Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 3/2012<br />
<br />
VAÁN ÑEÀ TRAO ÑOÅI<br />
<br />
SỬ DỤNG CÁC CHẾ PHẨM HORMON<br />
TRONG SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ<br />
THE USE OF HORMONES IN FISH REPRODUCTION<br />
Phạm Quốc Hùng1<br />
Ngày nhận bài: 29/6/2012; Ngày phản biện thông qua: 30/7/2012; Ngày duyệt đăng: 12/9/2012<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Hiện nay có nhiều loại chế phẩm hormon được sử dụng trong sinh sản nhân tạo cá. Tuy nhiên, có thể chia thành 3<br />
nhóm chế phẩm hormon chính được sử dụng trong sinh sản nhân tạo cá, đó là: (1) các loại kích dục tố, (2) hormon gây<br />
phóng thích kích dục tố (GnRH) và (3) hormon steroid. Bài tổng quan này nhằm tổng kết thực tiễn và cập nhật những tiến<br />
bộ việc sử dụng các chế phẩm hormon trong sinh sản nhân tạo cá ở trong nước và trên thế giới.<br />
Từ khóa: hormon, sinh sản cá, kích dục tố<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Up to now, there are many hormone products used in fish reproduction, but they can be formed as three types of<br />
hormone commonly used in fish reproduction: (1) Pituitary gonadotropines, (2) Brain Gonadotropin-Releasing Hormone<br />
(GnRH) and (3) Gonad steroid hormones. This article aims to review and update the practical use of those hormones in<br />
fish reproduction in Vietnam and the world as well.<br />
Key words: hormon, fish reproduction, gonadotropin<br />
<br />
I. MỞ ĐẦU<br />
Trong nuôi trồng thủy sản (NTTS), việc sử<br />
dụng hormon là rất cần thiết, không chỉ áp dụng cho<br />
những loài không sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt,<br />
mà còn cho cả những đối tượng có thể đẻ tự nhiên<br />
trong điều kiện nhân tạo nhằm đạt được tối đa sức<br />
sinh sản thực tế cũng như hạn chế cá đẻ rải rác, khó<br />
quản lý. Ở một số loài cá khi quá trình tích lũy noãn<br />
hoàng kết thúc, tuyến sinh dục không tiếp tục phát<br />
triển để đạt đến trạng thái thành thục và đẻ trứng,<br />
buồng trứng sau đó bị thoái hóa và có thể chết trước<br />
mùa sinh sản. Vì vậy dùng hormon kích thích cho<br />
đẻ có thể hạn chế tỷ lệ tử vong. Một số loài có sự<br />
lệch pha về độ thành thục giữa các cá thể và giới<br />
tính nên dùng hormon có thể thúc đẻ để thu được<br />
sản phẩm sinh dục đồng thời trong điều kiện thụ<br />
tinh nhân tạo là cần thiết. Ngoài ra, việc phát triển<br />
các chương trình nghiên cứu chọn gen đòi hỏi thụ<br />
tinh nhân tạo và việc sử dụng hormon để kích thích<br />
là cần thiết nhằm thu sản phẩm sinh dục đúng thời<br />
gian yêu cầu. Vì vậy, việc sử dụng hormon trong<br />
1<br />
<br />
sinh sản nhân tạo đóng vai trò then chốt cho công<br />
tác quản lý đàn cá bố mẹ, thậm chí đối với những<br />
loài hoàn toàn đã được thuần hoá [18].<br />
II. NỘI DUNG<br />
1. Sử dụng các loại kích dục tố (KDT)<br />
Tuyến yên và dịch chiết tuyến yên<br />
Tuyến yên và dịch chiết tuyến yên đã được sử<br />
dụng để kích thích cá đẻ trứng lần đầu tiên vào cuối<br />
năm 1930 tại Brazil. Một tuyến yên có thể tiêm cho<br />
một con với trọng lượng như nhau đối với cá đực và<br />
tỷ lệ này là 1,5:1 đối với cá cái. Tuy nhiên, phương<br />
pháp này không phải lúc nào cũng thành công vì<br />
sự khác nhau về kích thước và hàm lượng KDT có<br />
trong tuyến yên của cá có cùng trọng lượng. Tuyến<br />
yên thường được nghiền và chia thành 2 hay 4 liều<br />
và tiêm cách nhau khoảng vài giờ hoặc vài ngày.<br />
Gần đây việc sử dụng phương pháp này đã được<br />
chuẩn hóa thành liều sơ bộ (10 - 20%) và liều quyết<br />
định sau đó 12 - 24 giờ. Liều lượng tiêm có hiệu<br />
quả là trong khoảng 2 - 10mg tuyến yên/kg cá nhận.<br />
<br />
TS. Phạm Quốc Hùng: Khoa Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
184 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
Sử dụng tuyến yên cá Chép với liều từ 7-10mg/kg<br />
cá có thể kích thích cá Leo (Wallago attu) sinh sản,<br />
trong đó 10mg/kg cho hiệu quả cao nhất với sức<br />
sinh sản đạt 120.952 trứng/kg, tỉ lệ thụ tinh đạt 89%<br />
và tỉ lệ nở đạt 94% [6]. Tuyến yên đôi khi được dùng<br />
kết hợp với HCG với liều lượng 250 IU/kg + 6mg<br />
tuyến yên/kg [26].<br />
Nhằm nâng cao hiệu quả và tính đồng nhất<br />
trong sử dụng, các nhà khoa học đã nghiên cứu để<br />
có thể làm tinh khiết hoàn toàn hoặc một phần KDT<br />
trong tuyến yên bằng cách chiết xuất dịch từ tuyến<br />
yên. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại dịch chiết<br />
từ tuyến yên, trong đó phổ biến nhất như dịch chiết<br />
từ tuyến yên cá Hồi (Salmon Pituitary Extract: SPE)<br />
và dịch chiết từ tuyến yên cá Chép (Carp Pituitary<br />
Extract: CPE). Dịch chiết tuyến yên đã được chứng<br />
minh là có hiệu quả hơn so với tuyến yên. Tuy<br />
nhiên, chúng vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ như<br />
truyền mầm bệnh và tính đặc hiệu giữa các loài cá<br />
với nhau là khác nhau [13].<br />
Kích dục tố màng đệm nhau thai (HCG)<br />
Mặc dù các loại KDT tinh khiết chiết xuất từ<br />
tuyến yên của cá đã được chuẩn hóa tính hiệu<br />
nghiệm và có mặt trên thị trường, nhưng chi phí<br />
cho các hormon này trong sinh sản nhân tạo vẫn<br />
còn cao và chưa được sử dụng rộng rãi. Vì vậy đầu<br />
những năm 1970, các nhà khoa học bắt đầu thử<br />
nghiệm với các loại KDT chiết xuất từ tuyến yên của<br />
động vật có vú như KDT từ huyết thanh ngựa chửa<br />
(PMSG) hay KDT màng đệm nhau thai chiết xuất từ<br />
nước tiểu của phụ nữ có thai (HCG). So với KDT ở<br />
động vật có vú và PMSG, HCG là loại KDT được<br />
sử dụng phổ biến nhất trong sinh sản nhân tạo cá<br />
vì HCG đã được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn đơn vị<br />
quốc tế (IU) và hoạt tính sinh học của nó giống với<br />
LH của cá [9].<br />
HCG thường được tiêm một lần duy nhất với<br />
liều lượng dao động 100 - 4000 IU/kg trọng lượng<br />
thân tuỳ theo loài. Hiệu quả của HCG cho một lần<br />
tiêm có lẽ do HCG có thời gian tồn tại trong máu<br />
lâu hơn. Điều này không có nghĩa là do HCG khác<br />
loại đối với cá nên tồn tại lâu, vì trên thực tế, ở<br />
người, HCG cũng tồn tại lâu trong hệ tuần hoàn<br />
so với KDT tuyến yên như FSH và LH. Ở cá Giò<br />
(Rachycentron canadum) người ta chỉ cần tiêm một<br />
liều thấp (275 IU/kg) là đủ để kích thích cá rụng<br />
trứng đối với các noãn bào đã kết thúc thời kỳ tích<br />
lũy chất noãn hoàng [12]. Đối với cá Macquaria<br />
novemaculeata tiêm một liều với 500 IU/kg cũng<br />
cho hiệu quả rụng trứng kể cả cá nuôi hoặc cá<br />
đánh bắt ngoài tự nhiên [10]. Cá Hồng (Lutjanus<br />
argentimaculatus) có thể đẻ sau một lần tiêm nhưng<br />
<br />
Soá 3/2012<br />
ở liều cao hơn (1500 IU/kg) [16]. Đối với cá đực,<br />
khi sử dụng HCG, liều có thể thấp hơn 2 - 4 lần so<br />
với cá cái. Tính chất tồn tại lâu trong hệ tuần hoàn<br />
và kéo dài thời gian kích thích sự thành thục cũng<br />
đã được ứng dụng ở cá chình Nhật Bản (Anguilla<br />
japonica) sau khi tiêm một liều HCG [22]. Trên một<br />
số loài cá Chép, HCG thường được dùng ở liều<br />
1500 - 2000 IU/kg cá bố mẹ với thời gian hiệu ứng<br />
bình quân khoảng 5 - 6 giờ. Ở một số loài cá Mú<br />
(Epinephelus spp), liều HCG dùng dao động trong<br />
khoảng 500-1000 IU/kg và thường được tiêm 2 - 3<br />
lần với thời gian hiệu ứng 12 - 24 giờ [19]. Đối với<br />
cá Lóc bông (Channa micropeltes), HCG có thể tiêm<br />
2.000 - 3.000 IU/kg cho cá đực và 500 IU/kg cho<br />
cá cái và tiêm cá đực trước khi tiêm cá cái [9]. Tuy<br />
nhiên nếu cá cái được tiêm 1000 IU/kg sẽ cho sức<br />
sinh sản tốt hơn so với liều 1500 IU/kg [7]. HCG có<br />
khả năng kích thích sinh sản cá Leo với liều lượng<br />
từ 2.000 - 5.000 UI/kg [6]. Một trong những ưu điểm<br />
của HCG là nó ảnh hưởng nhanh hơn vì tác động<br />
trực tiếp lên tuyến sinh dục, kích thích thành thục,<br />
rụng và đẻ trứng.<br />
2. GnRH-A và chất kháng Dopamin<br />
GnRH-A được sử dụng rộng rãi trong sinh sản<br />
nhân tạo vì các loại GnRH-A làm tăng hiệu quả<br />
đáng kể so với các GnRH tự nhiên. Nghiên cứu đầu<br />
tiên trên cá cái cho thấy GnRH tự nhiên và GnRHA có hiệu quả trong việc kích thích sự phát triển<br />
buồng trứng, thành thục và rụng trứng ở liều lượng<br />
1 - 15mg GnRH/kg cá bố mẹ, hoặc 1 - 100mg<br />
GnRH-A/kg. Một số loài cá không thành thục trong<br />
điều kiện nuôi nhốt vẫn có thể tổng hợp và tiết<br />
KDT nội sinh nếu được tiêm GnRH tự nhiên hoặc<br />
GnRH-A với liều lượng thích hợp.<br />
Mặc dù việc sử dụng GnRH tự nhiên có tác<br />
động nhanh chóng làm tăng KDT trong máu ở nhiều<br />
loài cá, nhưng thời gian GnRH tự nhiên tồn tại trong<br />
máu lại khá ngắn. Các GnRH tự nhiên chỉ tồn tại<br />
trong máu khoảng 5 phút, trong khi đó các GnRH-A<br />
có thể tồn tại khoảng 20 phút [18]. Do đó, khi tiêm<br />
các GnRH-A có khả năng kéo dài thời gian kích thích<br />
tuyến yên tiết KDT khoảng 24 - 72 giờ tùy thuộc<br />
vào loài và nhiệt độ môi trường nước. Các GnRH tự<br />
nhiên khi tiêm vào sẽ bị phân giải rất nhanh do các<br />
enzyme endopeptidase có mặt trong tuyến yên, gan<br />
và thận của cá. Các enzyme này thường phá vỡ cấu<br />
trúc của phân tử GnRH tự nhiên, đặt biệt ở các vị trí<br />
amino acid thứ 5 - 6 và thứ 9 - 10 làm cho phân tử<br />
nhỏ hơn và trở nên không còn hoạt tính.<br />
Bằng cách thay thế các vị trí amino acid thứ 6<br />
của GnRH tự nhiên bằng một dextrorotatory (D) aa<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 185<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 3/2012<br />
<br />
và vị trí thứ 10 bằng nhóm ethylamide, người ta có<br />
thể tổng hợp được một GnRH-A và có thể chống<br />
lại sự phân giải của enzym. Do đó, GnRH-A tồn tại<br />
trong máu lâu hơn và kéo dài hoạt tính trong việc<br />
kích thích phóng thích KDT từ tuyến yên so với các<br />
GnRH tự nhiên. Do chúng được thay thế các aa tại<br />
một số vị trí trong cấu trúc nên các GnRH-A được<br />
tăng cường ái lực liên kết với các thụ thể GnRH<br />
của tuyến yên. Sự kết hợp giữa việc tăng cường ái<br />
lực với các thụ thể GnRH và khả năng đề kháng lại<br />
các enzyme phân hủy đã làm cho các GnRH-A tăng<br />
hiệu quả trong khoảng 30-100 lần so với GnRH [13].<br />
Vì tính hiệu quả của nó nên các GnRH-A đã được<br />
sử dụng rộng rãi và nhanh chóng thay thế các loại<br />
hormon khác trong sinh sản nhân tạo.<br />
Các GnRH-A được sử dụng khá phổ biến hiện<br />
nay là [D-Ala6,Pro9,Net]-mGnRH ở động vật có vú<br />
và [D-Arg6,Pro9,NEt]-sGnRH ở cá Hồi. Hai loại này<br />
có cùng chức năng trên cá Sparus auratus, trong<br />
khi đó [D-Arg6,Pro9,NEt]-sGnRH có hoạt tính mạnh<br />
<br />
hơn ở cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss) [14] và cá<br />
Vàng [23]. Do [D-Ala6,Pro9,Net]-mGnRH được tổng<br />
hợp bằng các kỹ thuật tiên tiến trong y khoa nên<br />
được sử dụng phổ biến rộng rãi và rẻ hơn so với<br />
[D-Arg6, Pro9, NEt]-sGnRH. Do vậy, [D-Ala6, Pro9, Net]mGnRH là hormon được sử dụng nhiều trong nghiên<br />
cứu và sinh sản nhân tạo. Việc sử dụng các GnRH-A<br />
trong NTTS đã làm thay đổi đáng kể trong công tác<br />
quản lý đàn cá bố mẹ và sinh sản nhân tạo và việc sử<br />
dụng GnRH-A được xem như là một công cụ rất hiệu<br />
quả và không thể thiếu đối với các trại sản xuất giống<br />
nhân tạo. GnRH-A cũng có thể được tổng hợp ở dạng<br />
viên nén và cấy dưới da của cá bố mẹ. Phương pháp<br />
này cho thấy một số ưu điểm như kéo dài thời gian<br />
kích thích, rẻ tiền và hạn chế stress cho cá. Bên cạnh<br />
đó, một số công trình đã thực hiện vào đầu những năm<br />
1990 cho thấy tiềm năng của việc sử dụng GnRH-A<br />
thông qua cho ăn, mặc dù kết quả cho thấy nhiều hứa<br />
hẹn nhưng phương pháp này vẫn chưa được nghiên<br />
cứu đầy đủ và ứng dụng trong sinh sản nhân tạo.<br />
<br />
Bảng 1. Một số loại GnRH-A được dùng hiện nay trong sinh sản nhân tạo<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
mGnRH-A<br />
<br />
pGlu<br />
<br />
His<br />
<br />
Trp<br />
<br />
Ser<br />
<br />
Tyr<br />
<br />
D-Ala<br />
<br />
Leu<br />
<br />
Arg<br />
<br />
Pro- NHC2H5<br />
<br />
sGnRH-A<br />
<br />
pGlu<br />
<br />
His<br />
<br />
Trp<br />
<br />
Ser<br />
<br />
Tyr<br />
<br />
D-Arg<br />
<br />
Trp<br />
<br />
Leu<br />
<br />
Pro-NHC2H5<br />
<br />
cGnRH-A<br />
<br />
pGlu<br />
<br />
His<br />
<br />
Trp<br />
<br />
Ser<br />
<br />
His<br />
<br />
D-Arg<br />
<br />
Trp<br />
<br />
Tyr<br />
<br />
Pro-GlyNH2<br />
<br />
Buserelin<br />
<br />
pGlu<br />
<br />
His<br />
<br />
Trp<br />
<br />
Ser<br />
<br />
Tyr<br />
<br />
D-Ser<br />
<br />
Leu<br />
<br />
Arg<br />
<br />
Pro-NHC2H5<br />
<br />
Các chất kháng Dopamin thường được sử dụng<br />
kết hợp với GnRH-A trong sinh sản nhân tạo. Trong<br />
sinh sản nhân tạo, sử dụng kết hợp GnRH-A và<br />
chất kháng dopamin, tiêm GnRH-A bằng hai lần và<br />
các chất kháng dopamin (domperidone, pimozide,<br />
reserpine và metoclopramide) được tiêm một lần<br />
ở lần đầu cùng với GnRH-A. Việc tiêm chất kháng<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
9<br />
<br />
dopamin ở thời điểm này nhằm loại bỏ sự ức chế<br />
lên các KDT và tăng cường hiệu quả ảnh hưởng cho<br />
lần tiêm thứ 2 lên quá trình tiết KDT. Sự ức chế của<br />
dopamin được chứng minh trên các loài cá họ Chép<br />
và cá Trê phi nhưng lại không thấy trên hầu hết các<br />
loài cá biển có giá trị kinh tế. Cường độ ảnh hưởng<br />
ức chế của dopamin thay đổi theo chu kỳ sinh sản.<br />
<br />
Bảng 2. Các GnRH-A và chất kháng dopamin áp dụng trên một số loài cá nuôi<br />
Tên loài<br />
<br />
Liều sử dụng<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
Cá Hồng (L. argentimaculatus)<br />
<br />
100 mg A/kg<br />
<br />
[15]<br />
<br />
Cá Vàng (Carassius auratus)<br />
<br />
100 μg A,T + 10 mg PIM/kg<br />
<br />
[25]<br />
<br />
Cá Giò (Rachycentron. Canadum)<br />
<br />
20 mg A/kg<br />
<br />
[20]<br />
<br />
Cá Măng (Chanos chanos)<br />
<br />
10-16 và 100 μg R/kg<br />
<br />
[21]<br />
<br />
Cá Vược (Dicentrarchus labrax)<br />
<br />
10 μg A/kg<br />
<br />
[8]<br />
<br />
Cá Chẽm (Lates calcarifer)<br />
<br />
20 μg A/kg<br />
<br />
[17]<br />
<br />
Cá Hồi vân (Oncorhynchus mykiss)<br />
<br />
50 μg T /kg<br />
<br />
[11]<br />
<br />
Cá Dìa công (Siganus guttatus)<br />
<br />
10 μg A/kg<br />
<br />
[24]<br />
<br />
Ghi chú: A: D-Ala6 Pro9NEt-mGnRH; L: D-Lys6-sGnRH; R: D-Arg6 Pro9NEt-sGnRH; T: D-Trp6-mGnRH; PIM: Pimozide; DOM: Domeridone;<br />
MET: Metoclopramide.<br />
<br />
186 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
3. Các loại hormon steroid<br />
Đầu những năm 1950, các hormon steroid ngoại<br />
sinh đã được chứng minh là có khả năng gây chín<br />
và rụng trứng trên nhiều loài cá. Một trong số đó là<br />
cá Chạch (Misgurnus fossilis) đã chín và rụng trứng<br />
khi được tiêm Methyltestosterone và Progesteron<br />
ngoại sinh. Sau đó hàng loạt các công trình tiếp<br />
theo nghiên cứu sử dụng các loại hormon steroid<br />
ngoại sinh khác như Desoxycorticosteron (DOC),<br />
Hydrocotison cho cá Nheo mang túi (Heteropneustes<br />
fossilis), Oxyprogesteron cho cá Mè trắng (H. molitrix),<br />
Hydroxyprogesteron cho cá Trê phi (Clarias<br />
gariepinus),<br />
Cortexolon<br />
cho<br />
cá<br />
Chép,<br />
Desoxycorticosteron Acetat (DOCA) cho cá Trê<br />
phi. Tuy nhiên cho đến nay việc ứng dụng hormon<br />
steroid trong sinh sản nhân tạo các loài cá nuôi trên<br />
thế giới vẫn còn hạn chế. Ở nước ta, hầu hết các<br />
công trình nghiên cứu cũng như sử dụng hormon<br />
steroid trong sinh sản nhân tạo chủ yếu trên các loài<br />
cá nước ngọt như cá Chép, Trê phi, Bống tượng,<br />
Mè hoa, Mè trắng và Mrigal của các tác giả Nguyễn<br />
Tường Anh, Phạm Văn Khánh và Thái Thanh Bình<br />
<br />
Soá 3/2012<br />
vào những năm 1997 - 1998. Tuy nhiên các kết quả<br />
trên đều chưa được công bố rộng rãi cũng như chưa<br />
được ứng dụng nhiều trong sản xuất giống, đặc biệt<br />
trên các loài cá biển. Các hormon steroid mà nhóm<br />
tác giả trên sử dụng chủ yếu là P, 17P và 17,20bP.<br />
Gần đây, một số công trình nghiên cứu sử dụng<br />
các hormon steroid nhóm C21 (chủ yếu là 17P và<br />
17,20P) đã được thử nghiệm cho đẻ thành công<br />
trên cá Tra và cá Hú [1], cá Mè Vinh và He Vàng<br />
[2], cá Trắm Cỏ [3], cá Trôi Ấn độ Labeo rohita [4]<br />
và cá Chép [5]. Kết quả thu được đầy hứa hẹn từ<br />
các công trình nghiên cứu nêu trên đã cho thấy tiềm<br />
năng rất lớn của các hormon steroid trong sản xuất<br />
giống nhân tạo. Tuy nhiên có thể nói những nghiên<br />
cứu trên chỉ mới dừng lại ở mức độ thử nghiệm quy<br />
mô nhỏ mà chưa được ứng dụng trong sản xuất<br />
giống quy mô lớn. Vì vậy chúng tôi cho rằng cần<br />
phải có những công trình nghiên cứu trên quy mô<br />
sản xuất, so sánh hiệu quả kinh tế của hormon<br />
steroid với các loại hormon khác và hoạt tính sinh<br />
học của chúng mới có thể đưa hormon steroid áp<br />
dụng trong sản xuất giống.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Tiếng Việt<br />
1.<br />
<br />
Nguyễn Tường Anh, Nguyễn Thị Ngọc Duyên và Nguyễn Hà Thanh Phong, 2005. Kích thích cá Tra và cá Hú đẻ: Dùng 17a,<br />
20b-dihydroxy-4-pregnen-3-one trong liều quyết định. Tạp chí Thủy sản số 12, 2005.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Nguyễn Tường Anh và Phan Văn Kỳ, 2004. Dùng 17a, 20b-dihydroxy-4-pregnen-3-one kích thích cá Mè Vinh và cá He vàng<br />
đẻ. Hội thảo toàn quốc về nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ trong NTTS, Vũng Tàu 22-23/12/2004, 323-329.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Lê Văn Dân, Nguyễn Tường Anh, Võ Văn Phú, 2007. Kích thích chín và rụng trứng cá Trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus)<br />
bằng 17a, 20b-dihydroxy-4-pregnen-3-one (17,20P) như liều quyết định. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 99 (2007), 36-39.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Lê Văn Dân, Nguyễn Tường Anh, Võ Văn Phú, 2007. Tác dụng của Progesteron (P), 17a,20b-dihydroxy-4-pregnen-3-one<br />
(17,20P) và Desoxycorticosteron Acetat (DOCA) lên sự chín và rụng trứng in vivo của cá Trôi Ấn độ (Labeo rohita). Tạp chí<br />
Phát triển Khoa học và Công nghệ, ĐH Quốc Gia Tp HCM, Số 4 (2007): 67-74.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Nguyễn Thị Yến Linh, Diệp Hồng Phước, Nguyễn Tường Anh. 2006. Thí nghiệm kích thích cá Chép (Cyprinus carpio) sinh<br />
sản bằng Domperidon và 17a, 20b-dihydroxy-4-pregnen-3-one (17,20P), Tạp Chí Khoa Học Trường Đại học Cần Thơ. Số<br />
đặc biệt chuyên đề Thủy sản 4/2006 tr. 201-206.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Dương Nhật Long và Nguyễn Hoàng Thanh, 2008. Kết quả bước đầu về sinh sản nhân tạo cá Leo (Wallago attu Schneider)<br />
Tạp chí Khoa học 2008 (2): 76-81, Trường Đại học Cần Thơ.<br />
<br />
7.<br />
<br />
Bùi Minh Tâm, Nguyễn Thanh Phương và Dương Nhựt Long, 2008. Ảnh hưởng của liều lượng và phương pháp tiêm HCG<br />
đến sinh sản bán nhân tạo cá lóc bông (Channa micropeltes). Tạp chí Khoa học 2008 (2): 76-81, Trường Đại học Cần Thơ.<br />
Tiếng Anh<br />
<br />
8.<br />
<br />
Alvarino, J.R., Zanuy, S., Prat, F., Carrillo, M., Mananos, E., 1992. Stimulation of ovulation and steroid secretion by LHRHa<br />
injection in the sea bass (Dicentrarchus labrax): effect of time of day. Aquaculture 102, 177–186.<br />
<br />
9.<br />
<br />
Ayson, F.G., 1991. Induced spawning of rabbitfish, Siganus guttatus Bloch. using human chorionic gonadotropin (HCG).<br />
Aquaculture 95, 133–137.<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 187<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 3/2012<br />
<br />
10. Battaglene, C., Selosse, M., 1996. Hormone-induced ovulation and spawning of captive and wild broodfish of the<br />
catadromous Australian bass, Macquaria novemaculeata Steindachner, (Percichthyidae). Aqua. Res. 27, 191–204.<br />
11. Breton, B., Weil, C., Sambroni, E., Zohar, Y., 1990. Effects of acute versus sustained administration of GnRHa on GtH release<br />
and ovulation in the rainbow trout, Oncorhyncus mykiss. Aquaculture 91, 371–383.<br />
12. Caylor, E., Biesiot, M., Franks, S., 1994. Culture of cobia (R. canadum) cryopreservation of sperm and induced spawning.<br />
Aquaculture 125, 81–92.<br />
13. Crim, L.W., Bettles, S., 1997. Use of GnRH analogues in fish culture. In: Fingerman, M., Nagabhushanam, R., Thompson,<br />
M.F. (Eds), Recent Advances in Marine Biotechnology, Vol. 1: Endocrinology and Reproduction. Oxford and IBH<br />
Publishing, New Delhi, pp. 369–382.<br />
14. Crim, L.W., Nestor Jr., J.J., Wilson, C.E., 1988. Studies of the biological activity of LHRH analogs in the rainbow trout,<br />
landlocked salmon, and the winter flounder. Gen. Comp. Endocrinol. 71, 372–382.<br />
15. Emata, C., 2002. Breeding and Seed Production of the Mangrove Red Snapper (Lutjanus argentimaculatus). Aquaculture<br />
Asia, Volume VII, No. 3 July – September 2002.<br />
16. Emata, C., Eullaran, B., Bagarinao, U., 1994. Induced spawning and early life description of the mangrove red snapper,<br />
Lutjanus argentimaculatus. Aquaculture 121, 381–387.<br />
17. Garcia, B., 1996. Bioactivity of stored luteinizing hormone-releasing analogue (LHRHa) in sea bass, Lates calcarifer Bloch.<br />
J. Appl. Ichthyol. 12, 91–93.<br />
18. Gothilf, Y., Elizur, A., Zohar, Y., 1995. Three forms of gonadotropin-releasing hormones in gilthead seabream and striped<br />
bass: physiological and molecular studies. In: Goetz, R., Thomas, P. (Eds.), Proceedings of the 5th International Symposium<br />
on the Reproductive Physiology of Fish, Austin, TX, pp. 52-54.<br />
19. Head, D., Watanabe, O., Ellis, C., Ellis, P., 1996. Hormone-induced multiple spawning of captive Nassau grouper broodstock.<br />
Prog. Fish-Cult. 58, 65–69.<br />
20. Le X., 2005. Advances in the seed production of Cobia Rachycentron canadum in Vietnam. Aquaculture Asia, Vol. 10, No.<br />
3, pp.1-50, July - September.<br />
21. Marte, C., Sherwood, N.M., Crim, L.W., Harvey, B., 1987. Induced spawing of maturing milkfish Chanos chanos Forsskal.<br />
with gonadotropin-releasing hormone GnRHa administered in various ways. Aquaculture 60, 303–310.<br />
22. Miura, T., Yamauchi, K., Nagahama, Y., Takahashi, H., 1991. Induction of spermatogenesis in male Japanese eel, Anguilla<br />
japonica, by a single injection of human chorionic gonadotropin. Zool. Sci. 8, 63–73.<br />
23. Peter, R., Nahorniak, C., Sokolowska, M., Chang, J., Rivier, J., Vale, W., King, J., Millar, R., 1985. Structure-activity<br />
relationships of mammalian, chicken, and salmon gonadotropin releasing hormones in vivo in goldfish. Gen. Comp. Endocrinol.<br />
58, 231–242.<br />
24. Rachmansyah, Usman, Samuel Lante and Taufik Ahmad, 2007. Rabbitfish (Siganus guttatus) breeding and larval rearing trial.<br />
Aquaculture Asia Volume XII No. 3 July-September 2007.<br />
25. Sokolowska, M., Peter, R., Nahorniak, C., Pan, C., Chang, J., Crim, L., Weil, C., 1984. Induction of ovulation in goldfish,<br />
Carassius auratus, by pimozide and analogues of LH-RH. Aquaculture 36, 71-83.<br />
26. Thalathiah, S., Ahmad, O., Zaini, S., 1988. Induced spawning techniques practised at Batu Berendam, Melaka, Malaysia.<br />
Aquaculture 74, 23–33.<br />
<br />
188 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />