Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 23 – 26<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
SỬ DỤNG PHẦN MỀM GEOMETER’S SKETCHPAD HỖ TRỢ DẠY VÀ HỌC MÔN HÌNH<br />
HỌC XẠ ẢNH<br />
Trần Lê Nam1, Phan Thị Hiệp2<br />
1<br />
<br />
ThS. Khoa Sư phạm Toán - Tin, Trường Đại học Đồng Tháp<br />
ThS. Khoa Giáo dục Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Đồng Tháp<br />
<br />
2<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 22/03/14<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
29/08/14<br />
Ngày chấp nhận đăng:<br />
22/10/14<br />
Title:<br />
Using the geometer’s<br />
sketchpad software for<br />
supporting teaching and<br />
learning in projective<br />
geometry<br />
Từ khóa:<br />
GSP, projective geometry,<br />
drawing, infinite point<br />
Keywords:<br />
GSP, hình học xạ ảnh, vẽ hình,<br />
điểm vô tận<br />
<br />
ABSTRACT<br />
In this article we present: using the removing infinite point tool to change<br />
projective results into affine results; using the constructing conjugate point pair<br />
tool to draw images of problems about harmonic conjugates; using the<br />
constructing polar of a line tool and pole of a point tool to illustrate problems of<br />
pole and polar; drawing an oval through 5 points and tangent line of an oval<br />
through a point; using the tangent tool to construct a tangent line of an oval at a<br />
tangent point. The article also proposes a method to explore these tools to<br />
illustrate the degenerative cases of the Pascal’s Theorem and the Briangchon’s<br />
Theorem.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Chúng tôi trình bày cách sử dụng các công cụ loại bỏ điểm vô tận để chuyển các<br />
kết quả xạ ảnh về kết quả afin, dựng cặp điểm liên hợp để vẽ hình cho các bài<br />
toán về liên hợp điều hòa, dựng cực điểm của một đường thẳng và đường thẳng<br />
đối cực của một điểm đối với một đường oval để vẽ hình cho các bài toán về cực<br />
và đối cực, vẽ đường conic qua 5 điểm và tiếp tuyến của đường oval qua một<br />
điểm, dựng tiếp tuyến của một đường oval tại tiếp điểm. Bài báo cũng đề xuất<br />
cách khai thác các công cụ này để minh họa trường hợp suy biến của Định lý<br />
Pascal và Định lý Briangchon.<br />
<br />
xạ ảnh trên mặt phẳng. Để thực hiện điều đó, các<br />
hình vẽ cần được chính xác, dễ quan sát và nhìn<br />
được nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, việc vẽ<br />
hình trong môn hình học xạ ảnh với các phương<br />
tiện truyền thống là rất khó và phức tạp.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Geometer’s Sketchpad (GSP) là một phần mềm<br />
hình học phẳng và động. Ngoài các công cụ vẽ đối<br />
tượng cơ bản như: đoạn thẳng, tia, đường thẳng,<br />
đường tròn, cung, đường phân giác,…nó còn hỗ<br />
trợ dựng ảnh qua các phép biến hình, thực hiện<br />
các phép lặp, đo đạc, hoạt hình. Đặc biệt, nó hỗ<br />
trợ tốt trong việc tạo ra các công cụ theo ý đồ của<br />
người sử dụng (Rasmussen, 2003).<br />
<br />
Để khắc phục các hạn chế và khó khăn đó, chúng<br />
tôi sử dụng các chức năng tạo công cụ, tạo hình<br />
động của phần mềm GSP tạo ra một số công cụ hỗ<br />
trợ cho việc vẽ hình trong môn hình học xạ ảnh.<br />
Các công cụ này sẽ giúp cho người sử dụng vẽ<br />
được các hình nhanh chóng, chính xác.<br />
<br />
Một trong các mục tiêu chính của môn hình học<br />
xạ ảnh trong chương trình đào tạo Sư phạm Toán<br />
học là sử dụng hình học xạ ảnh soi sáng, sáng tạo<br />
và tìm lời giải các bài toán hình học sơ cấp, đặc<br />
biệt là các bài toán hình học phẳng (Văn Như<br />
Cương, 1999; Hartshorne, 1967). Do đó, sinh viên<br />
cần phải tìm hiểu thật kỹ các kết quả của hình học<br />
<br />
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
2.1 Sử dụng công cụ trong Geometer’s<br />
Sketchpad<br />
Download tệp Congcuxaang.gsp tại địa chỉ:<br />
https://drive.google.com/file/d/0B5zGtvvq1D5YR<br />
23<br />
<br />
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 23 – 26<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
Ví dụ: Để vẽ 1 đường oval qua 5 điểm. Chọn nút<br />
Conic và click 5 điểm sao cho không có 3 điểm<br />
nào trong 5 điểm đó thẳng hàng (Hình 1).<br />
<br />
mNPeWxabFFlRTg/edit?usp=sharing<br />
Mở tệp Congcuxaang.gsp, click vào nút<br />
chọn công cụ cần sử dụng.<br />
<br />
,<br />
<br />
Hình 1. Sử dụng công cụ conic vẽ đường oval<br />
<br />
2.2 Công cụ loại bỏ điểm vô tận<br />
<br />
BC’ với B’C thẳng hàng (<br />
<br />
Như chúng ta đã biết, nếu 2 đường thẳng AB và<br />
BC cắt nhau tại điểm vô tận B trên mặt phẳng xạ<br />
ảnh thì chúng sẽ trở thành 2 đường thẳng song<br />
song qua A và C trên mặt phẳng afin. Để thực<br />
hiện trên GSP, chúng ta click vào nút<br />
VotanDuongthang. Sau đó lần lượt click vào các<br />
điểm A, C và B. Khi đó, GSP sẽ vẽ ra 2 đường<br />
thẳng song song qua A và C, cùng với 2 điểm<br />
phụ. Các bạn đặt tên cho 2 điểm này để dễ nhớ.<br />
<br />
Chọn đường thẳng CC’ làm đường thẳng vô tận.<br />
Để thể hiện kết quả loại bỏ CC’ trên GSP, chúng<br />
ta chọn công cụ VotanDuongthang, click vào 3<br />
điểm A’, A và C. Tiếp tục, click vào điểm B’, A<br />
và C. Khi đó, hai đường thẳng A’C, B’C lần lượt<br />
trở thành hai đường thẳng qua A’, B’ song song<br />
với AB (<br />
Hình 3).<br />
Thực hiện tương tự đối với điểm C’, chúng ta<br />
được kết quả như<br />
Hình 4. Ẩn đi các<br />
đối tượng ban đầu, dựng lại các giao điểm Q, R sẽ<br />
được một kết quả trong mặt phẳng afin như<br />
Hình<br />
5.<br />
<br />
Ví dụ: Từ định lý Pappus: Trên mặt phẳng xạ ảnh,<br />
cho 3 điểm A, B, C thẳng hàng và A’, B’, C’<br />
thẳng hàng, sao cho AB khác với A’B’. Khi đó,<br />
các giao điểm của AB’ với A’B, AC’ với A’C và<br />
<br />
24<br />
<br />
Hình 2).<br />
<br />
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 23 – 26<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
Hình 2. Định lý Pappus<br />
<br />
Hình 4. Loại bỏ điểm C’<br />
<br />
Hình 3. Loại bỏ điểm C<br />
<br />
Hình 5. Dạng định lý Pappus trên mặt phẳng afin<br />
<br />
tiếp tuyến qua một điểm của một đường oval<br />
(Hình 7).<br />
<br />
2.3 Công cụ dựng điểm liên hợp<br />
Cho 3 điểm A, B, C phân biệt, thẳng hàng. Để<br />
dựng điểm D liên hợp với điểm B đối với 2 điểm<br />
A, C. Chúng ta chọn công cụ Diemlienhop, lần<br />
lượt click vào các điểm A, C và B. Khi đó, GSP<br />
sẽ vẽ ra điểm D.<br />
Ví dụ: Chúng ta chuyển kết quả ba đường trung<br />
tuyến trong một tam giác đồng quy về kết quả xạ<br />
ảnh.<br />
<br />
(O)<br />
Hình 7. Hai tiếp tuyến AA1 và AA2 của (O)<br />
<br />
- Dựng tam giác ABC và một đường thẳng (d)<br />
không đi qua các điểm đã cho. Dựng các giao<br />
điểm A’, B’, C’ của các đường thẳng BC, AC, AB<br />
với (d).<br />
<br />
2.5 Công cụ dựng cực điểm của 1 đường thẳng<br />
Để dựng cực điểm của đường thẳng (a) đối với<br />
đường oval (O). Chúng ta lấy 2 điểm A, B trên<br />
đường thẳng (a), 2 điểm C, D trên đường oval<br />
(O). Chọn công cụ Doicuccuaduongthang. Lần<br />
lượt click vào 3 điểm A, C, D và oval (O), tiếp tục<br />
click tiếp 3 điểm B, C, D và (O). Khi đó, GSP sẽ<br />
vẽ ra cực điểm của đường thẳng (a).<br />
<br />
- Chọn công cụ Diemlienhop, click vào 3 điểm A,<br />
B, C’ được điểm C1, click vào 3 điểm B, C, A’<br />
được điểm A1, click vào 3 điểm A, C, B’ được<br />
điểm B1. Dựng các đường thẳng AA1, BB1, CC1.<br />
Chúng ta thấy chúng đồng quy (Hình 6).<br />
<br />
2.6 Công cụ dựng tiếp tuyến của đường oval<br />
tại tiếp điểm<br />
Để dựng tiếp tuyến tại điểm A của đường oval<br />
(O), chúng ta dựng 4 điểm phân biệt khác A trên<br />
(O). Chọn công cụ Tieptuyen, lần lượt click vào<br />
điểm A và 4 điểm vừa dựng. Khi đó, GSP sẽ vẽ<br />
tiếp tuyến (a) của (O) (Hình 8).<br />
Hình 6. Ba đường thẳng AA1, BB1, CC1 đồng quy<br />
<br />
2.4 Công cụ dựng đường thẳng đối cực<br />
Để dựng đường thẳng đối cực (a) của điểm A đối<br />
với đường oval (O). Chúng ta lấy 2 điểm B, C<br />
phân biệt trên (O). Chọn công cụ<br />
Duongthangdoicuc, click 3 điểm A, B, C và<br />
đường oval (O). Khi đó, GSP sẽ vẽ ra đường<br />
thẳng (a).<br />
<br />
Hình 8. Dựng tiếp tuyến của đường Oval tại tiếp<br />
điểm<br />
<br />
Nhận xét: Để minh họa cho các trường hợp suy<br />
biến của Định lý Pascal, chúng ta có thể dựng tiếp<br />
tuyến tại điểm A của đường oval (O) và đường<br />
<br />
Nhận xét: Sử dụng công cụ này, chúng ta vẽ được<br />
<br />
25<br />
<br />
Journal of Science – 2014, Vol. 4 (3), 23 – 26<br />
<br />
An Giang University<br />
<br />
thẳng AB. Cho điểm B chạy về điểm A, đường<br />
thẳng AB sẽ chạy về tiếp tuyến (a) (Hình 9). Do<br />
đó, khi 2 đỉnh của một hình 6 đỉnh toàn phần<br />
trùng nhau thì một cạnh trở thành tiếp tuyến.<br />
<br />
của đường oval (O). Dựng giao điểm I của 2 tiếp<br />
tuyến. Cho điểm B chạy về điểm A, chúng ta sẽ<br />
thấy 2 điểm B, I tiến về điểm A (Hình 10). Do đó,<br />
khi 2 cạnh của một hình 6 cạnh toàn phần trùng<br />
nhau thì tiếp điểm của cạnh trở thành đỉnh của nó.<br />
<br />
Để minh họa các trường hợp suy biến của Định lý<br />
Briangchon, chúng ta dựng 2 tiếp tuyến tại A và B<br />
<br />
Hình 9. Đường thẳng AB dần về (a)<br />
<br />
Hình 10. Hai điểm B, I dần về điểm A<br />
<br />
cho các minh họa có tính chất động, sự di chuyển<br />
của các điểm, tiếp tuyến. Đó là một điều khó thực<br />
hiện với các phương tiện dạy học truyền thống.<br />
Nhờ vào tính năng động này, người học có thể<br />
phát hiện các yếu tố, các mối quan hệ bất biến xạ<br />
ảnh, sáng tạo được các bài toán mới.<br />
<br />
3. KẾT LUẬN<br />
Bài báo đã giới thiệu 6 công cụ trên phầm mềm<br />
GSP hỗ trợ cho việc vẽ hình trong môn hình học<br />
xạ ảnh. Cụ thể là các công cụ vẽ đường oval qua 5<br />
điểm, công cụ loại bỏ điểm vô tận để chuyển các<br />
kết quả xạ ảnh về các kết quả afin. Công cụ vẽ<br />
điểm liên hợp của một điểm đối với một cặp<br />
điểm, công cụ vẽ đường thẳng đối cực và điểm<br />
đối cực, công cụ vẽ tiếp tuyến tại tiếp điểm của<br />
một đường oval. Đối với mỗi công cụ, chúng tôi<br />
trình bày cách sử dụng, ví dụ minh họa và cách<br />
khai thác chức năng của công cụ đối với môn học.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Hartshorne, R. (1967). Foundations of Projective<br />
Geometry. Lecture in Harvard university. The<br />
United States.<br />
Rasmussen, S. (2003). Discovering Geometry<br />
Dynamically with The Geometer's Sketchpad.<br />
http://www.dynamicgeometry.com/General_Resour<br />
ces /Recent_Talks.html<br />
Văn Như Cương. (1999). Hình học xạ ảnh. Hà Nội:<br />
Nhà xuất bản Đại học sư phạm.<br />
<br />
Với các tính năng ưu việt của phần mềm GSP và<br />
sự hỗ trợ của các công cụ, người sử dụng sẽ vẽ<br />
được các hình minh họa nhanh chóng và chính<br />
xác, có được nhiều góc nhìn khác nhau đối với<br />
một bài toán. Hơn nữa, các công cụ còn hỗ trợ tốt<br />
<br />
26<br />
<br />