YOMEDIA
ADSENSE
Sử dụng phương pháp cắt đốt và trồng trực tiếp ra vườn ươm cây lan hài hồng
64
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết nghiên cứu phương pháp kéo dài chồi in vitro trong điều kiện tối trong 4 tháng và được đưa ra điều kiện chiếu sáng thêm 2 tháng. Sau đó, sử dụng phương pháp cắt đốt và trồng trực tiếp ra ngoài vườn ươm.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sử dụng phương pháp cắt đốt và trồng trực tiếp ra vườn ươm cây lan hài hồng
TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 272-276<br />
<br />
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP CẮT ĐỐT VÀ TRỒNG TRỰC TIẾP RA VƯỜN ƯƠM<br />
CÂY LAN HÀI HỒNG (Paphiopedilum delenatii)<br />
Vũ Quốc Luận1, Nguyễn Phúc Huy1, Đỗ Khắc Thịnh2, Dương Tấn Nhựt1*<br />
1<br />
<br />
Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam,<br />
*duongtannhut@gmail.com<br />
2<br />
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam<br />
TÓM TẮT: Lan hài hồng (Paphiopedilum delenatii) là một trong những loài hoa lan rất khó thực hiện<br />
nhân giống vô tính, việc tìm ra một phương pháp mới, đơn giản để tạo ra một số lượng lớn cây giống<br />
trong thời gian ngắn hết sức cần thiết. Trong nghiên cứu này, các chồi non lan hài hồng có 4 lá được cấy<br />
vào môi trường SH có bổ sung 0,5 mg/l BA, 0,5 mg/l NAA, 30 g/l đường sucrose, 9,0 g/l agar, 1 g/l than<br />
hoạt tính và được nuôi trong điều kiện che tối hoàn toàn trong 4 tháng nhằm kéo dài các đốt thân; sau đó<br />
được đưa ra điều kiện chiếu sáng thêm 2 tháng để lá tổng hợp diệp lục tố và các năng lượng cần thiết cho<br />
cây. Kết quả cho thấy, các chồi non được kéo dài trung bình 10,50 cm, với số lá mới hình thành trung bình<br />
5 lá/chồi, tương ứng với 5 đốt/chồi thu được sau 120 ngày nuôi trong điều kiện tối. Sau đó, các chồi được<br />
đưa sang điều kiện chiếu sáng 60 ngày, các chồi non tiếp tục hình thành lá mới, tuy nhiên, không nhận<br />
thấy có sự phân đốt. Sau 180 ngày nuôi cấy, các chồi được cắt thành 5 đốt riêng biệt với 1 lá và 1 rễ, riêng<br />
phần đỉnh chồi được giữ nguyên với 3 lá và 2 rễ. Cuối cùng, các đốt thân được trồng trên giá thể dớn Đài<br />
Loan thu được kết quả cao nhất ở vị trí đốt thân số 1 với tỷ lệ sống sót (100%) sau 12 tháng.<br />
Từ khóa: Paphiopedilum delenatii, nhân giống vô tính, phương pháp cắt đốt.<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Lan hài hồng (Paphiopedilum delenatii) là<br />
một trong những loài lan đặc hữu của Việt Nam.<br />
Lan hài hồng không chỉ cho hoa đẹp, quí, có<br />
hương thơm khi nở nên được nhiều người ưa<br />
chuộng [8]. Hiện nay, lan hài hồng đã được xếp<br />
vào một trong những loài lan bị đe dọa có nguy<br />
cơ tuyệt chủng [1]. Cho tới nay, đã có một số<br />
báo cáo về nghiên cứu nhân giống vô tính lan<br />
hài hồng: phương pháp gây viết thương [6],<br />
phương pháp kéo dài đốt thân in vitro cây con<br />
lan hài hồng có nguồn gốc từ hạt để gia tăng hệ<br />
số nhân chồi [5]. Luan et al. (2012) [2] đã chiếu<br />
xạ các PLB có nguồn gốc từ hạt và tạo giống<br />
đột biến trên đối tượng lan hài hồng. Luan et al.<br />
(2012) [4] đã sử dụng chồi non 2 tháng tuổi ex<br />
vitro phục vụ cho quá trình tạo mẫu ban đầu và<br />
sử dụng phương pháp hủy đỉnh để nhân nhanh<br />
cây con và tạo cây hoàn chỉnh in vitro. Để khắc<br />
phục những khó khăn trong quá trình tạo mẫu<br />
và tăng số mẫu cấy ban đầu, Luan et al. (2012)<br />
[3] đã sử dụng ánh sáng đơn sắc để kéo dài chồi<br />
lan hài hồng ex vitro nhằm tạo điều kiện thuận<br />
lợi cho quá trình thu mẫu và khử trùng mẫu<br />
phục vụ cho quá trình tạo mẫu ban đầu. Sau đó,<br />
sử dụng phương pháp gây vết thương các chồi<br />
272<br />
<br />
non để kích thích tạo chồi bên và tạo cây hoàn<br />
chỉnh. Để giảm chi phí trong quá trình nhân<br />
nhanh chồi và tạo cây hoàn chỉnh. Trong nghiên<br />
cứu này, chúng tôi đã kéo dài chồi in vitro trong<br />
điều kiện tối trong 4 tháng và được đưa ra điều<br />
kiện chiếu sáng thêm 2 tháng. Sau đó, sử dụng<br />
phương pháp cắt đốt và trồng trực tiếp ra ngoài<br />
vườn ươm.<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Vật liệu nghiên cứu là những chồi non in<br />
vitro lan hài hồng có chiều dài lá khoảng 3 cm<br />
và có số lá trung bình 4 lá/chồi được nuôi cấy<br />
tại Phòng Sinh học phân tử và Chọn tạo giống<br />
cây trồng thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học Tây<br />
Nguyên. Những chồi này được đưa vào điều<br />
kiện tối trong 4 tháng nhằm kéo dài chồi và tạo<br />
thành các đốt riêng biệt. Sau đó, chúng được<br />
đưa ra điều kiện chiếu sáng thêm 2 tháng để lá<br />
tổng hợp chất diệp lục và năng lượng cần thiết.<br />
Cuối cùng, chúng được cắt thành từng đốt riêng<br />
biệt và trồng ra điều kiện vườn ươm.<br />
Kéo dài chồi in vitro lan hài hồng trong điều<br />
kiện che tối hoàn toàn<br />
Các chồi non có 4 lá được cấy vào môi<br />
trường SH (Schenk & Hildebrandt, 1972) [7] có<br />
<br />
Vu Quoc Luan et al.<br />
<br />
bổ sung 0,5 mg/l BA, 0,5 mg/l NAA, 30 g/l<br />
đường sucrose, 9,0 g/l agar, 1 g/l than hoạt tính<br />
và được đưa vào điều kiện che tối hoàn toàn<br />
trong 4 tháng nhằm khảo sát ảnh hưởng của<br />
điều kiện che tối hoàn toàn lên khả năng kéo dài<br />
chồi in vitro.<br />
Khảo sát khả năng sống sót của các đốt thân<br />
ngoài vườn ươm<br />
Các chồi in vitro được đặt trong điều kiện<br />
che tối 4 tháng, sau đó, được đưa ra điều kiện<br />
chiếu sáng đèn huỳnh quang với cường độ chiếu<br />
sáng 2.500-3.000 lux và thời gian chiếu sáng<br />
16/8 giờ (sáng/tối) trong 2 tháng tiếp theo ở nhiệt<br />
độ phòng 25±3ºC. Cuối cùng các chồi được cắt<br />
thành từng đốt riêng biệt và trồng ra vườn ươm<br />
<br />
với giá thể dớn Đài Loan sau 12 tháng.<br />
Xử lý số liệu<br />
Đối với công thức kéo dài chồi in vitro<br />
trong điều kiện che tối hoàn toàn, mỗi lần xử lý<br />
với 5 bình, mỗi bình có 5 chồi non và trong thí<br />
nghiệm cắt đốt và trồng ra vườn ươm mỗi lần<br />
xử lý 25 đốt với 5 đốt thân/chậu. Thí nghiệm<br />
được lặp lại 4 lần, các số liệu được xử lý bằng<br />
cách sử dụng phần mềm phân tích thống kê<br />
SPSS 16.0 theo phương pháp Ducan test với<br />
α=0,05.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
Khảo sát sự kéo dài chồi in vitro lan hài hồng<br />
trong điều kiện che tối hoàn toàn<br />
<br />
Bảng 1. Ảnh hưởng của điều kiện che tối lên sự kéo dài chồi in vitro lan hài hồng<br />
Thời gian<br />
che tối<br />
(ngày)<br />
<br />
Chiều cao<br />
chồi<br />
(cm)<br />
<br />
Số lá<br />
mới /chồi<br />
<br />
Chiều dài<br />
lá<br />
mới<br />
(cm)<br />
<br />
Chiều<br />
rộng lá<br />
mới<br />
(cm)<br />
<br />
Số rễ<br />
hình<br />
thành/<br />
đốt<br />
<br />
Màu sắc lá<br />
<br />
Đối chứng<br />
120 ngày<br />
sáng<br />
<br />
4,25d<br />
<br />
3,00c<br />
<br />
4,95a<br />
<br />
3,37a<br />
<br />
0,00c<br />
<br />
Chồi xanh đậm<br />
<br />
30<br />
<br />
4,37d<br />
<br />
1,00e<br />
<br />
3,80b<br />
<br />
1,65b<br />
<br />
0,00c<br />
<br />
60<br />
<br />
5,65c<br />
<br />
2,42d<br />
<br />
3,00c<br />
<br />
1,45bc<br />
<br />
0,00c<br />
<br />
90<br />
<br />
7,12b<br />
<br />
3,75b<br />
<br />
2,22d<br />
<br />
1,15c<br />
<br />
1,82b<br />
<br />
120<br />
<br />
10,50a<br />
<br />
5,00a<br />
<br />
2,00d<br />
<br />
1,12c<br />
<br />
3,37a<br />
<br />
Lá non hình thành<br />
có màu xanh nhạt<br />
Lá gốc màu vàng,<br />
lá non có màu xanh<br />
trắng<br />
Lá gốc màu vàng,<br />
lá non có màu xanh<br />
trắng<br />
Lá gốc màu nâu, lá<br />
non có màu xanh<br />
trắng<br />
<br />
Ảnh hưởng của điều kiện che tối hoàn toàn<br />
lên khả năng kéo dài đốt thân sau 120 ngày<br />
được chỉ ra ở bảng 1. Các chồi non được đặt<br />
trong điều kiện che tối hoàn toàn cho thấy sự<br />
khác biệt rõ rệt về chiều cao sau 30, 60, 90 và<br />
120 ngày nuôi cấy (hình 1a-e). Trong nghiên<br />
cứu này, sau 30 ngày nuôi cấy, phần đốt đầu<br />
tiên đã bắt đầu kéo dài, lá non có màu xanh<br />
nhạt, phần gốc lá có màu trắng do thiếu ánh<br />
sáng để tổng hợp diệp lục tố. Sau 60 ngày nuôi<br />
cấy, chiều cao chồi đã tăng rõ rệt, đốt lóng thứ 2<br />
đã vượt ra khỏi phần tầng lá cũ, chiều dài lá<br />
<br />
ngắn lại và không nhận thấy có sự xuất hiện rễ<br />
trên các mắt đốt. Kết quả thu nhận sau 90 ngày<br />
nuôi cấy cho thấy, chiều dài chồi đã đạt 7,12 cm<br />
và sự kéo dài của đốt lóng thân có thể đạt từ 11,5 cm, chiều dài lá ngắn và chiều rộng tiếp tục<br />
được thu hẹp còn 1,15 cm (bảng 1), lá non có<br />
màu gần như trắng, lá gần gốc nhất bắt dầu ngả<br />
sang màu vàng. Trong khi đó, rễ bắt đầu xuất<br />
hiện tại các mắt thân với 1 rễ/mắt (hình 1c). Sau<br />
120 ngày nuôi cấy, chiều cao chồi đã đạt 10,50<br />
cm với 5 lá mới được hình thành, chiều dài và<br />
chiều rộng lá thu hẹp, lá có màu gần như trắng<br />
273<br />
<br />
TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 272-276<br />
<br />
hoàn toàn do thiếu diệp lục tố và phần đỉnh chồi<br />
đã cao tới miệng của bình nuôi cấy (hình 1e), lá<br />
gốc chuyển sang giai đoạn hóa nâu và hoại tử.<br />
Các rễ non tiếp tục dài ra và hình thành thêm<br />
các rễ mới, trung bình 3,37 rễ/chồi ở các mắt<br />
thân non. Kết quả nghiên cứu khác về kéo dài<br />
chồi in vitro dưới hệ thống chiếu sáng đơn sắc<br />
LED phục vụ cho quá trình nhân giống trên đối<br />
tượng lan hài hồng và kết quả thu được cây con<br />
có chiều cao trung bình 10 cm trong điều kiện<br />
100% LED đỏ và dưới ánh sáng đèn huỳnh<br />
quang cường độ thấp [6]. Luan et al. (2012) [3]<br />
kéo dài chồi ex vitro trên đối tượng lan hài hồng<br />
<br />
dưới điều kiện chiếu sáng đèn LED và trong<br />
điều kiện tối và thu được chiều cao chồi trung<br />
bình 11 cm trong điều kiện chiếu sáng 100%<br />
LED xanh với 5,75 lá/chồi. Trong điều kiện tối<br />
với chiều cao trung bình đạt 8,87 cm và<br />
5 lá/chồi, chiều rộng lá trung bình trong điều<br />
kiện LED xanh và trong tối giảm dần chỉ đạt<br />
1,35-1,60 cm, chiều dài lá trung bình cũng chỉ<br />
đạt 5,75-6,12 cm. Trong nghiên cứu này của<br />
chúng tôi, sự kéo dài chồi trong điều kiện tối<br />
hoàn toàn sau 120 ngày nuôi cấy đạt chiều cao<br />
10,50 cm với số lá mới hình thành trung bình<br />
5 lá/chồi.<br />
<br />
Hình 1. a. Đối chứng 120 ngày nuôi cấy ở điều kiện chiếu sáng; b. Nuôi cấy 30 ngày trong tối;<br />
c. Nuôi cấy 60 ngày trong tối; d. Nuôi cấy 90 ngày trong tối; e. Nuôi cấy 120 ngày trong tối;<br />
f. Nuôi cấy 180 ngày; g. Cắt thành từng đốt riêng biệt; h. Trồng từng đốt riêng biệt trên giá thể dớn<br />
Đài Loan; i, j. Cây con ở vị trí đốt thân số 1 sinh trưởng ngoài vườn ươm sau 12 tháng;<br />
k. Cây con hình thành ở từng vị trí đốt thân sau 12 tháng ngoài vườn ươm.<br />
274<br />
<br />
Vu Quoc Luan et al.<br />
<br />
Khảo sát khả năng sống sót của các vị trí đốt<br />
thân ngoài vườn ươm sau 12 tháng<br />
Các chồi in vitro được kéo dài đốt thân trong<br />
điều kiện tối và chuyển sang điều kiện chiếu sáng<br />
sau 180 ngày được cắt thành từng đốt riêng biệt<br />
và trồng trực tiếp ra vườn ươm trên giá thể dớn<br />
Đài Loan (hình 1h). Kết quả thu nhận sau 12<br />
tháng cho thấy, khả năng sống sót cũng như quá<br />
trình sinh trưởng và phát triển có sự khác biệt ở<br />
các vị trí đốt thân. Ở vị trí số 1 (tương ứng với<br />
chồi đỉnh) cho tỷ lệ sống sót 100% và các chồi<br />
đỉnh tiếp tục có sự gia tăng về tất cả các chỉ tiêu<br />
theo dõi (bảng 2) (hình 1ij). Tỷ lệ sống sót cao<br />
cũng có thể được giải thích là do vị trí đỉnh chồi<br />
khi trồng ra vườn ươm đã có trung bình 3 lá và 2<br />
rễ, điều này gia tăng khả năng quang hợp và hút<br />
nước cho cây là rất tốt (hình 1g1). Trong khi đó,<br />
ở vị trí đốt thân số 2, khả năng sống sót thấp<br />
(23,75%) cũng như số mẫu chết cao và không có<br />
sự hình thành chồi bên có thể là do mắt đốt thân<br />
còn non nên khi trồng ra vườn ươm chúng đã bị<br />
thối hoàn toàn. Ở ví trí đốt thân số 3 và 4 cũng<br />
cho tỷ lệ sống sót thấp lần lượt là 33,75 và<br />
32,50% là do khi cắt các đốt thân, đã tạo ra các<br />
vết thương và khi trồng trên giá thể có độ ẩm cao<br />
đã tạo điều kiện cho vi sinh vật tấn công vào vết<br />
thương làm cho mẫu bị thối, do đó, tỷ lệ sống sót<br />
giảm. Tuy nhiên, các mẫu sống sót ở vị trí số 3<br />
<br />
và 4 đã có sự hình thành chồi bên trung bình<br />
tương ứng 0,75-0,72 chồi/mẫu (bảng 2) và phát<br />
triển thành cây hoàn chỉnh với số lá mới hình<br />
thành trung bình 2,50-3,12 lá/chồi (hình 1k-3,4).<br />
Ở vị trí số 5 (tương ứng với đốt gốc), kết quả cho<br />
thấy khả năng sống sót (56,25%) và hình thành<br />
chồi mới tương đối thấp (0,53 chồi/mẫu) (bảng<br />
2). Kết quả này có thể giải thích là do phần gốc<br />
đã bị già hóa, khi trồng ra vườn ươm, lá trên các<br />
mắt đốt bắt đầu chuyển sang giai đoạn lão suy và<br />
mất khả năng quang hợp, do đó, khả năng kích<br />
thích hình thành chồi bên đã bị giảm. Phương<br />
pháp cắt đốt và tạo cây hoàn chỉnh in vitro trên<br />
đối tượng lan hài hồng đã được mô tả bởi Nhut et<br />
al. (2007) [5] với kết quả đạt được 75% tạo cây<br />
hoàn chỉnh. Trong khi đó, Luan et al. (2012) [3]<br />
cũng sử dụng phương pháp cắt đốt các chồi ex<br />
vitro lan Hài hồng phục vụ cho quá trình tái sinh<br />
in vitro với tỷ lệ đạt 33,50%. Ngoài ra, phương<br />
pháp cắt hom và kết hợp xử lý phân bón lá để<br />
kích thích tạo chồi bên trên đối tượng lan Mokara<br />
đã được báo cáo bởi Dương Hoa Xô (2007) [9]<br />
với kết quả thu được 4,5-5 chồi/cây. Trong<br />
nghiên cứu này, chồi đỉnh cho tỷ lệ sống sót<br />
100%, từ 1 chồi non ban đầu sau khi được kéo<br />
dài đốt thân đã tạo được (1+0,75+0,72+0,53<br />
chồi/mẫu) 3 cây hoàn chỉnh từ 5 đốt thân.<br />
<br />
Bảng 2. Ảnh hưởng của vị trí đốt thân lên khả năng sống sót và phát triển ngoài vườn ươm sau 12 tháng<br />
Tỷ lệ<br />
Tỷ lệ<br />
Vị trí<br />
Số chồi mới Số lá mới<br />
Chiều<br />
mẫu<br />
mẫu<br />
đốt<br />
hình<br />
hình<br />
rộng lá<br />
Hình thái chồi<br />
sống<br />
chết<br />
thân<br />
thành/mẫu<br />
thành<br />
(cm)<br />
(%)<br />
(%)<br />
1<br />
100,00a<br />
0,00d<br />
1,00a<br />
3,87a<br />
3,07a<br />
Chồi to, khỏe<br />
d<br />
a<br />
d<br />
d<br />
2<br />
23,75<br />
76,25<br />
0,00<br />
0,00<br />
0,00d<br />
Không tạo chồi<br />
3<br />
33,75c<br />
66,25b<br />
0,75b<br />
2,50c<br />
1,42c<br />
Chồi yếu, xanh nhạt<br />
c<br />
b<br />
b<br />
b<br />
c<br />
4<br />
32,50<br />
67,50<br />
0,72<br />
3,12<br />
1,45<br />
Chồi yếu, xanh nhạt<br />
5<br />
56,25b<br />
43,75c<br />
0,53c<br />
4,12a<br />
2,12b<br />
Chồi to, xanh đậm<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Chồi sinh trưởng kéo dài trong điều kiện tối<br />
sau 120 ngày nuôi cấy cho chiều cao tương ứng<br />
10,50 cm và tạo ra số đốt trung bình cao nhất 5<br />
đốt/chồi. Chồi tiếp tục được nuôi cấy dưới điều<br />
kiện chiếu sáng đèn huỳnh quang sau 60 ngày<br />
với cường độ chiếu sáng 2.500-3.000 lux và<br />
thời gian chiếu sáng 16/8 giờ (sáng/tối). Khả<br />
<br />
năng sống sót và sinh trưởng tốt nhất ở giai<br />
đoạn vườn ươm với tỷ lệ 100% trên giá thể dớn<br />
Đài Loan thu được ở vị trí đốt số 1 với số lá mới<br />
hình thành trung bình 3,87 lá/chồi với chiều<br />
rộng của lá 3,07 cm. Như vậy, từ 1 chồi in vitro<br />
ban đầu sau khi kéo dài đốt thân sau 180 ngày,<br />
cắt đốt trồng trên giá thể dớn Đài Loan đã tạo<br />
được 3 cây hoàn chỉnh (1+0,75+0,73+0,53<br />
chồi/mẫu ) ngoài vườn ươm sau 12 tháng.<br />
275<br />
<br />
TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 272-276<br />
<br />
Lời cảm ơn: Các tác giả xin chân thành cảm<br />
ơn Quỹ Nafosted, mã số 106.16-2012.32 và<br />
Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên đã tạo<br />
điều kiện cho chúng tôi hoàn thành nghiên cứu<br />
này.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Convention on International Trade in<br />
Endangered Species of Wild Fauna and<br />
Flora Appendices. I, II and III. Geneva,<br />
Switzerland,<br />
2008.<br />
Available<br />
at:<br />
http://www.cites.org/eng/news/SG/2011/20<br />
110512_SG_CIC.php.<br />
2. Luan Q. L., Uyen N. H. P., Ha V. T. T.,<br />
2012. In vitro mutation breeding of<br />
Paphiopedilum by ionization radiation. Sci<br />
Hort., 144: 1-9.<br />
3. Luan Q. V., Huy N. P., Tra L. T. T., Thinh<br />
D. K., Nhut D. T., 2012. Light-emitting<br />
diodes (LEDS) for ex vitro shoot elongation<br />
an shoot regeneration of paphiopedilum<br />
delenatii. J. Biotechnol., 10(4A): 961-968.<br />
4. Luan V. Q., Huy N. P., Thinh D. K., Nhut<br />
D. T., 2014. Utilizing the technique of<br />
wounding<br />
the<br />
shoot<br />
apex<br />
in<br />
micropropagation<br />
of<br />
Paphiopedilum<br />
<br />
delenatii. J. Scitechnol. (Accepted).<br />
5. Nhut D. T., Thuy D. T. T., Don N. T., Luan<br />
V. Q., Hai N. T., Tran Thanh Van K.,<br />
Chinnappa C. C., 2007. Stem elongation of<br />
Paphiopedilum delenatii Guillaumin and<br />
shoot regeneration via stem node culture.<br />
Prop Orn Plant., 7(1): 29-36.<br />
6. Nhut D. T., Trang P. T. T., Vu N. H., Thuy<br />
D. T. T., Khiem D. V., Tran Thanh Van K.,<br />
2005. A wounding method and liquid culture<br />
in Paphiopedilum<br />
delenatii propagation.<br />
Prop Orn Plant., 5(3): 158-163.<br />
7. Schenk R. U., Hildebrandt A. C., 1972.<br />
Medium and techniques for induction and<br />
growth of monocotyledonous and dicotyledonous plant cell cultures. Canadian Bot.,<br />
50: 199-204.<br />
8. Nguyễn Thiện Tịch, 2001. Lan Việt Nam,<br />
Nxb. Nông nghiệp, tp. Hồ Chí Minh.<br />
9. Dương Hoa Xô, 2007. Ứng dụng một số<br />
tiến bộ kỹ thuật mới trong việc nhân giống<br />
và cải thiện chất lượng cành hoa nhóm hoa<br />
lan cắt cành Mokara. Hội nghị khoa học<br />
Công nghệ sinh học thực vật trong công tác<br />
nhân giống và chọn tạo giống hoa. Nxb.<br />
Nông nghiệp, 341-347.<br />
<br />
USING IN VITRO STEM NODE CUTTING METHOD<br />
IN PROPAGATION OF Paphiopedilum delenatii<br />
Vu Quoc Luan1, Nguyen Phuc Huy1, Do Khac Thinh2, Duong Tan Nhut1<br />
1<br />
<br />
Tay Nguyen Institute for Scientific Research, VAST<br />
Institute of Agricultural Science for Southern Vietnam, VAGS<br />
<br />
2<br />
<br />
SUMMARY<br />
Paphiopedilum delenatii is recalcitrant to micropropagation. Lack of high efficient method for massive<br />
production of seedlings has existed for many years. In this paper, young shoots with 4 leaves were cultured on<br />
SH medium containing 0.5 mg/l BA, 0.5 mg/l NAA, 30 g/l sucrose, 9 g/l agar and 1 g/l activated charcoal and<br />
maintained under total darkness for 4 months before transferred into fluorescent light at a PPFD of 45 µmol<br />
m−2s-1 for 2 months. After 4 months cultured under darkness, the shoots were extended for an average of 10.5<br />
cm, with 5 leaves/ shoot, equivalent to 5 nodes/ shoot. After the next 2 months under fluorescent light, leaf<br />
formation was obtained but no stem node induction was observed. Shoots were then excised into 5 single<br />
nodes with 1 leaf and 1 root per node, and the apical shoots developed with 3 leaves and 2 roots each. Finally,<br />
nodes with well-developed root and leaf systems were grown in sphagnum moss (Taiwan) and gave the<br />
survival rate of 100% after 12 months.<br />
Keywords: Paphiopedilum delenatii, cutting method, stem node, propagation.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 15-7-2013<br />
276<br />
<br />
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn