intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sốt virut gây biến chứng nặng

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

57
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), trong tuần qua lượng bệnh nhi khám cấp cứu và điều trị nội trú đều tăng gấp đôi. 2/3 số bệnh nhi mắc các bệnh liên quan đường hô hấp và sốt virut có biến chứng. Ba ngày qua, khoa nhi tiếp nhận rất nhiều trẻ bị biến chứng viêm phổi, viêm màng não do phụ huynh không tiên lượng được bệnh của trẻ dù xuất hiện co giật nên nhập viện muộn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sốt virut gây biến chứng nặng

  1. Sốt virut gây biến chứng nặng Tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), trong tuần qua lượng bệnh nhi khám cấp cứu và điều trị nội trú đều tăng gấp đôi. 2/3 số bệnh nhi mắc các bệnh liên quan đường hô hấp và sốt virut có biến chứng. Ba ngày qua, khoa nhi tiếp nhận rất nhiều trẻ bị biến chứng viêm phổi, viêm màng não do phụ huynh không tiên lượng được bệnh của trẻ dù xuất hiện co giật nên nhập viện muộn.
  2. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – trưởng khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai, co giật do sốt cao đơn thuần về nguyên tắc là không nguy hiểm. Hết sốt cao, tình trạng co giật cũng chấm dứt. Tuy nhiên, nếu sốt cao và co giật do biến chứng của viêm não, nhiễm trùng, nhiễm độc nặng lại gây nguy hiểm đến tính mạng. Song việc phân biệt co giật do sốt cao hay là hệ lụy từ các biến chứng kia thì phải bác sĩ thăm khám kỹ mới chẩn đoán được. Do đó, cách tốt nhất là đề
  3. phòng ngay từ đầu các cơn co giật; nếu thấy trẻ bị co giật, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. Trong khi đó, nhiều phụ huynh đã có con từng bị co giật, lần này thấy con sốt, nhiệt độ chưa đến 38,5OC đã vội vàng dùng thuốc hạ sốt, cắt sốt cũng là sai lầm phổ biến. “Quy định của thế giới là sốt cao từ 38,5OC trở lên mới cần dùng thuốc. Dưới nhiệt độ ấy đã vội vã kéo xuống trong khi bệnh vẫn còn, sau vài giờ thuốc hết tác dụng, nhiệt độ tăng lên không kéo xuống được thì càng làm tăng nguy cơ co giật” – PGS Dũng cảnh báo. Đặc biệt, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh đo nhiệt độ cho trẻ ở nhà bằng cách cặp nhiệt kế ở nách, tuyệt đối không được đưa nhiệt kế vào miệng
  4. hoặc hậu môn của trẻ. “Hai vị trí miệng hay hậu môn nếu không phải nhân viên y tế làm rất dễ sai quy trình dẫn tới nhiệt độ của trẻ không chính xác và gây nguy hiểm cho trẻ nếu trẻ cắn vỡ nhiệt kế thủy ngân ra miệng hoặc làm trầy xước chảy máu hậu môn” – PGS Dũng nói.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2