intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự cân bằng màu sắc

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

77
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ánh sáng nhìn thấy, được phát ra ở những vùng xa nhất của hạt nhân nguyên tử đã bị nung nóng. Mỗi nguyên tử gồm một đám mây electron (điện tử) chuyển động theo quỹ đạo xung quanh hạt nhân và số lượng các electron trong mỗi quỹ đạo là có hạn. Khi vật chất bị nung nóng, thì các nguyên tử của nó chuyển động nhanh hơn, đến nỗi một số electron bị bắn tới những quỹ đạo có năng lượng cao hơn, hấp thụ nhiệt lượng như chúng muốn. Sau đó chúng trở lại trạng thái cân bằng....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự cân bằng màu sắc

  1. Sự cân bằng màu sắc Ánh sáng nhìn thấy, được phát ra ở những vùng xa nhất của hạt nhân nguyên tử đã bị nung nóng. Mỗi nguyên tử gồm một đám mây electron (điện tử) chuyển động theo quỹ đạo xung quanh hạt nhân và số lượng các electron trong mỗi quỹ đạo là có hạn. Khi vật chất bị nung nóng, thì các nguyên tử của nó chuyển động nhanh hơn, đến nỗi một số electron bị bắn tới những quỹ đạo có năng lượng cao hơn, hấp thụ nhiệt lượng như chúng muốn. Sau đó chúng trở lại trạng thái cân bằng. Và năng lượng mất đi xuất hiện như một bức xạ điện tử, chuyển động xung quanh nguyên tử. Do tổng năng lượng đã mất và do những chuyển động biến thiên đặc biệt của electron, nên bức xạ màu được phát ra. Nếu một số năng lượng tương ứng được giải phóng thì tia cực tím và tia lam sẽ tỏa sáng. Sự chuyển đổi năng lượng ở mức thấp hơn sẽ làm xuất hiện tia hồng ngoại hoặc tia đỏ. Nhưng tất cả màu của ánh sáng nhìn thấy cùng với tia hồng ngoại và tia cực tím chỉ đại diện cho một phần nhỏ của dải bức xạ trải rộng từ tia X (tia Rơntgen) có năng lượng cao, tới những sóng radio có năng lượng thấp. Năng lượng càng cao, có bước sóng càng ngắn. Sự cân bằng của các màu khác nhau trong biến thiên của ánh sáng nhìn thấy giữa một nguồn sáng này với các nguồn sáng khác là rất quan trọng đối với các nhà nhiếp ảnh. Trong nhiếp ảnh màu, sự pha trộn các
  2. nguồn sáng đặc biệt luôn luôn được thể hiện trong giới hạn của nhiệt độ màu (Color Temperature). Nhiệt độ màu được biểu thị bằng độ Kelvin ký hiệu là 0K. Người ta có thể chuyển đổi nhiệt độ 0K sang nhiệt độ Celcius (0C), bằng cách trừ đi 273. Theo khái niệm của Kelvin thì thang nhiệt độ màu có bậc thấp nhất ứng với màu đỏ,và tăng dần qua các sắc: cam, vàng, trắng rồi đến sắc lam. Nói một cách khác: nguồn sáng càng ngả về lam, thì nhiệt độ càng cao và càng ngả sang màu đỏ, thì nhiệt độ màu thấp. Ta hãy quan sát một thanh sắt được nung nóng trong lò, khi thanh sắt dạt đến nhiệt độ 10000K, thì nó tỏa ra một bức xạ hồng ngoại có bước sóng rất dài. Khi thanh sắt đạt tới nhiệt độ 30000K, nó tiếp tục tỏa bức xạ các loại, nhưng vào thời điểm này thanh sắt đạt đến nhiệt độ cần thiết để toả ánh sáng nhìn thấy, tức là nhiệt độ làm cho thanh sắt sáng rực lên nhìn thấy được. Hầu hết những tia phát ra đều là tia hồng ngoại và trong bức xạ, tỷ lệ ánh sáng đỏ nhiều hơn, vì vậy ta thấy thanh sắt nóng đỏ rực. Khi thanh sắt đạt đến nhiệt độ 60000K, sức nóng tăng lên dữ dội, giống như nhiệt độ của bề mặt mặt trời, trong trường hợp này hầu hết bức xạ của nó đều nằm trong quang phổ nhìn thấy và màu lục, lam nổi trội hơn cả. Đối với mắt ta nhìn thanh sắt tỏa sáng trắng. Và bất cứ nguồn sáng nào có quang phổ tương tự và đạt được nhiệt độ màu 60000K, với ánh sáng đó ta có màu sắc bình thường nghĩa là màu sắc trung thực nhất.
  3. Điều quan trọng là không được nhầm lẫn giữa nhiệt độ màu với độ nóng. Vào buổi trưa một ngày quang đãng, màu của ánh sáng mặt trời (không phải là ánh sáng mặt trời trực tiếp) bị tác động bởi sự toả sáng của các phần tử riêng rẽ (nhóm nguyên tử liên kết) ở trong không khí. Một phần nhỏ của ánh sáng mặt trời bị một phân tử hấp thụ, thì phân tử đó sẽ bị phát xạ lại ngay lập tức theo mọi hướng. Trong tia lam tán xạ xa hơn tai đỏ và tia cực tím còn xa hơn. Khi không khí chứa đầy hơi nước, bụi bặm hoặc sương khói sẽ có tác động rất lớn tới các tia có bước sóng ngắn hơn. Nhưng vì những hạt này hấp thụ màu xanh mà ánh sáng của bầu trời đầy sương lại ít màu xanh hơn so với ánh sáng của bầu tời quang đãng, nhiệt độ màu của chúng khoảng 90000K. Ánh sáng đi qua bầu trời phủ đầy mây thì màu lam xuất hiện ít hơn. Loại phim màu dùng cho ánh sáng ban ngày thích hợp với ánh sáng trắng của mặt trời nhất là lúc bầu trời trong xanh có điểm một vài đám mây trắng. Nhưng vào những buổi sáng sớm hoặc lúc chiều tà, lúc mặt trời đã xuống thấp, ánh sáng mặt trời chiếu qua bầu khí quyển dày đặc, thì ánh sáng lam bị hấp thụ mạnh, ngay cả những lúc bầu trời trong trẻo. Vì vậy phim màu chụp vào lúc hoàng hôn khi mặt trời sắp lặn, ta thấy trên phim chụp xuất hiện màu đỏ. Nguyên nhân vì nhiệt độ màu của áng sáng không phù hợp với nhiệt độ màu của phim.
  4. Đặc biệt loại phim màu đảo dương (slide) dùng áng sáng tự nhiên, đem chụp với nguồn sáng nhân tạo có nhiệt độ màu thấp, chẳng hạn dùng nguồn sáng của đèn dây tóc, thì phim chụp thiên sang màu đỏ. Trong trường hợp đó ta phải điều chỉnh nhiệt độ màu cho thích hợp với phim dùng bằng cách dùng kính lọc màu điều chỉnh. Ngược lại nếu dùng đèn huỳnh quang thì sẽ cho ta màu trung thực, trong trường hợp đó không phải điều chỉnh nhiệt độ màu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2