YOMEDIA
ADSENSE
Sổ tay hướng dẫn và đào tạo
82
lượt xem 12
download
lượt xem 12
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Việc phân tích các hoạt động chính trong giảng dạy và học tập là rất quan trọng khi thực hiện tự đánh giá cấp chương trình, bởi vì chúng ta cần biết chất lượng chương trình đào tạo và chất lượng bằng cấp của chúng ta. Chương này nhằm hướng dẫn các trường thực hiện tự đánh giá và cung cấp một bộ khung (framework) nhằm xem xét và đánh giá chất lượng.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sổ tay hướng dẫn và đào tạo
- UỶ BAN DÂN TỘC - IRC - UNDP ĐIỀU TRA CUỐI KỲ CHƯƠNG TRÌNH 135 - GIAI ĐOẠN II SỔ TAY HƯỚNG DẪN VÀ ĐÀO TẠO THÁNG 3 - 2012
- Mục lục PHẦN I: CÁC LƯU Ý CHUNG ................................................................................................. 3 1. C¸c biÖn ph¸p gi¸m s¸t chÊt lîng: .................................................................................................. 3 2. NhiÖm vô cña ®éi trëng: .................................................................................................................. 3 3. NhiÖm vô cña ®iÒu tra viªn:............................................................................................................... 4 4. NhiÖm vô cña Gi¸m s¸t viªn ............................................................................................................. 8 PHẦN II: PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ GIA ĐÌNH ........................................................................ 9 A. Tãm t¾t c¸c môc vµ x¸c ®Þnh ngêi tr¶ lêi th«ng tin. .......................................................................... 9 B. híng dÉn ghi th«ng tin vµo phiÕu pháng vÊn ................................................................................. 10 C. C¸ch ghi th«ng tin d¹ng sè vµ d¹ng ch÷ vµo phiÕu hái ................................................................... 12 Môc 0: th«ng tin trang b×a cña phiÕu pháng vÊn hé ............................................................................. 13 Môc 1A. Danh s¸ch thµnh viªn hé gia ®×nh ......................................................................................... 14 Môc 2. Gi¸o dôc, ®µo t¹o vµ d¹y nghÒ ................................................................................................ 18 Môc 3. Y tÕ vµ ch¨m sãc søc khoÎ..................................................................................................... 21 Môc 4. Thu nhËp ............................................................................................................................... 24 Môc 5. Tµi s¶n cè ®Þnh vµ ®å dïng l©u bÒn ......................................................................................... 60 Môc 6. Nhµ ë ...................................................................................................................................... 62 Môc 7. Tham gia ch¬ng tr×nh 135 vµ ch¬ng tr×nh môc tiªu quèc gia ................................................. 65 MỤC 8................................................................................................................................................ 69 PHẦN III: PHIẾU PHỎNG VẤN XÃ........................................................................................ 73 Trang b×a ............................................................................................................................................ 73 Môc 0A. Th«ng tin vÒ tr×nh ®é c¸n bé x· ............................................................................................. 73 Môc 0B. th«ng tin vÒ ®µo t¹o c¸n bé ban gi¸m s¸t x· ........................................................................ 73 Môc 1A. Nh÷ng ®Æc tÝnh c¬ b¶n vÒ nh©n khÈu vµ t×nh h×nh chung cña X· .......................................... 74 Môc 1B. Nh÷ng ®Æc tÝnh c¬ b¶n vÒ nh©n khÈu vµ t×nh h×nh chung cña th«n ®iÒu tra ........................... 74 Môc 1c. qu¶n lý vµ lËp kÕ ho¹ch ch¬ng tr×nh 135 ............................................................................. 74 Môc 2. T×nh tr¹ng kinh tÕ chung vµ c¸c ch¬ng tr×nh trî gióp, cøu trî................................................. 75 Môc 3. C¬ héi viÖc lµm phi n«ng, l©m nghiÖp, thñy s¶n ....................................................................... 75 Môc 4. N«ng nghiÖp vµ c¸c lo¹i ®Êt ................................................................................................... 76 Môc 5. KÕt cÊu h¹ tÇng ...................................................................................................................... 77 Môc 6. Gi¸o dôc ................................................................................................................................ 78 Môc 7. Y tÕ ........................................................................................................................................ 79 Môc 8. TrËt tù c«ng céng vµ c¸c vÊn ®Ò x· héi .................................................................................. 80 Híng dÉn kÕt thóc pháng vÊn phiÕu pháng vÊn x· ............................................................................ 80 2
- PHẦN I: CÁC LƯU Ý CHUNG 1. CÁC BIỆN PHÁP GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG: Do tính chất phức tạp của cuộc điều tra nên một số biện pháp kỹ thuật đã được áp dụng nhằm đảm bảo chất lượng số liệu điều tra, gồm: Phiếu phỏng vấn được thiết kế với phần lớn mã số đánh sẵn nhằm giảm thời gian đánh mã lại sau khi thu thập số liệu và giảm sai sót. Công việc của các điều tra viên được 1 đội trưởng và giám sát viên kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Phiếu phỏng vấn được thiết kế không gọn quá để tránh khai thác sót thông tin, nhưng cũng không quá chi tiết để tốn nhiều thời gian. Phiếu phỏng vấn được thiết kế để điều tra viên có chỗ ghi thông tin ngay vào phiếu, không phải mở sổ ghi chép trung gian. Phiếu phỏng vấn hộ, phần ghi thông tin in 3 dòng đậm xen kẽ để giúp điều tra viên tránh ghi nhầm dòng. 2. NHIỆM VỤ CỦA ĐỘI TRƯỞNG: 2.1. Trước khi đến địa bàn điều tra Trước khi đến địa bàn điều tra, Đội trưởng phải điện thoại liên lạc với Cán bộ cấp tỉnh, huyện và xã có địa bàn điều tra để thông báo lịch trình (thời gian), danh sách các hộ sẽ phỏng vấn và yêu cầu cán bộ xã, thôn/bản của địa bàn điều tra hẹn các hộ phỏng vấn theo lịch trình. Đội trưởng cần trao đổi thêm các thông tin sau: Thành phần đội điều tra: Có mấy người, những chức danh nào, làm nhiệm vụ gì? Thời gian: Đội làm việc tại xã mấy ngày, ăn, ở ra sao? Nội dung điều tra thông tin của 15 hộ gia đình đã được chọn điều tra năm 2007 về chăm sóc sức khoẻ, học hành, việc làm và đời sống của gia đình trong 12 tháng qua, các thông tin liên quan đến các chương trình dự án thực hiện tại địa bàn điều tra. Đề nghị cử người có trách nhiệm của xã phối hợp tổ chức, chỉ đạo cuộc điều tra. Đội trưởng cùng cán bộ đại diện cho lãnh đạo xã sẽ đối chiếu, kiểm tra, hoàn chỉnh danh sách hộ. Đội trưởng hướng dẫn chuẩn bị thông tin của phiếu phỏng vấn xã, đồng thời hẹn lịch, bàn thành phần cán bộ chuẩn bị và tham gia buổi thu thập thông tin phiếu phỏng vấn xã. Đề nghị Lãnh đạo xã gặp và giao nhiệm vụ cho cán bộ thôn/ấp/bản, người dẫn đường, người phiên dịch (nếu có). Đặt lịch điều tra và cử cán bộ thôn/ấp/bản hẹn những hộ sẽ điều tra ngày/buổi đến phỏng vấn. Bàn biện pháp khắc phục khó khăn, phối hợp giữa chính quyền, đoàn thể và đội làm công tác tư tưởng cho các hộ trong và ngoài diện điều tra. Công việc này tốt nhất được thực hiện 2 ngày trước khi đội điều tra xuống địa bàn nhằm tránh tình trạng các hộ không bố trí được thời gian cho cuộc phỏng vấn. Đội trưởng căn cứ vào danh sách các hộ phỏng vấn, phân công từng điều tra viên phỏng vấn từng hộ cụ thể để khi đến địa bàn không mất thời gian phân công công việc cho các điều tra viên. 2.2. Đến địa bàn điều tra Khi đến địa bàn điều tra, đội trưởng đề nghị chính quyền xã sắp xếp lịch phỏng vấn phiếu xã và bố trí người dẫn đường cho các điều tra viên đến các hộ phỏng vấn trong thôn/ấp/bản điều tra. 2.2. Xác định địa chỉ và hộ gia đình Trước khi các điều tra viên đi phỏng vấn các hộ, đội trưởng sẽ làm việc với chính quyền địa phương để xác định lại những hộ sẽ được điều tra. Đôi khi điều tra viên sẽ gặp phải một số khó 3
- khăn khi đến 1 hộ cụ thể, như: Không tìm thấy chỗ ở của hộ đã chọn; tìm thấy chỗ ở, nhưng hộ không có người ở nhà hoặc đã chuyển đi nơi ở khác, nhà chưa bàn giao hoặc bán lại cho người khác; hoặc hộ có tên chủ hộ được chọn trong danh sách đã chuyển đi và đã có hộ mới đã chuyển đến ở (chỗ ở của hộ cũ). Nếu có trường hợp trên xảy ra, điều tra viên phải gặp đội trưởng để xin ý kiến giải quyết. 2.3. Kiểm tra thông tin ở trang bìa, đặc biệt là tên và các mã số xác định hộ theo danh sách địa bàn được giao. Ghi thông tin trang bìa trước khi điều tra viên đến hộ phỏng vấn. 2.4. Thu thập số liệu phiếu xã, ghi mã ngành nghề và kiểm tra phiếu phỏng vấn hộ, dự phỏng vấn. - Phỏng vấn các cán bộ xã, cán bộ trưởng thôn/ bản/ ấp để ghi thông tin và hoàn thành phiếu phỏng vấn xã. - Đội trưởng có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ và giúp đỡ điều tra viên giải quyết những khó khăn trong quá trình điều tra. - Nhằm hoàn thành những công việc chung của đội điều tra, đội trưởng phải lập “Bảng phân công khối lượng công việc” cho điều tra viên và tiến hành kiểm tra những công việc cụ thể sau đây tại địa bàn điều tra: Kiểm tra chi tiết tất cả các phiếu phỏng vấn sau khi đã được thu thập số liệu để xem điều tra viên thu thập số liệu đã đầy đủ và có chính xác không. Khi thấy sai sót, đội trưởng đánh dấu vào phiếu phỏng vấn bằng bút chì và bàn với điều tra viên cách sửa chữa, kể cả phải trở lại hộ gia đình thu thập lại số liệu sai sót. Dự một hoặc vài cuộc phỏng vấn của điều tra viên để đánh giá phương pháp hỏi của điều tra viên. Điều tra viên sẽ không được báo trước về việc này Đội trưởng phải thường xuyên hội ý, trao đổi công việc với điều tra viên và phản ánh kết quả công việc với cấp trên. - Đội trưởng và điều tra viên phải có mối quan hệ chặt chẽ trong quá trình làm việc. Đội trưởng có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ cho điều tra viên; mỗi khi có vấn đề khó khăn nảy sinh về nghiệp vụ (chưa hiểu cụ thể về nội dung và phương pháp tính) hoặc về tổ chức, điều tra viên phải báo cáo ngay với đội trưởng. 3. NHIỆM VỤ CỦA ĐIỀU TRA VIÊN: Điều tra viên giữ vai trò hết sức quan trọng trong cuộc điều tra. Số liệu có được thu thập đầy đủ và chất lượng bảo đảm hay không phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần trách nhiệm đối với công việc của mỗi điều tra viên. Để hoàn thành nhiệm vụ của cuộc điều tra, yêu cầu mỗi điều tra viên phải làm theo những nội dung được quy định thống nhất trong sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ này. Điều tra viên phải phối hợp chặt chẽ với đội trưởng. Mỗi khi có những vấn đề vướng mắc nảy sinh trong quá trình tiếp xúc, thu thập số liệu ở hộ, điều tra viên cần thông báo ngay với đội trưởng để bàn bạc cùng giải quyết. Điều tra viên, khi đến hộ phải giới thiệu về mình, về cuộc điều tra cuối kỳ Chương trình 135 giai đoạn II: “Tôi tên là . . . . . . . . , cán bộ của Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương. Hôm nay, sau khi thống nhất kế hoạch với chính quyền, đoàn thể trong xã, chúng tôi tới thăm 15 hộ gia đình đã được Trung ương chọn và đề nghị từng gia đình cung cấp một số thông tin về chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, việc làm và về đời sống của gia đình và đánh giá của hộ gia đình về các công trình xây dựng hạ tầng thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006- 2010. Những thông tin này sẽ dùng làm cơ sở cho Nhà nước nghiên cứu chính sách nhằm đánh giá hiệu quả và tác động của Chương trình 135 giai đoạn II đến sự phát triển kinh tế, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, trong đó có gia đình ta. Những thông tin gia đình cung cấp sẽ được giữ kín, không sử dụng cho các mục đích khác. 4
- Cuộc phỏng vấn này sẽ cần khoảng ..... giờ *. Nhân dịp này, Nhà nước có chút quà nhỏ cảm ơn gia đình đã cộng tác để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ”. (*) ĐIỀU TRA VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ SỐ GIỜ, TUỲ THUỘC VÀO QUY MÔ HỘ 5
- Nếu thông tin thu thập chưa thật đầy đủ vì gia đình có cháu đang đi học hay có người đi làm vắng... điều tra viên phải dặn thêm “xin gia đình cho chúng tôi trở lại hỏi thêm một vài thông tin cụ thể vào thời gian thích hợp”. 3.1. Phỏng vấn các hộ điều tra: Nhiệm vụ của điều tra viên là phỏng vấn các hộ để thu thập số liệu vào phiếu phỏng vấn hộ gia đình. Trong thực tế có trường hợp điều tra viên phải đến 1 hộ nhiều lần mới có thể gặp được chủ hộ hoặc những người trả lời có liên quan để phỏng vấn. Vì vậy, mỗi điều tra viên phải lên kế hoạch, bố trí lịch cụ thể cho từng hộ gia đình và phải tận dụng mọi thời gian có thể tiếp xúc với hộ để bảo đảm hoàn thành việc thu thập số liệu của số lượng hộ mình phụ trách. Trong quá trình phỏng vấn, điều tra viên nhất thiết phải làm theo những chỉ dẫn trong các mục của phần 2 trong cuốn sổ tay này. 3.2. Kiểm tra phiếu phỏng vấn sau khi hoàn thành việc thu thập số liệu: Sau khi hoàn thành mỗi phiếu phỏng vấn, điều tra viên phải kiểm tra các mục và những thông tin cần thu thập trong mỗi mục đối với các thành viên trong từng mục để tránh bỏ sót. Điều tra viên phải thực hiện công việc này ngay sau khi phỏng vấn hộ và trước khi giao phiếu phỏng vấn cho đội trưởng. Điều quan trọng nhất là phải hoàn thành việc kiểm tra này trước khi rời khỏi địa bàn điều tra. Điều tra viên có thể sửa lại những chỗ viết sai hoặc không rõ ràng khi phỏng vấn hộ. Ngoài ra, điều tra viên không được tự ý sửa bất kỳ con số nào trong phiếu phỏng vấn đã được hoàn thành nếu chưa phỏng vấn lại hộ gia đình điều tra. Điều tra viên cũng không được sao chép thông tin từ phiếu phỏng vấn này sang phiếu phỏng vấn khác. Lưu ý: Nếu viết sai số liệu thì gạch chéo số đó, viết số đúng vào bên cạnh, không được viết đè lên số sai hoặc dùng bút xoá. Khi sửa số do viết sai, điều tra viên phải ký tên vào bên cạnh (gần) với số được sửa đó. 3.3. Quan hệ với đội trưởng: Điều tra viên phải luôn luôn chấp hành sự phân công của đội trưởng. Đội trưởng là người thay mặt Tổng cục Thống kê và Uỷ ban dân tộc có trách nhiệm phân công công việc cho mỗi điều tra viên. 3.4. Cuộc phỏng vấn Điều tra viên phải làm theo những hướng dẫn trong cuốn sổ tay này một cách cẩn thận. Các quy định cụ thể như sau: (i). Hỏi các câu hỏi một cách chính xác như đã được in trong phiếu phỏng vấn. Các câu hỏi đã được biên soạn một cách cẩn thận để thu được các thông tin chính xác đáp ứng cho việc phân tích sau này, đồng thời cũng đã được kiểm nghiệm nhiều lần ở địa bàn. Điều tra viên phải đọc nguyên văn các câu hỏi như đã được in trong phiếu phỏng vấn. Sau khi đọc một lần thật rõ ràng và dễ hiểu, điều tra viên chờ câu trả lời. Nếu người trả lời không trả lời trong một khoảng thời gian nhất định thì họ có thể: 1) không nghe được câu hỏi; hoặc 2) chưa hiểu được câu hỏi; hoặc 3) không biết trả lời. Với mọi trường hợp, điều tra viên cũng phải nhắc lại câu hỏi. Nếu người trả lời vẫn không trả lời được thì phải hỏi lại xem người trả lời có hiểu câu hỏi không. Nếu không hiểu thì điều tra viên phải diễn đạt câu hỏi dưới hình thức khác nhưng vẫn phải trung thành với nội dung câu hỏi. (ii). Phải làm mọi cách để tránh nhận được câu trả lời “không biết” bằng cách giúp người trả lời ước lượng, hoặc tìm ra câu trả lời gần đúng của họ. Trong phiếu phỏng vấn có nhiều câu hỏi cần sự 6
- bàn bạc, thảo luận của điều tra viên, ví dụ: tuổi, diện tích đất, thu nhập, số lượng sản phẩm đã bán ra, v.v... (iii). Trong trường hợp đã biết trước thông tin đơn giản, như người này là vợ của người kia, thì không cần phải hỏi tình trạng hôn nhân của hai người đó, chỉ cần điền thông tin đúng vào ô thông tin. Nhưng nếu chưa biết rõ, hoặc chỉ là dự đoán thì cần phải hỏi cho rõ. (iv). Duy trì nhịp độ phỏng vấn Điều tra viên phải làm chủ cuộc phỏng vấn nhưng phải hết sức lắng nghe người trả lời, tránh làm phật ý. Để làm được như vậy, hãy hết sức tránh thảo luận dài dòng với người trả lời; nếu hộ trả lời không phù hợp hoặc phức tạp thì không nên ngắt lời người trả lời một cách quá đột ngột mà tỏ ra lắng nghe cẩn thận những gì họ nói và khéo léo hướng người đó trở lại câu hỏi ban đầu. Điều tra viên tránh gán thông tin, gợi ý cách trả lời cho họ. (v). Phải hỏi từng người những thông tin về bản thân họ, tránh càng nhiều càng tốt việc người khác trả lời thay cho người cần hỏi trong những mục quy định hỏi từng thành viên. Nói chung, điều tra viên phải hoàn thành một mục đối với tất cả các thành viên của hộ gia đình trước khi chuyển sang các mục tiếp theo. Tuy nhiên, trong trường hợp một thành viên của hộ gia đình bận việc phải đi khỏi nhà thì có thể hỏi người đó tất cả các mục để họ có thể đi và sau đó quay lại những mục trước để hỏi những người khác trong hộ gia đình. Nếu một người vắng mặt thì điều tra viên có thể hỏi những người có mặt trước, sau đó quay lại hộ vào lúc phù hợp để hỏi người vắng mặt này. (vi). Giữ thái độ hoàn toàn trung lập với chủ đề phỏng vấn Điều tra viên không được tỏ thái độ ngạc nhiên, tán thành hay bất đồng với câu trả lời. Nếu người trả lời hỏi ý kiến, điều tra viên không được nói mình nghĩ thế nào về vấn đề đó. Điều tra viên cần giải thích mục đích của cuộc điều tra này là thu thập những ý kiến của người được hỏi về vấn đề đó. Điều tra viên không được thảo luận quan điểm của mình với người trả lời đến khi cuộc phỏng vấn kết thúc. Điều tra viên cũng tránh bất kỳ sự gợi ý nào theo suy nghĩ chủ quan của mình. (vii). Nếu bạn không hiểu một câu hỏi hay thủ tục nào đó, trước hết đọc cuốn sổ tay này, sau đó có thể hỏi đội trưởng cho rõ ràng hơn nếu cần. (viii). Tính chất cá nhân của cuộc phỏng vấn Tất cả các số liệu thu thập được đều được giữ kín. Bất kỳ một số liệu nào để cho người không có trách nhiệm biết đều bị coi là vi phạm kỷ luật cuộc điều tra này. Nguyên tắc này rất quan trọng và là cơ sở của tất cả các công tác thống kê. Về nguyên tắc, tất cả các câu hỏi phải được hỏi chỉ với sự có mặt của các thành viên trong hộ. Sự có mặt của người lạ có thể gây sự lúng túng và ảnh hưởng đến câu trả lời, đồng thời thông tin sẽ không được giữ kín. Tuy vậy, thường khó hạn chế sự có mặt của người lạ trong thời gian phỏng vấn vì việc điều tra viên đến hộ thường gây sự tò mò cho hàng xóm. Nếu gặp trường hợp như vậy, điều tra viên đề nghị người trả lời thuyết phục họ đi chỗ khác; hoặc giải thích một cách thật nhã nhặn để mọi người hiểu là cần phải đảm bảo tính chất giữ kín của cuộc phỏng vấn. 3.5. Cách cư xử của điều tra viên Điều tra viên phải ghi nhớ những quy định sau: Phải nhã nhặn với tất cả mọi người (người trả lời và gia đình, bạn bè họ, đội trưởng, những thành viên trong đội điều tra và những người khác có liên quan). Cách cư xử của điều tra viên có thể có ảnh hưởng rất lớn đến dư luận của nhân dân nơi có điều tra cũng như đến kết quả của tất cả các hoạt động điều tra. Trang phục gọn gàng để tạo cho người trả lời sự tin tưởng rằng đó là một người đáng tin cậy và có trọng trách. Phải đến đúng giờ hẹn và đừng bao giờ để người trả lời phải chờ. 7
- Không được phê bình, đánh giá hay bình luận câu trả lời hay hành vi của người được phỏng để tránh họ trả lời không đúng thực tế, tránh tự ý đưa ra ý kiến chủ quan của mình. Không uống rượu/bia khi làm việc 4. NHIỆM VỤ CỦA GIÁM SÁT VIÊN Giám sát viên cấp tỉnh/TP là những người chịu trách nhiệm về các nội dung sau: 4.1. Chất lượng số liệu cũng như quá trình thực hiện cuộc điều tra của các đội điều tra thuộc phạm vi được phân công 4.2. Giải quyết các vướng mắc về nghiệp vụ đối với những đội do mình phụ trách. Báo cáo kịp thời những nội dung nghiệp vụ do mình đã giải quyết và những vướng mắc nghiệp vụ mình không tự giải quyết được với ban chỉ đạo thực địa. 4.3. Kiểm tra và xác minh lại mẫu hộ gia đình, mỗi hộ đã bị thay thế phải được kiểm tra lại có đảm bảo đúng quy định không. 4.4. Kiểm tra giám sát quá trình thực hiện của các đội điều tra, tập trung kiểm tra phiếu của điều tra viên là khâu quan trọng nhất. Trong các lần giám sát tại thực địa Giám sát viên kiểm tra khoảng 30% số phiếu đã hoàn thành của mỗi điều tra viên, tập trung vào điều tra viên phỏng vấn yếu; dự phỏng vấn xã của đội trưởng, dự phỏng vấn mỗi điều tra viên từ 2 đến 3 hộ và ghi nhận xét vào mẫu phiếu số 4/KSCL: “Phiếu dự phỏng vấn của hộ điều tra”. 4.5. Tổ chức rút kinh nghiệm với đội điều tra về tổ chức thu thập thông tin ở địa bàn, thông báo ý kiến nhận xét về kết quả kiểm tra phiếu, kết quả dự phỏng vấn của đội trưởng, điều tra viên, bàn biện pháp khắc phục khó khăn, tồn tại và tiếp thu các ý kiến đề xuất của đội điều tra. Sau mỗi lần kết thúc giám sát tại thực địa giám sát viên có: “Báo cáo giám sát tại địa bàn” và kết quả kiểm tra phiếu, dự phỏng vấn điều tra viên tại địa bàn gửi Ban chỉ đạo cuộc điều tra để phục vụ công tác chỉ đạo nghiệp vụ. 4.6. Giám sát viên có quan hệ tốt với đội điều tra, phải thu xếp để gặp đội trưởng và các thành viên của đội điều tra trong thời gian đi thực địa, càng sớm càng tốt. Bố trí gặp từng đội điều tra ít nhất 1 lần trong tuần đầu để giải quyết nhanh chóng các vấn đề và sửa lỗi một cách có hệ thống. Xây dựng kế hoạch giám sát ở các đội được phân công. Giám sát viên phải gặp mặt các thành viên tại địa bàn điều tra. 8
- PHẦN II: PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ GIA ĐÌNH A. TÓM TẮT CÁC MỤC VÀ XÁC ĐỊNH NGƯỜI TRẢ LỜI THÔNG TIN. Phiếu phỏng vấn hộ gia đình có trang bìa và 8 mục, mỗi mục có một số phần. Do đặc trưng thông tin của mỗi mục nên một số mục phải phỏng vấn từng thành viên và một số mục phải phỏng vấn người nắm nhiều thông tin nhất. Trang bìa: Ghi những thông tin quản lý cuộc điều tra. Các thông tin gồm tên tỉnh, mã tỉnh, tên huyện, mã huyện, tên xã, mã xã, địa chỉ của hộ; họ tên, mã của chủ hộ. Những thông tin này được cung cấp trong danh sách các hộ điều tra và có thông tin cơ bản; thông tin về ngày/tháng/năm phỏng vấn, ngày/tháng/năm đội trưởng kiểm tra; có dùng phiên dịch trong cuộc phỏng vấn hay không; họ tên, mã số, chữ ký của điều tra viên và đội trưởng. Mục 1. Danh sách thành viên hộ gia đình: Mục này liệt kê những thành viên của hộ gia đình và những số liệu nhân khẩu học chính của họ, ngôn ngữ sử dụng chính hàng ngày. Các câu hỏi được hỏi chủ hộ hoặc một số người trong hộ. Mục 2. Giáo dục - đào tạo và dạy nghề: Mục này thu thập những thông tin về trình độ giáo dục, cấp học, loại trường của tất cả các thành viên, khoảng cách từ nhà đến trường học, đánh giá của các thành viên đang đi học đến chất lượng giáo dục của trường, các thông tin về miễn giảm học phí. Người trả lời gồm các thành viên trong hộ, đặc biệt các câu hỏi liên quan đến đánh giá chất lượng giáo dục thì phải hỏi thành viên của hộ đang đi học. Mục 3. Y tế và chăm sóc sức khoẻ: Mục này hỏi về tình hình ốm/bệnh/chấn thương, thẻ bảo hiểm y tế, tình hình sử dụng các dịch vụ y tế trong 12 tháng qua, đánh giá về chất lượng dịch vụ y tế, mức độ hài lòng và lý do không hài lòng với chất lượng dịch vụ y tế nhận được của tất cả các thành viên hộ gia đình. Các thành viên tự trả lời cho bản thân mình còn các cháu nhỏ sẽ do bố mẹ trả lời thay. Mục 4. Thu nhập: Mục này thu thập thông tin về thu nhập của hộ từ các nguồn: Thu thập các thông tin về thời gian lao động của các thành viên từ 6 tuổi trở lên; Thu nhập của các thành viên làm công việc nhận tiền lương tiền công từ 6 tuổi trở lên; Thu nhập và thời gian tham gia vào các công trình cơ sở hạ tầng của xã, trong đó có Chương trình 135. Thu nhập từ hoạt động tự làm sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; Thông tin về tình trạng đất đai; Thu nhập từ các ngành nghề sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản (kể cả dịch vụ phi nông lâm nghiệp thủy sản và chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp, thuỷ sản) của hộ; Thu nhập khác. Người trả lời là người có thu nhập từ các nguồn trên và là người biết nhiều nhất về các hoạt động kinh tế tự làm. Mục 5. Tài sản cố định và đồ dùng lâu bền: Mục này liệt kê tài sản cố định dùng cho sản xuất và các đồ dùng lâu bền dùng cho sinh hoạt của hộ. Người trả lời tốt nhất là chủ hộ và những người biết nhiều thông tin nhất về các loại tài sản, đồ dùng này. Mục 6. Nhà ở: Mục này xác định tất cả các chỗ ở của hộ gia đình và tính các chi phí cho nhà ở, điện nước và phương tiện vệ sinh; đồng thời hỏi cả về thu nhập từ việc cho thuê nhà ở/đất ở. Các câu hỏi được hỏi chủ hộ hoặc một số người biết nhiều thông tin nhất trong hộ. 9
- Mục 7. Tham gia chương trình 135 và Chương trình mục tiêu quốc gia: Mục này thu thập một số thông tin về tình hình được hưởng lợi của những hộ nghèo thông qua chương trình 135 và Chương trình mục tiêu quốc gia cũng như các chính sách đối với người nghèo. Người trả lời là chủ hộ hoặc những thành viên biết nhiều thông tin nhất của hộ. Mục 8. Sự thiếu hụt và các cú sốc: Một số thông tin chi tiết về tình trạng thiếu hụt và các cú sốc/rủi ro mà hộ gia đình gặp phải. B. HƯỚNG DẪN GHI THÔNG TIN VÀO PHIẾU PHỎNG VẤN Những quy định cho điều tra viên khi phỏng vấn và ghi thông tin vào phiếu phỏng vấn: 1. Điều tra viên phải ghi những thông tin hỏi được ngay khi phỏng vấn, không được ghi ra giấy để sau cuộc phỏng vấn mới ghi vào phiếu phỏng vấn, hoặc cũng không được nhớ câu trả lời và sau cuộc phỏng vấn mới ghi lại vào phiếu phỏng vấn. 2. Điều tra viên không cho người trả lời nghe hoặc xem những nội dung của câu hỏi. Điều tra viên phải tìm mã hoặc câu trả lời có nội dung phù hợp nhất với câu trả lời của người trả lời. Nếu không có mã phù hợp, điều tra viên có thể sử dụng mã “khác” và ghi rõ thêm vào phần để trống cho phù hợp. Đối với nội dung của câu hỏi, mã trả lời được viết bằng chữ thường thì điều tra viên phải đọc rõ ràng cho người trả lời nghe để trả lời. Do đó điều tra viên cần được tập huấn tốt để trở thành người thu thập thông tin có kỹ năng phỏng vấn, tuân thủ đúng quy trình và các quy định trong quá trình thu thập thông tin, nắm bắt được đúng thông tin của đối tượng điều tra. Ví dụ 1: Mục 1. Câu 1: “GHI BẰNG CHỮ IN HOA VÀ THEO THỨ TỰ GIA ĐÌNH HẠT NHÂN" Đây là câu dùng chữ in hoa để hướng dẫn cho điều tra viên, không phải đọc cho người trả lời. Ví dụ 2: Mục 4A. Câu 2: “CÓ LÀM VIỆC? (CÓ MÃ 1 Ở CÂU 1?)" CÓ................. 1 (>>4) KHÔNG.........2 Câu hỏi này không cần đọc cho người trả lời. Điều tra viên tự căn cứ vào câu 1 của mục này để xác định câu trả lời là có (mã số 1) hay không (mã số 2). Ví dụ 3: Mục 4A, câu 12: "[TÊN] làm việc cho Nhà nước hay tổ chức, cá nhân nào?" TỰ LÀM CHO GIA ĐÌNH LÀ DN TƯ NHÂN .................1 (>>15) TỰ LÀM CHO HỘ KHÔNG PHẢI LÀ DN TƯ NHÂN 2 (>>15) LÀM CHO HỘ KHÁC ………............................................3 (>>13) KINH TẾ NHÀ NƯỚC ………............................................4 KINH TẾ TẬP THỂ ……….................................................5 (>>13) KINH TẾ TƯ NHÂN ………................................................6 (>>13) KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI....................7 (>>13) Điều tra viên đọc câu hỏi cho người trả lời nghe mà không đọc các nội dung trả lời vì chúng được in bằng chữ in hoa. Sau đó điều tra viên tự ghi mã có nội dung thích hợp nhất với câu trả lời của người trả lời. 10
- 3. Các câu hỏi hầu hết được đánh mã số sẵn, trừ một số câu do đội trưởng đánh mã sau. Điều tra viên phải điền mã số tương ứng với câu trả lời vào câu thích hợp. Nếu câu trả lời là số lượng thì ghi số lượng đó vào ô thích hợp. Ví dụ 4: Mục “Nhà ở”: Câu hỏi: "Hộ ông/bà có sở hữu chỗ ở này không?" CÓ, SỞ HỮU TOÀN BỘ................1 CÓ, SỞ HỮU MỘT PHẦN.............2 KHÔNG..........................................3 1 Người trả lời: "Có". Điều tra viên cần hỏi thêm: “Hộ ông bà có sở hữu toàn bộ không?” Người trả lời: “Có, toàn bộ” Điều tra viên phải ghi mã số 1 vào ô bên phải tương ứng. Ví dụ 5: Câu hỏi: "Theo thời giá hiện nay, toàn bộ chỗ đang ở của hộ ông bà trị giá bao nhiêu?" NGHÌN ĐỒNG Người trả lời : "500 triệu đồng" 500 000 Điều tra viên viết số “500 000” vào ô bên phải 4. Các ký hiệu bước nhảy từ 1 câu hỏi chuyển đến các câu hỏi khác như sau: a) Nếu không có bước nhảy thì hỏi câu tiếp theo Ví dụ 6: Mục 1, phần A câu 2: “Giới tính của …[TÊN]…” NAM.................1 NỮ.....................2 Sau khi trả lời, điều tra viên hỏi tiếp câu 3 là câu tiếp theo câu 2 vì không có ký hiệu bước nhảy nào. b) Ký hiệu (>>) luôn đứng sau một mã hoặc giá trị trả lời nhất định và chỉ ra câu hỏi, phần, mục hoặc người tiếp theo cần chuyển đến để tiếp tục phỏng vấn. Ví dụ 7: Mục 2 câu 5: Câu hỏi: "Hiện nay [TÊN] có đi học không?" CÓ............ 1 (>>8) NGHỈ HÈ...2 (>>8) KHÔNG... 3 Nếu trả lời là "có" hoặc “nghỉ hè”, điều tra viên ghi mã số tương ứng và chuyển đến câu 8 để hỏi tiếp. Nếu trả lời là "không", điều tra viên ghi mã 3 và hỏi câu tiếp theo. c) Ký hiệu >> Cho phép điều tra viên chuyển đến câu hỏi, phần, mục hoặc người tiếp theo để tiếp tục phỏng vấn mà không cần căn cứ vào mã/giá trị được trả lời của câu hỏi đó là mã/giá trị nào. Ví dụ 8: Mục 2 câu 2: Câu hỏi: "…[TÊN]… có biết đọc, biết viết không?" CÓ.....…....... 1 KHÔNG…... 2 >> 5 11
- Trong ví dụ này, bất kỳ câu trả lời được ghi mã 1 hoặc mã 2, điều tra viên đều chuyển đến câu 5. 5. Những câu hỏi trong phiếu phỏng vấn này thường sử dụng cụm từ ông/bà hoặc [TÊN] để đề cập đến đối tượng điều tra (trực tiếp hoặc gián tiếp qua người trả lời thay). Trong tình huống cụ thể thì điều tra viên cần phải chọn cách xưng hô hoặc ghép tên của đối tượng điều tra phù hợp với tên, tuổi và giới tính của người đó. 6. Nếu nội dung trả lời không có trong danh sách các mã trả lời đã liệt kê thì điều tra viên phải đưa vào mã “KHÁC”. Trong trường hợp như vậy, điều tra viên nên hỏi cụ thể hơn và ghi vào phần để trống để đội trưởng hoặc giám sát viên khi kiểm tra có thể theo dõi được. Ví dụ 9: Mục 4D1 câu 1 mã 109 “Khác (ghi rõ______________)”. Người trả lời: "Thu từ trúng số đề 12 triệu đồng". Điều tra viên ghi như sau: “Khác (ghi rõ trúng số đề )” 12 000 7. Các số liệu ghi trong phiếu phỏng vấn đều là số nguyên. 8. Các chỉ tiêu giá trị đơn vị tính thường là NGHÌN ĐỒNG. C. CÁCH GHI THÔNG TIN DẠNG SỐ VÀ DẠNG CHỮ VÀO PHIẾU HỎI 1. Viết rõ ràng bằng bút bi. Nếu có thông tin bị sai, điều tra viên gạch chéo thông tin sai đó và viết thông tin đúng vào bên cạnh nhưng phải đúng vị trí của câu, dòng đó để tránh nhầm lẫn. Không được tẩy hoặc dùng bút xoá rồi viết đè lên thông tin sai. 2. Viết bằng chữ in hoa những chỗ có yêu cầu và không viết bằng số La Mã. Thí dụ điều tra viên phải viết số 1 mà không viết số I, viết số 4 mà không viết IV. Tên người viết chữ in hoa, ví dụ NGUYỄN THỊ DUNG. 3. Không bao giờ vượt khỏi phạm vi được ghi chép, mặc dù ngay sau đó có rất nhiều chỗ trống. 4. Trong khi viết những con số, cần có 1 ký tự trống để phân cách hàng nghìn. Ví dụ: số một trăm nghìn phải viết 100 000 mà không viết 100000 hoặc 100.000. 5. Những câu hỏi về số lượng và giá trị thì chỉ ghi số lượng trả lời đúng theo qui định, không cần có đơn vị tính (vì đã qui định đơn vị tính in sẵn ở trên/cạnh ô ghi thông tin). Ví dụ: Trả lời: "Hai mươi ngàn đồng" Viết : 20 mà không viết 20 000 đồng hoặc 20 nghìn đồng. Trả lời: "3 kg" Viết : 3 mà không viết 3 kg 6. Những câu hỏi về số lượng và giá trị yêu cầu điều tra viên ghi đúng theo qui định trong phiếu hỏi: - Nếu đối tượng trả lời “không biết” hoặc “không nhớ rõ” thì ghi “KB”. Nếu chỉ nhớ tổng và một số chi tiết thì ghi tổng số và những cột chi tiết tương ứng. Cột nào không nhớ ghi “KB”. - Nếu đối tượng trả lời “không phát sinh số liệu” thì điều tra viên ghi số 0 mà không dùng “KC” . 12
- MỤC 0: THÔNG TIN TRANG BÌA CỦA PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ Phần ghi các thông tin của điều tra cơ bản Chương trình 135: Điều tra viên ghi mã số của tỉnh/TP, huyện, xã Danh sách địa bàn điều tra. Cụ thể như sau: 1. Tỉnh/ thành phố: Ghi tên tỉnh/TP trực thuộc Trung ương được chọn điều tra và đánh mã số tương ứng được cung cấp. Ví dụ: Tỉnh Lào Cai có mã số là 10 thì được ghi là: 1 0 2. Huyện: Ghi tên huyện trực thuộc tỉnh được chọn diều tra và ghi mã số tương ứng vào 3 ô. Ví dụ: Huyện Đồng Văn mã 026 ghi là: 0 2 6 3. Xã: Ghi tên xã được chọn điều tra và ghi mã số tương ứng vào 5 ô. Ví dụ: Xã Cát Cát được chọn điều tra có mã số 00718 thì ghi là: 0 0 7 1 8 4. Thôn điều tra: Đây là thôn/bản được chọn, mỗi thôn đều có số thứ tự theo xã, điều tra viên ghi tên thôn/bản điều tra và mã số tương ứng của mỗi thôn “Tên thôn/bản” và “Mã thôn/bản” trong Danh sách thôn điều tra vào đủ 2 ô tương ứng. 5. Họ tên chủ hộ: Chủ hộ là người có vai trò điều hành, quản lý gia đình, người hiện giữ vị trí chủ yếu, quyết định những công việc chính của hộ. Ghi đầy đủ họ và tên theo chữ in hoa có dấu để dễ đọc và dễ kiểm tra. 6. Hộ số: Ghi mã hộ vào ô tương ứng theo mã được cung cấp. 7. Địa chỉ: Ghi rõ thôn/ ấp/ bản. 8. Phiếu số: Ghi số thứ tự của phiếu trên tổng số phiếu của chính hộ đó. Trong Phiếu phỏng vấn hộ gia đình, ở Mục 1 có thể ghi tối đa được 15 thành viên. Nếu hộ có 15 thành viên trở xuống thì chỉ sử dụng 1 phiếu phỏng vấn và ở ô “Phiếu số” ghi 1/1. Nếu hộ gia đình có trên 15 thành viên thì điều tra viên sẽ dùng thêm 1 phiếu phỏng vấn bổ sung. Mỗi phiếu phỏng vấn bổ sung ghi được 15 người nữa. Phải ghi thông tin cho tất cả các câu hỏi cho tất cả mọi người được ghi trong cả hai phiếu phỏng vấn. Nếu có dùng phiếu phỏng vấn bổ sung thì ở ô "Phiếu số" của phiếu phỏng vấn chính điều tra viên phải ghi "1/2" (có nghĩa "phiếu phỏng vấn thứ nhất trong số 2 phiếu phỏng vấn của 1 hộ gia đình"), và "2/2" vào ô tương ứng của phiếu phỏng vấn bổ sung (có nghĩa "phiếu phỏng vấn thứ 2 trong số 2 phiếu phỏng vấn của 1 hộ gia đình"). Mã hiệu thành viên của phiếu phỏng vấn bổ sung phải ghi mã số tiếp theo, bắt đầu từ 16 đến 30. 9. CÓ DÙNG PHIÊN DỊCH: Đối với những hộ là người dân tộc, không thạo tiếng Kinh, khi phỏng vấn phải có người phiên dịch thì ghi mã 1 cho các lần đến hộ, ngược lại thì ghi mã 2. Phần đội trưởng và điều tra viên xác nhận: Đội trưởng và điều tra viên phải ghi đầy đủ họ tên, mã số, ngày/tháng/năm phỏng vấn và ngày/tháng/năm kiểm tra tài liệu của hộ, đồng thời ký tên. 13
- MỤC 1A. DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘ GIA ĐÌNH Mục đích Xác định các thành viên của hộ gia đình và thu thập những thông tin cơ bản về nhân khẩu học của các thành viên trong hộ gồm: Giới tính, quan hệ với chủ hộ, tuổi, tình trạng hôn nhân. Danh sách thành viên hộ gia đình là căn cứ quan trọng để tính toán những chỉ tiêu bình quân đầu người như thu nhập, trình độ giáo dục, v.v... làm căn cứ đánh giá mức sống giữa các vùng, từ đó có thể đánh giá được tác động của Chương trình 135 giai đoạn II đến các mục tiêu như nâng cao mức sống của nhân dân. Người trả lời Tốt nhất là chủ hộ sẽ trả lời cho mục này. Nếu chủ hộ đi vắng thì một thành viên đại diện cho hộ được các thành viên khác suy tôn sẽ trả lời thay. Người trả lời phải biết các thông tin của các thành viên của hộ gia đình. Điều tra viên phải hỏi và xác định đúng người trả lời. Các thành viên khác sẽ bổ sung thêm những thông tin cho đầy đủ, đặc biệt là về bản thân họ. Khái niệm/Định nghĩa/Phạm vi Hộ gia đình: Là một hoặc một nhóm người ăn chung, ở chung trong một chỗ ở từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua và có chung quỹ thu chi. Thời gian 12 tháng qua tính từ thời điểm tiến hành cuộc phỏng vấn trở về trước. Thành viên hộ gia đình: Những người được coi là thành viên của hộ phải có hai điều kiện sau: 1- Cùng ăn, ở chung trong hộ 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua. 2- Có chung quỹ thu chi, nghĩa là mọi khoản thu nhập của thành viên đều được đóng góp vào ngân sách chung của hộ và mọi khoản chi tiêu của họ đều lấy từ ngân sách đó. Tuy nhiên, có các trường hợp ngoại lệ dưới đây khi xác định một người nào đó có phải là thành viên của hộ hay không, cụ thể: 1- Người được xác định là chủ hộ luôn được coi là thành viên của hộ gia đình, ngay cả khi người đó không ăn, ở trong hộ gia đình với thời gian hơn 6 tháng. Chủ hộ là người có vai trò điều hành, quản lý gia đình, giữ vị trí chủ yếu, quyết định những công việc của hộ. Thông thường (nhưng không nhất thiết) chủ hộ là người thường có thu nhập cao nhất trong hộ, nắm được tất cả các hoạt động kinh tế và nghề nghiệp của các thành viên khác của hộ. Đa số chủ hộ theo khái niệm trên trùng với chủ hộ theo đăng ký hộ khẩu, nhưng có trường hợp chủ hộ trong cuộc điều tra này khác với chủ hộ theo đăng ký hộ khẩu. 2- Trẻ em sinh ra chưa đầy 6 tháng vẫn được coi là thành viên của hộ. 3- Những người tương lai sẽ ở lâu dài trong hộ, kể cả có/chưa có giấy chứng nhận (giấy đăng ký kết hôn, giấy chuyển đến, giấy xuất ngũ về với gia đình...). Những người này bao gồm: Con dâu về nhà chồng, con rể về nhà vợ, người đi làm việc, học tập, lao động ở nước ngoài, hoặc các cơ quan xí nghiệp trong nước trở về hộ, người từ lực lượng vũ trang trở về, về nghỉ hưu, nghỉ mất sức v.v... chưa đủ 6 tháng sống tại hộ, vẫn được coi là thành viên của hộ. 4- Học sinh, sinh viên đi học ở nơi khác trong nước, nhưng hộ gia đình vẫn phải nuôi được coi là thành viên của hộ. 14
- 5- Khách đến chơi, họ hàng đã ở trong hộ gia đình 6 tháng trở lên và cùng chung qũy thu chi thì được coi là thành viên của hộ. 6- Những người ở trọ, người làm thuê, người giúp việc, họ hàng đến ở nhờ có gia đình riêng sống ở nơi khác thì mặc dầu ở chung trong một mái nhà và góp tiền ăn chung với hộ nhưng không được tính là thành viên của hộ (vì họ có quĩ thu chi riêng). 7- Những người chuyển khỏi hộ có tính chất lâu dài và người chết trong 12 tháng qua không tính là thành viên của hộ, mặc dầu họ đã sống trong hộ hơn 6 tháng. 8- Thành viên đi khỏi ra đình để làm việc và gửi tiền về cho gia đình như đi xuất lao động nước ngoài hoặc đi ra thành phố làm việc mặc dù trên 6 tháng vẫn được coi là thành viên hộ gia đình Có nhiều kiểu hộ gia đình: - Hộ gia đình 2 thế hệ, gồm bố mẹ và các con của họ. - Hộ gia đình nhiều thế hệ, cấu thành từ chủ hộ, vợ và các con của chủ hộ; bố/mẹ chủ hộ, cháu và những người khác, mà họ có thể có quan hệ huyết thống hoặc không, cùng ăn ở chung trong một chỗ ở với thời gian 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua kể từ ngày phỏng vấn trở về trước. - Hộ gia đình gồm hai ba cặp vợ chồng và không có con cái. - Hộ độc thân. Chỗ ở: Là một nhóm các cấu trúc (phòng, căn hộ, ngôi nhà) riêng rẽ hay kề nhau được các thành viên hộ gia đình dùng để ở. Có những dạng chỗ ở như sau: - Có thể là túp lều, nhà tạm, hay một căn nhà kiên cố riêng rẽ. - Một phần của túp lều, nhà tạm hay một căn nhà kiên cố. - Một nhóm các túp lều, nhà tạm hay căn nhà kiên cố, có hoặc không có hàng rào hay tường bao quanh. - Căn hộ khép kín hoặc không khép kín. - Một phần của căn hộ khép kín hoặc không khép kín. Người ở trọ: Là những người trả tiền thuê chỗ ở và ăn/không ăn cơm trọ tại hộ gia đình điều tra. Họ không được tính là thành viên hộ gia đình đang phỏng vấn mà được tính là thành viên của hộ gia đình khác. Nội dung và phương pháp ghi Mục này gồm 10 câu hỏi từ câu 1 đến câu 8, điều tra viên nên hoàn thành các câu từ 1 đến 8 cho tất cả các thành viên hộ đã được điều tra năm 2007 trong danh sách được cung cấp trước khi hỏi thêm cho các thành viên khác. Câu 1: Điều tra viên ghi lại họ tên của tất cả các thành viên trong danh điều tra năm 2007 đã được cung cấp trước khi hỏi thêm xem ngoài các thành viên đó thì còn có ai khác (thành viên nào khác) hiện tại sống trong hộ bao gồm các thành viên mới sinh ra trong hộ hoặc mới chuyển đến sống trong hộ trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến thời điểm điều tra. Thông tin để xác định những thành viên mới bao gồm những ai thường ăn chung, ở chung trong hộ; có ai tạm vắng, trong đó ai là những người đã vắng nhà trên 6 tháng trong 12 tháng qua; có ai là người giúp việc ăn chung với hộ; có ai là khách/họ hàng đến ở chơi tại hộ từ 6 tháng trở lên, v.v 15
- Trong thực tế điều tra có những trường hợp bố mẹ cùng ăn chung, ở chung một nhà với gia đình con, chi phí ăn uống do hai bên đóng góp, còn các chi phí khác do bố mẹ và gia đình con chi riêng từ quỹ thu chi riêng của hai bên. Cách khả thi nhất để ghi được trường hợp này là vẫn coi đây là một hộ, tuy không thoả mãn điều kiện chung quỹ thu chi. Điều tra viên phải hỏi bố mẹ và gia đình con về tất cả các khoản họ chi riêng ngoài ăn uống để có đủ thông tin ghi vào phiếu. Trong thực tế cũng có trường hợp hộ không muốn kê khai một thành viên nào đó trong hộ, ví dụ đứa con thứ 3, hoặc không có hộ khẩu. Khi đó điều tra viên nên giải thích rõ với hộ rằng gia đình sẽ không bị phạt và điều tra viên sẽ không cung cấp thông tin đó với chính quyền địa phương vì tất cả thông tin này sẽ được giữ kín, chỉ được sử dụng để phân tích, và các nhà phân tích sẽ không biết tên của từng thành viên và địa chỉ của hộ. Nếu hộ có trên 15 thành viên thì điều tra viên phải ghi từ thành viên thứ 16 vào phiếu phỏng vấn thứ 2. Câu 1a, 1b: Đây là 2 câu hỏi chỉ dành cho những thành viên hộ gia đình đã được điều tra trong năm 2007 và có tên trong danh sách được cung cấp. Điều tra viên căn cứ vào danh sách các thành viên và mã số tương ứng được cung cấp ghi lại mã số của vào câu 1a trước khi hỏi câu 1b Câu 2 đến câu 5: Điều tra viên lưu ý, những câu hỏi này chỉ hỏi cho các thành viên hộ gia đình là những thành viên hộ mới gia nhập gia đình (do mới sinh ra, chuyển đến sống trong hộ từ năm 2007 đến thời điểm phỏng vấn) và không có trong danh sách các thành viên hộ được cung cấp. Câu 2: Đối với những người trả lời trực tiếp, điều tra viên có thể dễ dàng xác định người đó là nam hay nữ. Tuy nhiên, đối với các cháu nhỏ và những người đi vắng, điều tra viên không được dựa vào tên đệm để suy đoán người đó là nam hay nữ mà phải hỏi người trả lời chính để ghi mã 1, hay mã 2. Câu 3: Ghi tên dân tộc và đủ 2 chữ số về mã số dân tộc của các thành viên trong hộ theo bảng mã dân tộc vào vị trí tương ứng. Câu 5: Ghi tháng, năm sinh của mỗi thành viên theo dương lịch. Điều tra viên phải xác định tháng, năm sinh thực tế của từng thành viên trong hộ. Nếu có giấy tờ, ví dụ: Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, hộ chiếu thì lấy tháng, năm sinh theo giấy tờ đó. Nếu không có giấy tờ hoặc giấy tờ khai không đủ, không đúng thì dựa vào lời khai của đối tượng điều tra để ghi tháng, năm sinh. Trên thực tế, việc thu thập chính xác thông tin về tháng, năm sinh theo dương lịch của nhiều người không dễ dàng. Một số người không nhớ, hoặc chỉ nhớ theo âm lịch (tuổi mụ). Có thể giải quyết khó khăn này theo hướng sau đây: Trường hợp chỉ nhớ năm sinh âm lịch như: Nhâm Thìn, Quý Sửu... thì điều tra viên phải sử dụng bảng chuyển đổi năm âm lịch và năm dương lịch in trong phiếu phỏng vấn hộ để chuyển từ năm âm lịch sang năm dương lịch rồi mới ghi vào phiếu phỏng vấn. Trường hợp ĐTĐT chỉ nhớ được “Chi” như: Tý, Sửu, Dần... của năm sinh theo âm lịch, không nhớ được “Can” như: Giáp, Ất, Bính... của năm âm lịch đó thì điều tra viên cần hỏi thêm tuổi theo âm lịch của người đó và dùng bảng chuyển đổi năm âm lịch và dương lịch để xác định năm sinh theo dương lịch cho người đó. Trường hợp chỉ nhớ tuổi theo âm lịch thì ước tính năm sinh theo dương lịch theo công thức sau: Năm điều tra - Số tuổi theo âm lịch +1 = Năm sinh theo dương lịch Ví dụ: Điều tra vào năm 2007, một người khai là 57 tuổi âm lịch thì năm sinh là 2007 - 57 + 1 = 1941. Trường hợp không nhớ năm sinh thì điều tra viên có thể đặt thêm các câu hỏi gợi ý như [TÊN] bao nhiêu tuổi khi sinh con đầu/út? Hoặc [TÊN] kết hôn khi bao nhiêu tuổi. Điều tra viên có thể liên hệ năm sinh với các sự kiện lịch sử hoặc những sự kiện nào đó của địa phương để xác định năm sinh theo dương lịch. Sau khi đã đặt các câu hỏi gợi ý mà vẫn chưa 16
- xác định được năm sinh thì điều tra viên phải ước tính tuổi dựa trên diện mạo của thành viên hộ, tuổi của người con đầu, tuổi của anh, chị, em... Nhất thiết không được để trống năm sinh. Trường hợp không nhớ được tháng sinh dương lịch thì điều tra viên cần đặt câu hỏi gợi ý để có thể xác định được tháng sinh theo dương lịch cho người đó như: [TÊN] sinh trước hay sau tết Nguyên Đán mấy tháng; sinh vào mùa Xuân, Hạ, Thu hay Đông; mùa khô hay mùa mưa. Điều tra viên cũng có thể đặt những câu hỏi có liên quan đến những ngày dễ nhớ trong năm của cả nước cũng như của địa phương như: ngày Quốc khánh (2/9), ngày Quốc tế lao động 1/5, ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954), ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975), các ngày lễ hội của địa phương .v.v... Sau khi đã đặt thêm các câu hỏi thăm dò mà vẫn không xác định được ngày, tháng sinh thì ghi KB vào dòng tương ứng của thành viên đó. Câu 4: Ghi mã quan hệ với chủ hộ cho mỗi thành viên. Điều tra viên cần ghi đúng mã số quan hệ của từng thành viên đối với chủ hộ theo các mã đã hướng dẫn trong phiếu. Câu 7: Chỉ hỏi cho những người từ 6 tuổi trở lên thuộc danh sách thành viên của hộ ở câu hỏi 1. Câu này nhằm xác định ngôn ngữ mà từng thành viên hộ sử dụng trong giao tiếp hàng ngày với những người bên ngoài hộ gia đình, ngôn ngữ thường được sử dụng là ngôn ngữ mà thành viên đó sử dụng nhiều nhất trong các giao tiếp với những người bên ngoài hộ gia đình. Nếu câu 3 trả lời mã 1 hoặc để trống >> câu 8 Câu 8: Chỉ hỏi tôn giáo của chủ hộ và điền mã tương ứng. Không hỏi câu này đối với các thành viên khác của hộ 17
- MỤC 2. GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VÀ DẠY NGHỀ Mục đích Mục này đánh giá trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của các thành viên hộ gia đình và những chi phí giáo dục trong 12 tháng. Những thông tin này sẽ giúp phân tích mối quan hệ giữa mức sống với giáo dục, đào tạo và dạy nghề nhằm đề ra những chính sách, kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề phù hợp. Người trả lời Phải hỏi từng thành viên của hộ gia đình từ độ tuổi nhà trẻ mẫu giáo trở lên. Trẻ em nhỏ hơn 10 tuổi thì bố mẹ sẽ trả lời thay. Đối với các thành viên từ 10 tuổi trở lên thì phải trực tiếp trả lời các câu hỏi mục này, đặc biệt đối với các câu hỏi liên quan đến chất lượng giáo dục. Điều tra viên ghi mã tương ứng cho từng người trả lời thông tin của từng thành viên. Khái niệm/Định nghĩa/Phạm vi Hệ thống giáo dục quốc dân gồm:1 - Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo. - Giáo dục phổ thông có hai bậc học là bậc tiểu học và bậc trung học; bậc trung học có hai cấp học là cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. - Giáo dục nghề nghiệp có trung học chuyên nghiệp và dạy nghề - Giáo dục đại học đào tạo hai trình độ là trình độ cao đẳng và trình độ đại học; giáo dục sau đại học đào tạo hai trình độ là trình độ thạc sỹ và trình độ tiến sỹ. Phương thức giáo dục gồm giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy Những người được tính là đi học phải đảm bảo một trong các yêu cầu sau: - Tất cả những người tham gia các hệ/cấp/bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân tại các trường/ cơ sở/ trung tâm bao gồm của nhà nước, tập thể, tư nhân trong nước hoặc của các tổ chức quốc tế theo phương thức giáo dục chính qui của nhà nước được tính là đi học. - Tất cả những người tham gia chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân như học bổ túc văn hoá, tại chức, chuyên tu, cử tuyển, văn bằng hai cũng được tính là đi học - Trường hợp ngoại lệ được tính vào đi học là: học chuyên khoa, bác sỹ nội trú, dự bị đại học, học chính trị, học ở trường tôn giáo vẫn được tính là đi học. Như vậy, những người tham gia các khoá học không theo chương trình giáo dục, đào tạo và dạy nghề của Nhà nước và không được cấp bằng, chứng chỉ như học ôn thi đại học, học cắt may, sửa chữa xe máy, cắm hoa, nữ công gia chánh, đánh máy chữ, tốc ký, học các nghề truyền thống theo dạng thầy truyền nghề, trò học và làm công cho thầy, các lớp do các doanh nghiệp tự mở theo dạng kèm cặp thì không coi là đi học. Biết đọc, biết viết: Một người được coi là biết đọc, biết viết nếu có thể đọc, viết và hiểu đầy đủ những câu đơn giản bằng chữ quốc ngữ, chữ dân tộc hoặc chữ nước ngoài. Nội dung và phương pháp ghi Câu 1: Ghi lớp phổ thông cao nhất đã học xong, lớp mà người đó đã hoàn thành chương trình (kể cả giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, tức là các lớp bổ túc văn hoá). Trường hợp đang đi học thì lớp cao nhất đã học xong được tính bằng lớp đang học trừ đi 1. Ví dụ, một người đang học lớp 10 thì chỉ ghi trình độ lớp 9 là lớp cao nhất đã học xong. Một người khác đang học lớp 9 và bỏ học thì ghi lớp 8 là lớp cao nhất đã học xong. 1 Theo Điều 6 của Luật Giáo dục 18
- Điều tra viên phải qui đổi các lớp thuộc các hệ giáo dục khác nhau về hệ giáo dục chuẩn để tổng hợp. Nếu từ 6 tuổi trở xuống >> Câu 5 Nếu chưa hết lớp 1 hoặc chưa bao giờ đi học ghi “00” Từ lớp 5 trở lên >> Câu 3 Câu 2: Chỉ hỏi cho những người học từ lớp 4 trở xuống. Ghi mã 1 nếu biết cả đọc và viết. Nếu chỉ biết đọc mà không viết được thì vẫn ghi mã 2. (không tính những trường hợp không đọc viết được trong điều kiện bất thường hoặc do bị tật/bệnh mà thiếu các phương tiện hỗ trợ: chẳng hạn trời tối; mắt cận thiếu kính;…) Nếu trả lời mã 2 >> câu 5 Câu 3: Ghi mã bằng cấp cao nhất trong số những bằng cấp đã liệt kê mà thành viên của hộ đạt được theo hai loại giáo dục-đào tạo và dạy nghề. Nếu người này đạt được nhiều bằng cấp thì ghi loại bằng cấp cao nhất về giáo dục vào cột “GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ ĐẠI HỌC TRỞ LÊN” và bằng cấp cao nhất về dạy nghề vào cột “GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP”. Chẳng hạn người trả lời có bằng tốt nghiệp THPT và bằng công nhân kỹ thuật, thì cột ghi mã 3 vào cột “GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ ĐẠI HỌC TRỞ LÊN” và mã 4 vào cột “GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP”. Điều tra viên cần chú ý chỉ ghi các loại bằng cấp theo các mã từ 0 đến 11 đã quy định trong phiếu hỏi. Với các loại bằng cấp về tôn giáo và chính trị thì ghi mã 11. Cột “GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP” chỉ bao gồm các mã từ 4 đến 6 và như vậy thì cột “GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ ĐẠI HỌC TRỞ LÊN” sẽ là các mã còn lại. Những người học nghề dưới 1 năm tại các trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề độc lập hoặc các cơ sở sản xuất kinh doanh và được cấp chứng chỉ thì ghi mã 4 “dạy nghề ngắn hạn”. Những người học nghề từ 1 đến 3 năm trong các trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học và được cấp bằng thì ghi mã 5 “dạy nghề dài hạn”. Câu 4: ĐTV xác định tổng số năm đi học của từng thành viên (không kể số năm đi nhà trẻ hoặc mẫu giáo) Câu 5: Ghi mã 1 nếu hiện nay người này đang đi học, ghi mã 2 nếu nghỉ hè (đi học theo khái niệm trên) và chuyển sang hỏi câu 8. Nếu hiện nay không đi học ghi mã 3. Câu 6: Ghi mã 1 nếu trong 12 tháng qua người này có đi học (đi học theo khái niệm trên) và chuyển sang câu 8, ghi mã 2 nếu không đi học. Câu 7: Hỏi các thành viên trong hộ lý do không đi học trong 12 tháng qua và điền mã tương ứng và chuyển sang hỏi thành viên tiếp theo. Câu 8: Điều tra viên chỉ ghi các hệ/cấp/bậc học của người này theo đúng nội dung phù hợp nhất trong các mã từ 0 đến 10 như trong phiếu hỏi. Riêng mã 11 để ghi các khoá học khác (vẫn thuộc khái niệm đi học ở trên) như học sơ cấp/trung cấp/ cao cấp chính trị, các trường tôn giáo, các trường Dự bị đại học Dân tộc, chuyên khoa cấp I/cấp 2, bác sỹ nội trú... Nếu một người tham gia nhiều hơn 1 khoá học thì hỏi và ghi khoá học người đó cho là khoá học chính. Câu 9: Điều tra viên hỏi hộ về khoảng cách từ nhà đến trường mà tên đang học hiện tại. Khoảng cách ở đây được tính bằng km. Câu 10: ĐTV hỏi xem các thành viên đang đi học của hộ theo hình thức nội trú, bán trú hay đi về hàng ngày và ghi mã tương ứng. Đối với học sinh cấp 3 vùng dân tộc thiểu số thường học ở Trường dân tộc nội trú là phổ biến. Nếu trả lời mã 1 hoặc mã 2 >> câu 13 Câu 11: Câu này hỏi về thời gian mà thành viên của hộ đang đi học về thời gian trung bình từ nhà đến trường nhằm so sánh sự khác biệt về thời gian giữa các hộ tiếp cận được với đường giao thông so với các hộ không tiếp cận được với đường giao thông. 19
- Câu 12: Câu này hỏi về phương tiện giao thông mà thành viên của hộ thường sử dụng để đến trường học. Câu 13: Câu này hỏi về miễn hoặc giảm, không chỉ đối với học phí mà cả các khoản phải đóng góp khác khi đi học. Các khoản đóng góp khác là các khoản đóng góp có tính chất bắt buộc chung do nhà truờng hoặc ngành giáo dục quy định như: Đóng góp xây dựng trường, quỹ phụ huynh, trái tuyến. Câu 17: Mục đích của câu này là đánh giá mức độ hài lòng về mức đóng góp hiện tại của trường mà thành viên của hộ đang theo học. Nếu câu trả lời là từ mã 3 đến mã 5 thì sẽ chuyển sang câu 19. Câu 18: Câu này hỏi nhằm xác định nguyên nhân tại sao thành viên đang đi học của hộ không hài lòng với các khoản đóng góp hiện tại của trường. Câu 19: Câu này hỏi nhằm tìm hiểu thành viên đang đi học của hộ nhận được từ các tổ chức trợ giúp cho giáo dục là bao nhiêu tiền (bao gồm tiền ăn ở, đi lại, sách giáo khoa, đồng phục, học bổng) Câu 20: Mục đích của câu này là đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng giảng dạy của trường mà thành viên của hộ đang theo học. Nếu câu trả lời là từ mã 3 đến mã 5 thì sẽ chuyển sang câu 22. Câu 21: Câu này hỏi về lý do tại sao thành viên đang đi học của hộ không hài lòng với chất lượng giảng dạy của trường nhằm xem xét nguyên nhân của chất lượng giáo dục thấp là do chất lượng giáo viên, cơ sở vật chất của trường hay do số học sinh trên giáo viên quá đông. Câu 22: Câu này nhằm xác định các khó khăn mà thành viên đang đi học của hộ gặp phải như thiếu dụng cụ học tập, không thông thạo tiếng kinh. Câu 23: Mục đích của câu này là nhằm xác định trường mà thành viên của hộ đang học thuộc trường nào, công lập, bán công hay trường tư để có thể so sánh chất lượng giáo dục và chi phí giữa các loại trường này. 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn