intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sử dụng kỹ thuật SWOT để phân tích nghề nghiệp

Chia sẻ: Ho Truc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

189
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kiểu phân tích này thường gồm 1 bảng được chia thành 4 ô vuông. Điểm mạnh và điểm yếu sẽ nằm ở phần phía trên của 2 ô, cơ hội và thách thức sẽ nằm ở hai ô phía dưới còn lại. Kỹ thuật SWOT không những giúp bạn nắm được các điểm mạnh và điểm yếu của bản thân

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sử dụng kỹ thuật SWOT để phân tích nghề nghiệp

  1. Sử dụng kỹ thuật SWOT để phân tích nghề nghiệp Kiểu phân tích này thường gồm 1 bảng được chia thành 4 ô vuông. Điểm mạnh và điểm yếu sẽ nằm ở phần phía trên của 2 ô, cơ hội và thách thức sẽ nằm ở hai ô phía dưới còn lại. Kỹ thuật SWOT không những giúp bạn nắm được các điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
  2. Tạo ra bảng phân tích SWOT Kiểu phân tích này thường gồm 1 bảng được chia thành 4 ô vuông. Điểm mạnh và điểm yếu sẽ nằm ở phần phía trên của 2 ô, cơ hội và thách thức sẽ nằm ở hai ô phía dưới còn lại. Kỹ thuật SWOT không những giúp bạn nắm được các điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mà còn chú trọng vào việc phát hiện các nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng đến phương hướng và sự phát triển nghề nghiệp. Các nhân tố như: vị trí địa lý, ngành kinh doanh, công ty, nghề nghiệp- chính là các cơ hội cũng như thách thức tiềm ẩn. Quan sát các ô vuông này sẽ giúp nảy ra các ý tưởng sáng tạo về nghề nghiệp cũng như định hướng phát triển. Để hình dung được các nhân tố được tổ chức trong biểu đồ SWOT, hãy nhìn vào các ví dụ sau:
  3. Điểm mạnh Điểm mạnh chính là các đặc tín nội tại tốt đẹp và điểm nổi bật của bản thân. Chúng nằm trong tầm quản lý của bạn. Ví dụ  Các đặc điểm cá nhân tích cực  Các kỹ năng, năng lực, kiến thức và kinh nghiệm liên quan  Nền tảng học vấn  Quan hệ giao tiếp rộng  Sự tận tâm, lòng đam mê, nhiệt tình trong công việc Điểm yếu Điểm yếu là các đặc tính nội tại tiêu cực. Chúng cũng nằm trong tầm quản lý của bạn. Ví dụ:  Một số tích cách cá nhân tiêu cực hay thói quen xấu  Thiếu kinh nghiệm
  4.  Nền tảng học vấn không vững chắc  Quan hệ giao tiếp không nhiều  Thiếu định hướng hay tập trung  Kỹ năng chuyên môn và quản lý nghề nghiệp yếu Cơ hội Cơ hội là các nhân tố bên ngoài tuy không thể kiểm soát được những lại ẩn chức sức bật tiềm tàng:  Xu hướng ngành nghề được ưa chuộng  Bùng nổ kinh tế  Công việc được khuyến khích  Các dự án của công ty trong tương lai  Yêu cầu đòi hỏi kỹ năng và chuyên môn mới  Ứng dụng công nghệ mới
  5.  Liên hệ với những người có nhiều quyền lực Đe dọa Đe dọa là các nhân tố bên ngoài không thể kiểm soát được, có khả năng gây bất lợi vì thế đòi hỏi phải có biện pháp ngăn chặn. Ví dụ:  Tái cấu trúc và hợp nhất các ngành nghề  Nhu cầu thị trường thay đổi và tác động của nó lên nhà kinh doanh  Không đáp ứng được các thay đổi về tiêu chuẩn chuyên môn  Yêu cầu của xã hội đối với kỹ năng của bạn giảm đi  Công nghệ phát triển nhanh hơn sự chuẩn bị của bạn
  6.  Sự xuất hiện của đối thủ mới, có thể là của công ty hay chính bạn  Người ra quyết định của công ty không thích hay không ủng hộ bạn Các nhân tố bên ngoài đôi lúc vừa là thách thức vừa là cơ hội. Ví dụ, việc xuất hiện một ngôn ngữ lập trình mới thay cho ngôn ngữ bạn đang có chuyên môn sẽ là một thách thức nếu bạn không biết gì về nó và ngược lại bạn sẽ có cơ hội trở thành một trong những chuyên gia đầu tiên. THỰC HIỆN BẢNG PHÂN TÍCH SWOT 1. Vẽ một hình hình vuông, sau đó kẻ 1 đường dọc, 1 đường ngang để chia thành 4 ô vuông. Bạn cũng có thể tạo ra hình vẽ này trên Word.
  7. 2. Trong từng ô vuông, hãy viết ra các ý tưởng của bạn (đánh dấu từng mục). Càng cụ thể càng tốt 3. Xem xét thấu đáo các vấn đề đã viết. Hãy nghĩ ngơi nếu bạn thấy cần và trở lại khi bạn đã hoàn toàn tươi tỉnh. Bạn cũng có thể đưa bảng phân tích SWOT này cho một vài người quen để tham khảo ý kiến. 4. Chỉnh sửa. Xóa các quan điểm lập lại và nhấn mạnh các quan điểm cụ thể. 5. Phân tích ý nghĩa của tất cả các ý kiến này. Bạn hãy sử dụng các công cụ:  Đánh giá vị trí hiện thời của bản thân.  Hiểu được các kỹ năng, tính cách, kinh nghiệm bạn nên nhấn mạnh cũng như các điểm yếu cần khắc phục
  8.  Suy nghĩ về định hướng nghề nghiệp  Làm nổi bật các cơ hội  Xác định các thách thức có thể gặp phải 6. Quyết định phương án thực hiện. Thông thường có 4 phương án sau:  Tăng cường một kỹ năng để bổ sung thêm cho điểm mạnh  Giảm thiểu hay khắc phục hoàn toàn các điểm yếu  Theo đuổi và khám phá các cơ hội  Bảo vệ bản thân trước các đe dọa Hãy cập nhật biểu đồ SWOT một cách định kỳ để thêm vào các động lực cho sự nghiệp của bạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2