<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ <br />
<br />
Sử dụng bộ chỉ số đánh giá mức độ hội nhập<br />
tài chính để đánh giá mức độ hội nhập thị<br />
trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam<br />
Trần Thị Thu Hương<br />
Ngày nhận: 27/12/2017 <br />
<br />
Ngày nhận bản sửa: 16/01/2018 <br />
<br />
Ngày duyệt đăng: 22/03/2018<br />
<br />
Hội nhập tài chính là xu thế mà thị trường tài chính các quốc gia<br />
trong khu vực và thế giới trở nên ngày càng gắn kết. Quá trình này<br />
đang diễn ra và lan toả trên toàn cầu với sự ra đời của các liên minh<br />
kinh tế, tiền tệ. Nhiều quốc gia khai thác được những lợi ích của hội<br />
nhập tài chính nhưng cũng không ít quốc gia phải gánh chịu nhiều<br />
rủi ro và biến động. Hiểu rõ về hội nhập tài chính, đặc biệt là mức độ<br />
hội nhập, là một yếu tố quan trọng giúp các quốc gia xây dựng được<br />
lộ trình rõ ràng và hợp lý nhằm khai thác được các lợi ích và hạn<br />
chế bớt những rủi ro biến động mà hội nhập đem lại. Thị trường trái<br />
phiếu Chính phủ (TPCP) là một bộ phận của thị trường tài chính,<br />
đóng vai trò vĩ mô quan trọng và cũng nằm trong xu hướng hội nhập.<br />
Thị trường TPCP Việt Nam đang từng bước hội nhập vào thị trường<br />
khu vực. Bài viết sẽ sử dụng bộ chỉ số đánh giá mức độ hội nhập tài<br />
chính để đánh giá mức độ hội nhập của thị trường TPCP Việt Nam.<br />
Đây sẽ là gợi ý, giúp các nhà quản lý xây dựng được lộ trình hội<br />
nhập phù hợp nhằm tận dụng những lợi ích, đồng thời hạn chế bớt<br />
những rủi ro mà hội nhập tài chính đem lại.<br />
Từ khoá: Hội nhập tài chính, thị trường trái phiếu Chính phủ, chỉ số<br />
đánh giá mức độ hội nhập<br />
<br />
1. Giới thiệu<br />
rong một vài thập<br />
kỷ gần đây, xu<br />
thế hội nhập tài<br />
chính ngày càng<br />
© Học viện Ngân hàng<br />
ISSN 1859 - 011X<br />
<br />
lan rộng và trở thành vấn đề<br />
được quan tâm hàng đầu tại<br />
mỗi quốc gia. Đã có nhiều<br />
nghiên cứu trước đây đưa ra<br />
nhiều khái niệm về hội nhập<br />
tài chính như nghiên cứu của<br />
<br />
10<br />
<br />
Baele và cộng sự (2004),<br />
Brouwer (2005), Xing và<br />
Abbott (2007), Broos (2010).<br />
Tóm lại, hội nhập tài chính là<br />
quá trình thị trường tài chính<br />
một quốc gia trở nên ngày<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
Số 192- Tháng 5. 2018<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ <br />
<br />
càng kết nối với thị trường<br />
tài chính các quốc gia khác<br />
trong khu vực và trên thế<br />
giới, kéo theo sự tự do dịch<br />
chuyển dòng vốn và các dịch<br />
vụ tài chính xuyên biên giới<br />
giữa các quốc gia, không<br />
phân biệt đối xử giữa những<br />
người tham gia thị trường,<br />
làm cho các tài sản tài chính<br />
có đặc điểm giống nhau bất<br />
kể nguồn gốc xuất xứ sẽ được<br />
giao dịch với mức giá như<br />
nhau. Hội nhập tài chính ảnh<br />
hưởng đến cấu trúc thị trường<br />
tài chính, từ đó tác động đến<br />
sự ổn định tài chính. Hội nhập<br />
tài chính được chứng minh<br />
cả trên phương diện lý thuyết<br />
và thực tiễn là thúc đẩy tăng<br />
trưởng kinh tế thông qua<br />
thúc đẩy sự phát triển của thị<br />
trường tài chính, loại bỏ các<br />
rào cản giao dịch xuyên biên<br />
giới và phân bổ nguồn lực<br />
có hiệu quả (Levine, 2001;<br />
Schmukler, 2004; Edison<br />
et al, 2002 và Prasad et al,<br />
2003). Bên cạnh đó, hội nhập<br />
tài chính cũng đem lại rủi ro<br />
như gia tăng biến động dòng<br />
vốn, mất ổn định tài chính vĩ<br />
mô, lan truyền rủi ro và nguy<br />
cơ khủng hoảng (Schmukler,<br />
2004; Kaur, 2014; Mougani,<br />
2011). Đồng thời, nhiều<br />
nghiên cứu trước đây chỉ ra<br />
rằng hội nhập tài chính có thể<br />
dẫn đến sự hợp nhất trong một<br />
số ngành do sự cạnh tranh<br />
ngày càng tăng mặc dù hội<br />
nhập tài chính không có nghĩa<br />
là hợp nhất. Việc hợp nhất quá<br />
nhiều trong một phân khúc thị<br />
trường có thể làm cản trở sự<br />
cạnh tranh, đem lại những tác<br />
động không mong muốn đến<br />
thị trường (Baele và cộng sự,<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
2004). Vì vậy, điều đặc biệt<br />
quan trọng là kiểm soát và<br />
hiểu rõ về quá trình hội nhập<br />
thị trường tài chính, trong đó<br />
việc đo lường chính xác tình<br />
trạng hội nhập của các phân<br />
khúc thị trường tài chính là<br />
cần thiết để có thể đưa ra các<br />
bước đi và lộ trình phù hợp<br />
cho thị trường hội nhập nhằm<br />
tận dụng được những lợi ích<br />
và hạn chế bớt những tác động<br />
không mong muốn.<br />
Thị trường TPCP là một<br />
bộ phận của thị trường tài<br />
chính, là nơi phát hành, giao<br />
dịch mua bán các loại TPCP<br />
giữa Chính phủ và nhà đầu<br />
tư (NĐT), giữa các NĐT với<br />
nhau. Thị trường TPCP đóng<br />
vai trò rất quan trọng trong<br />
việc huy động vốn cho ngân<br />
sách nhà nước (NSNN) với<br />
chi phí hợp lý, tuân theo thị<br />
trường, hỗ trợ thực thi chính<br />
sách tiền tệ. Tại Việt Nam,<br />
TPCP mặc dù đã sớm được<br />
phát hành nhằm đáp ứng nhu<br />
cầu của ngân sách nhưng thị<br />
trường TPCP chưa thực sự<br />
phát triển. Sau khi trở thành<br />
thành viên của WTO, thị<br />
trường trái phiếu Việt Nam<br />
đã từng bước phát triển và hội<br />
nhập với thị trường khu vực<br />
và thế giới. Được thành lập từ<br />
năm 2009, là một bước tiến<br />
trong quá trình phát triển và<br />
hội nhập của thị trường TPCP,<br />
thị trường TPCP chuyên biệt<br />
của Việt Nam đã từ bước sơ<br />
khai ban đầu phát triển gần<br />
tiệm cận với thị trường Asean,<br />
và đặt mục tiêu hội nhập sâu<br />
rộng hơn nữa vào thị trường<br />
trái phiếu khu vực Asean<br />
(Asean bond market). Thị<br />
trường TPCP những năm qua<br />
<br />
đã đạt được những thành tựu<br />
nhất định như mở rộng về quy<br />
mô lên đến 21% GDP năm<br />
2016, kỳ hạn phát hành trái<br />
phiếu bình quân năm 2016 đạt<br />
8,7, tăng khá cao so với năm<br />
2000 chỉ khoảng 1,8 năm, giá<br />
trị giao dịch và giá trị niêm<br />
yết tăng qua các năm, cơ cấu<br />
NĐT được cải thiện với tỷ<br />
trọng nắm giữ TPCP của các<br />
ngân hàng thương mại giảm,<br />
tăng cường sự tham gia của<br />
các tổ chức nắm giữ TPCP dài<br />
hạn như công ty bảo hiểm, các<br />
quỹ đầu tư. Bên cạnh đó, cùng<br />
với quá trình phát triển của thị<br />
trường, nhiều quy định, quy<br />
tắc thị trường được thay đổi<br />
cho phù hợp, cơ sở hạ tầng<br />
công nghệ cho giao dịch và<br />
thanh toán cũng không ngừng<br />
được nâng cấp, công cụ giao<br />
dịch cũng đa dạng, phong phú<br />
hơn, bắt đầu xuất hiện các<br />
công cụ giao dịch phổ biến<br />
trên thị trường trái phiếu quốc<br />
tế.<br />
Về hoạt động hội nhập thị<br />
trường trái phiếu, trong khuôn<br />
khổ hợp tác tài chính, Việt<br />
Nam là thành viên của diễn<br />
đàn các thị trường mới nổi<br />
(EMF), tham gia Sáng kiến<br />
thị trường trái phiếu Châu<br />
Á ABMI (2003), diễn đàn<br />
thị trường trái phiếu Châu Á<br />
ABMF (2010), là thành viên<br />
cộng đồng kinh tế Asean,<br />
Asean + 3, và tham gia diễn<br />
đàn thị trường trái phiếu mới<br />
nổi (Germlock). Trong những<br />
hoạt động này, Việt Nam chưa<br />
tham gia một cách sâu rộng,<br />
phần lớn mới chỉ tham gia các<br />
sáng kiến, nghiên cứu. Đồng<br />
thời, trong quá trình hội nhập,<br />
Bộ Tài chính cũng nhận được<br />
<br />
Số 192- Tháng 5. 2018<br />
<br />
11<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ <br />
<br />
hỗ trợ kỹ thuật từ ABMI,<br />
Ngân hàng Phát triển châu Á<br />
(ADB), Ngân hàng Thế giới<br />
(WB), Đại sứ quán Anh để<br />
hoàn thiện thể chế chính sách<br />
và nâng cao khả năng quản<br />
lý, giám sát trong lĩnh vực thị<br />
trường trái phiếu. Trong khu<br />
vực Asean, Việt Nam đã từng<br />
bước tham gia vào thị trường<br />
trái phiếu khu vực với nhiều<br />
hoạt động như cung cấp thông<br />
tin về thị trường trái phiếu<br />
Việt Nam để minh bạch hoá<br />
và quảng bá thị trường tới<br />
các NĐT trái phiếu khu vực<br />
và quốc tế, cụ thể là đã cùng<br />
tham gia xây dựng sổ tay về<br />
thị trường trái phiếu AseanAsean Bond market guide;<br />
chuẩn hoá các thông lệ giao<br />
dịch sao cho phù hợp với các<br />
chuẩn mực được quốc tế công<br />
nhận, rà soát quy trình thủ<br />
tục phát hành trái phiếu nhằm<br />
tiến tới tham gia vào việc thử<br />
nghiệm trong chương trình<br />
phát hành trái phiếu đa tiền tệ<br />
của Asean.<br />
Trong thời gian tới, mục tiêu<br />
của thị trường TPCP là hội<br />
nhập hơn nữa vào thị trường<br />
khu vực và thế giới. Vì vậy,<br />
trong khuôn khổ bài nghiên<br />
cứu, tác giả đánh giá mức độ<br />
hội nhập của thị trường TPCP<br />
Việt Nam thông qua sử dụng<br />
bộ chỉ số đánh giá mức độ hội<br />
nhập tài chính cho phân khúc<br />
thị trường trái phiếu nhằm<br />
giúp hiểu rõ hơn về việc hội<br />
nhập thị trường TPCP.<br />
2. Tổng quan nghiên cứu và<br />
cơ sở lý thuyết<br />
Phương pháp đánh giá mức<br />
độ hội nhập tài chính<br />
<br />
12 Số 192- Tháng 5. 2018<br />
<br />
Hội nhập tài chính liên quan<br />
đến vấn đề tác động bất cân<br />
xứng của các rào cản đang<br />
tồn tại ở các thị trường khác<br />
nhau. Các tác động này càng<br />
cân xứng thì mức độ hội nhập<br />
tài chính càng cao. Vì vậy,<br />
các khuôn khổ cho việc đo<br />
lường hội nhập tài chính đều<br />
tập trung vào việc xác định<br />
có tồn tại hay không các rào<br />
cản tác động không cân xứng<br />
đến các thị trường khác nhau.<br />
Cách tốt nhất để đo lường<br />
hội nhập tài chính là có thể<br />
tìm ra tất cả các rào cản đối<br />
với hội nhập và kiểm tra xem<br />
chúng có tồn tại hay không.<br />
Tuy nhiên, việc tìm ra đầy đủ<br />
các yếu tố đó là không thể.<br />
Vì vậy, một cách khác được<br />
sử dụng để đo lường mức độ<br />
hội nhập tài chính là sử dụng<br />
giá cân bằng, mức giá phản<br />
ánh tất cả các thông tin trong<br />
đó có cả tác động của các rào<br />
cản. Quy luật một giá được áp<br />
dụng trong việc đo lường mức<br />
độ hội nhập tài chính.<br />
Có rất nhiều phương pháp để<br />
đánh giá và đo lường mức<br />
độ hội nhập của thị trường<br />
TPCP được đưa ra trong<br />
nhiều nghiên cứu trước đây<br />
như phương pháp dựa vào<br />
giá, phương pháp dựa vào<br />
thông tin, phương pháp định<br />
lượng nhằm đánh giá mức độ<br />
hội nhập tài chính tại một số<br />
thị trường như Ấn Độ, khu<br />
vực Châu Âu, khu vực Châu<br />
Á, Châu Phi, các thị trường<br />
mới nổi, thị trường đang<br />
phát triển (Garcia-Herrero và<br />
Wooldrige, 2007; Sy, 2006;<br />
Baele et al, 2004; Park, 2006;<br />
và Cowen et al, 2006).<br />
Phương pháp dựa vào giá<br />
<br />
được xây dựng trên việc kiểm<br />
tra quy luật một giá có tồn tại<br />
không một cách trực tiếp bằng<br />
cách đo sự chênh lệch về giá<br />
hoặc lợi nhuận trên tài sản do<br />
nguồn gốc địa lý của tài sản<br />
tạo ra. Nếu các tài sản giống<br />
nhau một cách tương đối thì<br />
khi sử dụng phương pháp<br />
này có thể so sánh trực tiếp<br />
giá hoặc lãi suất; nếu không<br />
thì khi đo lường mức độ hội<br />
nhập cần tính đến sự khác<br />
biệt trong các yếu tố rủi ro hệ<br />
thống và các đặc điểm quan<br />
trọng khác.<br />
Phương pháp dựa vào thông<br />
tin được thiết kế để đánh giá<br />
mức độ hội nhập dựa trên các<br />
ảnh hưởng của thông tin. Cụ<br />
thể, trong một khu vực hội<br />
nhập tốt, danh mục đầu tư cần<br />
được đa dạng hoá tốt. Tức là<br />
những thông tin như thông tin<br />
kinh tế mới của một quốc gia<br />
trong khu vực ít có ảnh hưởng<br />
đến giá, trong khi đó các<br />
thông tin chung hoặc thông tin<br />
toàn cầu trở nên quan trọng<br />
hơn.<br />
Phương pháp thứ ba là phương<br />
pháp dựa vào lượng, lượng<br />
hoá các tác động của các rào<br />
cản đối với nhu cầu và nguồn<br />
cung của cơ hội đầu tư bằng<br />
cách sử dụng số liệu thống kê<br />
phản ánh thông tin về sự dễ<br />
dàng tiếp cận thị trường như<br />
các hoạt động xuyên biên giới<br />
hay niêm yết chéo, dữ liệu về<br />
việc nắm giữ tài sản xuyên<br />
biên giới của một số NĐT tổ<br />
chức, nhằm phản ánh có hay<br />
không sự ưu tiên hơn khi lựa<br />
chọn đầu tư trong nước hay<br />
ngoài nước. Không có phương<br />
pháp nào có thể sử dụng cho<br />
tất cả các thị trường, bởi cấu<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ <br />
<br />
trúc từng thị trường khác nhau<br />
và mức độ tiếp cận thông tin<br />
khác nhau (Baele và cộng sự,<br />
2004; ECB, 2006).<br />
Dựa vào các phương pháp đó,<br />
Ngân hàng Trung ương Châu<br />
Âu (ECB) đã xây dựng bộ chỉ<br />
số đánh giá mức độ hội nhập<br />
tài chính bao gồm các chỉ số<br />
về giá, chỉ số về lượng, và chỉ<br />
số cơ sở hạ tầng (Baele et al,<br />
2004; ECB, 2006). Bộ chỉ số<br />
này được xây dựng cho từng<br />
phân khúc thị trường tài chính<br />
bao gồm cả thị trường trái<br />
phiếu Chính phủ.<br />
Bộ chỉ số đánh giá mức độ<br />
hội nhập của thị trường trái<br />
phiếu chính phủ<br />
Các chỉ số về giá<br />
Theo phương pháp dựa vào<br />
giá, nếu hội nhập tài chính xảy<br />
ra ở đâu thì ở nơi đó quy luật<br />
một giá phải tồn tại (Baele và<br />
cộng sự, 2004). Quy luật một<br />
giá cho rằng tài sản có đặc<br />
điểm giống nhau có cùng rủi<br />
ro thì không phân biệt nguồn<br />
gốc địa lý của tài sản, các<br />
tài sản này phải có cùng thu<br />
nhập kỳ vọng, do đó chúng<br />
cần được trao đổi ở một mức<br />
giá. Trên thị trường TPCP,<br />
đánh giá thị trường hội nhập<br />
tốt hay không là đánh giá xem<br />
quy luật một giá có tồn tại<br />
không, tức là lãi suất các loại<br />
trái phiếu có những đặc điểm<br />
liên quan giống nhau, kỳ hạn<br />
như nhau, tương tự về mức<br />
độ rủi ro có bằng nhau hoặc<br />
tiệm cận nhau không (sử dụng<br />
phương pháp đo lường này<br />
cần giả định loại bỏ rủi ro tín<br />
dụng, coi như rủi ro tín dụng<br />
không đóng vai trò quan trọng<br />
trong việc định giá TPCP).<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
Đây là thước đo trực tiếp mức<br />
độ hội nhập. Để dễ dàng và<br />
chính xác trong đánh giá hội<br />
nhập, điều quan trọng là phải<br />
lựa chọn được một thị trường<br />
tham chiếu để làm cơ sở so<br />
sánh mức lãi suất bởi rất khó<br />
có thể đánh giá mức độ hội<br />
nhập của thị trường TPCP một<br />
quốc gia nếu chỉ đơn thuần<br />
so sánh mức lãi suất TPCP<br />
đó cao hơn, thấp hơn hay<br />
ngang bằng các mức lãi suất<br />
TPCP của tất cả các quốc gia<br />
khác có các mức độ hội nhập<br />
khác nhau. Thị trường tham<br />
chiếu được lựa chọn là các thị<br />
trường đã được đánh giá từ<br />
trước là có mức độ hội nhập<br />
sâu rộng, tuân theo tuyệt đối<br />
hoặc tương đối quy luật một<br />
giá, do đó mức lãi suất TPCP<br />
trên thị trường này có thể<br />
được sử dụng để làm cơ sở so<br />
sánh lãi suất, từ đó đánh giá<br />
mức độ hội nhập của các thị<br />
trường khác. Dựa vào nguyên<br />
tắc này, chỉ số được sử dụng<br />
nhiều nhất khi đánh giá hội<br />
nhập là mức chênh lệch giữa<br />
lãi suất của TPCP một quốc<br />
gia với lãi suất TPCP của một<br />
quốc gia khác được lấy làm<br />
tham chiếu. Mức độ hội nhập<br />
càng cao thì sự chênh lệch lãi<br />
suất càng tiến dần tới 0.<br />
Mức chênh lệch lãi suất được<br />
tính bằng công thức:<br />
St = yc,t – yb,t (1.1)<br />
St: Mức độ chênh lệch ngày t<br />
Yc,t: Lãi suất TPCP của quốc<br />
gia hội nhập ngày t<br />
Yb,t: Lãi suất TPCP của quốc<br />
gia tham chiếu ngày t<br />
Theo phương pháp dựa vào<br />
thông tin, thị trường càng hội<br />
nhập thì lãi suất trái phiếu<br />
chịu tác động của các yếu tố<br />
<br />
chung nhiều hơn là các yếu<br />
tố địa phương. Theo phương<br />
pháp này, hai chỉ số được sử<br />
dụng là chỉ số beta hội tụ và<br />
hệ số chặn α. Các chỉ số này<br />
cho phép xem xét tương quan<br />
giữa sự thay đổi lãi suất TPCP<br />
của một quốc gia với sự thay<br />
đổi trong lãi suất TPCP của<br />
một quốc gia tham chiếu, thể<br />
hiện sự thay đổi lãi suất trái<br />
phiếu chịu ảnh hưởng của các<br />
yếu tố chung hay các yếu tố<br />
riêng biệt, đặc thù của từng<br />
quốc gia.<br />
Mô hình được áp dụng để xác<br />
định chỉ số beta hội tụ và hệ<br />
số chặn α là:<br />
ΔRc,t = αc,t + βc,tΔRb,t + εc,t<br />
(1.2)<br />
ΔRc,t: Sự thay đổi lãi suất<br />
TPCP của quốc gia đánh giá<br />
hội nhập<br />
ΔRb,t : Sự thay đổi lãi suất<br />
TPCP tham chiếu<br />
α là hệ số chặn thay đổi theo<br />
quốc gia và thời gian<br />
εc,t : Biến nhiễu<br />
Hệ số α và β được xác định<br />
bằng cách ước lượng mô hình<br />
trên sử dụng dữ liệu của lãi<br />
suất TPCP trung bình theo<br />
tháng trong 18 tháng đầu giai<br />
đoạn nghiên cứu. Sau đó, dữ<br />
liệu được di chuyển lên theo<br />
từng tháng và phương trình<br />
được ước tính lại cho đến khi<br />
đạt được đến quan sát cuối<br />
cùng. Khi đó sẽ có một chuỗi<br />
hệ số α và β theo thời gian.<br />
+ Tại một thị trường hội nhập<br />
hoàn toàn, những thay đổi lãi<br />
suất của một quốc gia không<br />
nên lớn hơn hoặc nhỏ hơn một<br />
cách có hệ thống so với thị<br />
trường tham chiếu chuẩn. Vì<br />
vậy hệ số α nên tiến tới 0.<br />
+ Hệ số β thể hiện tương quan<br />
<br />
Số 192- Tháng 5. 2018<br />
<br />
13<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ <br />
<br />
giữa hiệp phương sai biến<br />
động lãi suất của thị trường<br />
hội nhập với thị trường chuẩn<br />
và phương sai của mức thay<br />
đổi lãi suất thị trường tham<br />
chiếu.<br />
<br />
Covt - 1 (DRi,t, DRb,t)<br />
Vart - 1 (DRb,t)<br />
v i,t<br />
= t i,b,t v b,t<br />
<br />
b i,t =<br />
<br />
Cov t-1 và Var t-1 là chỉ số<br />
hiệp phương sai và phương<br />
sai tương ứng, ρi,b,t là hệ số<br />
tương quan có điều kiện giữa<br />
sự thay đổi lãi suất TPCP của<br />
một quốc gia với sự thay đổi<br />
lãi suất TPCP của quốc gia<br />
tham chiếu, σi,t và σ b,t là độ<br />
lệch chuẩn của những thay<br />
đổi lãi suất của quốc gia hội<br />
nhập và quốc gia tham chiếu.<br />
Như vậy hệ số β phụ thuộc<br />
vào hệ số tương quan sự thay<br />
đổi lãi suất quốc gia hội nhập<br />
và quốc gia tham chiếu, đồng<br />
thời phụ thuộc vào tỷ lệ giữa<br />
độ lệch chuẩn quốc gia hội<br />
nhập và quốc gia tham chiếu.<br />
Khi hội nhập tăng, lãi suất<br />
thay đổi do tác động của các<br />
yếu tố chung và hệ số tương<br />
quan nên tiến gần đến 1.<br />
Tương tự, mức độ biến động<br />
của thay đổi lãi suất TPCP của<br />
quốc gia hội nhập nên giống<br />
với biến động của thay đổi lãi<br />
suất TPCP của quốc gia tham<br />
chiếu. Vì vậy hệ số β sẽ tiến<br />
tới 1.<br />
Các chỉ số lượng hoá<br />
Năm 2010, Broos giới thiệu<br />
một phương pháp đo lường<br />
mức độ hội nhập tài chính<br />
của thị trường TPCP khá đơn<br />
giản. Trái phiếu phát hành bởi<br />
Chính phủ một quốc gia có thể<br />
được mua bởi nhiều chủ thể<br />
<br />
14 Số 192- Tháng 5. 2018<br />
<br />
tham gia trên thị trường, cả<br />
NĐT trong và ngoài nước. Khi<br />
thị trường hội nhập, Chính<br />
phủ thúc đẩy tăng cường sở<br />
hữu nước ngoài đối với TPCP.<br />
Mức độ sở hữu của NĐT nước<br />
ngoài đối với TPCP là một chỉ<br />
số phản ánh mức độ hội nhập<br />
tài chính của quốc gia. Sở<br />
hữu nước ngoài thấp có thể do<br />
tính minh bạch của thị trường<br />
thấp, nghi ngại về mức độ rủi<br />
ro cao của nước phát hành,<br />
những cản trở trong việc chia<br />
sẻ thông tin xuyên biên giới<br />
hoặc rào cản đối với các dòng<br />
vốn quốc tế trên thị trường<br />
trái phiếu. Tất cả đều phản<br />
ánh mức độ kém hội nhập của<br />
thị trường. Sở hữu nước ngoài<br />
lớn cho thấy một thị trường<br />
xuyên biên giới cho TPCP<br />
được tổ chức tốt và thị trường<br />
đã có mức độ mở cửa nhất<br />
định. Mức độ hội nhập của thị<br />
trường TPCP còn có thể được<br />
đánh giá thông qua các hoạt<br />
động xuyên biên giới trên thị<br />
trường nợ dài hạn như hoạt<br />
động đầu tư, nắm giữ TPCP<br />
của các tổ chức tài chính. Một<br />
số chỉ số được xây dựng dựa<br />
vào lý thuyết đó:<br />
- Tỷ lệ TPCP được nắm giữ<br />
bởi các NĐT nước ngoài là<br />
công dân các nước trong khu<br />
vực hội nhập và tỷ lệ TPCP<br />
được nắm giữ bởi các NĐT<br />
nước ngoài nằm ngoài khu<br />
vực hội nhập được sử dụng để<br />
phản ánh mức độ hội nhập của<br />
thị trường.<br />
- Tỷ lệ nắm giữ TPCP của các<br />
tổ chức tài chính tiền tệ ở các<br />
quốc gia trong khu vực hội<br />
nhập. Các tổ chức tài chính<br />
tiền tệ trong khu vực hội nhập<br />
có xu hướng sở hữu ngày càng<br />
<br />
nhiều trái phiếu của các quốc<br />
gia khác.<br />
- Tỷ lệ nắm giữ TPCP do các<br />
quốc gia khác phát hành của<br />
các quỹ đầu tư thuộc quốc<br />
gia đang đánh giá hội nhập.<br />
Số liệu có thể được lấy từ các<br />
quỹ đầu tư và chia theo loại<br />
quỹ.<br />
Ngoài ra có thể sử dụng chỉ<br />
số tỷ lệ phát hành TPCP ra<br />
thị trường quốc tế để đánh<br />
giá mức độ hội nhập của thị<br />
trường TPCP một quốc gia bởi<br />
đây chính là hoạt động tham<br />
gia huy động vốn trên thị<br />
trường quốc tế, phản ánh sự<br />
hội nhập.<br />
Chỉ số về cơ sở hạ tầng<br />
Ngoài ra, hội nhập tài chính<br />
còn được đánh giá thông qua<br />
sự hội nhập về cơ sở hạ tầng.<br />
Hệ thống lưu ký, thanh toán<br />
bù trừ trái phiếu hiệu quả và<br />
an toàn là điều kiện rất quan<br />
trọng cho một thị trường vốn<br />
hội nhập, đảm bảo cho giao<br />
dịch và thanh toán. Khi một<br />
quốc gia hội nhập tài chính,<br />
đòi hỏi sự liên kết của hệ<br />
thống thanh toán và lưu ký<br />
chung. Một chỉ số được sử<br />
dụng phản ánh sự liên kết giữa<br />
các hệ thống lưu ký, thanh<br />
toán bù trừ trái phiếu giữa<br />
một quốc gia hội nhập với<br />
các quốc gia khác trong khu<br />
vực đó là số lượng các liên<br />
kết chính thức được thực hiện<br />
giữa các trung tâm thanh toán,<br />
bù trừ TPCP cho hoạt động<br />
giao dịch trong khu vực hội<br />
nhập.<br />
3. Kết quả áp dụng bộ chỉ<br />
số đánh giá mức độ hội nhập<br />
thị trường TPCP Việt Nam<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />