Chu Hoàng Mậu và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
97(09): 41 - 47<br />
<br />
SỰ ĐA DẠNG TRONG TRÌNH TỰ GEN GmDREB5 CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU<br />
TƯƠNG ĐỊA PHƯƠNG VIỆT NAM<br />
Chu Hoàng Mậu1*, Nguyễn Vũ Thanh Thanh1,<br />
Vì Thị Xuân Thủy2, Vũ Thị Hường3<br />
1<br />
Đại học Thái Nguyên, 2 Trường Đại học Tây Bắc,<br />
3<br />
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Protein DREB không trực tiếp tham gia vào quá trình kháng hạn, tuy nhiên, nó là nhân tố kích hoạt<br />
đồng thời sự biểu hiện của các gen liên quan đến tính chịu hạn, trong đó có gen liên quan đến sự kéo<br />
dài rễ của cây đậu tương. Trong nghiên cứu này, gen GmDREB5 được chúng tôi phân lập từ 7 giống<br />
đậu tương địa phương Việt Nam có kích thước 924 bp, mã hóa 307 amino acid, chứa vùng AP2 và<br />
DNA binding site, đem so sánh với trình tự của giống đậu tương Trung Quốc có mã số EF583447.<br />
Dựa trên phân tích trình tự nucleotid và trình tự amino acid của gen GmDREB5 thì 8 giống đậu tương<br />
nghiên cứu được phân bố trong 2 nhóm, nhóm I gồm 4 giống chịu hạn kém (LBG, HE598783,<br />
HE647690, FR822737) và nhóm II gồm 4 giống chịu hạn tốt (XLS, HE648568, HE648567,<br />
EF583447). Khoảng cách di truyền dựa trên trình tự nucleotid là 3,7% và dựa trên trình tự amino<br />
acid là 6,1%. Những sai khác về trình tự nucleotid và trình tự amino acid của gen GmDREB5 giữa<br />
nhóm đậu tương chịu hạn tốt và nhóm chịu hạn kém có liên quan như thế nào với hoạt động phiên<br />
mã của gen liên quan đến sự kéo dài của rễ đậu tương cần có những nghiên cứu tiếp theo.<br />
Từ khóa: Hạn, đậu tương địa phương, đa dạng, kéo dài rễ, GmDREB5, kích hoạt phiên mã.<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Khô hạn là yếu tố chính làm giảm năng suất<br />
đậu tương, có thể làm giảm 70%. Đặc tính<br />
chịu hạn của cây đậu tương liên quan chặt chẽ<br />
đến đặc tính hoá keo của nguyên sinh chất và<br />
đặc điểm quá trình trao đổi chất. Tính chịu<br />
hạn của cây đậu tương là tính trạng đa gen,<br />
bao gồm các gen mà sản phẩm của chúng tác<br />
động trực tiếp tới quá trình chịu hạn và sản<br />
phẩm của chúng kích hoạt quá trình phiên mã<br />
của nhóm gen chịu hạn. Protein DREB tuy<br />
không trực tiếp tham gia vào quá trình kháng<br />
hạn nhưng nó giữ vai trò là nhân tố kích hoạt<br />
đồng thời sự biểu hiện của các gen liên quan<br />
đến tính chịu hạn và không phụ thuộc vào<br />
ABA, trong đó có gen liên quan đến sự kéo<br />
dài rễ của cây đậu tương.<br />
DREBs thuộc họ ERF của các nhân tố phiên<br />
mã, bao gồm hai nhóm là DREB1/CBF và<br />
DREB2 được hình thành bởi tác động của yếu<br />
tố lạnh và mất nước. Các DREBs tham gia<br />
vào con đường tín hiệu stress sinh học. Yếu tố<br />
AP2/ERF đặc trưng bởi sự hiện diện của miền<br />
*<br />
<br />
Tel: 0913383289; E-mail: mauchdhtn@gmail.com<br />
<br />
AP2/ERF, đóng vai trò quan trọng trong việc<br />
điều hòa biểu hiện gen, đáp ứng với các stress<br />
sinh học và phi sinh học [3]. AP2/ERF tạo<br />
thành một siêu họ lớn, được chia thành ba<br />
nhóm có tên là AP2, ERF và RAV dựa trên<br />
sự tương đồng về trình tự [2]. Protein AP2<br />
có chứa hai vùng AP2/ERF [4], RAV chứa<br />
một miền AP2/ERF và miền B3 [4], họ<br />
protein ERF có chứa một miền AP2/ERF<br />
duy nhất, và đôi khi còn chia thành hai phân<br />
họ lớn, phân họ CBF/ DREB và phân họ<br />
ERF. Gen trong phân họ CBF/ DREB giữ vai<br />
trò rất quan trọng trong các phản ứng của<br />
thực vật với stress phi sinh học bằng cách<br />
nhận diện được các yếu tố mất nước (DRE)<br />
với trình tự lõi A GCCGAC [4] và chỉ có<br />
một vài thành viên của ERF và phân họ<br />
CBF/DREB được đặc trưng ở cây đậu tương.<br />
GmDREB5 là một thành viên trong họ gen<br />
DREB được chúng tôi phân lập từ 7 giống đậu<br />
tương địa phương Việt Nam thuộc 2 nhóm<br />
chịu hạn tốt và chịu hạn kém [1, 5] so sánh với<br />
trình tự gen có mã số EF583447 trên GenBank<br />
[6] để xác định sự đa dạng di tuyền. Sự sai<br />
khác của các trình tự gen GmDREB5 có liên<br />
41<br />
<br />
Chu Hoàng Mậu và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
quan thế nào đến sự biểu hiện gen kéo dài rễ<br />
cây đậu tương sẽ là cơ sở cho việc ứng dụng<br />
kỹ thuật tạo cây chuyển gen bằng cách điều<br />
khiển sự biểu hiện của DREBs, tăng khả năng<br />
biểu hiện của nhóm gen chịu hạn, trong đó có<br />
gen liên quan đến sự kéo dài rễ của cây đậu<br />
tương. Điều này sẽ mở ra một cơ hội tuyệt vời<br />
để phát triển cây đậu tương chuyển gen có khả<br />
năng chịu hạn cao.<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Các trình tự gen được phân lập từ một số<br />
giống đậu tương địa phương như: Xanh Tiên<br />
Đài, Cúc lông Phú Bình, Xanh Ba Bể, Vàng<br />
Ngân Sơn, Bản Giốc, Xuân Lạng Sơn, Lơ<br />
<br />
42<br />
<br />
97(09): 41 - 47<br />
<br />
Bắc Giang và trình tự có mã số EF583447 ở<br />
GenBank được sử dụng làm vật liệu nghiên<br />
cứu. Sử dụng các phần mềm chuyên dụng<br />
phân tích các trình tự gen để xác định sự đa<br />
dạng trong trình tự gen và trinh tự amino acid.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Sự đa dạng của trình tự gen GmDREB5<br />
Chúng tôi tiến hành so sánh trình tự<br />
nucleotide của gen GmDREB5 phân lập từ<br />
một số giống đậu tương địa phương Việt Nam<br />
với trình tự nucleotid của gen GmDREB5 đã<br />
công bố trên Ngân hàng gen quốc tế (NCBI)<br />
có mã số EF583447, kết quả thu được thể<br />
hiện ở hình 1.<br />
<br />
Chu Hoàng Mậu và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
97(09): 41 - 47<br />
<br />
Hình 1. Trình tự nucleotid của gen GmDREB5 phân lập từ một số giống đậu tương địa phương<br />
Việt Nam và trình tự nucleotid của gen GmDREB5 có mã số EF583447 trên GenBank<br />
BG: Phân lập từ giống Lơ Bắc Giang; LS: Phân lập từ giống Xuân Lạng Sơn;<br />
EF583447 trên Ngân hàng gen quốc tế do Chen phân lập từ giống đậu tương Trung Quốc;<br />
FR822737: Phân lập từ giống Xanh Tiên Đài; HE598783: Phân lập từ giống Cúc lông Phú Bình;<br />
HE648567: Phân lập từ giống Xanh Ba Bể; HE647690: Phân lập từ giống Vàng Ngân Sơn;<br />
HE648568: Phân lập từ giống Bản Giốc.<br />
<br />
Kết quả so sánh trình tự nucleotid của gen<br />
GmDREB5 phân lập từ bảy giống đậu tương<br />
địa phương Việt Nam và trình tự nucleotid<br />
của gen GmDREB5 có mã số EF583447 trên<br />
Ngân hàng gen quốc tế cho thấy, trình tự<br />
nucleotid của gen GmDREB5 có một số sai<br />
khác tại một số vị trí nucleotid, đặc biệt xuất<br />
<br />
hiện một số đột biến xóa một vài đoạn<br />
nucleotid ngắn từ 3-9 bp. Kết quả xác định hệ<br />
số tương đồng và khoảng cách di truyền về<br />
gen GmDREB5 của 8 giống đậu tương LBG,<br />
XLS, EF583447, FR822737, HE598783,<br />
HE648567, HE647690, HE648568 được thể<br />
hiện ở bảng 1.<br />
<br />
43<br />
<br />
Chu Hoàng Mậu và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
97(09): 41 - 47<br />
<br />
Bảng 1. Hệ số tương đồng và hệ số sai khác của<br />
trình tự gen GmDREB5 của các giống đậu tương<br />
nghiên cứu<br />
<br />
Hình 2. Biểu đồ hình cây so sánh mức độ tương<br />
đồng của trình tự gen GmDREB5 phân lập từ 8<br />
giống đậu tương<br />
Chú thích:<br />
BG: Phân lập từ giống Lơ Bắc Giang; LS: Phân lập từ giống Xuân Lạng Sơn;<br />
EF583447 trên Ngân hàng gen quốc tế do Chen phân lập từ giống đậu tương Trung quốc;<br />
FR822737: Phân lập từ giống Xanh Tiên Đài; HE598783: Phân lập từ giống Cúc lông Phú Bình;<br />
HE648567: Phân lập từ giống Xanh Ba Bể; HE647690: Phân lập từ giống Vàng Ngân Sơn;<br />
HE648568: Phân lập từ giống Bản Giốc.<br />
<br />
Kết quả ở bảng 1 cho thấy hệ số tương đồng<br />
về từng cặp trình tự gen GmDREB5 trong 8<br />
giống đậu tương dao động từ 91,6 % đến 99,7<br />
%, hệ số sai khác từ 0,3% đến 8,9%. Biểu đồ<br />
hình cây (Hình 2) thể hiện mối quan hệ di<br />
truyền của 8 giống đậu tương trên cơ sở phân<br />
tích trình tự gen GmDREB5, kết quả phân tích<br />
cho thấy 8 giống đậu tương được phân thành<br />
2 nhóm chính có khoảng cách di truyền là<br />
3,7%. Nhóm I gồm 4 giống LBG, HE598783,<br />
HE647690 và FR822737. Nhóm II gồm 4<br />
giống XLS, HE648567, HE648568 và<br />
EF583447. Giống đậu tương LBG cùng nhóm<br />
phụ với các giống đậu tương có mã số<br />
HE598783 và HE647690, FR822737 và<br />
HE647690 là các giống chịu hạn kém. Giống<br />
đậu tương XLS cùng nhóm phụ với các giống<br />
đậu tương có mã số HE648567, HE648568 và<br />
EF583447 là các giống chịu hạn tốt.<br />
Sự đa dạng của trình tự amino acid của<br />
protein DREB5<br />
Gen GmDREB5 mà chúng tôi phân lập từ 7<br />
giống đậu tương địa phương Việt Nam có<br />
kích thước 924 bp mã hoá 307 amino acid.<br />
Protein DREB5 của cây đậu tương chứa vùng<br />
AP2 có 61 amino acid, từ vị trí amino acid<br />
105 đến 165. Miền gắn DNA tìm thấy trong<br />
44<br />
<br />
sự điều hòa phiên mã của thực vật như là<br />
APETALA2 và EREBP (ethylene responsive<br />
element binding protein). Miền EREBP chứa<br />
hộp GCC có 11bp là nhân tố phản ứng đối<br />
với ethylene (ERE), đây chính là yếu tố cần<br />
thiết trong cấu trúc của promotor cho phản<br />
ứng với ethylene. EREBP và yếu tố ràng<br />
buộc CBF1 có trình tự lặp lại C tham gia vào<br />
việc phản ứng chống lại các bất lợi từ môi<br />
trường bao gồm một bản copy của miền<br />
AP2. Trong cấu trúc protein DREB5 có các<br />
điểm DNA binding (DNA binding site) có<br />
11 amino acid ở vị trí amino acid 108, 109,<br />
111, 113, 115, 117, 121, 123, 130, 132, 135.<br />
Chúng tôi tiến hành so sánh trình tự amino<br />
acid trong chuỗi polypeptide do gen<br />
GmDREB5 mã hoá của 7 giống đậu tương<br />
địa phương Việt Nam với trình tự amino acid<br />
trong chuỗi polypeptid của giống đậu tương<br />
đã công bố trên Ngân hàng gen quốc tế, kết<br />
quả so sánh thể hiện ở hình 3.<br />
So sánh trình tự amino acid mã hoá bởi gen<br />
GmDREB5 phân lập từ 7 giống đậu tương địa<br />
phương với trình tự amino acid mã hoá bởi<br />
gen GmDREB5 của giống đậu tương đã công<br />
bố trên ngân hàng gen quốc tế cho thấy trình<br />
tự amino acid của 8 giống đậu tương cho thấy<br />
có sự tương đồng cao (86,7 %- 99,0 %). Trình<br />
<br />
Chu Hoàng Mậu và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
tự amino acid của giống LBG so với giống<br />
EF583447 sai khác ở 46 vị trí, sai khác so với<br />
giống FR822737 ở 8 vị trí, sai khác so với<br />
giống HE598783 ở 3 vị trí, sai khác so với<br />
giống HE648567 ở 49 vị trí, sai khác so với<br />
giống HE647690 ở 7 vị trí và sai khác so với<br />
giống HE648568 ở 49 vị trí. Trình tự amino<br />
acid của giống XLS so với giống EF583447<br />
sai khác ở 5 vị trí, sai khác so với giống<br />
FR822737 ở 45 vị trí, sai khác so với giống<br />
HE598783 ở 49 vị trí, sai khác so với giống<br />
<br />
97(09): 41 - 47<br />
<br />
HE648567 ở 3 vị trí, sai khác so với giống<br />
HE647690 ở 53 vị trí và sai khác so với giống<br />
HE648568 ở 3 vị trí.<br />
Kết quả xác định hệ số tương đồng, khoảng<br />
cách di truyền và mối quan hệ di truyền của 8<br />
giống đậu tương LBG, XLS, EF583447,<br />
FR822737, HE598783, HE648567, HE647690,<br />
HE648568 trên cơ sở so sánh trình tự amino<br />
acid của DREB5 được thể hiện ở bảng 2 và sơ<br />
đồ hình 4.<br />
<br />
Hình 3. Trình tự amino acid của protein DREB5 ở một số giống đậu tương địa phương Việt Nam và của<br />
protein ở giống đậu tương trên GenBank<br />
BG: Phân lập từ giống Lơ Bắc Giang; LS: Phân lập từ giống Xuân Lạng Sơn;<br />
EF583447 trên Ngân hàng gen quốc tế do Chen phân lập từ giống đậu tương Trung Quốc;<br />
FR822737: Phân lập từ giống Xanh Tiên Đài; HE598783: Phân lập từ giống Cúc lông Phú Bình;<br />
HE648567: Phân lập từ giống Xanh Ba Bể; HE647690: Phân lập từ giống Vàng Ngân Sơn;<br />
HE648568: Phân lập từ giống Bản Giốc.<br />
<br />
45<br />
<br />