intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sổ tay Hướng dẫn thực hiện giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

sổ tay “Hướng dẫn thực hiện giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm” với mục tiêu giới thiệu và thúc đẩy việc sử dụng giải trình xã hội như một cách tiếp cận hiệu quả trong thúc đẩy sự tham gia có ý nghĩa của trẻ em nói riêng và quản trị quyền trẻ em nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sổ tay Hướng dẫn thực hiện giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm

  1. HỒ LÊ PHI KHANH (Chủ biên) SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN GIẢI TRÌNH XÃ HỘI LẤY TRẺ EM LÀM TRỌNG TÂM NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ
  2. DỰ ÁN "TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI VỀ QUẢN TRỊ QUYỀN TRẺ EM" SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN GIẢI TRÌNH XÃ HỘI LẤY TRẺ EM LÀM TRỌNG TÂM Biên soạn: Hồ Lê Phi Khanh (Chủ biên) Trương Quang Hoàng Đặng Thị Lan Anh NHÀ XUẤTHUẾ,BẢN2021ĐẠI HỌC HUẾ
  3. LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm là một cách tiếp cận để tăng cường trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và thúc đẩy có hiệu quả việc thực hành quyền tham gia của trẻ em. Trong những năm gần đây, các tổ chức Quốc tế như Save the Children, World Vision, Plan International và UNICEF đã có những sáng kiến sử dụng giải trình xã hội như một cách tiếp cận để tăng cường quản trị tốt quyền trẻ em. Các sáng kiến trên đã được thí điểm tại một số Quốc giá như Philippines, Bangladesh, Trung Quốc và Kosovo trong các vấn đề liên quan đến trẻ em như giáo dục, nước sạch, y tế và trợ cấp xã hội. Tính hiệu quả của thực hiện giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm thể hiện qua việc trẻ em được đối thoại với các cơ quan nhà nước liên quan và nói lên các quan điểm và nguyện vọng của mình về những vấn đề liên quan đến trẻ. Thông qua đó, các bên liên quan xây dựng các hoạt động can thiệp nhằm đảm bảo khắc phục có hiệu quả các vấn đề trên. Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về quyền trẻ em. Thông qua đó, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ quan trọng trong thực thi quyền trẻ em, đặc biệt là việc nội luật hóa các điều khoản và nguyên tắc của Công ước vào các bộ luật, chính sách và chương trình quốc gia. Bên cạnh đó, chính phủ vẫn tiếp tục những nỗ lực đáng khích lệ nhằm áp dụng các chính sách và thể chế thúc đẩy quyền trẻ em ở Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với đó là những thách thức trong quá trình thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao quyền trẻ em. Có nhiều nguyên nhân của vấn đề trên, trong đó, việc trẻ em chưa được bày tỏ những quan điểm về các vấn đề liên quan đến giáo dục, y tế, văn hóa, và xã hội có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến trẻ em.
  4. Từ những thực trạng trên, việc thực hiện giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm là cách tiếp cận để trẻ em được bày tỏ quan điểm dựa trên những vấn đề do trẻ em đưa ra. Căn cứ vào đó, các bên liên quan sẽ có những hoạt động can thiệp nhằm tăng hiệu quả hoạt động của giáo dục, y tế, văn hóa và xã hội, đồng thời thúc đẩy sự tham gia và thực hành quyền tham gia của trẻ em. Trong khuôn khổ dự án “Tăng cường năng lực các tổ chức xã hội về Quản trị quyền trẻ em” do Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung Việt Nam (CRD) thực hiện với sự tài trợ của tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế tại Việt Nam (SCI), với nỗ lực thúc đẩy quản trị tốt quyền trẻ em tại cấp địa phương, CRD đã thực hiện thí điểm cách tiếp cận Giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm thông qua sáng kiến “Tăng cường sự tham gia của trẻ em trong xây dựng và đánh giá xã, phường phù hợp với trẻ em tại thành phố Tam Kỳ”. Trên cơ sở kế thừa các bài học kinh nghiệm trong thực hiện giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm đã được thực hiện tại một số quốc gia trong khu vực, đồng thời đúc kết kinh nghiệm từ các hoạt động thực tiễn của dự án thông qua sáng kiến nói trên, CRD xây dựng cuốn sổ tay “Hướng dẫn thực hiện giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm” với mục tiêu giới thiệu và thúc đẩy việc sử dụng giải trình xã hội như một cách tiếp cận hiệu quả trong thúc đẩy sự tham gia có ý nghĩa của trẻ em nói riêng và quản trị quyền trẻ em nói chung.
  5. MỤC LỤC PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ GIẢI TRÌNH XÃ HỘI LẤY TRẺ 1 EM LÀM TRỌNG TÂM 1.1. Các khái niệm liên quan đến giải trình xã hội lấy trẻ em cc làm trọng tâm 1 1.2. Vì sao phải thực hiện giải trình xã hội lấy trẻ em cc làm trọng tâm? 2 1.3. Cơ sở pháp lý của việc thực hiện giải trình xã hội lấy cc trẻ em làm trọng tâm 2 1.4. Sự tham gia của trẻ em trong thực hiện giải trình cc xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm 3 1.5. Nguyên tắc của trẻ em tham gia trong thực hiện cc giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm 4 1.6. Điều kiện tiên quyết để thực hiện giải trình xã hội lấy cc trẻ em làm trọng tâm 6 PHẦN 2: QUY TRÌNH THỰC HIỆN GIẢI TRÌNH XÃ HỘI LẤY TRẺ EM LÀM TRỌNG TÂM 8 2.1. Giới thiệu quy trình thực hiện giải trình xã hội cctrẻ em làm trọng tâm 8 2.2. Hướng dẫn thực hiện quy trình giải trình xã hội lấy cctrẻ em làm trọng tâm 9 2.2.1. Lập kế hoạch thực hiện giải trình xã hội lấy cccc trẻ em làm trọng tâm 9 2.2.2. Giới thiệu tiến trình thực hiện giải trình xã hội cccc lấy trẻ em làm trọng tâm cho các bên liên quan và nhóm trẻ em 14 2.2.3. Xác định vấn đề cần thực hiện giải trình xã hội cccc lấy trẻ em làm trọng tâm 20 2.2.4. Thu thập minh chứng cho việc giải trình xã hội cccc lấy trẻ em làm trọng tâm 31 2.2.5. Đối thoại và giải trình 36 2.2.6. Giám sát và đánh giá 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
  6. DANH MỤC CÁC TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT CCSA Child Centered Social Accountability (Giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm) QH Quốc hội QĐ-TTg Quyết định của Thủ tướng Chính phủ NĐ-CP Nghị định Chính phủ GS&ĐG Giám sát và đánh giá UBND Ủy ban Nhân dân LĐTBXH Lao động Thương binh Xã hội PTCS Phổ thông Cơ sở PTTH Phổ thông Trung học
  7. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SỔ TAY Sổ tay được biên soạn chủ yếu dành cho các cán bộ phụ trách các hoạt động liên quan đến trẻ em tại địa phương, các tổ chức xã hội, các chương trình, dự án liên quan hoặc ảnh hưởng đến trẻ em và các nhóm trẻ em nòng cốt (hội đồng trẻ em, câu lạc bộ, các đội/ nhóm trẻ em). Ngoài ra, sổ tay còn được sử dụng như tài liệu tham khảo để các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền như Sở và phòng Lao động Thương binh Xã hội, Sở và phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện, xã thực hiện tốt hơn vai trò của mình trong việc nâng cao hiệu quả thực hành quyền của trẻ em. Bố cục sổ tay gồm hai phần chính, trong đó phần 1 nhằm cung cấp kiến thức chung về giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm. Nội dung của phần 1 giới thiệu các khái niệm liên quan đến giải trình xã hội, giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm, lý do và căn cứ của việc thực hiện tiến trình này. Ngoài ra, các điều kiện để thực hiện giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm cũng được đề cập đến trong phần 1. Phần 2 tập trung vào việc hướng dẫn quy trình thực hiện giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm. Cụ thể nội dung của phần 2 trình bày 6 giai đoạn và cách thức tiến hành các bước trong mỗi giai đoạn của việc thực hiện giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm, đồng thời giới thiệu các công cụ được đề xuất sử dụng trong mỗi bước của tiến trình này.
  8. PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ GIẢI TRÌNH XÃ HỘI LẤY TRẺ EM LÀM TRỌNG TÂM 1.1. Các khái niệm liên quan đến giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm Giải trình là gì? Giải trình là việc cơ quan nhà nước cung cấp, giải thích, làm rõ các thông tin về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó (Khoản 8, Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015). Giải trình xã hội là gì? Giải trình xã hội là tiến trình các hoạt động nhằm tăng cường sự tham gia, trao đổi, đối thoại giữa cộng đồng và đại diện các cơ quan, ban ngành của nhà nước để kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan đó khi họ sử dụng các nguồn lực công để cung cấp dịch vụ, cải thiện phúc lợi cộng đồng và bảo vệ quyền của người dân (WorldBank, 2015). Giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm (CCSA) là gì? Giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm là một tiến trình nhằm tăng cường sự tham gia của trẻ em để trao đổi, phản ánh, đánh giá chất lượng của các loại hình dịch vụ, chính sách, chương trình có liên quan đến trẻ em. Thông qua đó, chính quyền địa phương có những can thiệp/ hành động nhằm cải thiện chất lượng của các dịch vụ trên, đồng thời tăng cường việc trao quyền cho trẻ em trong giám sát và đánh giá hiệu quả thực hiện các can thiệp đó (Ansa-EAP, 2010). 1
  9. 1.2. Lý do cần thực hiện giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm Phản ánh chất lượng của các loại hình dịch vụ và hoạt động của các chương trình có liên quan đến trẻ em tại địa phương, thông qua đó cán bộ địa phương hoặc những người cung cấp dịch vụ đánh giá được thực trạng các dịch vụ và có những thay đổi, cải tiến để nâng cao chất lượng của các loại hình dịch vụ đó; Tăng cường sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là trẻ em, cùng với chính quyền địa phương hoặc những người/ đơn vị cung cấp dịch vụ trong tiến trình xây dựng kế hoạch cho những hoạt động liên quan hoặc ảnh hưởng đến trẻ em; Đảm bảo trẻ em tiếp cận được các thông tin về việc ra quyết định, chính sách có liên quan đến trẻ em Theo dõi và đánh giá hiệu quả của việc thực hiện các dịch vụ, chương trình có liên quan đến trẻ em; Chia sẻ trách nhiệm giữa trẻ em, chính quyền địa phương, và đơn vị cung cấp dịch vụ trong tiến trình quản lý, giám sát chất lượng của các dịch vụ có liên quan đến trẻ em. 1.3. Cơ sở pháp lý của việc thực hiện giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm Luật Trẻ em số: 102/2016/QH13; Quyết định số 1235/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016 – 2020; Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; 2
  10. Quyết định số 1555/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020; Quyết định số 06/QĐ-TTg 2019 ngày 03 tháng 1 năm 2021 tiêu chuẩn công nhận xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em; Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2021 Phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030. 1.4. Sự tham gia của trẻ em trong thực hiện giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm Sự tham gia của trẻ em là gì? Sự tham gia của trẻ là việc trẻ được tiếp cận thông tin, được bày tỏ ý kiến, được lắng nghe, được tôn trọng, được thành lập hoặc tham gia các nhóm và hiệp hội, được bàn bạc và quyết định trong mọi vấn đề có liên quan đến bản thân trẻ (Save the Children, 2013). Sự tham gia của trẻ em thông thường được thể hiện qua ba cấp độ khác nhau: Tham vấn: là hình thức cơ bản nhất đánh giá mức độ tham gia của trẻ em. Hình thức này được thực hiện khi người lớn muốn biết ý kiến và quan điểm của trẻ em về các vấn đề liên quan hoặc ảnh hưởng đến chúng; căn cứ vào đó để thiết kế các chương trình, hoạt động, các dự án có liên quan hoặc ảnh hưởng đến trẻ em. Hợp tác: là sự chủ động tham gia của trẻ em cùng với người lớn trong việc thiết kế, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động có liên quan hoặc ảnh hưởng của đến trẻ em. Đối với hình thức tham gia này, trẻ em có cơ hội để trình bày, chia sẻ những quan điểm, ý kiến và cùng với người lớn triển khai, thực hiện các chương trình có liên quan đến chúng. 3
  11. Khởi xướng: là khi trẻ em có không gian và cơ hội để kiến tạo các hoạt động của riêng mình và thực hiện công tác tuyên truyền vận động. Thay vì đưa ra các phản hồi đối với các ý tưởng hoặc dự án do người lớn khởi xướng, trẻ em tự xây dựng các nhóm hoặc tổ chức của riêng mình để thông qua đó xác định các vấn đề quan trọng nhất mà các em muốn hành động để giải quyết. Sự tham gia của trẻ em trong thực hiện giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm là gì? Trong tiến trình thực hiện CCSA trẻ em sẽ trình bày và đối thoại với chính quyền địa phương hoặc những nhà cung cấp dịch vụ về những vấn đề liên quan hoặc có ảnh hưởng đến trẻ. Thông qua đó, chính quyền địa phương và nhà cung cấp dịch vụ sẽ hiểu rõ hơn mong muốn hoặc những vấn đề mà trẻ em đang gặp phải. Trên cơ sở đó, họ sẽ có sự điều chỉnh cần thiết và những giải pháp khắc phục các vấn đề trên. Trẻ em là trọng tâm trong các giai đoạn của tiến trình thực hiện CCSA. Các sản phẩm/kết quả của tiến trình thực hiện CCSA đều hướng đến việc cải thiện sự tham gia của trẻ em và/hoặc cải thiện chất lượng của các dịch vụ liên quan hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em. 1.5. Nguyên tắc của việc trẻ em tham gia trong thực hiện giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm Trẻ em cần được cung cấp đầy đủ thông tin về việc thực hiện CCSA: Trẻ em phải được cung cấp thông tin về quyền tham gia theo hình thức dễ tiếp cận và thân thiện với trẻ em. Thông tin phải bao gồm cách thức các em sẽ tham gia, tại sao các em được trao cơ hội tham gia, phạm vi tham gia và các tác động tiềm ẩn mà sự tham gia có thể mang lại. 4
  12. Trẻ em tự nguyện tham gia: Trẻ em có quyền lựa chọn tham gia hoặc không tham gia vào tiến trình thực hiện giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm và có thể rút khỏi các hoạt động bất cứ lúc nào. Trong quá trình tham gia, trẻ em không bị ép buộc thể hiện quan điểm liên quan đến vấn đề cần thực hiện giải trình. Sự tham gia của trẻ em phải được tôn trọng: Các ý kiến, quan điểm của trẻ em nêu ra trong quá trình tham gia vào các bước trong thực hiện giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm cần được tôn trọng. Đồng thời, trẻ em cần được đảm bảo sự dân chủ trong quá trình bày tỏ các quan điểm của mình. Sự tham gia của trẻ em phải phù hợp: Các vấn đề liên quan đến giải trình cần phù hợp với phạm vi hiểu biết, nhận thức và khả năng của trẻ em. Tiến trình thực hiện CCSA cần thân thiện với trẻ em: Việc thiết kế các bước hoạt động và các công cụ trong tiến trình CCSA cần phù hợp với khả năng và nhận thức của trẻ em. Ngoài ra, địa điểm hội họp và triển khai hoạt động phải có tính thân thiện với trẻ em và dễ tiếp cận đối với trẻ em khuyết tật và các nhóm thiểu số khác. Sự tham gia của trẻ em phải đảm bảo sự bình đẳng và toàn diện: Trẻ em không bị phân biệt đối xử bất kể độ tuổi, chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc khác biệt về quan điểm, nguồn gốc quốc gia, dân tộc hoặc xã hội, tài sản sở hữu, khuyết tật, nơi sinh hoặc tình trạng khác. Bên cạnh đó, tiến trình thực hiện CCSA cần nhắm đến việc có sự tham gia của trẻ em từ tất cả các hoàn cảnh khác nhau, tức là mọi trẻ em trong cộng đồng địa phương đều được tiếp cận. Việc thiết kế các can thiệp trong hoạt động giải trình phải đủ linh hoạt để đáp ứng nhu cầu, kỳ vọng và điều kiện của các nhóm trẻ em khác nhau. 5
  13. Sự tham gia của trẻ em phải đảm bảo an toàn và phòng tránh rủi ro: cán bộ hỗ trợ thực hiện CCSA khi làm việc với trẻ em có nghĩa vụ đảm bảo an toàn cho trẻ em, phải thực hiện mọi biện pháp để giảm thiểu rủi ro để trẻ em tránh bị lạm dụng, bóc lột hay bất kỳ hậu quả tiêu cực nào khác từ việc tham gia. Các bên liên quan cần đảm bảo trách nhiệm đối với sự tham gia của trẻ em trong CCSA: Các ý kiến của trẻ em cần được ghi nhận và phản hồi. Đồng thời những cam kết của các bên liên quan trong thực hiện CCSA cần được thực hiện và thông báo cho trẻ em về kết quả cũng như tác động của các kết quả đó. 1.6. Điều kiện tiên quyết để thực hiện giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm Năng lực của nhóm trẻ em Năng lực của nhóm trẻ em được xem là yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công của CCSA. Năng lực này được thể hiện qua: (1) Khả năng trẻ em nhận biết về các vấn đề cần được giải trình; (2) Sự mạnh dạn đưa ra các ý kiến về mối quan tâm hoặc các vấn đề mà nhóm trẻ em đang gặp phải, thông qua đó khẳng định quyền tham gia của nhóm trẻ em; (3) Khả năng huy động sự tham gia của người lớn và các nhóm trẻ em khác vào việc thực hiện CCSA. Tính trách nhiệm của chính quyền địa phương Tính trách nhiệm của chính quyền địa phương là cơ sở thuận lợi cho việc tiến hành CCSA. Tính trách nhiệm thể hiện thông qua: (i) Sự khuyến khích, tạo điều kiện cho nhóm trẻ thực hiện CCSA; (ii) Phản hồi về những vấn đề nhóm trẻ em đang gặp phải trong việc thực hiện các chương trình, đầu tư, hỗ trợ có liên quan đến trẻ em hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ em; (iii) Đưa ra những giải pháp và cam kết thực hiện nhằm tăng hiệu quả và giải quyết các vấn đề nêu trên. Bối cảnh và điều kiện thực tế của địa phương. 6
  14. Bối cảnh và điều kiện thực tế ảnh hưởng đến tiến trình xác định các vấn đề cần giải trình có sự tham gia của trẻ em. Đây chính là các quy định, điều kiện liên quan đến việc thực hiện các chính sách, chương trình, đầu tư dịch vụ có liên quan hoặc ảnh hưởng đến trẻ em. Thông qua đó, trẻ em và chính quyền địa phương hoặc nhà cung cấp dịch vụ mới nhận ra được vấn đề và xác định những giải pháp khắc phục. Bên cạnh đó, bối cảnh và điều kiện thực tế của địa phương cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng loại công cụ, cách thức sử dụng công cụ trong thực hiện CCSA. Khả năng tiếp cận thông tin Khả năng tiếp cận thông tin của trẻ em là điều kiện để đảm bảo tiến trình CCSA được tiến hành thuận lợi. Tiếp cận thông tin bao gồm tính sẵn có và độ tin cậy của các dữ liệu liên quan đến các chương trình, dự án, đầu tư, dịch vụ có liên quan hoặc ảnh hưởng đến trẻ em. Điều này tạo điều kiện cho việc tổng hợp các minh chứng nhằm làm cơ sở cho việc thực hiện giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm. Sự tham gia của các bên liên quan Một trong những yếu tố thúc đẩy sự thành công của CCSA là mức độ tham gia của các bên liên quan khác nhau trong việc thiết kế và tiến hành các bước trong quy trình thực hiện CCSA. Tùy theo vấn đề được xác định và phạm vi của vấn đề, các bên liên quan bao gồm đại diện Ban giám hiệu nhà trường, chính quyền địa phương, phòng Giáo dục và Đào tạo, phòng Lao động Thương Binh xã hội… Sự tham gia của các bên liên quan thể hiện thông qua việc cung cấp các minh chứng về những vấn đề trẻ em đang đối mặt, tham gia vào đối thoại với trẻ em và cam kết thực hiện các hoạt động/ can thiệp đã được thống nhất trong buổi đối thoại để cải thiện chất lượng các dịch vụ, các hoạt động, đầu tư, chương trình có liên quan hoặc ảnh hưởng đến trẻ em. 7
  15. PHẦN 2: QUY TRÌNH THỰC HIỆN GIẢI TRÌNH XÃ HỘI LẤY TRẺ EM LÀM TRỌNG TÂM 2.1. Giới thiệu quy trình thực hiện giải trình xã hội trẻ em làm trọng tâm Quy trình thực hiện giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm được thực hiện qua 6 giai đoạn: (1) Lập kế hoạch thực hiện giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm; (2) Giới thiệu tiến trình thực hiện giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm cho các bên liên quan và nhóm trẻ em; (3) Xác định vấn đề cần giải trình; (4) Thu thập thông tin và xây dựng minh chứng cho vấn đề cần giải trình; (5) Tổ chức đối thoại và giải trình; (6) Giám sát và đánh giá. Lập kế hoạch thực hiện giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm Giới thiệu tiến trình thực hiện giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm cho các bên liên quan và nhóm trẻ em Xác định vấn đề cần thực hiện giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm Thu thập minh chứng cho việc giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm Đối thoại và giải trình Giám sát và đánh giá Hình 1. Quy trình thực hiện giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm 8
  16. 2.2. Hướng dẫn thực hiện quy trình giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm 2.2.1. Lập kế hoạch thực hiện giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm Mục tiêu: Chuẩn bị các nội dung công việc, công cụ, đồng thời lập kế hoạch, xác định địa phương và nhóm trẻ em nòng cốt cần thực hiện CCSA. Cách thức thực hiện: Bước 1: Lựa chọn địa phương, địa điểm và nhóm trẻ em nòng cốt tham gia thực hiện giải trình Việc lựa chọn địa phương, địa điểm và nhóm trẻ nòng cốt tham gia thực hiện CCSA do nhóm cán bộ hỗ trợ/ thúc đẩy thực hiện và cần đảm bảo các tiêu chí sau: Lựa chọn địa phương/ địa điểm thực hiện CCSA: Địa phương/ địa điểm đã và đang tiến hành các chương trình liên quan đến trẻ em như kế hoạch thực hiện chương trình xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em căn cứ theo Quyết định 06/QĐ-TTg 2019 tiêu chuẩn công nhận xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em; chương trình hành động vì trẻ em theo Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 07/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030. Địa phương/ địa điểm đã và đang tiến hành một số hoạt động liên quan đến trẻ em như đối thoại học đường, diễn đàn trẻ em, các hoạt động nhằm thúc đẩy sự tham gia và thực hành quyền tham gia của trẻ em. 9
  17. Địa phương/ địa điểm có các nhóm trẻ em nòng cốt như các câu lạc bộ, đội, nhóm, hội đồng trẻ em tham gia tích cực, có hiệu quả các phong trào, hoạt động có liên quan đến trẻ em. Lựa chọn nhóm trẻ em nòng cốt tham gia hoạt động CCSA: Các nhóm trẻ em được lựa chọn tham gia vào hoạt động CCSA bao gồm các câu lạc bộ, đội/ nhóm, Hội đồng trẻ em. Các trẻ em tham gia thực hiện mô hình CCSA có độ tuổi từ 10 đến 16 tuổi. Các thành viên tích cực tham gia vào các hoạt động của nhóm. Ví dụ 1: Lựa chọn Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam để thực hiện hoạt động “Tăng cường sự tham gia của trẻ em trong xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em trên địa bàn thành phố Tam Kỳ” thông qua tiếp cận thực hiện giải trình xã hội lấy trẻ em làm trọng tâm (CCSA). Lựa chọn địa phương/ địa điểm thực hiện CCSA Từ tháng 2 năm 2020, thành phố Tam Kỳ cũng đã ban hành Kế hoạch số 45/ KH-UBND của UBND thành phố Tam Kỳ về triển khai thực hiện xã, phường đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em theo quyết định số 06/QĐ-TTg. Mục tiêu của kế hoạch này đến năm 2024, hơn 90% xã, phường tại thành phố Tam Kỳ đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em theo 13 tiêu chí mà Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2