intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sử dụng hoá chất điều khiển xoài ra hoa (tt)

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

149
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cắt tỉa cành tạo tán thông thoáng, kích thích cây ra nhiều chồi mới tập trung - Bón phân: giúp cho cây ra đọt mập, tập trung nhằm để cho việc ra hoa đậu trái sau này được tốt hơn. Có thể sử dụng phân theo công thức 15-15-15 cùng với phân cơ 10-15kg/cây, còn tuỳ theo tình trạng sinh trưởng của cây và năng suất vụ trước mà ta bón lượng phân cho phù hợp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sử dụng hoá chất điều khiển xoài ra hoa (tt)

  1. Sử dụng hoá chất điều khiển xoài ra hoa (tt) A. QUY TRÌNH ĐIỀU KHIỂN XOÀI RA HOA TRÁI VỤ 1. Bồi dưỡng cây sau thu hoạch
  2. - Cắt tỉa cành tạo tán thông thoáng, kích thích cây ra nhiều chồi mới tập trung - Bón phân: giúp cho cây ra đọt mập, tập trung nhằm để cho việc ra hoa đậu trái sau này được tốt hơn. Có thể sử dụng phân theo công thức 15-15-15 cùng với phân cơ 10-15kg/cây, còn tuỳ theo tình trạng sinh trưởng của cây và năng suất vụ trước mà ta bón lượng phân cho phù hợp. - Tưới nước giúp cây hấp thụ phân tốt nhanh ra đọt 2. Ra lá non lần thứ I - Nếu đọt non phát triển không tốt (do bón phân không đủ lượng và đúng lúc) như ngắn, ốm yếu cần
  3. tiến hành phun bổ sung phân bón lá để cho đọt phát triển tốt. - Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh gây hại đọt non, đặc biệt là bệnh thán thư, rầy sâu ăn lá, rệp và bọ trĩ. 3. Ra lá non lần thứ II - Sau khi ra lá non 10-15 ngày, tưới chế phẩm Paclobutrazol - Chăm sóc cây như lúc ra lá non lần thứ I 4. Xử lý Paclobutrazol - Liều lượng: 1-2 g nguyên chất/1mét đường kính tán - Cây còn tơ xử lý ít hơn cây trưởng thành
  4. - Cây sinh trưởng mạnh, lá xanh tốt xử lý hoá chất nhiều hơn cây cằn cổi. - Giống khó ra hoa như xoài cát Hoà Lộc, giống Pal-củn-xị hay giống ĐT15 (xòai Thái Lan) với lượng phải lớn hơn giống dễ ra hoa. - Không nên xử lý ra hoa đối với cây quá suy do năm trước cho năng suất quá nhiều hay cây mới cho trái 1-2 năm. - Cách xử lý: pha hóa chất với 5- 10 lít sạch tưới trực tiếp vào gốc cây có đào sẳn rãnh. - giữ ẩm cho cây 3 tuần lễ để cây dễ hấp thu thuốc.
  5. - Sau đó phun phân MKP nồng độ 0,5-1,0% (0,5-1kg/100lít nước) 2 lần mỗi lần cách nhau 7-10 ngày. 5. Kích thích ra mầm hoa sau khi tưới chế phẩm 2-2,5 tháng. - Ngưng tưới nước trước khi kích thích ra hoa 15 ngày. - Khi lá của chồi ngọn có hai mép dợn sóng, xòe ra không cò túm như đọt còn non. - Phun Thiourea nồng độ 0,3- 0,5% hoặc Nitrate kali ở nồng độ 2- 2,5% - 7-10 ngày sau phun hóa chất Thiourea hoặc Nitrate kali lại lần 2 với nồng độ giảm 50%
  6. B. CHĂM SÓC CÂY XOÀI SAU KHI RA MẦM HOA 1- Mầm hoa dài 2cm - Phun thuốc trừ sâu phòng ngừa rệp sáp, bọ trĩ và rầy nâu, có thể sử dụng thuốc trừ sâu Sherzol, nếu có mưa pha thêm thuốc trừ bệnh Antracol để phòng ngừa bệnh thán thư trên bông xoài với liều lượng
  7. pha bằng ½ liều lượng hướng dẫn trên bao bì. - Tăng dinh dưỡng cho cây, phun phân bón lá cung cấp thêm nguyên tố Bo để tăng sức sống hạt phấn, hỗ trợ sự đậu trái. 2- Thời kỳ hoa nở - Giai đọan này cây rất cần thời tiết nóng ấm, khô ráo và cần nhiều côn trùng thụ phấn như ong, ruồi do vậy không nên sử dụng thuốc trừ sâu ở giai đọan này nhằm bảo vệ những côn trùng có ích. - Phun phân bón lá điều hòa sinh trưởng, giúp cho quá trình thụ phấn và hình thành trái nhanh hơn. 3- Thời kỳ đậu trái bằng hạt đậu xanh
  8. - Giai đoạn này trái non dễ bị rụng nếu gặp thời tiết bất lợi (cây bị Stress). Giai đọan này đối tượng gây hại quan trọng nhất là bọ trĩ, kế đến rầy và bệnh thán thư. Lưu ý: Trong thời kỳ ra hoa đến đậu trái cần để ý đến điều kiện thời tiết nếu trời không mưa, không sương mù thì định kỳ 5 ngày phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh 1 lần. Nếu có mưa liên tục cần phải rung cây, phun rửa nước sạch, hoặc phun thuốc bệnh thán thư với lượng giảm dần vì mưa bông xoài dễ bị bệnh thán thư làm đen hết cả bông. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải luân phiên các nhóm với nhau để tránh hiện tượng kháng thuốc.
  9. 4- Thời kỳ trái phát triển - Bón phân nuôi trái có thể bón phân đầu trâu AT3 nhằm tăng phẩm chất trái và trái to hơn - Cung cấp nước đều đặn 5- Thời kỳ trước thu hoạch - Đề phòng ruồi vàng cần bao trái - Phun thuốc định kỳ 7-10 ngày/lần thuốc trừ sâu bệnh, bọ trĩ để trái được sáng đẹp cho đến thời gian cách li và thu hoạch.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2