intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sử dụng hoá chất điều khiển xoài ra hoa

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

310
lượt xem
81
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chế phẩm Paclobutrazol nồng độ 2,5% là hoá chất kìm hãm sự trưởng thành của thực vật gồm 2 loại: dạng nước và bột. Sử dụng hóa chất này đối với thực vật có tác dụng kìm hãm sự tạo thành Gibberellin nằm dưới màng phát triển phần ngọn. Hóa chất Paclobutrazol lưu chuyển dể dàng theo tuyến dẩn nước đi tới lá và chồi. Khi sử dụng nó nên tưới xuống đất. Nhưng cũng có loại thực vật có thể phun vào lá. Ngày nay để điều khiển cây ăn trái ra hoa trái vụ như cây xoài, sầu riêng,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sử dụng hoá chất điều khiển xoài ra hoa

  1. Sử dụng hoá chất điều khiển xoài ra hoa Chế phẩm Paclobutrazol nồng độ 2,5% là hoá chất kìm hãm sự trưởng thành của thực vật gồm 2 loại: dạng nước và bột. Sử dụng hóa chất này đối với thực vật có tác dụng kìm hãm sự tạo thành Gibberellin nằm dưới màng phát
  2. triển phần ngọn. Hóa chất Paclobutrazol lưu chuyển dể dàng theo tuyến dẩn nước đi tới lá và chồi. Khi sử dụng nó nên tưới xuống đất. Nhưng cũng có loại thực vật có thể phun vào lá. Ngày nay để điều khiển cây ăn trái ra hoa trái vụ như cây xoài, sầu riêng, mận, nhà nông thường dung hóa chất Pacobutrazol. Ngoài ra còn sử dụng Pacobutrazol để khống chế tán cây không phát triển chiều cao và chiều ngang. Ở đây xin đề cập đến cây xoài. Yêu cầu về điều khiển cây xoài ra hoa trái vụ, chúng ta cần phải chuẩn bị những điều kiện cần thiết như: sau khi thu hoạch, cắt tỉa bớt
  3. cành cho cây thong thoáng, bón phân và tưới nước để cây xoài nhanh chóng ra lá non. Khi cây xoài ra lá non đợt 2 mới được sử dụng hóa chất Pacobutrazol. Cách sử dụng chế phẩm Pacobutrazol . 1. Sử dụng vào thời điểm ra lá non, tức lá bánh tẻ, hay nói cách khác là sau khi ra lá non 2 tuần lễ . 2. Đất ở gốc xoài cần có độ ẩm nhất định . Nếu đất khô hãy tưới nước cho cây trước 1 ngày . 3. Làm sạch cỏ dưới gốc cây . 4. Cân – đong hóa chất Pacobutrazol đúng theo tỉ lệ rồi pha với nước sạch 4 lít khuấy cho đều, (nếu pha vào thùng lớn, cần
  4. phải đúng tỉ lệ và mỗi lần múc tưới phải khuấy lại) rồi tưới vào xung quanh gốc cây . Sử dụng Pacobutrazol 10% theo tỉ lệ 10 gam cho 1 m đường kính tán cây (tán cây có đường kính 4m thì dùng 10 gam x 4). Cây xoài 7 tuổi thường có đường kính tán cây là 8m. Vậy cần tới 80 gram Pacobutrazol. Cây xoài lâu năm khoảng 20 tuổi, đường kính tán cây khoảng 18m , phải sử dụng tới 180 gram Pacobutrazol cho mỗi cây. - Việc sử dụng như trên cần phải đúng tỉ lệ. Sử dụng thiếu liều lượng sẽ không đạt kết quả. Nhưng sử dụng vượt quá liều lượng sẽ hại
  5. cây, chùm hoa sẽ co cụm lại cành và lá ra sau sẻ ngắn lại. Nếu sử dụng quá nhiều ngọn sẽ chết. (Nếu ngọn chết phải chặt bỏ ngay khúc ngọn để tránh lây lan ) - 30 ngày sau khi tưới Pacobutrazol cần bón phân theo đường lá, dùng loại phân có phốt phát cao khoảng 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày . - Sau khi tưới Pacobutrazol được 2,5 tháng, xoài có hiện tượng ra hoa, chồi hoa ở ngọn nhú lên. Vào thời điểm này, cần kích thích cho chồi hoa ra đồng đều bằng cách sử dụng Nitrát Kali nồng độ 2.5% hoặc Nitrát Kali 0.5 kg/20 lít nước đối với xoài khiểu-xạ-vởi.
  6. Nếu là giống xoài Nam-đọt-mai hay Phá-lăn chỉ cầ sử dụng Nitrát Kali 1%. Khi sử dụng Kali cần pha thêm một ít chất bám dính, phun vào sáng sớm hoặc chiều vì phun Nitrát Kali với nồng độ cao, nhất là nắng chói chang có thể gây hại cho lá. Những yếu tố tác động để xoài ra trái trái vụ 1. Cây xoài khoẻ mạnh. Đó là yếu tố quan trọng nhất, việc chăm bón cho cây khỏe mạnh có nhiều cách. Trước hết cần tìm hiểu quá trình chuyển hóa thức ăn của thực vật. Lá làm nhiệm vụ quang hợp, gây phản ứng giữa CO2 và nước như sau:
  7. 6CO2 + H2O = C6H12O6 + 6O2 Đó là CO2 trong không khí và nước do rễ hút lên lá, lá có diệp lục tố làm nhiệm vụ quang hợp khi có ánh nắng cho năng lượng hóa học để thúc đẩy phản ứng khử Cacbon thành Cacbon hữu cơ. Yếu tố quan trọng trong quang hợp là các chất khoáng như Ma- nhê-si là cơ cấu của diệp lục tố ngoài chất sắt, Cacbon, Hydrogen, Oxygen và Nitrogen. Mangan là chất cần thiết tác động sự phát triển của phân tử nước. Sắt là cơ cấu chuyển tải một số electron như
  8. Cytochrome. Vậy thì khi đất thiếu các chất khoáng nói trên thì việc quang hợp giảm thiểu, dẫn đến năng suất thấp. Việc bón phân đầy đủ và đúng quy cách sẽ giúp tăng sản lượng. Một yếu tố nữa là Nước. Trong quang hợp, ngoài nước là thành phần cơ cấu quang trọng của tế bào thực vật, thiếu nước sẽ làm cho lỗ lá khép lại, giảm lượng hấp thụ CO2 của thực vật. Kết quả quang hợp sản sinh ra C6H12O6 và O2, thực vật chuyển C6H12O6 theo tuyến thức ăn và tích tụ tại lá, cây và rễ. Có nghĩa là cây xoài có mạnh khỏe cần phải có quang hợp hữu hiệu, có thành phần
  9. chất khoáng đầy đủ và môi trường thích hợp. Điều quan trọng nhất để cây xoài quang hợp hữu hiệu là LÁ xoài phải tươi tốt, không sâu bệnh, LÁ được hưởng ánh nắng tối đa. Do đó cần phải cắt tỉa bớt cành để làm sao những lá xoài còn lại làm nhiệm vụ quang hợp tốt nhất. 2. Cắt tỉa cành và tạo tán: Cần cắt bỏ những cành nằm trong tán, cành nằm ở vị trí góc nhọn với than cây và những cành bị sâu bệnh. Cắt tỉa để cây thông thoáng, ánh nắng chiếu đều khắp cây. Cần cắt bỏ 60% của toàn bộ cành. Có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho xoài ra hoa trái vụ vì trong qui trình sản xuất xoài
  10. trái vụ đã sử dụng hóa chất kìm hãm sự phát triển của cây. 3. Tưới nước. Nước là yếu tố cấu thành năng suất của cây vì trong hóa trình chuyển hóa hóa sinh trong cây cần có nước trực tiếp và gián tiếp. Nếu thiếu nước thì việc quang hợp sẽ ngưng lại. Nước còn giúp hòa tan các chất khoáng trong đất và chuyển tải chất khoáng cũng như chất dinh dưỡng cho cây. Ngòai ra còn có tác dụng trong quá trình đóng mở khí khổng ở lá. Việc tưới nước cho cây xoài cần tính tới những yếu tố phát triển bộ rễ, tuổi của cây, cấu tạo của đất, nhu cầu về nước của cây xoài ở
  11. những giai đọan khác nhau và thời tiết khác nhau. Ví dụ cây xoài ít tuổi hoặc chưa trái cần nước ít hơn cây nhiều năm và đã từng cho trái, vì cây ít tuổi bộ rễ chưa phát triển. Cây đang trong thời kỳ tăng trưởng về cành – lá cần tưới nước đều hơn với lượng nước vừa phải. Ngòai ra cần xem xét đất, nếu là đất pha cát thì cần nước hơn vùng đất thịt (sét). Nhưng nếu tưới nước nhiều ở đất thịt thì sẽ ảnh hưởng xấu tới bộ rễ nhất là xoài còn ít tuổi. Ngược lại cây xoài ít tuổi nếu thiếu nước trong thời gian dài cũng sẽ hại cho bộ rễ và chậm phát triển. Thời điểm trước khi xòai đâm
  12. chồi ra hoa và thời gian chồi hoa đang biến đổi thì cây xòai yêu cầu phải thiếu nước để chồi bung ra thành chồi hoa. Thời điểm biến đổi của chồi hoa sẽ liên quan tới việc tích trữ C6H12O6 ở cây. Thời kỳ xòai phát triển cành lá thì việc tích trữ C6H12O6 sẽ rất ít hoặc không có. Vậy nên ngưng cấp nước ở thời điểm trước khi ra hoa. Nhưng đến khi bắt đầu kết trái và lớn dần thì cây xoài cần rất nhiều nước. Vậy cần cung cấp đủ nước trái mới to hết cỡ, không rụng nhất là vào thời kỳ khô hạn mà đất lại chẳng phì nhiêu. Chính độ ẩm giúp cho trái lớn to. Cấp nước đều đặn cho xoài trong thời kỳ trái đang lớn và
  13. đang độ già sẽ góp phần nâng cao chất lượng của trái. Vào thời điểm gần đến ngày thu họach yêu cầu ngưng ngưng tưới nước để chất bột trong trái biến thành đường. 4. Bón phân: Bón phân đúng cách là điều quan trọng vì điều khiển xòai ra hoa kết trái trái vụ thường cho trái 2 lần trong năm. Như vậy lượng trái sẽ nhiều hơn tự nhiên, đòi hỏi phải bón phân cho xoài chia làm 2 giai đọan: - Giai đọan xòai chưa ra trái - Và giai đọan xòai đã ra trái. Phân bón cho xòai lúc chưa ra trái nên dùng ít một nhưng nhiều lần. Năm đầu bón phân 3 tháng 1
  14. lần, dùng phân 15-15-15 với tỉ lệ 100gr/cây mỗi lần bón, rắc xung quanh gốc ra không quá 30cm. Xòai lớn hơn thì tăng lên 200gr/cây mỗi lần theo tán lá. Còn phân chuồng phân bò, phân gà đã ải trôn với phân hóa học bón cùng lúc càng làm cho xoài phát triển. Sau khi bón phân, hãy xới đất lấp lên và tưới ngay để phân hòa tan. Giai đọan đã ra trái, nếu địa hình là cánh đồng thì bón mỗi năm 3 lần, lần đầu vào lúc thu họach và tỉa cành tạo tán đúng vào thời điểm đầu mùa mưa. Lúc này lúc này bón phân theo công thức đều 15-15-15 cùng với phân chuồng lượng tùy theo tuổi cây. Như cây
  15. 5-8 tuổi bón phân hóa hoc 2kg + phân chuồng 10kg, xòai 10 tuổi trở lên bón 3kg + phân chuồng 15kg. Còn lần thứ 2 vào cuối mùa mưa, Nên thay đổi công thức phân có phốt phát và kali cao như 8-24-24 với lượng bằng lần đầu. Đến lần bón thứ 3 là lúc xòai đã đậu trái, bón cho mỗi cây 2kg. Còn cây xoài trong vườn có lên líp, bón mỗi lần không quá 2kg và thời kỳ đang kết trái bón không quá 1kg/lần nhưng tăng số lần lên 5lần/năm vì vườn lên líp nếu bón nhiều mưa sẽ trôi đi, vả lại bộ rể trong đất thịt không cắm được sâu cho nên cần bón ít một nhưng tăng số lần lên sẽ hiệu quả hơn. Có
  16. nhiều nước bón phân tùy theo số lượng trái trên cây. Cây trái sai thì bón nhiều phân hơn dùng phân có lưu hùynh thấp (2:1:2). Nếu ở nước ta không có thì tự trộn cũng được, dùng Ammoniac sunphát 1kg trộn với phân 13-13-21 2kg(Theo tài liệu Nông Nghiệp Thái Lan).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2