intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sông còn chảy

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

41
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Nhà văn Đỗ Thân khó nhọc leo từng bậc đá để lên chùa Cổ Vân. So với hai mươi năm trước ông già đi nhiều. Ở vào cái tuổi bảy mươi tư khi ông một thân một mình lặn lội tới chốn cận giang ngự sơn này quả là khó tin. Chùa Cổ Vân nhỏ và heo hắt nằm chênh vênh trên đỉnh núi Thúy. Cửa chính diện của chùa hướng mặt nhìn xuống sông Vân. Đoạn sông chảy ngang chùa đột nhiên gợn sóng và rộng ra mênh mang. Từ đấy chỉ một đoạn ngắn là tới cửa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sông còn chảy

  1. Sông còn chảy TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN TRỌNG VĂN - Nhà văn Đỗ Thân khó nhọc leo từng bậc đá để lên chùa Cổ Vân. So với hai mươi năm trước ông già đi nhiều. Ở vào cái tuổi bảy mươi tư khi ông một thân một mình lặn lội tới chốn cận giang ngự sơn này quả là khó tin. Chùa Cổ Vân nhỏ và heo hắt nằm chênh vênh trên đỉnh núi Thúy. Cửa chính diện của chùa hướng mặt nhìn xuống sông Vân. Đoạn sông chảy ngang chùa đột nhiên gợn sóng và rộng ra mênh mang. Từ đấy chỉ một đoạn ngắn là tới cửa biển. Gió từ biển thổi tới lướt ngược theo sườn núi dựng đứng, dội vào vách đá phát ra chùm âm thanh khi rít lên thê thảm, lúc u oa như tiếng gọi của con trẻ làm tăng thêm vẻ hư ảo cho chùa Cổ Vân. Muốn lên tới chùa chỉ duy nhất có một lối, đó là từng bậc đá xếp nối với nhau. Cả thảy gồm ba trăm sáu mươi nhăm bậc. Đã có lời đồn đại rằng mỗi bậc đá ứng với một ngày. Ba trăm sáu mươi nhăm ngày thành một năm. Không hiểu lời đồn kia từ đâu ra nhưng dường như đặt chân lên mỗi bậc đá ta lại có một cảm giác khác lạ. Còn một điều này nữa, những người thiết kế bậc đá đã khéo mở rộng bản để không thể một ai có thể bước mỗi bước một bậc. Ai cũng vậy, lên từng bậc đá đều phải đặt đủ hai bàn chân, đứng yên vài giây định hình, lấy đà cho bước tiếp theo. Nhà văn Đỗ Thân khó nhọc leo từng bậc, từng bậc. Càng lên cao gió đưa tới càng mạnh. Từng cơn gió nối nhau như cố tình thử sức người. Nhà văn Đỗ Thân gắng gượng để khỏi bị ngã, ông đưa mắt ngước lên. Chùa Cổ Vân trông gần như là với tay được. Đã nghe rõ tiếng mõ thủng thẳng, đều đều vọng ra. Đã ngửi thấy mùi thơm của hương trầm. Đã chạm đầu vào vệt mây mỏng giăng ngang. Nhà văn Đỗ Thân tự nhủ "Lên chùa nghỉ một thể". Ông vịn tay vào vách đá để chuẩn bị cho bước lên tiếp theo. Cuối cùng nhà văn Đỗ Thân cũng đã tới đích. Sau khi bước qua cổng chùa ở lối dành cho du khách, ông dừng lại đưa mắt nhìn bao quát khoảng sân chùa thông thoáng được lát đá.
  2. Những phiến đá xanh được đục đẽo vuông vức lát sân chùa thành hình chữ nhất, chứng tỏ những ngươi xây dựng ngôi chùa đã ý thức về sự tròn vẹn của nơi tôn nghiêm này. Nó còn cho những ai lên tới đây một thứ cảm giác phải suy nghĩ nên thường so mình lại. Cảm giác ấy muốn nói lên rằng: Tới cửa thiền cần điều chỉnh hành vi cho hợp lẽ. Tuy không rộng lắm nhưng sân chùa Cổ Vân cũng đủ tạo nên không gian đầy đặn cho ngôi chùa. Khác hẳn khi đứng từ chân núi Thúy ngước trông lên chùa Cổ Vân giờ tọa giữa sân chùa nhìn không còn thấy chênh vênh nữa. Từ đây lại có một tầm nhìn khá xa và rộng. Nếu nhìn về bên trái và vào bữa trời trong ta sẽ thấy những thửa ruộng trông đẹp như bàn cờ. Cái bàn cờ ấy luôn đổi màu trong ngày. Buổi sáng, xanh mơn mởn. Tầm trưa, anh ánh vàng. Và về chiều, sâm sẫm xanh đen. Nhìn chính diện, khi phóng tầm mắt qua đoạn sông Vân chảy ngang ta bắt gặp dãy Thiên Trường xa xa, lúc mờ, lúc rõ tùy thuộc vào những đám mây lờ lững trôi vắt ngang. Dãy Thiên Trường chập chờn lẩn khuất giữa mây bay và gió thổi trông như một con trăn khổng lồ phập phồng nằm thở. Còn nhìn về bên phải, ta lại thấy điệp trùng của biển với đường chân trời thẳng ngang như phân vạch trời - nước một cách rành mạch. Nhà văn Đỗ Thân đảo mắt nhìn, tầm này không còn cho phép nhìn xa được nữa, bóng tối gần như đã bưng bọc quanh chùa. Cái nhìn của nhà văn Đỗ Thân chợt gặp dòng chữ "Cổ Vân Tự" khi ông quay người nhìn vào chùa. Dòng chữ sáng kỳ lạ và hư ảo, nó lung linh giữa bóng tối vây quanh. Nhà văn Đỗ Thân kinh ngạc về điều này và ông đã cho rằng nếu ai đó cách xa cả mười ki lô mét cũng thấy dòng chữ đó. Điểm này nghe có vẻ có lý, bởi từ rất lâu người dân ở tận sát dãy Thiên Trường về đêm cũng thấy một quầng sáng trên đỉnh núi Thúy. Một đồn mười, mười đồn năm mươi... chùa Cổ Vân bỗng chốc trở nên huyền bí. Và chính ba trăm sáu mươi nhăm bậc đá đã gây ấn tượng mạnh cho những ai một lần đặt chân tới đây. Ở đây ranh giới giữa thiên và mệnh gần như không có. Cứ qua từng bậc đá và rồi khi lên tới sân chùa ta sẽ thấy như mình vừa rũ bỏ được một điều gì đấy. Lòng thanh thản lạ, nhà văn Đỗ Thân chậm rãi bước chân vào tiền sảnh cửa tam quan chùa. Ông hít một hơi thở dài và sâu. Cửa chùa chợt mở ra lung linh những ngọn nến đang cháy. Không thấy thắp hương nhưng mùi thơm cứ quanh quẩn đâu đây. Nhà văn Đỗ Thân sau một hồi đứng lặng trước ban nghiên để chuẩn bị tinh thần. Xung quang đều vắng vẻ, chỉ duy nhất trên chiếc chiếu hoa to trải ngay ngắn dưới
  3. nền nhà một ni cô đang thư thái tựa như đang thiền. Ông nhận ra đó là một ni cô nhờ chiếc khăn màu nâu mà người ấy quấn trên đầu và nhất là giọng nữ lầm rầm đọc kinh. Ni cô vừa tụng kinh vừa thong thả điểm từng nghịp mõ. Tiếng mõ nghe lạnh nhưng chắc từng nghịp gõ. Nhà văn Đỗ Thân đứng hơi khom người, ông cố gắng không cử động để không làm phiền ni cô. Hai bàn tay ông chắp vào nhau và như vô tình ông cũng lẩm nhẩm theo cho dù ông không biết là mình đang lẩm nhẩm câu gì. Hồi lâu, khi thấy ni cô đã đọc xong trang cuối của cuốn kinh ông khẽ lên tiếng "Bạch thày". Ông ngừng lời để đoán định câu chào của mình đã được ni cô nghe thấy chưa. Rồi như cảm được câu chào đã tới người được chào, nhà văn Đỗ Thân lên tiếng tiếp: "Xin lỗi, tôi muốn được hỏi". Tiếng mõ đang đều đều rồi chậm dần, chậm dần và dừng lại. Ni cô không hề giật mình cho dù câu chào có vẻ đường đột, bà cũng không ngoái đầu mà bình thản chào đáp: "A di đà phật". Bà đưa tay cuốn vạt áo, đặt chiếc dùi mõ cạnh chiếc mõ rất từ tốn rồi mới đứng dậy, ánh mắt vẫn chưa để ý tới người khách lạ. Ni cô tiến đến ban thờ châm tiếp một ngọn nến rồi mới quay người nhìn khách vừa tới. Bà chợt hoảng và phát ra tiếng nói "mô phật" trong cuống họng khi thấy vẻ quen quen của người đàn ông đứng trước mặt. Ni cô nửa muốn trốn chạy nửa còn ngờ vực. Đôi mắt ni cô nhíu lại suy nghĩ. Bà lại mở to mắt nhìn kỹ hơn người khách, bàn tay ni cô vừa rờ rờ vừa bấu vào mép bàn lại bước như giật lùi. Nhà văn Đỗ Thân cũng thấy sững sờ, gương mặt ni cô còn vảng vất nét thanh tú quen thuộc ngày nào. Ông há hốc mồm bởi sự hội ngộ đến không ngờ. Hồi sau nhà văn Đỗ Thân mới khó nhọc nói: "Bạch... thưa....bà à cô... thưa ni cô là... là...". Ni cô sau giây phút ngỡ ngàng đã trấn tĩnh lại. Bà cúi đầu đi khép nghiêng, bước ý tứ về phía bộ tràng kỷ kê bên gian dành cho khách. Ni cô nói đủ nghe: "Mời thí chủ sang bên này uống nước cho ấm". Ni cô bâng quơ đưa tay cầm mảnh giẻ lau, bà lau mặt bàn một cách không chủ đích chứng tỏ vẫn chưa hết bất ngờ. Nhà văn Đỗ Thân đã ngồi xuống ghế. Mặt ghế thiếu hơi người ngồi nên nó ẩm mát khiến ông hơi e ngại. Ni cô vẫn cúi đầu không nhìn khách, bàn tay cứ lau đi lau lại mặt bàn. Nhà văn Đỗ Thân cất tiếng phá tan khung cảnh nặng nề giữa hai người: "Bạch thày... Cô... cô vẫn mạnh khỏe?". Ni cô bây giờ mới nhìn thẳng vào mặt nhà văn Đỗ Thân, bà hỏi lại: "Làm thế nào ông tìm được tới đây?". Nhà văn Đỗ
  4. Thân thấy không khí đã cởi mở hơn, ông cười nói đỡ: "Thì cũng có gì xa xôi đâu". Bên ngoài sân chùa trời đã tối hẳn nhưng trong chùa bừng sáng và ấm một cách dễ chịu. *** Lý do để nhà văn Đỗ Thân tìm đến chùa Cổ Vân, với sứ mệnh của người kiếm giải bắt đầu từ buổi sáng cách đây đúng ba hôm. Hôm ấy trời vừa mới sáng. Thứ ánh sáng tiết cuối thu của buổi đầu ngày nhờn nhợt và dường như đã hết sức khi nó phải xuyên qua lớp sương sớm nằng nặng hơi nước. Nhà văn Đỗ Thân đang thong thả tưới nước rửa sương mai cho đám cây hoa trước cửa nhà thì chú chó Nhật chạy rối rít quanh chân ông. Nó vừa sủa bằng tiếng sủa nghe 'ắc ắc" vừa dúi mõm cọ cọ bàn chân chủ. Cử chỉ ấy báo hiệu hình như có người đang chờ ngoài cổng. Nhà văn Đỗ Thân ngừng tay nhìn ra. Bên ngoài cánh cổng chưa kịp khóa có một bóng người lọ cọ đi đi lại lại. Hình như ông ta đứng đợi ở đó đã khá lâu. Vừa hay lúc nhà văn Đỗ Thân vẩy những giọt nước cuối cùng, người khách lạ lên tiếng: - Chào ông.... thưa... ông là nhà văn Đỗ Thân. Thoáng giật mình, nhà văn Đỗ Thân ngước cặp mắt qua tròng kính lão ngờ vực trả lời: - Vâng. Ông là... - Thưa.... Tôi mới ở tù ra sáng qua. Tôi tới thẳng đây tìm ông. Hy vọng ông... Người khách nói giọng ấp úng nhưng cũng liền mạch và không giấu giếm. Nhà văn Đỗ Thân tròn mắt kinh ngạc, gần như cả đời ông ông có quen thân ai bị tù tội đâu. Ông ta là ai, và tìm đến có việc gì? Lòng đầy phân vân, nhà văn Đỗ Thân luống cuống đặt bàn tay vào cánh cổng sắt. Ông lưỡng lự giữa đóng chặt lại hay mở nó ra cho người khách không mời kia. Lúc đó trong đầu ông thoáng chút sợ hãi, trong nhà chỉ có mình ông những đứa con cháu đều đã ra khỏi nhà từ sớm. Dường như đọc được vẻ băn khoăn đầy nghi hoặc của nhà văn Đỗ Thân, người khách lạ nở nụ cười gây thiện cảm và nói lấy lòng.
  5. - Ông yên tâm. Tôi đã quá ... quá ngấm tù tội rồi để không có ý hại người khác. - Mời ông vào nhà.- Nhà văn Đỗ Thân khẽ đẩy cánh cổng sắt - Không hiểu tôi giúp gì được ông? Ông đã bình tĩnh vả lại người khách kia tuy xưng là kẻ ra tù song bộ dạng không có vẻ gì hại người khác như ông ta đã nói. Người khách lạ nhún đầu để cúi mình khi bước qua cánh cổng cho dù cánh cổng khá cao ông ta có ưỡn thẳng người cũng không thể chạm đầu. Cung cách ấy chứng tỏ những ngày trong tù người khách kia phải nhún mình quá nhiều nên thành thói quen. Nhà văn Đỗ Thân bây giờ mới có cảm giác hình như đã gặp người này ở đâu? Ông vừa dẫn khách vào nhà vừa cố nghĩ. Cả hai im lặng và khó hiểu bước vào phòng khách. Họ đưa mắt nhìn nhau và đều tự giác ngồi xuống ghế. Sau hồi đắn đo chính người khách lên tiếng trước. - Tôi ngồi tù chẵn hai mươi năm. Hai mươi năm tôi ngẫm ra nhiều điều... vâng, tôi muốn tìm lại vợ tôi. Xin lỗi, tôi cho rằng ông giúp được. - Tôi già rồi - Nhà văn Đỗ Thân rào đón - Trí nhớ dạo này tệ quá. Ông vui lòng cho biết quý danh. - Phúc Thiện đây - Người khách cao giọng - Cả đến Phúc Thiện ông cũng không còn nhớ sao? Nhà văn Đỗ Thân khẽ "á" lên một tiếng. Ông vỗ vỗ tay vào trán và ngả mình vào thành ghế. Giờ thì ông không phải lo kẻ không mời mà đến kia có thể gây hại cho mình, mà ông lại lo sẽ đối đáp thế nào với người vừa xưng danh là Phúc Thiện. Ông đã nhận ra đó là ai và trong đầu ông những con người ngoài đời thật được hoá thân vào cuốn tiểu thuyết "Phận tôi" lần lượt hiện ra. Và một trong những con người ấy bằng xương bằng thịt ấy đang im lặng chờ đợi sự cảm thông và theo dõi thái độ của nhà văn Đỗ Thân. Cái im lặng bao trùm đến gai người. Nhà văn Đỗ Thân chợt nghĩ hay là người này đến đòi ông món nợ đời. Trời mới sáng, sương đêm còn lạnh hay chính cảm giác phải đối phó với tình huống bất ngờ khiến nhà văn Đỗ Thân sởn da gà. Ông nhìn thẳng vào Phúc Thiện hỏi nhỏ như để trấn tĩnh mình:
  6. - Ông... à không. Anh khỏe chứ? - Nhìn tôi cũng đủ biết mà. – Phúc Thiện cười đáp với vẻ thờ ơ. Vẻ ấy chỉ có ở những người đã phải trải qua những thử thách khắc nghiệt. - Vâng. Thấy anh như ... như thế này là tôi hiểu. Anh ... tôi giúp gì được anh? Phúc Thiện không trả lời ngay. Anh ta với tay cầm chén nước đưa lên miệng uống. Hơi nóng của chén trà làm anh ta nhăn mũi lại. Chắc những ngày trong tù anh ta ít khi được uống trà nóng. - Ấm chè tôi mới hãm. - Tôi biết. Trà thơm lắm. Lâu rồi tôi không được uống trà thơm như vậy. Ông vẫn có thói quen uống trà mỗi sáng? - Vâng. Nhà văn Đỗ Thân cũng nâng một chén trà lên. Cả hai cùng thong thả thưởng thức vị thơm ấm của chén nước. Họ không phải dò xét nhau nữa, cùng uống như hai người bạn cố tri lâu ngày gặp lại. Âm thanh đang phát ra từ loa ti vi thông tin về tình hình thời tiết ngày và đêm nay trời nhiều mây. - Năm nay... hình như mùa đông đến sớm... Nhà văn Đỗ Thân nói bâng quơ nhưng cũng như để gợi chuyện. Phúc Thiện đã uống xong chén nước, anh ta nhắc lại câu nói ban đầu: - Tôi muốn tìm lại vợ tôi. Không tôi muốn gặp cô ấy để đòi một chuyện. - Sau lần đó... nhà văn Đỗ Thân ngập ngừng – sau lần đó tôi không gặp lại nên không rõ cô ấy đi đâu. - Tôi có địa chỉ đây. Muốn nhờ ... anh tìm giúp. Phúc Thiện nói cầu khẩn – Mong anh cố giúp. Nhà văn Đỗ Thân nghi hoặc, ông không rõ Phúc Thiện tìm lại vợ với mục đích gì. Thói đời cho thấy những người như Phúc Thiện thường không mặn mà với tình cũ. Họ hay tìm cách trả thù hơn là gây dựng lại. Nhưng những người dạng như Phúc Thiện đã đề nghị mà không nhận lời cũng không xong. Nhà văn Đỗ Thân cảm thấy mình bị đặt vào tình thế tiến thoái đều không được, ông cau mày cố làm ra vẻ nghĩ ngợi.
  7. - Tôi không có ý hại một ai cả. Tôi tìm là tìm việc khác kia. Phúc Thiện nhìn thẳng vào nhà văn Đỗ Thân nói dứt khoát – Anh có thể không giúp cũng không sao nhưng tôi nghĩ anh giúp được. Câu nói của Phúc Thiện làm nhà văn Đỗ Thân nhẹ vợi hẳn đi, ông mỉm cười đồng ý. - Thì ta cứ uống nốt ấm trà đã. *** Chùa Cổ Vân tối nay tuyệt nhiên vắng vẻ. Do vậy nhà văn Đỗ Thân tự dưng trở thành người khách duy nhất. Màn đêm đã trùm hết núi Thúy. Không gian trở nên tịch mịch, thâm u. Tiếng gió dội vào vách đá nghe đầy khẩn thiết. Thong thả châm thêm một cây nến. Ni cô lặng lẽ cắm nó lên cây nến bằng đồng đặt trên mặt bàn. Ánh sáng làm ni cô giật mình khi bắt gặp cái nhìn của nhà văn Đỗ Thân. Ni cô ngồi xuống lấy khăn quệt nhẹ lên trán. Gương mặt của người đàn bà tuy đôi chút chân chim song vẫn còn lộ rõ những nét đẹp của thời con gái. Đầu tiên là đôi mắt màu nhung huyền với đuôi lông mày thanh mảnh không cần phải vẽ. Đuôi lông mày dài như chạm tới mớ tóc mai làm ánh mắt ấy đã nhìn ai thì người đó phải cúi xuống. Tiếp đó là sống mũi hơi nhô cho thấy đây là mẫu người khá quyết đoán. Nhà văn Đỗ Thân cảm thấy kho khó vào chuyện, ông nhìn ni cô. Đâu rồi nữ nhà báo Thiên Thanh nổi tiếng nhan sắc một thời? Đâu rồi người đàn bà có dạo lắm trò nhiều mẹo? Ngồi trước ông bây giờ là một ni cô đày nhẫn nhịn. Người đó ông đã may mắn tìm được qua câu chuyện của bà hàng xóm vẫn hàng ngày giúp ông chuyện chợ búa. Bà hàng xóm hay nói về chùa Cổ Vân huyền bí ở đâu đó. Và khi Phúc Thiện nhắc tới hình như Thiên Thanh đã tu ở một ngôi chùa trên núi nào đó đã gợi ý cho ông nơi ông sẽ đến. Chính sự linh cảm sau khi nhận lời với Phúc Thiện đã giúp nhà văn Đỗ Thân có mặt tối nay. Ông nhìn ni cô rồi mạnh dạn đặt vấn đề: - Thưa... - Ông ngập ngừng chọn cách xưng hô.
  8. - Ông cứ gọi tôi là Thiên Thanh. Cô Thiên Thanh của tiểu thuyết "Phận tôi" xôn xao không chỉ trên văn đàn mà xôn xao cả với...... Ni cô không nói hết câu, bà hướng cái nhìn với đuôi lông mày dài về phía khách vẻ thách thức. Thật đúng là một người đàn bà lạnh lùng. Tự dưng nhà văn Đỗ Thân cảm thấy sẽ khó khăn khi nêu yêu cầu. Nhưng rồi ông cũng khôn khéo vào chuyện: - Vậy là cô về chùa này đã hai mươi năm. Ngần bấy năm gặp lại, cô không khác là mấy. - Đâu có anh - Bây giờ ni cô chuyển sang gọi nhà văn Đỗ Thân là anh - Hồi còn ở Tòa báo, mỗi khi nói chuyện anh có rào đón như bây giờ đâu. Nói thật chứ trông anh còn phong độ lắm, tôi nói thật lòng đấy. Mọi sự thì cũng đã xong rồi. Tôi cũng đã tìm cho mình được một nơi thích hợp. Mà anh đến hẳn có chuyện rồi. Nhà văn Đỗ Thân thấy nhẹ hẳn người. Sự chủ động của ni cô sẽ là gợi ý cho một diễn biến thuận lợi. Sau vài giây đắn đo nhà văn Đỗ Thân vào chuyện: - Con bé. Ấy tôi quên mất tên nó. Con bé chắc lớn lắm rồi? - Nó là con của tôi. Con của tôi - Ni cô nói vẻ cương quyết - Vậy là ông đến... người ta nhờ ông đến để đòi con bé à. Tôi nói thật nhé các người đừng có mơ hồ. Không ngờ sự việc lại trái với dự kiến, nhà văn Đỗ Thân luống cuống ra mặt. Ông lo ngại ngay với chính sự xuất hiện của mình. Những dằn vặt pha chút ân hận từ buổi nói chuyện cùng Phúc Thiện lại dội về thúc vào ông. Đưa mắt nhìn cây nến cháy dở đang thả những tia khói mỏng, nhà văn Đỗ Thân lặng lẽ châm một điếu thuốc lá. Ông cũng lặng lẽ thả khói. Đám khói thuốc dâng nhẹ, màu khói trắng và cay cay khi nó như không tan mà loang vào mũi. Lẫn trong màn khói thuốc lá còn nặng vấn vương là ẩn khuất những hình ảnh của hai mươi năm trước. Hồi đó ni cô là một nữ nhà báo năng động. Nàng có khuôn mặt trái xoan, nước da trắng hồng cùng giọng nói cứ nhẹ nhàng ngấm vào lòng người. Là con gái Hà Nội chính gốc, nữ nhà báo Trần Thị Lộc được tòa soạn giao trách nhiệm giữ chuyên mục "Nối vòng nhân ái" của tờ báo. Nàng thường mặc chiếc áo dài màu xanh da trời mỗi khi xuất hiện trong các cuộc trao quà từ thiện cho những số phận khó khăn hay thay mặt tòa báo tiếp nhận những tấm lòng
  9. từ thiện của các tổ chức và cá nhân. Chính sự đẹp trong công việc đó đã giúp nàng nhanh chóng khẳng định vị trí của mình trong làng báo hồi đó. Nàng trở nên có sự tín nhiệm cao với cả cộng đồng. Cái tên Thiên Thanh ra đời từ màu chiếc áo dài nàng thường mặc. Nhà báo Thiên Thanh với chuyên mục "Nối vòng nhân ái" bỗng chốc nổi tiếng. Hồi đầu những năm chín mươi của thế kỷ trước hoạt động từ thiện – xã hội đã lôi cuốn không chỉ ở các nhà hảo tâm hay những người luôn đau đáu trước những số phận không may. Hoạt động còn thu hút được khá đông đảo tầng lớp mới phất lên nhờ công cuộc đổi mới. Những người mới phất trở thành nguồn cung chính về tài chính cho chuyên mục "Nối vòng nhân ái". Họ có một quan điểm khá sòng phẳng là: "Phát lộc để cầu lộc". Quan điểm ấy ban đầu rất tích cực, nó giúp cho hoạt động báo chí không bó hẹp với những bài báo nữa mà các cơ quan báo chí thực sự trở thành cầu nối giữa những người có tiền và những người thiếu tiền. Cũng hồi đó, nhà văn Đỗ Thân và nàng là những cộng sự khá tường tận về nhau. Nhà văn Đỗ Thân là trưởng ban thư ký tòa soạn, công việc của ông là ngồi hàng ngày ở tòa báo để tiếp nhận các bài viết cũng như sự phản hồi từ dư luận. Hoạt động xã hội của báo bắt đầu có những lời bàn tán, những dị nghị cùng sự thay đổi của nhà báo Thiên Thanh. Nàng giao du rộng hơn, nàng trở nên mạnh dạn hơn trong chi tiêu và nhất là chồng nàng – một người làm công ăn lương bình thường bỗng có những việc làm khiến người khác ghen tị. Anh cán bộ văn phòng Đào Huy Phúc trở thành ông Phúc Thiện "đại gia" của những món tiền bạc tỷ và là một con người luôn hào phóng trong chuyện cho vay hay cầm cố. Một làn gió chợt ùa qua cửa. Nhà văn Đỗ Thân rùng mình vì lạnh, ông nhìn ni cô. Nàng đã chạm tới tuổi sáu mươi song dáng vẻ còn nhiều nét xưa thanh tú. Ni cô nhìn nhà văn Đỗ Thân. Bốn mắt họ nhìn nhau, ánh mắt từ ngờ vực dần chuyển sang thân thiện và cuối cùng là hiểu biết. Nhưng hình như thời gian đã xóa đi mọi cách trở. Ni cô điềm đạm nói một thôi dài: - Tôi gặp Thơm trong một lần về trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi ở K.. cùng đoàn từ thiện của thành phố. Thơm năm đó độ mười bốn mười lăm tuổi. Con bé có vẻ nhút nhát, nó ngồi trong góc phòng nhìn mọi người phân phát quà bánh. Tới lượt nó thì hết. Con bé tủi
  10. thân ôm mặt khóc, tôi lại gần nói đôi lời làm thân mong an ủi nó. Nó chợt nhìn tôi và nói: "Cô cho cháu đi theo với". Lúc nghe con bé nói vậy không nghĩ ngợi nhiều tôi nhận lời ngay lập tức. Sau chuyến viếng thăm của đoàn từ thiện Thơm theo tôi về nhà. Chắc anh còn nhớ những năm đầu mở cửa đó chứ? Vâng, thời mở cửa đã xuất hiện trở lại một dạng lao động giúp việc trong các gia đình. Những năm đó mọi người đều gọi chung là "Ô sin". Thơm ở cùng chúng tôi bốn năm. Nhà văn Đỗ Thân châm tiếp một điếu thuốc lá. Ông khúng khắng ho. Đã lâu rồi ông không hút thuốc. Nhưng cũng có thể do lạnh. Nhận thấy tính chất "căng thẳng" của công việc mà trước khi lên chùa Cổ Vân nhà văn Đỗ Thân đã chuẩn bị một bao thuốc lá, ông hiểu sẽ phải dùng tới nó mỗi khi cảm thấy khó như hệt ngày ông cồn ngồi "gác cửa" của tòa báo. Ngày đó ông cho dù không nghiện thuốc lá nhưng mỗi khi có bài vở nào đó gai gai cần phải chỉnh sửa thì ông lại châm một điếu thuốc lá. Điếu thuốc cháy trắng tàn thì ông đã nghĩ ra cần chỉnh sửa chỗ nào. Đêm nay cũng thế, thực tình là khó thật. Ông phải nhờ đến điếu thuốc lá thứ hai. Thiên Thanh bình thản đến nỗi làm người khác phải luống cuống. - Thơm ở cùng chúng tôi bốn năm.- Ni cô nhắc lại.- Phải nói là con bé mỗi ngày mỗi xinh. Đang tuổi ăn tuổi lớn lại được ăn ngủ nên con bé phổng phao trông thấy. Anh còn lạ gì chuyện mèo mỡ, con bé cứ xinh nõn ra làm gì có gã đàn ông nào để yên. – Ni cô chủ động vào chuyện. Hình như bà thừa biết câu chuyện khiến nhà văn Đỗ Thân cất công lên đây là vì chuyện đó. Nhà văn Đỗ Thân giờ chỉ còn biết yên lặng ngồi nghe, ông thấy vậy là hợp lý. Dạo đó khi cơ chế quản lý bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường đã có nhiều sự thay đổi trong tư duy cũng như trong hành động. Công tác từ thiện xã hội nở rộ kéo theo nhiều hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu này. Ở một chừng mực nào đó hoạt động từ thiện xã hội đã tạo cơ hội cho nhiều số phận thiệt thòi được cởi mở, được có điều kiện thay đổi cuộc sống. - Một tối tôi đi cơ sở về nhà hơi muộn. Con bé vẫn chờ cửa. Tôi đang định nhắc nó là sao vào giờ này còn để cửa thì Thơm đã khóc. Nó khóc nhỏ nhưng cũng đủ cho tôi hiểu đã có chuyện gì xẩy ra.
  11. - Vậy là Thơm bị Phúc Thiện ấy... ấy tối đó à? – Nhà văn Đỗ Thân hỏi vội. - Con bé vừa khóc vừa lí nhí nói "Cô cho con đi đâu xa đi. Con sợ lắm". Nhà văn Đỗ Thân lại châm điếu thuốc thứ ba. Đêm về khuya hút điếu thuốc cũng thấy đỡ lạnh. Ông rít liền mấy hơi rồi ngửa cổ phả làn khói, trí nhớ của ông hiện về như một cuốn phim quay chậm. Những hình ảnh thật rõ nét cho thấy gương mặt của nữ nhà báo Thiên Thanh rạng rỡ hẳn lên khi cô bước chân đến tòa soạn. Cô hồ hởi thầm thì với đám phụ nữ trong cơ quan nhưng cách thầm thì thì ai cũng có thể nhận thấy. Cô cho biết mình đã có thai. Một cái thai mà vợ chồng cô đã chờ đợi suốt nhiều năm. Nhà văn Đỗ Thân hồi đó đã mấy bận nhắc cô phải giữ gìn khi đi đứng. Phải nói nhà báo Thiên Thanh khá xốc vác. Tuy bụng mang dạ chửa nhưng cô vẫn hăng hái cùng đoàn công tác của chương trình "Nối vòng nhân ái" đi khắp nơi. Cô đi cơ sở cho tới tận ngày trở dạ. - Tôi nhớ hôm cô sinh con có nhiều quà mừng lắm. – Nhà văn Đỗ Thân gợi chuyện. - Vâng. Ai cũng mừng cho vợ chồng em hiếm muộn. Được cái tuy không bú sữa mẹ nhưng con nhỏ cứ sểnh mỗi ngày. Cả hai lại cùng im lặng, câu chuyện hình như bắt đầu rơi vào tình thế khó. Gian dành cho khách vãng lai đêm nay đã vắng lại càng thêm trống. Ánh nến vừa đủ soi khắp mặt bàn. Thứ ánh sáng leo lắt cứ đưa đẩy những vệt sáng lúc soi vào mặt nhà văn Đỗ Thân, khi hắt sang cái nhìn trực diện của ni cô. Nhà văn Đỗ Thân bỗng thấy ngài ngại cái nhìn nửa hư nửa thực của ni cô. Ông lảng đưa mắt nhìn sâu vào hậu điện, ở trong đó thỉnh thoảng lại lóe lên đóm sáng đỏ do một cây hương nào đó gặp gió chợt bùng. Hình như chính sự chợt bùng lên đó mà những cây hương không tắt giữa những hạt hơi nước kết thành làn từ bên ngoài đưa tới. Ông nhìn kỹ hơn vào sâu hậu điện, trong bóng tối lờ mờ bóng các tượng phật ngồi uy nghi như đang phán xét. Nhà văn Đỗ Thân cảm thấy khó hiểu khi nhớ lại lời đề nghị của Phúc Thiện. "Anh ta muốn gì nhỉ? Muốn đòi lại đứa con từ tay mẹ nó ư?" bao câu hỏi lần lượt hiện lên trong đầu khiến ông thấy khó hiểu. Ni cô giờ không lúng túng cầm mãi mảnh ghẻ lau bàn nữa. Ni cô với tay kéo chiếc giành tích lại phía mình, bà nghiêng cả giành tích cố chắt những giọt nước cuối cùng trong ấm.
  12. - Ngỡ không có khách nên nhà chùa không chuẩn bị nước. - Cô khỏi phiền. Vả lại đêm uống nhiều cũng ngại. Nhà văn Đỗ Thân xua tay nói đỡ. Ông nghĩ sẽ lại bắt đầu câu chuyện thế nào cho tiện. Những ngày Thiên Thanh nghỉ sinh con nhà văn Đỗ Thân thường ghé chơi mỗi khi rảnh việc. Một đứa con gái đỏ hỏn có những nét hao hao Thiên Thanh, nó ngủ li bì sau khi tu xong cả một bình sữa. Con bé rất ít khi khóc nhưng mỗi khi nó khóc thì thật khó dỗ cho nó nín. Thiên Thanh tuổi đã cao nên cô dường như đã mất đi cái khiếu trông trẻ. Cách tốt nhất để dỗ con bé nín là Thiên Thanh ấn đầu vú giả vào miệng nó. Con bé cứ gào lên, tiếng gào của nó làm chị Thơm "Ôsin" phải cuống cuồng nhào tới đỡ giúp. Lạ kỳ làm sao khi Thơm ôm ghì con bé vào lòng thì nó nín ngay tắp lự. Nhà văn Đỗ Thân nói hồn nhiên "Con Thơm dạo này trong cứ như gái một con ấy". Câu khen của ông cũng đúng vì độ này Thơm trông như vừa vỡ da vỡ thịt. Gương mặt Thơm trắng hồng lại thêm hồng bởi đôi mắt long lanh mãn nguyện khi ôm con bé trong vòng tay. Nhà văn Đỗ Thân nói với Thiên Thanh khi Thơm bé em sang phòng bên "Cô đừng chủ quan mà lơ là với chú ấy. Là đàn ông nên tôi hiểu...". Ông chưa nói xong câu nói thì Thiên Thanh đã đáp luôn "Cảm ơn anh. Con Thơm đúng là mỗi ngày mỗi đẹp. Kể như thế cũng... cũng nguy hiểm". Nụ cười của Thiên Thanh vắt sang chuyện khác rất khéo léo. *** - Thời thế nó lạ lắm, thưa ông. Nhưng tôi, tôi không tin là thời gian đen bạc - Giọng đầy vẻ triết lý của Phúc Thiện đã kéo nhà văn Đỗ Thân về hiện tại. Nhà văn cúi đầu nói: - Đâu phải vì cuốn tiểu thuyết của tôi. - Vâng. Không phải thế. Mặc dù khi cuốn tiểu thuyết ra đời. Nó quá gần với sự thực và như là một bản cáo trạng – Phúc Thiện xua tay nói tiếp - Thưa ông, ngày tôi bước chân vào tù cũng là ngày vợ tôi... Phúc Thiện cười cay đắng... người được gọi là vợ tôi ấy đã mang đứa con của Thơm đi đâu biệt tăm. Hai mươi năm tôi ở tù, Thơm là người duy nhất
  13. nói tới chuyện thăm nuôi. Cũng suốt hai mươi năm qua, Thơm luôn cầu mong tìm được đứa con của mình - Thoáng một vẻ thiếu tin cậy, Phúc Thiện chậm rãi tiếp - Tôi nghĩ, may ra ông tìm được vợ tôi và đứa con của Thơm. - Sao?- Nhà văn Đỗ Thân hỏi lại vội vã - Con của Thơm? Phúc Thiện chỉ gật đầu. Cái gật đầu của Phúc Thiện bỗng chốc làm rối mù lên những nghi hoặc. Nhà văn Đỗ Thân ngả người cho toàn bộ thân mình chìm hẳn vào lòng chiếc phô tơi bọc da. Ông thấy nóng khắp người như vừa từ ngoài nắng bước vào nhà. Phía ghế đối diện Phúc Thiện vẫn không thay đổi tư thế. Anh ta thong thả nhấp từng ngụm trà như một người chỉ biết đến thưởng ngoạn. Cung cách bình thản ấy khiến nhà văn Đỗ Thân thấy tò mò lại thêm tò mò. Ông ngồi lún cả người trong ghế hỏi ra bằng giọng của người thiếu tự tin. - Ai cũng biết là Thiên Thanh đẻ con bé. - Huầy. Phúc Thiện cười khuểnh. Anh ta nhếch một bên mép lên giật giật. Lại thong thả chiêu thêm ngụm nước một cách ngon lành rồi mới nói một thôi chua chát: - Lừa dối cả thôi mà. Cuộc đời tôi là một câu chuyện lừa dối. Tôi lừa dối vợ khi vồ lấy Thơm.... Con bé xinh nõn thế thằng đàn ông nào mà chả muốn. Nó cứ phơi phới trong nhà mình thì tội gì mà không chiếm. Tôi lừa dối mọi người để có nhiều tiền. Tôi lừa dối ngay chính cả tôi - Phúc Thiện nói liền mạch rất thật thà. Một cách thật thà lại không hề như việc thú tội. Nhà văn Đỗ Thân như bị kích thích bởi sự việc. Ông nhoài người để nhô đầu hẳn khỏi lòng ghế hướng về Phúc Thiện nghe như lần đầu được nghe. Phúc Thiện bẻ ngón tay kêu khục khục. Những tiếng kêu nghe chát đanh làm nhà văn Đỗ Thân phải nhíu mày lại khó chịu. Kể con người này cũng lạ thật đến tình huống tưởng như khó nhất cũng không hề lúng túng. Nhà văn Đỗ Thân lại co mình ngồi lún vào thành ghế. Ông hình dung lại phiên tòa xét xử Phúc Thiện với tội danh "Lợi dụng tín nhiệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác" tội danh ấy kéo theo mức án 20 năm tù. Hôm xử án Phúc Thiện rất bình tĩnh. Anh ta đứng trước tòa thừa nhận hết mọi hành vi của mình. Cặp mắt Phúc Thiện hôm đó ráo hoảnh, anh ta không hề đưa mắt nhìn lại hàng ghế phía sau. Chỗ
  14. hàng ghế đó Thiên Thanh ngồi lặng im nhưng cô cố tình bế theo đứa con gái nhỏ. Bên cạnh là Thơm, Thơm đặt bàn tay mình vào người con bé giữ cho nó khỏi cất tiếng khóc. - Vợ chồng tôi lấy nhau đã lâu mà chưa có con. Thôi cũng là giời còn thương cho Thơm đến ở nhà tôi và cho tôi được làm chuyện ấy với Thơm. - Thế ra là Thơm có...có con với anh và.... và... - Và vợ chồng tôi phải dựng lên câu chuyện chửa đẻ hợp pháp. Phúc Thiện đáp rành rọt. Nhà văn Đỗ Thân thực sự bất ngờ. Ông nhớ lại những lần tới nhà vợ chồng Phúc Thiện và mỗi khi con bé khóc. Ông không để ý thấy Thơm đứng lén ngay cạnh đó chỉ chờ con bé khóc là sà ngay tới ôm ghì con bé dỗ nó nín. Thì ra hơi sữa từ người Thơm đã là phương thuốc hiệu nghiệm cho con bé thôi khóc. Thơm ôm ghì con bé và vội vã lui vào phòng trong lấy cớ để cô chú tiếp khách. Nhà văn Đỗ Thân tự trách mình không có sự nhậy cảm nhưng quả tình vợ chồng Thiên Thanh đóng kịch quá khéo. - Nhưng sao hồi đó anh lại nhận hết tội về mình. Nhà văn Đỗ Thân nhìn thẳng vào Phúc Thiện. - Vì đứa con của vợ chồng chúng tôi. Nhà văn Đỗ Thân cảm thấy ân hận. Cuốn tiểu thuyết "Phận tôi" ra đời gây xôn xao dư luận một hồi bằng chính sự chân xác của nó. Chuyện trong tiểu thuyết quay xung quanh câu chuyện một gia đình viên chức thời mở cửa. Những nhân vật đều có điểm xuất phát ban đầu là những viên chức mẫn cán nhưng rồi sóng đời vần xoay những viên chức mẫn cán bỗng chốc giàu lên nhanh chóng. Thức ra sự giàu lên nhanh chóng trong giới chức có địa vị không nhiều nhưng cũng không phải là ít. Mỗi sự giàu lên đó theo một cách nhưng họ đều có điểm chung là: Nhờ vào không khí đổi mới và nhờ vào địa vị. Nhà văn Đỗ Thân gần như bê nguyên xi câu chuyện của gia đình người đồng nghiệp Thiên Thanh vào từng trang viết. Một cuốn tiểu thuyết theo kiểu hiện thực phê phán với bao con người nhanh chóng biến chất hoặc tha hóa vì đồng tiền được dư luận hồi đó quan tâm. Tên tuổi của nhà văn Đỗ Thân cùng nhờ đó mà trở nên nổi tiếng. Sách in ra và được tái bản nhiều lần. Được dựng thành phim truyền hình. Ác nỗi chuyện trong tiểu thuyết lại cứ như
  15. chuyện sờ sờ trước mặt. Đầu tiên là những tiếng xì xào trong tòa báo, rồi đến những bàn tán ngoài công sở. Sự thực của trang viết đã trở thành một bản cáo trạng không cần phải tô vẽ. Thời gian mấy chốc qua nhanh những nguyên mẫu mà ông đưa vào trong sách dần dần chìm vào lớp thời gian như chính cuốn sách. Có điều, ngoài đời những nguyên mẫu ấy vẫn tồn tại - thứ tồn tại lãng quên. Ông ân hận bởi lẽ khi đã đưa ra họ rồi bỏ quên luôn họ. Lần đầu tiên trong cuộc đời cầm bút của mình ông nhận ra ở một chừng mực nào đó giữa nhà văn và nhân vật còn có một mối liên hệ. Và hôm nay sợi dây liên hệ đó đã đánh thức ở ông một ý thức mới mà ông chưa hề được biết. Run run tay, nhà văn Đỗ Thân nâng chén nước. Đáy chén vẩn chút cấn chè. - Sao hồi đó anh lại đứng nhận hết tội về mình. Nhà văn Đỗ Thân chưa thôi thắc mắc. - Chuyện cũ mà, thưa ông. Phúc Thiện ngần ngừ vẻ không muốn trả lời câu thắc mắc của nhà văn Đỗ Thân. Anh ta giờ mới thấy cúi đầu kể từ lúc bước chân vào phòng. Hình như con người tưởng lỳ lợm đến gỗ đá kia không biết ân hận ấy lại cúi đầu suy nghĩ. Nhà văn Đỗ Thân với chiếc điều khiển tivi để tắt màn hình. Ông muốn hình ảnh thật của câu chuyện chứ không muốn có hình ảnh phải nhờ qua đèn hình. Phúc Thiện vẫn cúi đầu, anh ta kể với gọng thủ thỉ. - Không nhận hết tội về mình cũng không được... Chính sáng sớm cách đây ba hôm lúc đón tôi ở cổng trại Thơm vừa khóc vừa đề nghị tôi tìm lại cho cô ấy đứa con đã hai mươi năm bị người ta làm ly biệt. Thưa ông, tôi tìm đến ông vì ngỡ rằng ông biết vợ tôi đã mang đứa con người khác đi đâu. Lại một cái huých nữa vào lòng nhà văn Đỗ Thân. Người đời lạ thế đấy khi họ cho rằng mọi nhà văn đều tường tận tất cả các nhân vật của mình. Có điều là các nhân vật của "Phận tôi" lại chính là cái bóng của đời thực. Từ chối ư? Không được. Nhận lời ư? Biết làm sao bây giờ. Nhà văn Đỗ Thân đã hình dung ra gương mặt méo đi vì đau khổ của Thơm - người mẹ của đứa con lưu lạc - người làm công trong nhà Phúc Thiện của hai mươi năm trước - người bao năm thăm nuôi Phúc Thiện trong tù với hy vọng ở người cha
  16. bất đắc dĩ kia tìm lại con cho mình. Ông hình dung gương mặt của Thơm đang nhìn mình với ánh mắt van lơn tội nghiệp. - Hồi đó tôi không nhận hết tội về mình cũng không được.- Phúc Thiện bất ngờ quay lại điều nhà văn Đỗ Thân đang thắc mắc – Vâng, toàn bộ chứng cứ đều chống lại tôi khi những văn bản cầm cố hay cho vay hết thẩy đều do tôi ký nhận. – Phúc Thiện ngước mắt nhìn nhà văn Đỗ Thân vẻ ngao ngán.- Cuốn tiểu thuyết của anh.... Phúc Thiện vội xua tay khi thấy nhà văn Đỗ Thân định nói .... Cuốn sách của anh và anh đều rất đúng. Chỉ có chúng tôi, chỉ có tôi là sai thôi. Sau vỡ lỡ từ một sự tùm lum xuất phát từ chuyện ăn chia địa bàn trong giới giang hồ ngoài chợ. Những kẻ bị bắt đã khai ra chúng được Phúc Thiện bảo kê cho hành động thanh toán lẫn nhau. Thì ra Phúc Thiện khi nhiều tiền trong tay lại lấn sân sang lĩnh vực khác như người đời thường nói "Mạnh vì gạo. Bạo vì tiền". Phúc Thiện bỗng chốc trở thành đại ca của một nhóm chuyên siết nợ và cầm cố tài sản. Chuyện một con người thay đổi bản chất cùng nhân cách không có gì phải lạ. Sẵn mối quan hệ rộng cùng uy tín xã hội nên vợ chồng Thiên Thanh – Phúc Thiện không khó trong việc huy động vốn từ những người quen biết. Thói đời là vậy khi có tiền nhiều một cách đơn giản những người như thế lại thường hay chơi ngông hoặc chí ít cũng biết cách để tiền đẻ ra tiền. Cách đơn giản nhất là đánh vào lòng tham lãi lớn của số đông. - Anh đã chỉ ra được mặt trái của cơ chế thị trường. – Phúc Thiện đưa ra nhận xét như đúng rồi. – Cuốn sách của anh đã chỉ ra mặt trái. Nói thật ngày đó tôi căm anh lắm. Tôi nghĩ anh ghen tỵ với vợ chồng tôi nên mới đem rêu rao bằng chữ nghĩa. Nhưng tôi phải cảm ơn anh bởi nhờ đó mà hôm nay tôi nhận ra một điều.... đó là điều: Con cái mới là của để dành thực sự. Tôi nhờ anh tìm giúp để tôi đòi lại đứa con của tôi với Thơm - Phúc Thiện bỗng nhổm hẳn người lên nói dữ - Thiên Thanh ư? Cô ta không có cái quyền làm mẹ. ***
  17. Hình như đã chuyển sang canh hai. Bên ngoài gió không thổi nữa, vệt mây sương giăng ngang sân chùa như ngưng lại. Cái vệt trăng trắng mờ mờ cứ lững lờ đứng ngoài sân chùa ngó vào nhìn giống hệt bộ dạng một kẻ chuyên thóc mách vào chuyện người khác. Nhà văn Đỗ Thân nghĩ vậy và phá lên tiếng cười. Ông kịp dừng lại ngay khi thấy bộ mặt của Thiên Thanh nhìn ông khó hiểu. - Anh đến vì chuyện đứa con của Thơm? – Thiên Thanh chợt xác nhận cắt ngang dòng hồ nghi của nhà văn Đỗ Thân - Xin nói luôn để anh yên tâm: Con bé đang học đại học. Tôi cho nó theo nghề sư phạm – Thiên Thanh bỗng cao giọng - Nó là con của tôi. Nó chưa bao giờ và chẳng bao giờ là con của Phúc Thiện. Còn với Thơm ư?... Họ lại im lặng. Nhà văn Đỗ Thân ngồi cúi đầu hình dung hình ảnh Thơm ngày này tiếp ngày khác trong suốt 20 năm thăm nuôi Phúc Thiện trong tù. Ông lén nhìn Thiên Thanh và thầm trách "sự bội bạc" người đàn bà một thời khả ái. Cũng thật lạ, hôm nói chuyện cùng Phúc Thiện, Phúc Thiện không hề oán trách Thiên Thanh. Cũng không hề nói tới việc vợ chồng đoàn tụ. Như vậy, vấn đề đứa con của Thơm mà Thiên Thanh mang đi là điều quan tâm duy nhất. Nhà văn Đỗ Thân nói: - Ở toà báo mọi người đều biết cha của đứa bé là Phúc Thiện. - Nhầm – Ni cô nói luôn - Thơm ở nhà tôi phổng phao ra trông thấy. Nó được ăn, được mặc và ít nhất là được có nơi ngủ tử tế. Thứ gái quê chợt mơn mởn trong nhà thì không có dị nghị mới là lạ. – Ni cô nói nhỏ nhẹ hơn vẻ như là thầm thì - Anh Phúc không có khả năng có con. Nếu có thì chúng tôi đã có rồi. - Vậy Thơm có con với ai? - Chuyện dài và ngỡ ngàng lắm.- Ni cô tự dưng lại có vẻ cởi mở - Đại khái thế này để anh dễ hiểu. Thơm phải lòng cậu chàng phụ việc bên nhà hàng xóm. Tôi mấy lần bắt gặp hai đứa đứng quấn lấy nhau trên sân thượng. Anh lạ gì nữa, căn nhà chúng tôi những bốn tầng. Tôi cho con Thơm ngủ ngay phòng cạnh gian thờ trên tầng bốn. Nhiều bữa tôi lên sân thượng trong đêm nhằm kiếm chút không khí do phải thức để viết bài kịp nộp cho
  18. anh theo hẹn. Tôi gặp Thơm và thằng kia ôm siết lấy nhau. Anh còn lạ gì nhà ở phố, nhà nọ sát nhà kia. Thằng con trai phụ việc bên đó trèo tường sang sân thượng nhà tôi. Thôi thì trai gái lớn có hú hí cũng là lẽ thường mình có canh chừng cũng không cản được. Tôi nghĩ vậy nên mặc cho hai đứa hôn hít. Anh có nhớ tôi đã nói cái tối tôi về muộn thấy Thơm vẫn chờ cửa không? Cái tối đó Thơm khóc nói với tôi là nó bị anh Phúc ép ấy. Con bé đáo để thật, là đàn bà nên tôi nhận ngay ra những đổi thay ở cơ thể người con gái khi có thai. Thơm nói ùa cái thai đó là của anh Phúc thật...khôn ngoan. Vâng, ban đầu tôi định làm ầm lên nhưng nghĩ lại không khéo cái uy tín mình mất bao công tạo dựng bỗng chốc tan tành ư? Cũng may là dù Thơm ở với chúng tôi mấy năm nhưng hầu như không ai biết. Tôi bắt Thơm ký vào giấy cam kết phải tuyệt đối giữ bí mật. Rồi .... tôi có thai. - Tôi thấy Thơm cũng nhu mỳ lắm. - Con bé lớn lên trong Trung tâm nuôi trẻ mồ côi. Và.... Ni cô ngập ngừng – chắc là ở đó con bé học được cách sống, cách sống sớm toan tính và biết cách thu vén cho mình. - Tôi hỏi thật nhé. Từ dạo cô lên đây cô có liên hệ hay nghe ngóng gì về Thơm không? - Anh yên tâm. Để có bản cam kết về đứa con chúng tôi đã đưa cho Thơm một khoản tiền lớn. Khoản tiền ấy đủ cho Thơm có cuộc sống riêng, dĩ nhiên là nó phải có việc làm nào đó.- Ni cô nhìn thẳng vào mắt nhà văn Đỗ Thân – anh có muốn biết thêm về người cha đích thực của con Thơm không? Thú thực tôi cũng chịu. Chỉ biết cậu chàng là thợ phụ xây dựng. Công trình xong thì cũng đi đâu đó luôn. Vả lại Thơm cần ở chúng tôi chứ đâu cần cái chàng thợ phụ nghèo kiết kia. Nhà văn Đỗ Thân thả lỏng người ra, ông đã hiểu câu chuyện về đứa con của Thơm. Sự đời lạ thế đấy nó cứ sờ sờ ngay trước mắt mà không dễ gì nhận ra được. Phúc Thiện làm sao hiểu được khi khát vọng về đứa con của mình luôn chế ngự mọi suy nghĩ. - Chỉ xin anh không nói thật chuyện này. Tôi nghĩ anh Phúc cũng đáng được đền bù cho những ngày trong tù... vì tôi.- Ni cô chợt hỏi thăm - Tôi nghe nói anh mới chuyển về sống ở phía tây thành phố, nhà rộng lắm. - Vâng, các cháu cô cũng phương trưởng. Nhưng sao cô biết?
  19. - Thì có xa xôi gì đâu. Vô tình ni cô nhắc lại đúng câu nói mà nhà văn Đỗ Thân đã trả lời cô khi ông mới lên tới chùa. Sự trùng hợp ấy khiến nhà văn Đỗ Thân thấy thời gian như mới đâu đây. Ông hoài nghi nhìn quanh quẩn không gian đặc quánh trong lớp sương nặng hơi nước. Ni cô nói xong lời đề nghị bèn đứng dậy. Sau khi châm tiếp một cây nến và cắm vào chỗ cây nến vừa cháy hết ni cô luồn tay gỡ chiếc khăn màu nâu trên đầu xuống. Một mớ tóc dài còn đen mượt đổ xòa xuống bờ vai, đổ xuôi xuống lưng. Nhà văn Đỗ Thân sửng sốt trước mái tóc còn dày và đẹp, ông nói thảng thốt: - Thì ... thì ra cô chưa xuống tóc. - Khi anh Phúc vào tù anh có nói tôi giữ cho anh con bé. Tôi đem con bé đến chùa này muốn để tránh cho con bé lớn lên giữa những xô bồ của của cuộc sống. Hai mươi năm nay con bé vẫn tin tôi là mẹ nó và cha nó mất do một tai nạn. Tôi đâu có đi tu. Tôi chỉ nương cửa phật để con bé lớn lên trong sự thanh bần và nhận thức về cuộc sống thật bình thản không chen lấn. - Thế còn Thơm. - Tôi... đẻ ra con bé cơ mà. Ni cô cười. Lần đầu tiên từ lúc lên tới chùa Cổ Vân nhà văn Đỗ Thân mới thấy ni cô cười với nụ cười của chính mình. Cuộc sống là vậy đấy. Nó dầy đặc chi tiết cùng những tình huống mà ngay cả trong tiểu thuyết cũng không lý giải hết. Cuộc đời là như vậy đó. Nó luôn phức tạp và cũng luôn luôn ngờ vực. Vòng xoay của cuộc sống là những lừa lọc, giấu giếm và lẩn tránh. Trong sự khốc liệt của tham vọng và hư vinh con người ta phải dối mình và dối luôn cả người khác. Để tồn tại đôi khi con người phải lợi dụng và cả chiếm đoạt lẫn nhau. Thì ra không phải điều gì cũng có thể phơi ra được đôi khi sự che giấu lại là cơ hội sống của nhiều người, là hy vọng cho những số phận. Nhà văn Đỗ Thân cảm thấy vai trò của mình dường như đã hết. Ông lơ đễnh nhìn ra cửa chùa, đã hơi hơi sáng. Ngoài kia không gian lờ mờ đầy vẻ khó hiểu. Chẳng ra mây và cũng chẳng ra sương. Hình như không có gió. Từ mặt đất se sẽ tỏa lên hơi lạnh. Ông
  20. quay lại nhìn ni cô. Giờ ni cô đã quấn lại chiếc khăn trên đầu để lại trong hình dáng của một người tu hành. Ni cô Thiên Thanh đã đi quanh ban thờ. Những ngón tay thon mềm đang thong thả dùng khăn lau lớp hơi nước phủ li ti. Nhìn ni cô làm ta có cảm tưởng trên thế gian này mọi sự hầu như không có, chẳng điều gì xảy ra sất. Nhà văn Đỗ Thân cũng đứng dậy. Sau vài giây vặn vẹo cho đỡ mỏi, ông bước ra sân chùa. Ra ngoài này không khí đã quang hơn. Dưới chân núi cảnh vật hiện ra mờ tỏ. Tiếng sóng biển xa xa thoảng lên ầm ì, ầm ì. Nhà văn Đỗ Thân khẽ đưa tay dụi mắt. Một đêm trắng đã đi qua. Hay là ông vừa đi qua một năm của cuộc đời. Biết bao mảnh đời đã đi qua. Ông cúi đầu nhìn xuống, dòng sông Vân đang chảy xuôi ra biển. Mùa này dòng sông đã thôi vồn vã, dòng nước chảy hờ hững như chưa có biến động nào tác động tới dòng chảy. Ông nhìn về bên trái những thửa ruộng thu giờ dặt một màu xám của những gốc rạ nằm phơi trước gió. Nhà văn Đỗ Thân chợt liên tưởng cái thửa ruộng ấy như một ván cờ người. Ván cờ tuy đã an bài song lại đang phơi ra những sù sì, xám mốc. Cuộc cờ luôn ẩn giấu bao nước cờ bất ngờ không thể tính hết. Ông thấy ván cờ có lúc tưởng người thắng đã có thể thắng lại bất ngờ bị cầm hòa. "Không ai tính hết mọi nước cờ được" – Nhà văn Đỗ Thân rút ra chiêm nghiệm. Ông lại nhìn xa mãi bên kia sông Vân, dãy Thiên Trường như con trăn khổng lồ giờ đã chui hẳn vào cõi mơ màng. Sương thu buổi ban mai dìu dặt như lời khơi gợi mà không thể với tới được. Nó cứ chập chờn khiến con người ta phải căng mắt ra để phỏng đoán. Nhà văn Đỗ Thân hít một hơi dài, ông bắt đầu lo ngại cho chặng đường đi xuống. Ở đời là thế: "Đi lên đã khó lúc xuống lại khó hơn". Ông đưa bàn chân trái về phía trước cố thử xem đặt chân thế nào cho vững. Những bậc đá qua đêm thấm đẫm hơi sương như một thách thức. "Chắc sẽ phải nói dối Phúc Thiện?" nhà văn Đỗ Thân thấy trước mặt ông là bộ mặt hớn hở của Phúc Thiện khi ông vừa bước tới. Bộ mặt ấy sẽ gầm lên tức tối hay nín lặng ghìm sự nhẫn nhịn như anh ta đã nhẫn nhịn. Hai mươi năm trước Phúc Thiện bắt đầu ngẫm nghĩ lại về những hành động của mình trong bốn bức tường. Anh ta có niềm tin cho ngày trở lại với tương lai là một đứa trẻ sẽ trưởng thành. Niềm tin ấy đã cho anh ta sự khát khao được hoàn lương. Và giờ khi cái niềm tin ấy bị phơi bày sự thật liệu anh ta sẽ ra sao. "Ôi cuộc sống là cả chuỗi lừa lọc, dối gian". Nhà văn Đỗ Thân chua chát bật lên tiếng cười thành tiếng khi ông biết rằng chính là ông chứ không phải ai khác sẽ phải nói
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2