intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sống tích cực giữa thời đại ngổn ngang

Chia sẻ: Abcdef_5 Abcdef_5 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

74
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng trở nên phức tạp và mâu thuẫn, đầy tức giận và sợ hãi, phân cực nhưng lại hoàn toàn phụ thuộc lẫn nhau. Vậy thì, làm thế nào để chúng ta có thể kiểm soát được nhiều hơn nữa số phận của mình giữa ngổn ngang những khó khăn thách thức và quá ít

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sống tích cực giữa thời đại ngổn ngang

  1. Sống tích cực giữa thời đại ngổn ngang Chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng trở nên phức tạp và mâu thuẫn, đầy tức giận và sợ hãi, phân cực nhưng lại hoàn toàn phụ thuộc lẫn nhau. Vậy thì, làm thế nào để chúng ta có thể kiểm soát được nhiều hơn nữa số phận của mình giữa ngổn ngang những khó khăn thách thức và quá ít câu trả lời rõ ràng như thế này? Tác giả bài viết Tony Schwartz là Chủ tịch Dự án Năng lượng (The Energy Project). Ông cũng là tác giả của cuốn sách đang bán chạy nhất hiện nay: "The Way We're Working Isn't Working": Cách chúng ta làm việc không hiệu quả. Sau đây là bốn gợi ý nhỏ để các bạn tham khảo: 1. Tập tư duy tích cực thực tế.
  2. Trong tâm lý học có một nguyên tắc khá phổ biến: "xấu mạnh hơn tốt" - tức là chúng ta nhanh chóng để ý tới những mối đe dọa đối với bản thân hơn là tập trung vào những điều tốt đẹp đang diễn ra. Thường thì trực giác đã "phản lại" chúng ta. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng có sự khác biệt giữa thực tế và cách chúng ta kể lại thực tế đó. Và thường thì trong những thời điểm khó khăn như hiện nay, chúng ta sẽ dễ thiên về những câu chuyện tiêu cực hơn. Thay vào đó, chúng ta có thể lựa chọn thái độ "lạc quan thực tế". Tôi không khuyên bạn mỉm cười trong mọi hoàn cảnh, bởi đó chỉ là sự lạc quan mù quáng. Lạc quan thực tế là khi bạn cố ý kể một câu chuyện chứa chan niềm hy vọng và đầy mạnh mẽ trong bất kỳ tình huống nào mà không bóp méo thực tế. Hãy nghĩ một chút về cuộc sống hiện tại của bạn. Đâu là những điều khiến bạn băn khoăn lo lắng nhất? Hãy viết ra một vài ví dụ. Sau đó, hãy tự hỏi đâu là câu chuyện lạc quan mang tính thực tế nhất mà bạn có thể
  3. kể về một trong những tình huống như thế - tức là kết quả khả thi nhất rút ra được từ những thực tế sẵn có. Chúng ta có quyền lựa chọn hướng chú ý của mình. Và lựa chọn đó có ảnh hưởng tới cảm giác của chúng ta. Vì cảm xúc dễ lan truyền, nên những cảm giác của chúng ta cũng có tác động lớn tới cảm giác của người khác cũng như tới tính hiệu quả trong các việc làm của bản thân. 2. Hãy xây dựng thêm nhiều chiếc cầu nối Trong một thời đại đầy rẫy những rối loạn và thái cực này, điều gì nối liền thay vì chia rẽ chúng ta? Có thể tìm những điểm chung ở đâu? Dĩ nhiên là vẫn luôn tồn tại những khao khát chung mà tất cả chúng ta đều mong muốn: đó là một thế giới an toàn và bảo đảm, là những con người chúng ta có thể yêu thương và yêu thương chúng ta, là một tương lai đầy hy vọng cho con cái chúng ta. Nhưng nếu chừng nào giá trị của chúng ta còn phụ thuộc vào việc hạ thấp giá trị của những gì mà người khác tin tưởng, hoặc đánh giá, dò xét cách sống của người khác, thì chừng đó chúng ta còn bị mắc kẹt trong
  4. một trò chơi có tổng bằng 0 và kết quả nó mang lại chỉ là thái độ tự vệ, sự mâu thuẫn, và nỗi đau. Tôi có một người bạn tốt nhưng nhân sinh quan của anh khác xa so với tôi. Tuy nhiên, tôi vẫn tìm thấy nhiều điểm đáng trân trọng ở anh: sự phóng khoáng, lòng chân thành, sự tận tâm với gia đình và bạn bè, và niềm tò mò đối với kiến thức. Những khi gặp nhau, chúng tôi không đào sâu tập trung vào những điểm dị biệt. Chúng tôi chỉ chia sẻ với nhau những mối quan tâm chung. Anh ấy đã làm phong phú thêm cho cuộc sống của tôi, và tôi tin rằng anh cũng nghĩ về mình như vậy. Chúng tôi thích đi chơi cùng nhau. Không gì khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn khi biết được rằng có người trân trọng giá trị của mình. Tôi ước gì mình có thêm nhiều người bạn như anh ấy.
  5. 3. Tạo thêm giá trị mỗi ngày Sau ba năm sống trong cuộc khủng hoảng tới giờ vẫn có quá ít dấu hiệu phục hồi, cũng không có gì là lạ khi con người ta phải trải qua đầy đủ các cung bậc cảm xúc tiêu cực, từ sợ hãi cho tới giận dữ. Nhưng theo chiều hướng nào? Chúng ta không những không nhận được mà còn không tạo ra được điều gì giá trị khi chỉ biết than phiền, cáu kỉnh, và đổ lỗi cho nhau. Thể hiện sự tức giận để làm dịu cơn giận dữ chỉ là ảo tưởng. Thể hiện cảm xúc chỉ khiến chúng mạnh mẽ hơn, dù theo chiều hướng tốt lên hay xấu đi. Giận dữ sẽ chỉ tạo thêm giận dữ. Càng đổ lỗi cho người khác,
  6. chúng ta càng trở thành "bậc thầy" trong "nghệ thuật" đổ lỗi, và chúng ta càng cảm thấy vô vọng. Một lựa chọn khác là hãy biết nhận trách nhiệm. Tức là bạn hãy đầu tư công sức vào những gì mình có thể tác động được, và đừng lãng phí nó cho những gì bạn không thể. Nói tóm lại, làm thế nào để chúng ta có thể tạo thêm giá trị cho nhau và cho mọi người mỗi ngày? Bước làm đầu tiên là hãy ngừng bận tâm tới những mong mỏi và lo lắng trước mắt của mình để có thể tự do tập trung quan tâm tới nhu cầu của người khác. Để làm được điều này, đòi hỏi chúng ta phải có một khả năng mà nhiều người trong số chúng ta chưa chú ý trau dồi: đó là chủ động kiềm chế sự sung sướng lại. Bạn có thể cảm thấy thoải mái khi ngồi uống vài vại bia, nhưng niềm vui đó không lâu bền. Để tạo ra được giá trị, chúng ta cần phải đầu tư công sức, và đôi khi phải hy sinh nhiều thứ, nhưng về lâu về dài, nó sẽ khiến chúng ta cảm thấy hài lòng với bản thân.
  7. Tôi không có ý khuyên bạn dành cả đời để phục vụ "không công" cho người khác, bởi đó là một yêu cầu phi thực tế. Nhưng bạn thử nghĩ xem, ngay lúc này đây, bạn đang dành bao nhiêu công sức của mình cho những lo lắng, than phiền, ghen tị, và tìm kiếm lý do biện hộ cho bản thân? Hãy thử xác định một hành vi cụ thể mà bạn có thể tạo thành thói quen trong cuộc sống để góp phần biến thế giới bạn đang sinh sống trở nên tốt đẹp hơn mỗi ngày. Có một nghịch lý là, càng cho đi bao nhiêu, chúng ta lại càng nhận được về nhiều bấy nhiêu. 4. Hãy cho phép mình "nghỉ giải lao" đôi chút Đòi hỏi về chất lượng làm việc càng cao, thì nhu cầu phục hồi năng lượng lại càng lớn. Khi thế giới ngày càng chuyển động nhanh hơn, chúng ta càng cần phải giữ thăng bằng giữa việc làm và nghỉ ngơi. Nếu nghỉ giải lao sau mỗi 90 phút làm việc, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn, tư duy
  8. rõ ràng hơn, ít thụ động hơn, và cuối cùng, bạn sẽ thu về được những kết quả tốt hơn. Điều cuối cùng, khi kết thúc một ngày, hãy nhớ dành ra vài phút để suy nghĩ về những gì đúng đắn và phù hợp với cuộc sống của bạn. Trích nguồn: Tác giả Thủy Nguyệt ( Theo Blogs. HBR. ORG) - Kỹ năng trích từ trang www.vef.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2