết. - Phân công triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết. 3. Triển khai Nghị quyết: - Bí thư lập chương trình kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết thông qua cấp uỷ. - Phổ biến Nghị quyết đến các đoàn thể nhân dân. - Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết. - Kiểm tra thực hiện, bổ sung vấn đề do thực tiễn phát sinh. Sơ kết rút kinh nghiệm, động viên khen thưởng, phê bình… 4. Kiện toàn Chi bộ, tổ đảng, chính quyền và các đoàn thể ở cơ sở: a/ Kiện toàn Chi bộ, tổ đảng: Nhiệm vụ của Chi bộ: - Lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng. - Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. 14
  15. - Giáo dục, quản lý và phân công công tác cho Đảng viên, - Làm tốt công tác vận động quần chúng, xây dựng các đoàn th ể v ững mạnh và công tác kết nạp Đảng viên mới. - Kiểm tra thi hành kỷ luật Đảng viên. - Lắng nghe và tiếp thu ý kiến nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Xây dựng mối quan hệ hoạt động với chính quyền, đoàn thể nhân dân, với các chi bộ bạn, với cấp uỷ cấp trên. - Xây dựng tổ Đảng, chi bộ trong sạch vững mạnh. - Chi uỷ, chi bộ họp mỗi tháng một lần, nộp Đảng phí đúng kỳ hạn. b/ Kiện toàn tổ chức chính quyền cơ sở; Tinh gọn, có hiệu lực, hiệu quả. - Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng, quản lý chính quyền cơ sở. - Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. - Xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh. Lãnh đạo xây dựng chức năng, nhiệm vụ và tạo điều ki ện cho hoạt đ ộng của Trưởng thôn, bản. c/ kiện toàn các tổ chức quần chúng: - Quan điểm chỉ đạo; Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Mọi cán bộ, đảng viên đều phải làm tốt công tác vận động quần chúng. - Xác định chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động các đoàn thể. - Tạo điều kiện cho các tổ chức quần chúng tham gia các ho ạt đ ộng kinh tế - xã hội - quốc phòng - an ninh có hiệu quả. - Các hình thức tập hợp quần chúng phải phong phú đa dạng, hiệu quả. 5. Bồi dưỡng, kết nạp và sàng lọc đội ngũ Đảng viên . 6. Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở vững mạnh: - Chuyển biến nhận thức mới về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cơ s ở, thực hiện nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) về chiến lược cán bộ th ời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ cơ sở. - Xây dựng tiêu chuẩn cho chức danh cán bộ. - Tiến hành điều tra khảo sát, đánh giá, nhận xét cán bộ hàng năm. - Lập danh sách nguồn quy hoạch, xác định chức danh cán bộ chủ chốt. - Bố trí đội ngũ cán bộ cốt cán ở cơ sở đúng năng lực, sở trường. - Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ cơ sở, tiêu chuẩn hoá các chức danh cán bộ cơ sở. 15
  16. - Thực hiện chính sách đãi ngộ với cán bộ cơ sở. 7. Trách nhiệm của Đảng ủy xã đối với cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể quần chúng nhân dân ở các thôn bản, tổ dân phố: - Các Cấp uỷ cần chỉ đạo sâu sát và hướng mọi hoạt động về cơ sở, hướng dẫn nội dung công tác kiểm tra cơ sở về thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng; tháo gỡ những vướng mắc khó khăn cho cơ sở. - Cấp uỷ thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ cơ sở. - Chỉ đạo thực hiện tốt cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ” xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, thu hẹp diện yếu kém, gắn với xây dựng chính quy ền, đoàn th ể ở c ơ s ở từ xã đến các thôn bản, tổ dân phố vững mạnh. Trên đây là những nội dung và các giải pháp thực hiện về công tác xây dựng củng cố tổ chức cơ sở Đảng nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Nghị quyết 22 Đảng bộ huyện đã đề ra là: nâng cao chất lượng sinh hoạt của các Chi bộ Đảng. Phấn đấu hàng năm có trên 90% số Chi bộ thôn, bản, trên 85% số Đảng bộ trực thuộc Huy ện ủy đ ạt trong s ạch vững mạnh, không còn tổ chức Đảng yếu kém nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn của t ỉnh Hà giang nói chung, của huyện Vị xuyên chúng ta nói riêng trong giai đo ạn cách mạng hiện nay hiện nay./. Từ hết cho đến cuối: dành cho ghi chép (tổng cộng 200 trang) 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1