intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp trên cây mía

Chia sẻ: Đỗ Thúy Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

237
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mía là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao đang được chú trọng đầu tư phát triển. Nhiệm vụ chính của cây mía là sản xuất đường. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất đường là tình hình sâu bệnh trên cây mía. Đặc điểm của cây mía là khi cây bị sâu bệnh hại, ngoài thiệt hại trực tiếp đến sự phát triển và khối lượng của cây, phản ứng của cây mía sẽ chuyển đường từ thân mía ra dự trữ ở lá (và sau đó sẽ bị loại...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp trên cây mía

  1. CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN MÍA ĐƯỜNG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP (IPM) TRÊN CÂY MÍA (Tài liệu lưu hành nội bộ) ĐỒNG NAI, THÁNG 6/2011
  2. Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía LỜI GIỚI THIỆU Mía là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao đang được chú trọng đầu tư phát triển. Nhiệm vụ chính của cây mía là sản xuất đường. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất đường là tình hình sâu bệnh trên cây mía. Đặc điểm của cây mía là khi cây bị sâu bệnh hại, ngoài thiệt hại trực tiếp đến sự phát triển và khối lượng của cây, phản ứng của cây mía sẽ chuyển đường từ thân mía ra dự trữ ở lá (và sau đó sẽ bị loại bỏ trên ruộng. Như vậy, cây mía mang về nhà máy để chế biến sẽ có hàm lượng đường thấp. Hiện nay sản lượng đường/ha bình quân của Việt Nam đang ở mức nhỏ hơn 4 tấn đường/ha. Trong khi đó, tại các nước láng giềng của chúng ta như Philippines đã là 5,5 tấn/ha, Thái Lan là 7 tấn/ha. Điều đó có nghĩa là năng suất sản xuất đường của chúng ta đang ở mức thấp và cần có những nỗ lực để vượt qua những khoảng cách đó. Một trong những yếu tố giúp tăng năng suất đường là giảm thiệt hại sâu bệnh thông qua triển khai chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp cho cây trồng, gọi tắt là IPM. Sử dụng IPM trên cây mía là áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật một cách hợp lý, duy trì cân bằng hệ sinh thái ruộng mía, duy trì đa dạng sinh học, các loại dịch hại được duy trì ở mức độ thấp dưới mức gây hại có ý nghĩa kinh tế, cây mía sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất chữ đường cao. Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường đã cùng hợp tác để biên soạn tài liệu này, nhằm bước đầu cung cấp các thông tin kiến thức cơ bản và cần thiết cho các cán bộ nông vụ và nông dân trồng mía triển khai quản lý tốt dịch hại theo IPM trên toàn bộ diện tích mía của vùng nguyên liệu, với mục đích ổn định và phát triển bền vững. Các thông tin trong tài liệu này chủ yếu rút ra từ các kết quả nghiên cứu gần đây của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, cũng như những quan sát hiện trạng mía ở vùng Đông Nam bộ. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng những thông tin này cũng sẽ có ích cho các vùng nguyên liệu mía khác trong cả nước. Đây là tài liệu biên soạn lần đầu tiên, còn nhiều thiếu sót, mong rằng với sự tham gia góp ý của các cán bộ nông nghiệp và bà con nông dân, tài liệu sẽ được tiếp tục hiệu chỉnh, bổ sung hàng năm, để lần tái bản sau tài liệu sẽ ngày càng hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn những đóng góp ý kiến của TS Cao Anh Đương – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, TS Đỗ Ngọc Diệp – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát đã giúp chúng tôi thực hiện hoàn chỉnh hơn các nội dung của tài liệu này. CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA TỔNG GIÁM ĐỐC Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 1/46
  3. Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía Phần thứ nhất ĐỊNH NGHĨA, NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP 1. Định nghĩa về dịch hại cây trồng và quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) 1.1 Dịch hại là gì? Dịch hại là tất cả động vật, thực vật và các vật sống gây thiệt hại hoặc truyền bệnh tật cho cây trồng, các sinh vật khác thậm chí cả người. Các loại dịch hại chính của cây trồng gồm: - Sâu: Tên gọi chung cho nhóm côn trùng, có nhiều loại sâu thay đổi hình dạng một lần hay nhiều lần trong vòng đời của chúng. - Nhện: Các loại nhện rất nhỏ, màu đỏ hoặc xanh, có 8 chân. - Ốc và sên: Là loại có thân mềm và nhớt. Thân ốc được bao bọc lớp vỏ cứng, còn loài sên thì không có vỏ bao. Ban ngày chúng nghỉ, ban đêm đi kiếm ăn. - Tuyến trùng: Là loại rất nhỏ, không màu, không thấy được bằng mắt thường. Tuyến trùng chích, hút rễ thân, đỉnh sinh trưởng và gây hại làm cho cây kém phát triển. Rất khó phòng trừ tuyến trùng - Gậm nhấm: Là loài chuột, sóc, thỏ có thể gây hại cho cây trồng, hoa quả và sản phẩm trong kho. Chuột sinh sản nhanh và có thể phòng trừ có hiệu quả bằng nhiều biện pháp kết hợp với nông dân. - Cỏ dại: Là những loại thực vật mà ở một thời điểm hay một nơi nào đó, con người không mong muốn có sự hiện diện của chúng. Cỏ dại làm cản trở việc sử dụng nguồn tài nguyên đất, nước. 1.2 Quản lý dịch hại tổng hợp là gì? Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM, viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Integrated Pest Management), được định nghĩa là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế. 2. Năm nguyên tắc cơ bản trong quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) 2.1 Trồng và chăm cây khoẻ: - Chọn giống tốt, phù hợp với điều kiện địa phương. - Chọn cây khoẻ, đủ tiêu chuẩn. - Trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật để cây sinh trưởng tốt có sức chống chịu và cho năng suất cao. 2.2 Thăm đồng thường xuyên: - Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, nắm được diễn biến về sinh trưởng phát triển của cây trồng, dịch hại, thời tiết, đất, nước... để có biện pháp xử lý kịp thời. 2.3 Nông dân trở thành chuyên gia đồng ruộng - Nông dân hiểu biết kỹ thuật, có kỹ năng quản lý đồng ruộng cần tuyên truyền cho nhiều nông dân khác. 2.4 Phòng trừ dịch hại - Sử dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp tuỳ theo mức độ sâu bệnh, thiên địch ký sinh ở từng giai đoạn. - Sử dụng thuốc hoá học hợp lý và phải đúng kỹ thuật. 2.5 Bảo vệ thiên địch Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 2/46
  4. Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía - Bảo vệ những sinh vật có ích, giúp nhà nông tiêu diệt dịch hại. 3. Điều kiện áp dụng Để có thể áp dụng được IPM cho một đối tượng cây trồng, cần phải tiến hành song song và đầy đủ các bước sau: - Bước 1: Nghiên cứu hệ sinh thái, thổ nhưỡng từng loại cây trồng trong mối quan hệ với sinh vật có ích và có hại. Phải nghiên cứu khả năng đề kháng của môi trường đối với sâu, bệnh và cỏ dại. - Bước 2: Nghiên cứu những biện pháp làm giàu thêm hệ sinh vật có ích trong quần xã. - Bước 3: Tách được các giống cây chịu sâu bệnh và sử dụng chúng với từng khu vực, từng phân vùng (phù hợp với khí hậu, đất đai, có ưu thế hoặc có khả năng kháng một số loài sâu bệnh phổ biến ở vùng đó). - Bước 4: Sản xuất và vận dụng các chế phẩm sinh học, chế phẩm từ thảo mộc. Nghiên cứu sử dụng các loại thuốc hoá học ít độc đặc biệt cho các vùng trồng rau. - Bước 5: Nghiên cứu các loại thuốc trừ sâu với có tính chọn lọc cao tác động nhanh và mạnh ít ảnh hưởng tới côn trùng có ích. - Bước 6: Nghiên cứu thời điểm phù hợp sử dụng thuốc với liều lượng phù hợp, phương pháp phù hơp. - Bước 7: Nghiên cứu các kỹ thuật sử dụng thuốc mới nhằm làm đơn giản các thao tác pha chế ảnh hưởng tới môi trường. - Bước 8: Nghiên cứu các phương pháp dự tính, dự báo sâu bệnh có hiệu quả. - Bước 9: Theo dõi và đánh giá tình hình phát triển sâu bênh thường xuyên để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả. Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 3/46
  5. Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía Phần thứ hai KỸ THUẬT THĂM ĐỒNG VÀ ĐIỀU TRA SÂU BỆNH HẠI MÍA Trong IPM, kỹ thuật thăm đồng và điều tra sâu bệnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Việc thường xuyên thăm đồng, kiểm tra tình hình dịch hại và điều tra đúng phương pháp cho phép xác định hiện trạng sâu bệnh đã đến mức ngưỡng gây hại và ngưỡng kinh tế hay chưa, tác động thiên địch ra sao, đã cần phải thực hiện biện pháp hóa chất chưa, nếu có ở mức độ nào?. 1. Đối tượng và nội dung điều tra - Cây mía: Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây mía và các yếu tố có liên quan như thời vụ, đất đai, thời tiết, chế độ tưới nước,... - Sâu bệnh hại mía: Tập trung vào những sâu bệnh hại chính gây hại có ý nghĩa kinh tế ở từng khu vực. 2. Thời gian điều tra - Điều tra định kỳ 7-10 ngày/lần. - Điều tra bổ sung: vào các thời kỳ xung yếu của cây mía cần mở rộng tuyến điều tra để ghi nhận đặc tính của các đối tượng dịch hại theo vùng sinh thái. 3. Chọn ruộng điều tra Ruộng điều tra đượcc chọn phải thỏa mãn các yếu tố điều tra về diện tích, giống, thời vụ, chân đất… 4. Các chỉ tiêu và phương pháp điều tra 4.1 Phương pháp điều tra sâu hại: 4.1.1 Đối với nhóm sâu hại gốc, rễ (sùng trắng, mối, ....): - Chỉ tiêu điều tra: + Mật độ sâu hại (con/m2) = số sâu hại (con)/diện tích điều tra (m2) + Tỷ lệ cây bị hại (%) = (số cây bị hại) x 100/(tổng số cây điều tra) - Phương pháp điều tra: Điều tra trên 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra trên 3 m dài hàng mía. 4.1.2 Đối với nhóm sâu hại thân (sâu đục thân): - Chỉ tiêu điều tra: + Tỷ lệ ngọn bị héo (%) = (số ngọn bị héo) x 100/(tổng số ngọn điều tra) + Tỷ lệ cây bị hại (%) = (số cây bị hại) x 100/tổng số cây điều tra) + Tỷ lệ đốt (lóng) bị hại (%) = (số lóng bị hại) x 100/(tổng số lóng điều tra) + Chỉ số hại (%) = [Tỷ lệ cây bị hại (%) x Tỷ lệ lóng bị hại (%)]/100 - Phương pháp điều tra: + Điều tra trên 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra trên 5 m dài hàng mía. + Điều tra thành phần sâu hại: Ghi nhận loài sâu đã biết tên và tần xuất bắt gặp chúng hoặc thu thập mẫu vật sâu lạ gửi đi định danh 4.1.3 Đối với nhóm sâu hại lá (sâu ăn lá, rệp, rầy…): - Chỉ tiêu điều tra: + Tỷ lệ cây bị hại (%) = (số cây bị hại) x 100/(tổng số cây điều tra) + Mật độ sâu hại (con/cây) = số sâu hại (con)/ số cây điều tra (cây) - Phương pháp điều tra: Điều tra trên 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra trên 10 cây liên tục. 4.2 Chỉ tiêu và phương pháp điều tra bệnh hại: 4.2.1 Đối với bệnh hại trên rễ: Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 4/46
  6. Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía - Chỉ tiêu điều tra: + Tỷ lệ cây bị bệnh (%) = (số cây bị bệnh) x 100/(tổng số cây điều tra). + Chỉ số bệnh (%): Phân theo 3 cấp: • Cấp 1 (nhẹ): Số rễ bị bệnh < 10% • Cấp 2 (trung bình): Số rễ bị bệnh 10-40% • Cấp 3 (nặng): Số rễ bị bệnh > 40% - Phương pháp điều tra: Điều tra trên 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra trên 10 cây liên tục. 4.2.2 Đối với bệnh hại trên thân: - Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ cây bị bệnh (%) = (số cây bị bệnh) x 100 / (tổng số cây điều tra). + Điều tra trên 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra trên 5 m dài hàng mía. 4.2.3 Đối với bệnh hại trên lá: - Chỉ tiêu điều tra: + Tỷ lệ lá, bẹ lá bị bệnh = (số lá, bẹ lá bị bệnh) x 100/(tổng số cây điều tra). + Chỉ số bệnh: Phân theo thang 9 cấp: + Cấp 1: Diện tích lá, bẹ lá bị bệnh < 1% + Cấp 3: Diện tích lá, bẹ lá bị bệnh < 1-5% + Cấp 5: Diện tích lá, bẹ lá bị bệnh < 5-25% + Cấp 7: Diện tích lá, bẹ lá bị bệnh < 25-50% + Cấp 9: Diện tích lá, bẹ lá bị bệnh > 50% - Phương pháp điều tra: Điều tra trên 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra trên 10 cây liên tục. 4.3 Phương pháp điều tra sinh trưởng: 4.3.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng: - Giai đoạn mía mọc mầm-cây con:(mầm mọc-5 lá thật): + Tỷ lệ mọc mầm (%) + Mật độ mầm (cây/m2) + Số lá/cây - Giai đoạn mía đẻ nhánh (6-10 lá thật): + Mật độ cây mẹ (cây/m2) + Số nhánh cấp 1/cây mẹ + Số nhánh cấp 2/cây mẹ + Số lá thật/cây - Giai đoạn vươn lóng (sau trồng khoảng 3- 4 tháng): + Mậtt độ (cây/m2) + Chiều cao cây (cm) + Số lá xanh/cây + Số lóng/cây + Diện tích lá (cm2) + Chiều dài lóng (cm) (đo ở 3 lóng) + Đường kính thân (cm) (đo ở 3 lóng) 4.3.2 Phương pháp điều tra: Điều tra 5 điểm cố định, mỗi điểm điều tra 1 m2. 4.4 Ngưỡng kinh tế của sâu hại mía Việc sử dụng thuốc chỉ thực sự đạt hiệu quả về mặt kinh tế và kỹ thuật khi sinh vật hại đã phát triển đến ngưỡng gây hại hoặc ngưỡng kinh tế. Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 5/46
  7. Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía - Ngưỡng gây hại là mức độ của dịch hại bắt đầu làm tổn thương đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng. - Ngưỡng kinh tế (ETL, viết tắt của cùm từ Economic Threshold Level) là mức độ dịch hại mà khi đó nếu tiến hành các biện pháp phòng trừ thì chi phí bỏ ra phải ít hơn hoặc bằng với giá trị sản phẩm thu lại được do kết quả của việc phòng trừ. Trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu và xác định được ngưỡng kinh tế của các loài sâu hại mía. Trong phạm vi tài liệu này, chúng tôi xin trích dẫn ra đây số liệu tổng hợp về ETL tại Ấn Độ để cùng tham khảo thêm. Bảng 1. Ngưỡng kinh tế của một số loài sâu hại mía ở Ấn Độ TT Loài sâu hại Ngưỡng kinh tế (ETL) 1 Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu (đục mầm) - Giống chín muộn: 15-22,8%. - Giống chín sớm: 16,8% 2 Pyrilla 3-5 cá thể/lá hoặc 1 ổ trứng/lá 3 Sâu đục thân 17 lóng bị đục/hàng 6m 4 Sâu đục thân 4 vạch (đục lóng) 16,15-28,39 cây bị đục/hàng 6m 5 Sâu đục thân mình trắng (đục ngọn) Tỷ lệ nhiễm 15-22% 6 Sùng trắng đục gốc 15 con/cây ký chủ 7 Gặm nhấm 15 hang/ha ( Nguồn: Theo Pulikesh Naidu, 2009 ) Ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về ETL của sâu hại mía. Tuy nhiên, riêng tại vùng Đông Nam bộ, đối với nhóm sâu đục thân hại mía, theo Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát (2006), có thể coi tỷ lệ 10% lóng bị hại là ngưỡng kinh tế (ETL) của nhóm sâu đục thân hại mía. Một nguyên tắc khác (theo tài liệu hướng dẫn của đại học Florida – IFAS extension, ENY-406, Ron H.Cherry and Gregg S.Nuessly) để xác định ngưỡng kinh tế là sự hiện hiện của các thiên địch và ký sinh gây bệnh trên côn trùng. Nếu số lượng hoặc sự hiện diện của thiên địch và ký sinh gây bệnh lớn hơn 50% so với mật độ của côn trùng gây hại, thì không cần phải áp dụng biện pháp hóa chất (thuốc BVTV). Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 6/46
  8. Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía Phần thứ ba KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH DỊCH HẠI MÍA 1. Tình hình dịch hại mía trên thế giới Mía là cây công nghiệp sản xuất đường chủ yếu và được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, cây mía đang chiếm một vị trí quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước (Hà Minh Trung, 1997). Theo thống kê của Hiệp hội Kỹ thuật Mía Đường Quốc tế (Internatinal Society of Sugar Cane Technologists – ISSCT, 1999), trong số 324 loài động vật hại mía đã xác định được trên toàn thế giới, ngành chân khớp (Arthropoda) chiếm số lượng loài nhiều nhất (84,5%), phần còn lại là động vật gặm nhấm ăn thực vật (5,9%), tuyến trùng (4,9%) và động vật khác (4,7%). Trong ngành chân khớp, lớp côn trùng (Hexapoda) chiếm 84,2% tổng số loài, các loài nhện chỉ chiếm 0,3% tổng số loài đã phát hiện. Trong lớp côn trùng, bộ cánh vảy (Lepidoptera) chiếm số lượng loài nhiều nhất 50,3% tổng số loài, bộ mối (Isoptera) chiếm 0,9%, bộ cánh tơ (Thysanoptera) chiếm 0,3%, bộ cánh nửa (Hemiptera) chiếm 16,7%, bộ cánh cứng (Coleoptera) chiếm 11,7%, bộ hai cánh (Diptera) chiếm 0,6% và phần còn lại (3,7%) thuộc các bộ côn trùng khác. Trong bộ cánh vảy (Lepidoptera, 50,3%), số lượng loài hại lá chỉ chiếm khoảng 0,6%, phần còn lại (49,7%) là các loài hại thân. Còn theo tổng kết của CIRAD - Trung tâm Hợp tác Quốc tế về nghiên cứu phát triển nông nghiệp - Pháp (2000), thiệt hại tổng số do các loài dịch hại gây ra đối với cây mía ước tính chiếm khoảng 54,0% tổng sản lượng mía của toàn thế giới. Trong đó, riêng thiệt hại do nhóm côn trùng gây ra chiếm tới 19,5%. Còn nếu chỉ dựa vào các thông tin đại chúng do các viện, cơ quan nghiên cứu cung cấp thì ta có thể thấy rõ một điều rằng côn trùng là nhóm sâu hại quan trọng nhất (8 trong 10 trường hợp) và trong nhóm côn trùng thì sâu đục thân thường xuất hiện nhiều hơn cả (50% thông tin), kế đến là nhóm côn trùng chích hút (15 – 20% thông tin), sau đó là các loài bọ hung đục gốc (10 – 14% thông tin). Tuyến trùng và chuột tương ứng là 5 – 10% và 5 – 6% thông tin. Bảng 2. Tổng hợp về tổn thất do các loại sâu hại mía trên thế giới Thiệt hại Thiệt hại TT Loại sâu hại sản lượng (%) chữ đường (%) 1 Sâu đục mầm sớm 22-33 2 2 Sâu đục lóng 34,88 1,7-3,07 3 Sâu đục ngọn 21-37 0,2-4,1 4 Sâu đục thân >33 1,7-3,07 5 Rệp vảy 32,6 1,5-2,5 6 Rệp sáp đẻ nhánh kém, >35% brix giảm 16,2 Rầy các loại (rầy nâu, rầy 7 86 1-1,5 đen) Bọ phấn trắng (chích hút 8 80 1,4-1,8 +truyền bệnh) 9 Sùng đục gốc (Holotrichia) 100 5-6 10 Sùng đục gốc (Leucopholis) 33 chết khô nguyên cây 11 Mối 22,27 4,5 12 Gặm nhấm (chuột, thỏ) 7-39 13 Rệp bông 1,2-3,43 Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 7/46
  9. Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía 2. Tình hình dịch hại mía ở Việt Nam Ở nước ta, theo thống kê của Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát (2006) từ 2001-2005, có 28 loài sâu, 2 loài nhện, 1 loài ốc nhỏ, 2 loài ốc sên, 3 loài gặm nhấm, 26 loài bệnh, 4 loài tuyến trùng và 29 loài cỏ dại hại mía. Trong đó: - Có 11 loài sâu hại chính: 4 loài sâu đục thân (bốn vạch, năm vạch đầu nâu, mình tím và mình hồng lớn), 1 loài sùng trắng (bọ hung đen), 1 loài xén tóc (nâu lớn), 2 loài rệp (rệp bông trắng, rệp sáp đỏ), 2 loài rầy (rầy đầu vàng, bọ phấn trắng) và 1 loài mối. - Có 1 loài nhện: Nhện đỏ - Có có 9 loài bệnh hại chính: 3 bệnh nấm (than đen, thối đỏ thân, thối ngọn), 3 bệnh vi khuẩn (cằn gốc, thân chồi đâm ngọn, chảy gôm), 2 bệnh phytoplasma (trắng lá, chồi cỏ xanh) và 1 bệnh vi rút (vàng gân lá). - Có 1 loài chuột hại chính: Chuột đồng. - Có 7 loài cỏ dại phổ biến trên ruộng mía gồm: Cỏ chỉ, mần trầu, trinh nữ, dền gai, cứt lợn, cỏ gấu và cỏ tranh. Theo kết quả điều tra của Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường (2010), ở vùng Đông Nam bộ nói chung, vùng nguyên liệu mía của Công ty nói riêng hiện đang có 16 loài dịch hại chính và có nguy cơ phát sinh thành dịch cần phải tập trung phòng trừ (Bảng 1), chúng bao gồm: - 8 loài sâu hại: Sâu đục thân 4 vạch, sâu đục thân 5 vạch đầu nâu, sâu đục thân mình tím, sâu đục thân mình hồng lớn, sâu đục thân mình trắng, rầy đầu vàng, rệp sáp đỏ và bọ phấn trắng. - 1 loài nhện hại: Nhện đỏ - 7 loại bệnh hại: Bệnh than, bệnh thối đỏ, thối ngọn, cằn gốc, thân chồi đâm ngọn, trắng lá và khảm lá vi rút. Bảng 3. Danh mục các dịch hại chính trên cây mía ở vùng Đông Nam bộ Giai đoạn sinh trưởng Bộ phân cây TT Tên tiếng Việt Tên khoa học bị hại chủ yếu bị hại chủ yếu 1 Sâu đục thân 4 vạch Chilo sacchariphagus Mọc mầm, đẻ nhánh, Lá đọt, lóng Bojer vươn lóng, mía chín thân, đỉnh sinh trưởng 2 Sâu đục thân mình Phragmataecia castaneae Đẻ nhánh, vươn lóng, Bẹ lá, lóng tím Hŭbner mía chín thân 3 Sâu đục thân mình Sesamia sp. Đẻ nhánh, vươn lóng Bẹ lá, lóng hồng lớn (cú mèo) thân 4 Sâu đục thân 5 vạch Chilo infuscatellus Mọc mầm Đỉnh sinh đầu nâu (đục mầm) Snellen trưởng 5 Sâu đục thân mình Scirpophaga nivella Fabr. Mọc mầm, đẻ nhánh, Lá đọt, đỉnh trắng (đục ngọn) vươn lóng sinh trưởng 6 Rầy đầu vàng Eoeurysa flavocapitata Đẻ nhánh, vươn lóng Lá đọt Muir. 7 Rệp sáp đỏ Saccharicoccus sacchari Vươn lóng Đốt thân Cock. 8 Bọ phấn trắng Aleurolobus barodensis Vươn lóng, mía chín Lá mía Maskell 9 Nhện đỏ Oligonychus simus Baker Vươn lóng, mía chín Lá mía & Pritchard Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 8/46
  10. Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía 10 Bệnh than đen Ustilago scitamenia Mọc mầm, đẻ nhánh Đỉnh sinh Sydow trưởng 11 Bệnh thối đỏ Glomerella tucumanensis Vươn lóng, mía chín Lá, bẹ lá, lóng Muller thân 12 Bệnh thối ngọn Fusarium moniliforme Vươn lóng Lóng ngọn, lá Sheldon đọt 13 Bệnh cằn mía gốc Leifsonia xyli subsp. xyli Vươn lóng, mía chín Toàn thân cây, (RSD) Davis toàn bụi mía 14 Bệnh thân chồi đâm Xanthomonas Vươn lóng, mía chín Toàn thân cây, ngọn albilineans Dowson toàn bụi mía 15 Bệnh chảy gôm Xanthomonas campestris Vươn lóng, mía chín Toàn thân cây, pv. vasculorum (Cobb) toàn bụi mía 16 Bệnh khảm lá vi rút Sugarcane mosaic virus Vươn lóng, mía chín Toàn thân cây, Sorghum mosaic virus toàn bụi mía Ngoài ra, nhóm cỏ dại tuy không là dịch hại quá nguy hiểm nhưng là đối tượng mà người trồng mía ở khắp các vùng phải thường xuyên chú ý phòng trừ sớm và triệt để, nếu không sẽ làm giảm đáng kể năng suất mía. Đây cũng là đối tượng dịch hại khiến cho người trồng mía phải tiêu tốn khá nhiều chí phí, bình quân mỗi vụ phải chi từ 1,4 – 2,0 triệu đồng/ha. Chưa có nhiều nghiên cứu xác định được chính xác mức độ tổn thất do từng loài dịch hại gây ra đối với sản xuất mía ở trong nước. Tuy nhiên, gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục xuất hiện các thông tin về tổn thất do một số loài dịch hại gây ra đối với cây mía ở một số vùng mía lớn, như dịch bệnh chồi cỏ xanh hại mía ở Nghệ An, dịch thối đỏ ở Tây Ninh, dịch bệnh than đen ở Kon Tum, dịch rệp xơ bông trắng ở Thanh Hóa, dịch bọ hung đen và xén tóc nâu lớn hại mía ở Bắc Trung bộ và Tây Nguyên, dịch rầy đầu vàng hại mía ở miền Nam, dịch bọ phấn trắng ở Phú Yên,… Riêng đối với nhóm sâu đục thân, đối tượng gây hại phổ biến và chủ yếu trên cây mía ở vùng Đông Nam bộ, theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát (2006), thiệt hại do chúng gây ra ước tính chiếm khoảng 20-40% năng suất mía trong vùng. Điều rất may là trong tự nhiên luôn tồn tại một lực lượng đông đảo các loài thiên địch của các dịch hại nêu trên. Nếu không có chúng, cân bằng sinh học trong tự nhiện sẽ bị phá vỡ, dịch bệnh sẽ phát sinh thường xuyên và gây thiệt hại rất lớn. Kết quả điều tra của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường (2009) cho thấy, riêng đối với nhóm sâu đục thân ở vùng Đông Nam bộ, có tới 21 loài côn trùng ký sinh và 16 loài côn trùng ăn thịt (Bảng 2), trong đó, ong mắt đỏ màu vàng kí sinh trứng Trichogramma chilonis Ishii, ong kén trắng kí sinh sâu non Cotesia flavipes Cameron, ong nhỏ râu ngắn kí sinh nhộng Tetrastichus howardi Olliff và bọ đuôi kìm ăn thịt Euborellia annulipes Lucas là những loài thiên địch có vai trò quan trọng nhất cần được bảo vệ và lợi dụng có hiệu quả hơn nữa trong công tác phòng trừ sâu đục thân mía ở miền Đông Nam bộ. Bảng 4. Thành phần thiên địch của sâu đục thân mía ở vùng Đông Nam bộ Loài kí chủ Mức độ TT Loài thiên địch Họ - Bộ (vật mồi) bắt gặp A- Côn trùng kí sinh: 1. Ong mắt đỏ màu vàng kí sinh trứng Trichogrammatidae - Sâu ĐT 4 vạch +++ Trichogramma chilonis Ishii - Hymenoptera - Sâu ĐT 5 vạch + - Sâu đục ngọn - - Sâu ĐT mình vàng - Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 9/46
  11. Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía 2. Ong mắt đỏ màu đen kí sinh trứng Trichogrammatidae - Sâu đục ngọn + Trichogramma japonicum Asmead - Hymenoptera - Sâu ĐT 5 vạch - - Sâu ĐT mình hồng - 3. Ong mắt đỏ kí sinh trứng Trichogrammatidae - Sâu ĐT mình vàng - Trichogramma ostriniae Pang & - Hymenoptera Chen 4. Ong mắt đỏ kí sinh trứng Trichogrammatidae - Sâu ĐT 5 vạch - Trichogrammatoidea nana Zehntner - Hymenoptera - Sâu ĐT mình tím - 5. Ong đen kí sinh trứng Scelionidae - Sâu đục ngọn + Telenomus rowani Gahan - Hymenoptera 6. Ong đen kí sinh trứng Scelionidae - Sâu ĐT 4 vạch +++ Telenomus beneficiens Zehntner - Hymenoptera 7. Ong đen kí sinh trứng Scelionidae - Sâu ĐT 5 vạch - Telenomus daobochongus Walker - Hymenoptera - Sâu ĐT mình hồng - 8. Ong đen lớn kí sinh trứng Scelionidae - Sâu ĐT mình hồng + Telenomus sp. - Hymenoptera 9. Ong kén trắng kí sinh sâu non Braconidae - Sâu ĐT 4 vạch +++ Cotesia flavipes Cameron - Hymenoptera - Sâu ĐT 5 vạch + - Sâu ĐT mình hồng - - Sâu ĐT mình tím - - Sâu ĐT mình vàng - 10. Ong kén nhỏ kí sinh sâu non Braconidae - Sâu ĐT 4 vạch - Microbracon chinensis Szépligeti - Hymenoptera - Sâu ĐT 5 vạch - 11. Ong kén nhỏ kí sinh sâu non Braconidae - Sâu ĐT 5 vạch - Stenobracon nicevillei Bingham - Hymenoptera 12. Ong kén nhỏ kí sinh sâu non Braconidae - Sâu ĐT mình tím - Rhaconotus rosliensis Lal - Hymenoptera 13. Ong kí sinh sâu non Elasmidae - Sâu đục ngọn + Elasmus zehntneri Ferrière - Hymenoptera 14. Ong cự đen kí sinh sâu non Ichneumonidae - Sâu ĐT 4 vạch - Melaboris sinicus Holmgren - Hymenoptera - Sâu ĐT 5 vạch - - Sâu ĐT mình hồng - 15. Ong cự đen bụng to kí sinh sâu non Ichneumonidae - Sâu đục ngọn - Isotima javensis Rohwer - Hymenoptera 16. Ong cự vàng kí sinh sâu non Ichneumonidae - Sâu ĐT mình hồng ++ Enicospilus sp. - Hymenoptera 17. Ong cự nâu vàng kí sinh sâu non Ichneumonidae - Sâu đục ngọn - Goryphus sp. - Hymenoptera 18. Ong cự vàng chấm đen kí sinh Ichneumonidae - Sâu ĐT 4 vạch - nhộng - Hymenoptera - Sâu ĐT mình hồng - Xanthopimpla stemmator Thunberg - Sâu ĐT mình tím - 19. Ong nhỏ râu ngắn kí sinh nhộng Eulophidae - Sâu ĐT 4 vạch - Tetrastichus howardi Olliff - Hymenoptera - Sâu đục ngọn ++ - Sâu ĐT mình hồng - 20. Ong đùi to kí sinh nhộng Chalcididae - Sâu ĐT mình hồng - Brachymeria sp. - Hymenoptera 21. Ruồi kí sinh sâu non Tachinidae - Sâu ĐT 5 vạch - Sturmiopsis inferens Townsend - Diptera - Sâu ĐT mình hồng - - Sâu ĐT mình tím - Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 10/46
  12. Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía B- Côn trùng bắt mồi: 22. Bọ đuôi kìm Carcinophoridae - Sâu ĐT 4 vạch ++ Euborellia annulipes Lucas - Dermaptera - Sâu ĐT 5 vạch + - Sâu ĐT mình tím + - Sâu ĐT mình hồng +++ 23. Bọ đuôi kìm nâu đen lớn Carcinophoridae - Sâu ĐT 4 vạch - Euborellia annulata Fabricius - Dermaptera - Sâu ĐT mình hồng + 24. Bọ đuôi kìm cánh vàng Forficulidae - Sâu ĐT 4 vạch - Doru sp. - Dermaptera - Sâu ĐT mình hồng - 25. Bọ xít bắt mồi Reduviidae - Sâu ĐT 4 vạch - Rhinocoris marginellus Thunberg - Hemiptera - Sâu ĐT 5 vạch - 26. Bọ xít bắt mồi lớn Reduviidae - Sâu ĐT 4 vạch - Acanthaspis sp. - Hemiptera 27. Bọ chân chạy 2 chấm trắng Carabidae - Sâu ĐT 4 vạch - Chlaenius posticalis Motschulky - Coleoptera - Sâu ĐT mình hồng + - Sâu ĐT mình tím - 28. Bọ phóng bom Carabidae - Sâu ĐT mình hồng + Pherosophus sp. - Coleoptera 29. Bọ hổ trùng 6 chấm Cicindelidae - Sâu ĐT mình hồng - Cicindela sexpunctata Fabricius - Coleoptera - Sâu ĐT 5 vạch - 30. Bọ hổ trùng 2 sọc thẳng Cicindelidae - Sâu ĐT mình hồng - Cicindela striolata Illiger - Coleoptera 31. Bọ cánh cộc Staphilinidae - Sâu ĐT 4 vạch + Paederus fuscipes Curtis - Coleoptera - Sâu ĐT 5 vạch - - Sâu ĐT mình hồng - 32. Bọ rùa nhỏ ăn thịt Coccinellidae - Sâu đục ngọn + Brumus saturalis Fabricius - Coleoptera 33. Kiến ăn thịt Formicidae - Sâu ĐT 4 vạch - Anoplolepis sp. - Hymenoptera 34. Kiến ăn thịt Formicidae - Sâu ĐT 4 vạch - Camponotus sp. - Hymenoptera - Sâu ĐT 5 vạch - 35. Kiến ăn thịt Formicidae - Sâu ĐT 4 vạch - Monomonium sp. - Hymenoptera - Sâu ĐT 5 vạch - 36. Kiến ăn thịt Formicidae - Sâu ĐT 4 vạch + Pheidole sp. - Hymenoptera - Sâu ĐT mình vàng - - Sâu ĐT mình hồng - 37. Kiến ăn thịt Formicidae - Sâu ĐT 4 vạch - Solenopsis sp. - Hymenoptera - Sâu ĐT mình vàng - Ghi chú: +++ bắt gặp nhiều (>50% số lần bắt gặp) ++ bắt gặp trung bình (26 - 50% số lần bắt gặp) + bắt gặp ít (6 - 25% số lần bắt gặp) - bắt gặp rất ít (0 - 5% số lần bắt gặp). Ngoài các loài thiên địch kể trên, trong tự nhiên cũng luôn tồn tại các loài nấm, vi khuẩn, vi rút ký sinh gây bệnh côn trùng như nấm bạch cương Beauveria bassiana, nấm lục cương Metarhizium anisopliae, nấm Verticillium lecanii, vi khuẩn BT Bacillus thuringiensis, vi rút nhân đa diện NPV,... hay như loài nấm đối kháng Trichoderma spp.,... chúng cũng góp phần không nhỏ trong việc khống chế mật độ các loài dịch hại và duy trì cân bằng sinh học trong tự nhiên. Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 11/46
  13. Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía Phần thứ tư ĐẶC ĐIỂM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ CÁC LOÀI DỊCH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY MÍA Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ 1. Sâu đục thân 4 vạch: Chilo sacchariphagus Bojer - Triệu chứng gây hại và đặc điểm hình thái các pha phát dục: Xem hình 1 - Đặc điểm sinh học, sinh thái: Mỗi năm phát sinh 6 đợt. Vòng đời sâu: trứng 6-7 ngày, sâu non 35-40 ngày, nhộng 10-11 ngày, trưởng thành 1-2 ngày. Ngài cái đẻ từ 8- 11 ổ trứng, tổng số khoảng 250 - 300 trứng. Sâu non cũng hại mía mầm nhưng hại mía cây là chính. Sâu chui vào nách lá rồi đục vào thân tạo thành hang ngách, ảnh hưởng đến sự vận chuyển nhựa và làm mía dễ gẫy ngang thân khi có gió. Đường đục cũng tạo cho nấm bệnh thối đỏ xâm nhập. Sâu 4 vạch phá hại mạnh vào mùa mưa cao điểm tháng 7-8 trong năm. - Biện pháp phòng trừ: + Trồng hom sạch sâu, loại bỏ mầm nước vào tháng thứ 8 hoặc thứ 9 sau trồng hoặc tái sinh gốc. Tránh bón quá nhiều đạm và tiêu nước cho ruộng ngập úng. + Bóc lá vào các tháng 5, 7 và tháng 9 sau trồng, tái sinh gốc. + Thả ong mắt đỏ Trichogramma chilonis định kỳ 15 ngày/lần để diệt trứng, mỗi lần thả 50 ngàn ong/ha, thả từ tháng thứ 3 - 8 sau trồng. + Thả ong kén trắng Cotesia flavipes để diệt sâu non, thả 1 lần/tháng từ khi thấy xuất hiện triệu chứng gây hại, thả 2.000 kén/ha/lần. + Có thể dùng các loại thuốc Diaphos (50 ND, 10 H), Padan (95 SP, 4 H) v.v… phun hoặc rải cục bộ, có chọn lọc lên bộ lá những cây bị hại lốm đốm trắng, phun 2 tuần/1 lần, phun liên tục 3 – 5 lần trong khoảng thời gian từ lúc mía 4 – 6 tháng tuổi. 2. Sâu đục thân mình tím: Phragmataecia castaneae Hŭbner - Triệu chứng gây hại và đặc điểm hình thái các pha phát dục: Xem Hình 2. - Đặc điểm sinh học, sinh thái: Sâu phát sinh 2-3 đợt trong năm. Vòng đời sâu: trứng 9-11 ngày, sâu non 55-71 ngày, nhộng 11-15 ngày, trưởng thành 3-5 ngày; mùa đông vòng đời sâu dài hơn. Ngài cái đẻ 2-3 ổ trứng, 300-700 trứng/ổ. Sâu phá hại cả mùa khô lẫn mùa mưa. Sâu non có 8 tuổi, sau khi nở ra khỏi trứng khoảng 15 phút là sâu non phân tán ngay, thường mỗi cây có từ 1 – 2 con tấn công gây hại. Sâu non tuổi nhỏ đục ăn trong bẹ lá theo kiểu vịng trịn (gy ra triệu chứng ho l bn trước), đến cuối tuổi 2, đầu tuổi 3, sâu mới đục vào phần thịt lóng theo 1 đường đục rất thắng từ dưới lên trên (gây ra triệu chứng ngọn teo). Trong quá trình gây hại, sâu rất ít khi đục ra ngoài, phân sâu nén trong đường đục, chỉ đến khi gần hoá nhộng, sâu mới đục 1 lỗ vũ hoá ở phần thân ngọn và chui trở lại đáy đường đục để hoá nhộng. - Biện pháp phòng trừ: + Giai đoạn cây con 4 – 6 tháng sau trồng hoặc thu hoạch, có thể dùng các loại thuốc Diaphos 50 ND, Vibasu 40 ND, Padan 95 SP, Diaphos 10 H, Padan 4 H v.v… phun hoặc rải cục bộ, có chọn lọc cho những đoạn mía bị hại (triệu chứng héo lá bên), từ 3 - 5 lần cách nhau 14 ngày. Làm như vậy vừa có thể tiết kiệm thuốc trừ sâu, tập trung thuốc đủ liều lượng có thể giết chết sâu ẩn chứa trong thân, vừa chừa lại những khoảng không gian nhất định cho các loài thiên địch cư trú và thực hiện thiên chức của mình. + Dùng bẩy đèn bắt trưởng thành vào 2 thời điểm rộ: Tháng 3, 4 và tháng 8, 9. Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 12/46
  14. Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía 3. Sâu đục thân mình hồng lớn (cú mèo): Sesamia sp. - Triệu chứng gây hại và đặc điểm hình thái các pha phát dục: Xem Hình 3. - Đặc điểm sinh học, sinh thái: Trong năm sâu phát sinh 5-6 đợt. Vòng đời sâu: trứng 4-6 ngày, sâu non 21-29 ngày, nhộng 10-11 ngày, trưởng thành 4-6 ngày; mùa đông vòng đời sâu dài hơn. Mỗi ngài cái đẻ khoảng 70-100 trứng. Sâu non phá hại vào mùa mưa, mưa càng nhiều sâu phá hại càng mạnh, phá hại trên mía mầm là chính. Khi mới nở, sâu tập trung và gặm bên trong lá, tuổi 2-3 thì phân tán, từ bẹ lá đục vào ngọn và phá hại điểm sinh trưởng làm cho nõn mía bị héo. - Biện pháp phòng trừ: + Chặt, cắt bỏ ổ sâu định kỳ kể từ đầu vụ mía & giữ cho ruộng luôn sạch cỏ. Diệt chồi vô hiệu ở giai đoạn mía 7-8 tháng tuổi, hạn chế sâu đẻ trứng, nhân nhanh số lượng. + Ruộng trồng mới: Bón lót Diaphos 10 H hoặc Padan 4 H cùng với phân lót ngay khi trồng, liều lượng dùng khoảng 30 – 45 kg/ha. + Rải thuốc Diaphos 10 H hoặc Padan 4 H ở giai đoạn bị hại nặng hoặc đầu giai đoạn vươn lóng mạnh hoặc 90 ngày sau trồng, liều lượng dùng khoảng 35-40 kg/ha, rải dọc theo hàng mía, dùng cuốc cày vun lấp thuốc, sau đó tưới ẩm nếu cần. Có thể trộn 30 kg thuốc Diaphos 10 H + 50 kg cát, sau đó rắc thuốc lên ngọn lá ở giai đoạn mía vươn lóng mạnh. Tập trung thuốc rắc cho những cây bị hại. + Thả ong kén trắng Cotesia sesamiae ký sinh sâu non ở giai đoạn rộ hoặc mía bị hại nặng, liều lượng thả khoảng 5.000 ong/ha/lần thả. Thả 2 lần cách nhau 1 tháng. 4. Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu (đục mầm): Chilo infuscatellus Snellen - Triệu chứng gây hại và đặc điểm hình thái các pha phát dục: Xem Hình 4. - Đặc điểm sinh học, sinh thái: Sâu phát sinh 5-6 đợt trong năm. Vòng đời trong mùa hè: trứng 5-7 ngày, sâu non 20-26 ngày, nhộng 5-8 ngày, trưởng thành 4-6 ngày; mùa đông vòng đời sâu dài hơn, trứng đẻ thành ổ, mỗi ổ có 250- 300 trứng. Sâu non nở ra là phân tán, thường nhả tơ đu đưa rồi nhờ gió chuyển sang những cây mía lân cận. Sâu chủ yếu phá hại ở thời kỳ mía mía mầm, ảnh hưởng đến mật độ cây. Sâu phá hại nặng trên mía trồng vụ thu đông, mía gốc thu hoạch muộn có đốt lá vào mùa khô. - Biện pháp phòng trừ: + Tránh trồng mía vào các tháng khô hạn, lột bỏ bẹ lá đầu tiên, vun luống nhẹ 2 – 3 lần giai đoạn đầu vươn lóng, không đốt lá sau thu hoạch, tưới nước trong mùa khô hạn. + Rút bỏ đọt héo và giết sâu non, nhộng trong cây héo ngọn bằng xiên nhọn hoặc cắt mầm héo sâu 5 cm dưới mắt đất (tháng 3-4). + Thả ong mắt đỏ định kỳ 1 lần/tháng, mỗi lần thả 50 ngàn ong/ha, thả từ tháng thứ 1,5 đến tháng thứ 6 sau trồng (hoặc tái sinh gốc) ở những vùng khô hạn kéo dài. + Xử lý hom giống trước khi trồng bằng thuốc trừ sâu Diaphosọ 50 EC hoặc bón lót Padan 4 G, Diaphos 10 H, liều lượng 30 – 45 kg/ha ngay khi trồng. 5. Sâu đục thân mình trắng (đục ngọn): Scirpophaga nivella Fabr. - Triệu chứng gây hại và đặc điểm hình thái các pha phát dục: Xem Hình 5. - Đặc điểm sinh học, sinh thái: Mỗi năm phát sinh 6 đợt. Vòng đời sâu: trứng 7- 15 ngày, sâu non 31-61 ngày, nhộng 12-18 ngày, trưởng thành 3-13 ngày. Mỗi ngài cái đẻ từ 70-100 trứng. Sâu phá hại trên mía cây, đặc biệt là ở đốt ngọn. Sâu non đục từ ngọn mía xuống dưới ăn điểm sinh trưởng làm cho ngọn mía bị héo, lá xung quanh ngọn mía xoè ra không bình thường, các mầm nhánh đâm ra thành hình ngọn chồi. - Biện pháp phòng trừ: Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 13/46
  15. Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía + Ngắt ổ trứng trên lá thu bắt trưởng thành vào buổi sáng sớm. + Chặt cây sâu giết sâu non nhộng trong thân. + Bón thêm đạm thúc đẩy cây sinh trưởng nhanh. + Tiêu úng. + Thả ong mắt đỏ Trichograma chilonis Ishii + Phun Diaphos 50 EC, Padan 95 SP vào giai đoạn sâu non nở rộ hoặc rắc Diaphos 10 H, Padan 4 H vào đọt cây bị hại. 6. Rầy đầu vàng: Eoeurysa flavocapitata Muir. - Triệu chứng gây hại và đặc điểm hình thái các pha phát dục: Xem Hình 6. - Đặc điểm sinh học, sinh thái: Trong năm phát sinh 6-7 lứa. Vòng đời: Trứng từ 8-15 ngày, sâu non 23-33 ngày, trưởng thành 23-38 ngày. Trứng thường được đẻ 2 bên gân lá chính. Rầy non mới nở bò men theo mép lá đến đọt lá và chủ yếu gây hại ở lá đọt chích hút chất dịch của lá. Phần đọt lá mía bị hại lúc đầu xuất hiện các chấm màu vàng nhỏ, sau đó chúng liên kết với nhau thành chấm lớn, trên bề mặt có 1 lớp bọt trắng, chất dịch này thường thu hút ruồi, kiến, … đến ăn. Sau một thời gian nấm muội đen bắt đầu xâm nhập phát triển trên lớp bọt trắng, biến chúng thành màu đen, phủ kín mặt lá và có mùi chua ngọt rất đặc trưng. Lá bị hại biến dạng, thun ngắn, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây mía ở giai đoạn đầu và ảnh hưởng đến năng suất chất lượng mía ở giai đoạn thu hoạch. - Biện pháp phòng trừ: + Nên quy hoạch trồng mía thành từng vùng tập trung, trong đó nên phân thành 2 khu vực với 2 thời vụ trồng riêng biệt là hè thu và đông xuân. Trong từng thời vụ, nên tiến hành trồng tập trung trong cùng một thời gian nhất định, không nên kéo dài thời gian trồng trong 1 vụ quá 1 tháng, không nên trồng xen kẽ mía hè thu với mía đông xuân. Đối với vụ hè thu, nên trồng sớm trước ngày 10/6 dương lịch hàng năm. Ở những vùng nguyên liệu tập trung, có điều kiện phù hợp nên chuyển dịch cơ cấu thời vụ trồng sang trồng chủ yếu trong vụ đông xuân. + Các vùng thường phát dịch nên trồng các giống ít mẫn cảm với rầy đầu vàng như: K84-200, VN84-4137, K88-65,… + Thường xuyên thăm đồng ruộng phát hiện rầy sớm để kịp thời phòng trừ. + Khi rầy phát sinh thành dịch, có thể sử dụng 20 ml Carbosulfan (Marshal 200 SC) + 30 ml Fenobucarb (BPMC) (Bassa 50 EC) pha trong 20 lít nước. Ngay sau khi phun có thể tiêu diệt được 60-70% số lượng rầy trong đọt lá. 7. Rệp sáp đỏ: Saccharicoccus sacchari Cock. - Triệu chứng gây hại và đặc điểm hình thái các pha phát dục: Xem Hình 7. - Đặc điểm sinh học, sinh thái: Trong năm phát sinh 6-7 đợt, sinh sản đơn tính. Vòng đời sâu: trứng 2-3 ngày, sâu non 20-30 ngày, trưởng thành 1-2 tháng. Mỗi con cái đẻ 200 trứng. Rệp trưởng thành ít di động. Rệp non bám vào đốt mía phía trong bẹ lá để hút chất dinh dưỡng. Rệp bài tiết ra chất đường nên tạo điều kiện cho bệnh muội và nhiều loại kiến ăn mật cùng cộng sinh với rệp và giúp rệp phát tán. - Biện pháp phòng trừ: + Sử dụng hom giống sạch hoặc đã ngâm trong nước vôi 2 giờ. + Chăm sóc bón phân cân đối N-P-K, mật độ trồng thích hợp, vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch và khi cây mía non có lóng, ruộng sạch cỏ dại... + Chọn giống có tán lá gọn, có sức đề kháng tốt, bố trí mùa vụ để các vụ mía không liền kề trong năm, thu hoạch gọn từng vùng nguyên liệu. Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 14/46
  16. Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía + Thăm đồng thường xuyên để phát hiện ổ rệp tiêu diệt ngay từ khi còn là những ổ nhỏ, trồng xen canh với cây họ đậu để phát triển và bảo vệ thiên địch của rệp. - Khi mật độ cao phải dùng thuốc hoá học đặc hiệu để phòng trừ. Có thể dùng thuốc Supracide 40 EC pha với nước, nồng độ 0,1-0,15% phun ướt đẫm đều thân, bẹ lá. 8. Bọ phấn trắng: Aleurolobus barodensis Maskell - Triệu chứng gây hại và đặc điểm hình thái các pha phát dục: Xem Hình 8. - Đặc điểm sinh học, sinh thái: Vòng đời từ 32 đến 44 ngày. Lá non chưa hoàn chỉnh (chưa mở) là nơi con cái ưa thích để đẻ trứng. Thời gian pha trứng từ 8 đến 31 ngày. Mỗi con cái có thể đẻ 80 trứng, số lượng trứng thay đổi theo mùa. Ấu trùng từ 1 đến 3 tuổi có thể di chuyển và gây hại trong phạm vi ngắn; đến tuổi thứ 4 thường được gọi là nhộng. Khi ấu trùng phát triển, chúng phủ một lớp bọc bằng sáp trắng giúp bảo vệ khỏi các tác động bên ngoài, nhất là thuốc trừ sâu, đây là đặc điểm riêng biệt của bọ phấn trắng ở các pha phát dục, trừ pha trứng. Ấu trùng bọ phấn trắng chích hút nhựa của lá mía dẫn đến lá bị chuyển vàng và hồng nhạt, cuối cùng làm khô cháy lá. Các ấu trùng bài tiết lượng đường lớn trong phân tích tụ trên lá, đây là nguyên nhân làm xuất hiện nấm muội đen tạo các vết đen trên lá, làm ảnh hưởng đến quang hợp của cây. Bọ phấn trắng gây hại nhiều trên những ruộng mía lưu gốc năm thứ 2 và 3, đặc biệt là trong khu vực ngập nước, nghèo hàm lượng đạm. Điều kiện thích hợp để mật độ bọ phấn trắng gây cháy là thiếu đạm, ngập úng (độ ẩm cao và nhiệt độ thuận lợi cho sự phát triển của dịch hại), mưa lớn, mật độ cao và độ kiềm của đất lớn. Bọ phấn trắng gây hại quanh năm nhưng nặng nhất từ tháng 8 đến tháng 11. - Biện pháp phòng trừ: + Có thể nói đây là một dịch hại đặc biệt nghiêm trọng cho cây mía gốc, nhưng nó cũng tấn công các cây trồng khác trong vùng thấp trũng và đọng nước. Vì vậy, để phòng trừ có hiệu quả, cần chú trọng biện pháp canh tác trồng mía ở mật độ thích hợp, tránh điều kiện cho bọ phấn trắng phát sinh. Tránh để mía lưu gốc ở những vùng đã bị nhiễm bọ phấn trắng. + Bóc hay cắt lá bị hại, đem chôn hoặc đốt để tiêu diệt nguồn gây hại. Thực hiện quy trình bóc lá làm thông thoáng ruộng mía góp phần hạn chế sự phát triển của bọ phấn trắng. Hạn chế sử dụng các giống mía có bản lá to và dài như R 570 và R 579. Không để ruộng mía bị úng nước, thoát nước khi trời có mưa to. + Bón phân cân đối, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là phân đạm. Sử dụng một số thiên địch ăn thịt và ký sinh để phòng trừ bọ phấn trắng như: bọ rùa, nhện đồng thời sử dụng chế phẩm vi sinh như: nấm bột trắng Beauveria bassiana hoặc nấm Paecilomyces fumosoroseus tấn công trên ấu trùng và trưởng thành. + Việc kiểm soát bọ phấn trắng mía bằng thuốc hóa học là khó khăn và phức tạp vì chúng có lớp sáp bảo vệ nên nhanh chóng kháng thuốc trừ sâu. Đồng thời biện pháp này cũng khó khăn vì việc phun thuốc trên cây mía đòi hỏi dụng cụ và bảo hộ lao động cao. Khi cần thiết có thể sử dụng các thuốc trừ sâu có tính nội hấp và lưu dẫn mạnh như hoạt chất Dinotefuran, Imidacloprid và Thiamethoxam. Khi phun phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng. + Xin lưu ý là giống mía R 579 rất mẫn cảm với bọ phấn trắng và điều kiện thời tiết mưa nhiều, do đó về lâu dài nên có kế hoạch thay thế bằng những giống khác có tính kháng bọ phấn trắng và phù hợp với điều kiện canh tác ở địa phương. 9. Nhện đỏ: Oligonychus simus Baker & Pritchard - Triệu chứng gây hại và đặc điểm hình thái các pha phát dục: Xem Hình 9. - Đặc điểm sinh học, sinh thái: Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 15/46
  17. Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía + Nhện non có 3 tuổi: Tuổi 1 có 3 đôi chân màu trắng nhạt, tuổi 2 có 4 đôi chân màu thẫm hơn và tuổi 3 có 4 đôi chân kích thước gần bằng trưởng thành, màu nâu đỏ. + Nhện đỏ hại mía có vòng đời khá ngắn từ 7-8 ngày và thời gian sống của trưởng thành tương đối dài, con đực thường sống lâu hơn con cái. Nhện đỏ có mặt quanh năm trên các ruộng mía, hàng năm chúng thường xuất hiện vào 2 cao điểm là các tháng 2-4 và 8-9. + Nhện đỏ hại mía thường sống tập trung ở mặt trên lá bánh tẻ và nhất là lá già, rất ít khi thấy sống trên lá non và ngọn. Trên lá, chúng tập trung thành từng đám xung quanh gân chính hoặc bên cạnh mép lá. Chúng dùng kìm chích vào lá, hút dịch, tạo nên các vết châm nhỏ gần bằng đầu tăm. Lúc đầu có màu trắng trong sau chuyển sang màu nâu hồng hoặc trắng bạc. Khi các vết châm dày đặc tạo nên các đốm màu nâu đỏ, trên 1 lá có thể thấy rất nhiều đốm như vậy. Khi bị hại nặng toàn bộ lá mất màu xanh và chuyển sang màu nâu đỏ, mép lá không trải phẳng mà cong lên làm cho lá dường như bị nhỏ lại, biến dạng. Trên lá còn thấy các vết bụi trắng, đó là xác lột của nhện và vỏ trứng. Nhện hại mang tính cục bộ rõ rệt. Chúng hại từng đám lá rồi lan sang cả bụi mía. Sau đó lan rộng cả lô ruộng. Trong thời kỳ khô hạn, toàn bộ bụi mía hoặc cả ruộng mía có thể chuyển sàng màu nâu đỏ. Cây mía bị kiệt quệ và hồi phục rất chậm. - Biện pháp phòng trừ: + Sử dụng biện pháp phòng trừ sâu hại tổng hợp (IPM), trong đó các thao tác nhự: trồng đúng thời vụ, mật độ trồng hợp lý, bón phân cân đối và đặc biệt là tưới nước đầy đủ, nhất là tưới phun sẽ kìm hãm sự phát triển của nhện đỏ. + Khi mật độ nhện trên 10-15 con/lá thì tiến hành phun thuốc hóa học để diệt trừ. Các loại thuốc có thể sử dụng là Nissorun 5 EC, Rufast 3EC, Ortus 5SC, Danitol 10 EC với liều lượng nước phun là 500 lít/ha 10. Bệnh than đen: Ustilago scitamenia Sydow - Tác nhân: Do nấm Ustilago scitaminea H. Sydow. - Triệu chứng: Roi được hình thành từ mô ngọn hay chồi tận cùng của cây bị nhiễm, phủ đầy bao tử màu đen (teliospore: đông bào tử). Chồi bị nhiễm trở nên mảnh dẻ và giống như cỏ, với phiến lá hẹp và ngắn (Hình 10). - Sự lan truyền: Bào tử được phát tán nhờ gió, nhiễm vào chồi ngọn của cây. Sự nhiễm này duy trì tiềm ẩn nhưng phát triển trong chồi non sau khi nảy mầm, dần dần tạo ra roi. Sự nhiễm cũng có thể xảy ra trong đất, do không khí bị ô nhiễm nặng. Nấm có thể sống sót vài tuần lễ trong đất khô. Điều kiện ẩm ướt làm giảm khả năng sống của bào tử. Những dòng nấm khác nhau đã được ghi nhận. - Biện pháp phòng trừ: + Ngâm hom trong nước lạnh đang chảy 48 giờ, sau đó xử lý nước nóng (50oC từ 150 – 180 phút); hoặc ngâm hom trong nước nóng 52oC trong 30 phút sẽ trừ được bệnh than đen khỏi hom bị nhiễm. + Dùng giống kháng. + Dùng hom sạch bệnh lấy từ vườn ươm đã được kiểm tra hệ thống và đã hủy sạch bệnh. + Hủy bỏ ruộng nhiễm và cày phá gốc những chỗ nhiễm tập trung nghiêm trọng. + Nhổ bỏ tận gốc những bụi mía mọc tự nhiên (mía rài: mọc từ gốc mía cũ còn sót) khi trồng mía trên ruộng trước đó đã trồng giống mía mẫn cảm với bệnh. 11. Bệnh thối đỏ: Glomerella tucumanensis Muller - Tác nhân: Do nấm Glomerlla tucumanensis Muller Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 16/46
  18. Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía + Giai đoạn vô tính: Colletotrichum falcatum + Đồng nghĩa: Physalospora tucumanensis - Triệu chứng: Bên trong cây mía biến màu đỏ, tiêu biểu với những giải băng ngang màu trắng, đặc điểm dễ nhận biết là có mùi rượu. Thỉnh thoảng những vệt này nhiều đến nỗi tạo ra hình thể lốm đốm trên mô. Sự biến màu cũng xuất hiện trên vỏ, thường ở đốt nhưng cũng ở lóng. Ở giai đoạn sau, cả cây bị nhiễm trở nên lõm và teo tóp dọc theo chiều dài thân. Triệu chứng tiếp theo có thể gồm lá bị vàng, tàn lụi và khô, và cuối cùng chết thân, chết chồi, tái sinh mùa gốc bấp bênh và thối hom. Nấm có thể nhiễm trên lá, tạo màu đỏ ở gân chính và đôi khi gây đốm trên phiến lá (Hình 11). - Sự lan truyền: Bào tử một phần được phát tán nhờ gió và nhiễm vào chồi qua vết thương, vảy mầm, sẹo lá, mầm rễ và vết đục của sâu đục thân. Tác nhân gây bệnh cũng được lan truyền qua vết cắt, mưa dập, hạt sương rơi và lan truyền trong đất. Điều kiện mát và khô là thuận lợi để truyền bệnh. Cấu trúc vô tính và hữu tính được tạo ra trên cây mía thối nhũng hoặc xác bã và gây nhiễm mía sau khi trồng. - Biện pháp phòng trừ: + Xử lý hom trong không khí nóng ẩm 54o C trong 2 giờ, hay xử lý dòng khí lưu ở 52o C từ 4 – 5 giờ, hay xử lý không khí nóng ở 54o C trong 8 giờ hạn chế tác nhân gây bệnh từ hom nhiễm. + Ngâm hom trong nước lạnh đang chảy 48 giờ sau đó xử lý nước nóng (50o C từ 150 – 180 phút) cũng sẽ hạn chế tác nhân gây bệnh từ hom nhiễm. + Dùng giống kháng. + Thu hoạch sớm trong trường hợp bị bệnh tấn công nghiêm trọng. + Nên tránh các điều kiện gây sốc trong ruộng mía lớn cũng như trong lúc trồng. + Dùng hom sạch bệnh. 12. Bệnh thối ngọn: Fusarium moniliforme Sheldon - Tác nhân: Do nấm Fusarium moniliforme Sheldon - Triệu chứng: Bệnh gây hại trên lá non, thoạt đầu là những đám màu trắng ở gốc lá non, dần dần xuất hiện thành đốm sọc nhỏ màu nâu và hợp lại thành vết to, do vết bệnh xoắn lùn làm cho phiến lá dị hình. Bị hại nặng thì gốc phiến lá ngắn lại, phiến lá không xoè, ra bình thường, đọt bị chết thối, ngửi có mùi khó chịu và có bụi phấn màu hồng nhạt (Hình 12). - Sự lan truyền: Nấm bệnh có thể phát triển ở điều kiện nhiệt độ từ 10-37oC (thích hợp nhất ở điều kiện 24-32oC), ẩm độ cao và ánh sáng yếu. Trên đồng ruộng, bào tử phân sinh có thể tồn tại và sống trong đất từ 4-6 tháng. Nấm bệnh tồn tại chủ yếu dưới dạng sợi và bào tử hữu tính trên tàn dư cây bị bệnh, trong đất và trong hom giống. Bệnh có thể lây truyền qua không khí, qua tàn dư của cây bị bệnh, nhưng chủ yếu là qua hom giống. - Biện pháp phòng trừ: + Trồng giống mía kháng bệnh. + Thời kỳ mía vươn lóng cắt và tiêu huỷ lá bệnh. + Dùng thuốc Boóc-đô hoặc sulphat đồng trộn với vôi bột và đất bột rắc vào ngọn mía (tỷ lệ trộn: 10 : 40 : 50). 13. Bệnh cằn mía gốc (RSD): Leifsonia xyli subsp. xyli Davis - Tác nhân: Do vi khuấn Leifsonia xyli subsp. xyli Davis - Nguồn gốc và phân bố: Bệnh cằn mía gốc hiện nay được xếp vào loại bệnh có tầm quan trọng kinh tế lớn trên thế giới. Nguyên nhân là do sự phân bố rộng khắp của nó trên thế giới, sự thiếu các triệu chứng có thể nhận diện được ở cây kí chủ, thiếu các Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 17/46
  19. Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía đặc tính của tác nhân gây bệnh, sự nghiên cứu về bệnh và những chiến lược cần thiết để kiểm soát bệnh có hiệu quả. Do vậy, bệnh cằn mía gốc hiện đang là một trong những bệnh đang gây hậu quả nghiêm trọng cho các vùng trồng mía trên thế giới. - Triệu chứng: + Triệu chứng bên ngoài: Hầu như không có triệu chứng bên ngoài có thể nhận ra được từ cây mía bị bệnh ngoại trừ sự cằn cọc và phát triển kém của cây. Tuy nhiên những đặc điểm trên đều có thể thấy được ở những vùng đất trồng kém dinh dưỡng, độ ẩm không thích hợp hay cây bị thiếu dinh dưỡng. Về sự phát triển của chồi thì cây bị bệnh phát triển chậm hơn cây sạch bệnh đặc biệt là trong mùa khô khi mà các gốc mía dường như không phát triển trong vài tuần hay cả khi cả tháng. Những gốc mía này thường rất khỏe và không có sự bất thường nào ở hệ thống rễ cũng như ở thân hay chồi ở dưới đất. Sự cằn cỗi biểu hiện không đồng nhất giữa các chồi nhiễm bệnh và ruộng nhiễm bệnh biểu hiện cả sự đi lên và đi xuống của sự phát triển, ngay cả khi tất cả các cây đều bị nhiễm bệnh (Hình 13). + Triệu chứng bên trong cây: Khi chẻ đôi thân cây bị nhiễm bệnh bằng một con dao sắc thì sẽ thấy ở phần dưới các mắt mía có những chấm đổi màu hình dấu chấm hay dấu phẩy. Sự đổi màu thường diễn ra từ đốt dưới rồi mới lên đến các nốt bên trên, thường định vị ở những vùng dưới bẹ lá ngay tại vị trí của nơi xuất dịch cây. Trong vùng này là nơi phát sinh ra lá và các nhánh của các bó mạch. Sự đổi màu do RSD không diễn ra ở phẩn giữa đốt. Màu của mô nhiễm bệnh khác nhau về mức độ đậm nhạt và cường độ phụ thuộc vào mức độ nhiễm bệnh và các giống mía khác nhau và nó cũng có thể khác nhau bên trong các giống. Một vài giống thì không biểu hiện các triệu chứng này. Các vùng bị biến đổi màu này rất đa dạng có thể là màu vàng, cam, hồng, đỏ và hơi đỏ nâu và những màu này thường nổi bật lên trên trên nền màu trắng sáng của mô tế bào. Có trường hợp bệnh tạo ra những vết đổi màu kem, khó có thể phân biệt trong toàn bộ đốt khi so sánh với mô của cây khỏe mạnh. Nhưng khi các vệt này xuất hiện tại một nốt mà nốt kế cận lại không biểu hiện thì vẫn không chắc là nó có bị bệnh cằn mía gốc hay không. Để chẩn đoán chính xác, thì các vệt đổi màu phải xuất hiện trên tất cả các nốt của cây. Triệu chứng của RSD trên chồi mía 1 - 2 tháng tuổi là sự chuyển hồng tại các đốt còn non, nhưng nó diễn ra chỉ trong vài dòng mía và dưới những điều kiện canh tác khác nhau. Sự đổi màu diễn ra và khuyếch tán từ nốt lên 1 - 2 cm đến đỉnh sinh trưởng của nốt kết cận. Phần đầu của đỉnh sinh trưởng không liên kết với RSD. Những triệu chứng ban đầu được thấy rõ nhất khi cắt các chồi non theo chiều dọc (Hình 13). - Sự lan truyền: Nguồn bệnh chủ yếu tổn tại trên cây mía trong điều kiện tự nhiên, không có vector truyền bệnh. Bệnh có thể lan truyền cơ giới thông qua các dụng cụ thu hoạch và canh tác mía, cũng như qua hom, nhưng không lan truyền qua hạt. Bào tử vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại trong đất và tàn dư cây bệnh trong vài tháng, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ xâm nhiễm và gây bệnh cho các vu mía tiếp theo. - Biện pháp phòng trừ: + Xử lý hom bằng hơi nước nóng 54oC trong 7 giờ. + Xử lý kép: Chặt giống từ 1 – 5 ngày trước khi xử lý, xử lý bằng nước nóng 50oC trong 10 phút, sau đó vớt ra và đến ngày hôm sau xử lý lại bằng nước nóng 50oC trong 2 – 3 giờ. + Mía nguyên liệu dùng để làm giống cần xử lý các dụng cụ thu hoạch như xử lý bằng cồn 70%. Mía đẻ lưu gốc cũng cần xử lý các dụng cụ như trên. Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 18/46
  20. Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía 14. Bệnh thân chồi đâm ngọn: Xanthomonas albilineans Dowson - Tác nhân: Do vi khuẩn Xanthomonas albilineans Dowson - Triệu chứng: Lá mía bệnh có sọc màu vàng, đôi khi có sọc màu tím. Ở ngọn thân có nhiều chồi mầm mọc ra thành cánh rồi héo khô và lá ở ngọn sẽ chết dần. Trong thân có nhiều vết màu đỏ tươi (Hình 14). - Sự lan truyền: Bệnh được lan truyền trong điều kiện thiên nhiên khi vết gãy giữa các lá gây ra vết thương, qua đó tác nhân gây bệnh có thể đi vào lá. Sự phân tán bệnh là do hom giống, mưa gió và các dụng cụ chặt. - Biện pháp phòng trừ: + Không để vườn mía bị ngập úng. + Ngâm hom mía vào nước nóng 50°C trong 2-3 giờ hoặc 52°C trong nửa giờ hoặc trong hơi nóng 54°C trong 8 giờ trước khi đem ra trồng. Dùng hơi nóng sẽ ít gây hại cho hom mía non hơn là dùng nước nóng (do dễ bị hư chồi mầm). + Dùng giống kháng bệnh. 15. Bệnh chảy gôm: Sugarcane gumming disease - Tác nhân: Do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. vasculorum (Cobb 1894 Vauterin et al. (1995). - Triệu chứng: Giai đoạn ở lá của bệnh này bắt đầu bằng những sọc vàng từ ngọn lá và tiến triển vào trong dọc theo các gân phụ, từ góc lá đến gân chính, sọc trở thành hoại tử hướng lên ngọn lá. Ở giống mẫn cảm, sọc kéo dài dần, cuối cùng xâm nhập bẹ lá và thân để khởi đầu giai đoạn hệ thống của bệnh. Triệu chứng bên ngoài liên quan với giai đoạn này là một phần hay toàn thể các lá bị vàng hoại tử. Triệu chứng bên trong gồm sự biến màu của mạch dẫn truyền ở đốt và lóng, các túi mủ, đặc biệt ở đốt, ở trong mô của lóng và ngay cả ở điểm sinh trưởng. Nếu điểm sinh trưởng bị ảnh hưởng, cây chết. Một chất mủ vàng tiết ra từ vết cắt ngang thân hay giữa bẹ và những lá non vẫn không cuộn vào trong đọt. Triệu chứng khác là sự biến dạng lá và chồi, sọc đỏ ở lá và những vết thương như “vết cắt bằng dao” (Hình 15). - Sự lan truyền: Bệnh được lan truyền trong điều kiện thiên nhiên khi vết gãy giữa các lá gây ra vết thương, qua đó tác nhân gây bệnh có thể đi vào lá. Sự phân tán bệnh là do hom giống, mưa gió và các dụng cụ chặt. - Biện pháp phòng trừ: Chưa có cách phòng trừ hữu hiệu, tuy nhiên trước mắt có thể áp dụng các cách sau: + Dùng giống kháng. + Dùng hom sạch bệnh lấy từ vườn ươm đã hủy sạch các bụi mía bị nhiễm. + Dùng chuỗi xử lý nước nóng: 52oC/30 phút và sau đó 24 giờ xử lý 50oC/2 giờ để thành lập các lô trong vườn ươm. + Sát trùng dao chặt bằng hợp chất iodine (250 ppm iodine). + Khi phát hiện 1 cây mía bị nhiễm, tiêu hủy toàn bộ bụi mía (kể cả gốc, rễ) kết hợp rải vôi vào vị trí nhiễm để phòng ngừa bệnh lây lan. + Rải vôi với lượng 1-2 tấn/ha trên toàn bộ diện tích lô mía để hạn chế tốc độ lây lan của bệnh. + Thực hiện tiêu thoát nước triệt để cho lô mía. 16. Bệnh khảm lá vi rút (Sugarcane mosaic virus): - Tác nhân: Do vi rút SugarCane Mosaic Virus (SCMV), sorghum mosaic (SMMV) và maize dwarf mosaic (MDMV) potyvirus. Một virus thứ 4, JGMV (Johnson grass mosaic potyvirus = virus gây bệnh khảm cỏ johnson) ít nhiễm trên mía. Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 19/46
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2