Sử dụng quần xã cá để đánh giá chất lượng môi trường nước ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
lượt xem 2
download
Bài viết Sử dụng quần xã cá để đánh giá chất lượng môi trường nước ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, tỉnh Thái Bình bước đầu sử dụng cấu trúc quần xã cá để tính các chỉ số sinh học trên trong đánh giá chất lượng môi trường nước ở KBTTN ĐNN Tiền Hải. Kết quả của công trình này góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững ở địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sử dụng quần xã cá để đánh giá chất lượng môi trường nước ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
- BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0040 SỬ DỤNG QUẦN XÃ CÁ ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH Đặng Thị Thanh Hương1, Phạm Thị Thảo2, Tạ Thị Thủy3,, Phạm Văn Long4, Hà Lương Thái Dương1, Trần Đức Hậu1,* Tóm tắt. Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước (KBTTN ĐNN) Tiền Hải, một trong những vùng lõi quan trọng của khu dự trữ sinh quyển của khu vực châu thổ Sông Hồng, nơi có độ đa dạng sinh học cao. Để đánh giá chất lượng môi trường nước ở KBTTN ĐNN Tiền Hải nghiên cứu này đã sử dụng chỉ số đa dạng Shannon- Wiener (H’) và chỉ số tổ hợp sinh học (IBI) của quần xã cá được thu thập ở 3 đợt thực địa vào tháng 3, 7, 8 năm 2019. Tổng số 65 loài cá thuộc 54 giống, 28 họ, 11 bộ đã được xác định. Chỉ số H’ đạt 3,229 và 46 điểm IBI cho thấy chất lượng nước tại KBTTN ĐNN Tiền Hải xếp ở mức tốt, phù hợp với sự sinh trưởng với các loài thủy sinh vật. Nhìn chung chất lượng môi trường nước mặt phân tích theo chỉ số thủy lý, thủy hóa đạt mức tốt, tuy một vài chỉ tiêu đạt mức A2 đến B1, đặc biệt là chỉ tiêu TP (Photphate tính theo P) là ở mức xấu (B1-B2). Như vậy, kết quả đánh giá theo hai phương pháp chỉ số sinh học và phương pháp thủy lý hóa phần nào phù hợp với nhau và đều thể hiện chất lượng nước ở KBTTN ĐNN Tiền Hải tương đối sạch. Như vậy, chỉ số IBI và H’ có thể được áp dụng để đánh giá chất lượng nước ở môi trường đất ngập nước ven biển. Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp dẫn liệu cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững ở KBTTN ĐNN Tiền Hải. Từ khóa: Chất lượng môi trường nước, chỉ số đa dạng, chỉ số tổ hợp sinh học, đất ngập nước, thành phần loài cá, Tiền Hải. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải là một trong những vùng lõi quan trọng của khu dự trữ sinh quyển khu vực Châu thổ Sông Hồng. Với 12 hệ sinh cảnh chính đặc trưng bởi hệ sinh thái vùng triều, cửa sông và rừng ngập mặn là nơi có độ đa dạng sinh học cao, thích hợp sinh sống của các loài thủy sinh vật như các loài sinh vật đáy, các loài cá bống trong hệ sinh thái này (Ta và cộng sự, 2021; Tran và cộng sự, 2020). Tuy nhiên, nhiều tác động xấu do hoạt động của con người (Lê Như Đa và cộng sự, 2019), sinh vật ngoại lai (Trần Trọng Anh Tuấn và cộng sự, 2017) và biến đổi khí hậu (Bùi Viết Hưng và cộng sự, 2013) đã ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, gây khó khăn trong kết hợp mô hình bảo tồn và khai thác giá trị đa dạng sinh học đối với cộng đồng ở đây. 1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tường THCS Đô Thị Việt Hưng 3 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 4 Bộ Tài nguyên và Môi trường * Email: hautd@hnue.edu.vn
- 358 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Việc sử dụng kết hợp các chỉ số sinh học dựa trên quần xã cá để đánh giá chất lượng môi trường nước là còn chưa phổ biến. Trong đó có chỉ số tổ hợp sinh học cá (IBI) là phương pháp tính điểm dựa trên 12 tiêu chí thuộc 3 nhóm: thành phần cấu trúc quần xã, cấu trúc dinh dưỡng và điều kiện môi trường sống. Trên thế giới phương pháp này đã được áp dụng để đánh giá chất lượng nước ở nhiều khu vực (Karr, 1981). Ở Việt Nam, chỉ số IBI cũng đã được sử dụng để đánh giá chất lượng môi trường nước ở một số khu vực như ở khu vực hạ lưu sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam (Nguyễn Văn Khánh, 2014) hay vùng ven biển Cửa Hới, Thanh Hóa (Nguyễn Thành Nam và cộng sự, 2014). Ngoài ra chỉ số đa dạng Shannon-Wiener (H’) cũng phần nào cho biết hiện trạng môi trường nước và được sử dụng như chỉ số quan trắc đa loài (Tạ Thị Thủy và cộng sự, 2022). Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu nào sử dụng chỉ số sinh học như IBI và H’ của quần xã cá để đánh giá chất lượng nước tại các khu vực đất ngập nước ven biển. Bài báo này bước đầu sử dụng cấu trúc quần xã cá để tính các chỉ số sinh học trên trong đánh giá chất lượng môi trường nước ở KBTTN ĐNN Tiền Hải. Kết quả của công trình này góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững ở địa phương. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm thu mẫu và danh sách loài cá sử dụng trong nghiên cứu này Nghiên cứu này sử dụng mẫu vật được thu từ ba đợt khảo sát (tháng 3, tháng 7 và tháng 8 năm 2019) tại 5 trạm (TH1-TH5) ở KBTTN ĐNN Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (Hình 1). Danh sách loài cá sử dụng trong nghiên cứu này được tập hợp từ Tran và cộng sự (2020) và Ta và cộng sự (2021) và sắp xếp lớp, bộ, họ, giống và loài theo Fricke và cộng sự (2022). Hình 1. Sơ đồ địa điểm nghiên cứu ở KBTTN ĐNN Tiền Hải 2.2. Phương pháp dùng các chỉ số sinh học dựa trên quần xã cá để đánh giá chất lượng môi trường nước + Chỉ số đa dạng Shannon-Wiener (H’): ∑
- PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 359 Trong đó: Ni: là số cá thể của loài thứ i; N: là tổng số cá thể của tất cả các loài bắt gặp trong điểm khảo sát. Việc tính toán xếp hạng chất lượng nước theo chỉ số đa dạng được thể hiện ở Bảng 1. Bảng 1. Chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường theo chỉ số H’ (Lê Văn Khoa và cộng sự, 2012) H’ Xếp hạng ô nhiễm môi trường nước H’ Xếp hạng ô nhiễm môi trường nước H’ < 1 Rất nhiễm bẩn 3 < H’ < 4,5 Không nhiễm bẩn 1 < H’ < 2 Nhiễm bẩn H’ > 4,5 Nước sạch 2 < H’ 10 5-10 10 5-10 6 3-6 60 II. Cấu trúc dinh 8. % số cá thể ăn động vật không xương sống, côn trùng > 45 30-45 < 30 dưỡng 9. % số cá thể cá dữ ăn động vật có xương sống, tôm > 30 15-30 < 15 10. Tổng số cá thể cá Nhiều Trung bình Ít III. Cấu trúc, chức 11. % số cá thể lai tạp, ngoại nhập 5 năng, phong phú và 12. % số cá thể bị bệnh, dị tật, u, hỏng vây và các khuyết điều kiện môi trường 6 tật khác 2.3. Phƣơng pháp dùng chỉ tiêu lý hoá để đánh giá chất lƣợng môi trƣờng nƣớc Các chỉ tiêu thủy hóa gồm pH, DO, COD, TSS, NO2-, NH4+, Fe, PO43-, BOD5, Cl-, TP và các chỉ tiêu thủy lý gồm nhiệt độ, độ đục, độ muối. Các chỉ tiêu thủy lý được đo trực tiếp tại các điểm thu mẫu cá, còn mẫu nước dùng để xác định chỉ tiêu thủy hóa được phân tích tại Khoa Nuôi trồng thủy sản, Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản, tỉnh Bắc Ninh. Sau đó, dựa vào Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam (QCVN 08- MT:2015/BTNMT) để đánh giá chất lượng nước mặt (Quy chuẩn Việt Nam, 2015). 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá chất lƣợng môi trƣờng nƣớc ở KBTTN ĐNN Tiền Hải bằng các chỉ số sinh học của quần xã cá Đa dạng thành phần loài cá. Qua 3 đợt khảo sát đã xác định được 65 loài thuộc 54 giống, 28 họ của 11 bộ cá ở KBTTN ĐNN Tiền Hải (Bảng 3). Trong số 65 loài, có 3 loài được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), cần được bảo vệ. Chúng gồm Clupanodon
- 360 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM thrissa (Linnaeus, 1758) ở bậc EN, Konosirus punctatus (Temminck & Schlegel, 1846) bậc VU và Bostrychus sinensis (Lacepède, 1801) bậc CR. Ngoài ra, có một loài ngoại lai xâm lấn, Oreochromis mossambicus (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2018) thu được nhiều mẫu tại khu vực nghiên cứu. Bảng 3. Danh sách các loài cá và số lượng mẫu thu được ở KBTNN ĐNN Tiền Hải. Tập hợp theo Tran và cộng sự (2020) và Ta và cộng sự (2021) STT Tên khoa học Tên phổ thông Số Thời gian Địa điểm thu mẫu mẫu xuất hiện T3 T7 T8 TH1 TH2 TH3 TH4 TH5 I. ANGUILLIFORMES BỘ CÁ CHÌNH 1. Ophichthyidae Họ cá Nhệch 1 Muraenichthuys gymnopterus (Bleeker, Cá Nhệch vảy trần 2 x x x 1853) II. CLUPEIFORMES BỘ CÁ TRÍCH 2. Clupeidae Họ cá Trích 2 Clupanodon thrissa (Linnaeus, 1758) Cá Mòi cờ hoa 2 x x x 3 Konosirus punctatus (Temminck & Schlegel, Cá Mòi cờ chấm 1 x x 1846) 4 Sardinella albella (Valenciennes, 1847) Cá Trích đầu ngắn 2 x x 5 Sardinella gibossa (Bleeker, 1849) Cá Trích xương 1 x x 6 Escualosa thoracata (Valenciennes, 1847) Cá Mai cova 1 x x 3. Engraulidae Họ cá Trỏng 7 Stolephorus tri (Bleeker, 1852) Cá Cơm sông tri 9 x x 8 Encrasicholina heteroloba (Ruppell, 1837) Cá Cơm mõm nhọn 3 x x 9 Coilia lindmani Bleeker, 1857 Cá Lành canh Lin 2 x x III. SALMONIFORMES BỘ CÁ HỒI 4. Salangidae Họ cá Hồi 10 Salanx cuvieri Valenciennes, 1850 Cá Ngần mõm nhọn 2 x x IV. SILURIFORMES BỘ CÁ NHEO 5. Plotosidae Họ cá Ngát 11 Plotosus lineatus (Thunberg, 1787) Cá Ngát bắc 1 x x V. BELONIFORMES BỘ CÁ KÌM 6. Hemirhamphidae Họ cá Kìm 12 Hyporhamphus unifasciatus (Ranzant, 1841) Cá Kìm sông 1 x x VI. SCORPAENIFORMES BỘ CÁ MÙ LÀN 7. Platycephalidae Họ cá Chai 13 Platycephalus indicus (Linnaeus, 1758) Cá Chai Ấn độ 3 x x VII. PERCIFORMES BỘ CÁ VƢỢC 8. Theraponidae Họ cá Căng 14 Therapon jarbua (Forsskal, 1775) Cá Ong 10 x x x x x x 15 Therapon therap Cuvier, 1829 Cá Căng sọc thẳng 6 x x 9. Carangidae Họ cá Khế 16 Atule mate (Cuvier, 1833) Cá Ngân 5 x x 10. Sillaginidae Họ cá Đục biển 17 Sillago sihama (Forsskal, 1775) Cá Đục bạc 54 x x x x x x 11. Serranidae Họ cá Mú 18 Enpinephelus coioides (Hamilton, 1822) Cá Mú chấm cam 1 x 12. Lutjanidae Họ cá Hồng 19 Lutjanus russellii (Bleeker, 1849) Cá Hồng chấm đen 2 x x 13. Leiognathidae Họ cá Liệt 20 Leoiognathus bindus (Valenciennes, 1835) Cá Liệt mõm ngắn 8 x x 21 Secutor ruconius (Hamilton,1822) Cá Liệt vân lưng 5 x x 22 Nuchequula nuchalis (Temminck & Schlegel, Cá Liệt Nuchequula 2 x x 1845) 14. Gerridae Họ cá Móm 23 Gerres lucidus Cuvier, 1830 Cá Móm gai ngắn 30 x x x x 24 Gerres filamentosus Cuvier, 1829 Cá Móm gai dài 1 x 25 Gerres limbatus Cuvier, 1830 Cá Móm xiên 5 x x x x 15. Apogonidae Họ cá Sơn 26 Ambassis vachellii Richardson, 1846 Cá Sơn 76 x x x x x x x x 16. Sparidae Họ cá Tráp 27 Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782) Cá Tráp vây vàng 11 x x x x x x 17. Sciaenidae Họ cá Đù
- PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 361 28 Collichthys lucidus (Richardson, 1844) Cá Đù đầu to 1 x x 29 Nibea albifora (Richardson, 1846) Cá Đù nanh 11 x x 18. Scatophagidae Họ cá Nầu 30 Scatophagus argus (Linnaeus, 1776) Cá Nâu 4 x x 19. Callionymidae Họ cá Đàn lia 31 Calliomymus sp. Cá Đàn lia 1 x x 20. Scombridae Họ cá Thu 32 Scomberomorus sinesis (Lacépède, 1800) Cá Thu sông 6 x x 21. Siganidae Họ cá Dìa 33 Siganus fuscescens (Houttuyn, 1782) Cá Dìa tro 1 x x VIII. CICHLIFORMES BỘ CÁ HOÀNG ĐẾ 22. Cichlidae Họ cá Rô phi 34 Oreochromis mossambicus (Peters, 1852) Cá Rô phi đen 1 x x IX. GOBIIFORMES BỘ CÁ BỐNG 23. Butidae Họ cá Bống đen 35 Bostrychus sinensis (Lacepède, 1801) Cá Bống bớp 2 x x x 36 Butis butis (Hamilton, 1822) Cá Bống cau 8 x x x x 37 Butis koilomatodon (Bleeker, 1849) Cá Bống cửa 8 x x x x 24. Gobiidae Họ Bống trắng 38 Acentrogobius moloanus (Herre, 1927) Cá Bống hạ môn 23 x 39 Acentrogobius viridipunctatus (Valenciennes, Cá Bống lá tre 25 x x x 1837) 40 Apocryptodon madurensis (Bleeker, 1849) Cá Bống răng xẻ 121 x 41 Aulopareia unicolor (Valenciennes, 1837) Cá Bống đuôi chấm 89 x x x x 42 Glossogobius aureus (Akihito & Meguro, Cá Bống cát 1 x x 1975) 43 Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) Cá Bống cát tối 26 x x x x x 44 Glossogobius olivaceus (Temminck & Cá Bống chấm gáy 45 x x x x x x x Schlegel, 1845) 45 Gobiopsis macrostoma (Steindachner, 1861) Cá Bống râu 1 x x 46 Psammogobius biocellatus (Valenciennes, Cá Bống mấu mắt 2 x x 1837) 25. Oxudercidae 47 Acanthogobius flavimanus (Temminck & Cá Bống hoa 2 x Schlegel, 1845) 48 Boleophthalmus pectinirostris (Linnaeus, Cá Bống lác 16 x x x x x x x 1758) 49 Eugnathogobius illotus (Larson, 1999) 15 x x x x 50 Gobiopterus chuno (Hamilton, 1822) Cá Bống chu nô 4 x x x 51 Mugilogobius abei (Jordan & Snyder, 1901) Cá Bống đối 39 x x x x x x x 52 Odontamblyopus rubicundus (Keith, Hadiaty, Cá Nhàm 1 x Busson & Hubert, 2014) 53 Periophthalmus modestus (Cantor, 1842) Cá Thòi loi mo đét 57 x x x x x x x x 54 Pseudogobius javanicus (Bleeker, 1856) Cá Bống vảy 1 x x 55 Pseudogobius masago (Tomiyama, 1936) 1 x x 56 Scartelaos histophorus (Valenciennes, 1837) Cá Thòi loi chấm 10 x x x 57 Tridentiger barbatus (Günther, 1861) Cá Bống râu 7 x x x x 58 Tridentiger trigonocephalus (Gill, 1859) Cá Bống lụa vân 1 x x 59 Wuhanlinigobius polylepis (Wu & Ni, 1985) 2 x x X. MUGILIFORMES BỘ CÁ ĐỐI 26. Mugilidae Họ cá Đối 60 Liza carinata (Valenciennes, 1836) Cá Đối lưng gờ 9 x x x x 61 Chelon subviridis (Valenciennes, 1836) Cá Đối đất 19 x x x x x x x x XI. PLEURONECTIFORMES BỘ CÁ BƠN 27. Soleidae Họ cá Bơn sọc 62 Brachirus orientalis (Bloch & Schneider, Cá Bơn sọc Phương 5 x x 1801) Đông 63 Zebrias zebrinus (Temminck & Schlegel, Cá Bơn sọc 1 x x 1846) 28. Cynoglossidae Họ cá Bơn cát 64 Cynoglosus puncticep (Richardson, 1846) Cá Bơn cát chấm 4 x x 65 Cynoglosus cynoglosus (Hamilton, 1822) Cá Bơn dẹp 1 x x Tổng số mẫu 817 Tổng số loài 48 16 28 12 52 13 14 11
- 362 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Chỉ số H’. Kết quả cho thấy vào tháng 3 và trung bình cả năm, nước không bị nhiễm bẩn hoặc nước sạch ở khu vực, còn chỉ số H’ tại tháng 7 và 8 thể hiện chất lượng nước ở đây nhiễm bẩn hoặc nhiễm bẩn nhẹ. Tại điểm TH2, chất lượng nước tốt, không nhiễm bẩn, các điểm thu mẫu còn lại đều nhiễm bẩn hoặc nhiễm bẩn nhẹ (Bảng 4). Bảng 4. Chỉ số H’ theo tháng và điểm thu mẫu cá ở KBTTN ĐNN Tiền Hải Xếp hạng mức độ Tháng/năm H’ ô nhiễm nƣớc 3 3,154 Không nhiễm bẩn 7 1,660 Nhiễm bẩn 8 2,347 Nhiễm bẩn nhẹ Cả năm 3,229 Không nhiễm bẩn Điểm thu mẫu TH1 1,639 Nhiễm bẩn TH2 3,316 Không nhiễm bẩn TH3 1,908 Nhiễm bẩn TH4 2,060 Nhiễm bẩn nhẹ TH5 2,255 Nhiễm bẩn nhẹ Chỉ số tổ hợp sinh học cá (IBI). Kết quả tính điểm dựa trên phân hạng cho các chỉ số tổ hợp sinh học cá ở KBTTN ĐNN Tiền Hải được trình bày ở Bảng 5. Chỉ số tổ hợp quần xã cá đạt 46 điểm, trong khoảng 45-55, cho thấy chất lượng nước ở Khu BTTN ĐNN Tiền Hải đạt mức tốt. Như vậy chất lượng nước ở KVNC ở mức tốt phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của các loài cá. So sánh với kết quả nghiên cứu tại các khu vực cửa sông khác, tại cửa sông Thu Bồn, Quảng Nam điểm IBI đạt 38-52 điểm (Nguyễn Văn Khánh, 2014) và cửa Hới, Thanh Hóa là 46 điểm (Nguyễn Thành Nam và cộng sự, 2014) đều nằm ở mức tốt, tuy nhiên các tác giả đều nhận định mặc dù kết quả đạt ở mức tốt nhưng là nằm ở ngưỡng thấp của mức và cũng đang có dấu hiệu ô nhiễm ở các khu vực mà các tác giả nghiên cứu. Bảng 5. Ma trận chỉ số tổ hợp sinh học cá để đánh giá chất lượng nước ở KBTTN ĐNN Tiền Hải Thành phần cấu trúc Các chỉ tiêu Giá trị Điểm 1. Tổng số loài cá 65 5 2. Số loài cá đáy - gần đáy 53 5 I. Thành phần cấu trúc 3. Số loài cá nổi - sống ở tầng nước 12 3 quần xã 4. Số loài cá bống 25 5 5. Số loài cá trơn không vảy 3 1 6. Số loài cá nhạy cảm 0 1 7. % số cá thể ăn tạp 7,8 5 II. Cấu trúc dinh dưỡng 8. % số cá thể ăn động vật không xương sống, côn trùng 43,3 3 9. % số cá thể cá dữ ăn động vật có xương sống, tôm 18,8 3 III. Cấu trúc, chức năng, 10. Tổng số cá thể cá Nhiều 5 phong phú và điều kiện 11. % số cá thể lai tạp, ngoại nhập 0,12 5 môi trường 12. % số cá thể bị bệnh, dị tật, u, hỏng vây và các khuyết tật khác 0,98 5 Tổng 46
- PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 363 3.2. Đánh giá chất lƣợng môi trƣờng nƣớc ở Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Tiền Hải dựa vào yếu tố thủy lý, thủy hóa Các yếu tố thủy lý. Kết quả phân tích các yếu tố thủy lý tại KBTTN ĐNN Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, cho thấy: nhiệt độ nước dao động từ 20,1 oC - 31,5 oC. Đây là khoảng nhiệt độ thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài cá, điều đó cho thấy ở KVNC không có hiện tượng ô nhiễm nhiệt. Độ đục của nước dao động từ 12 đến 62 mg/l. Độ dẫn điện của nước dao động từ 0,15 đến 4,04 mS/m. Nồng độ muối dao động từ 0,7- 23,8 ‰. Nhìn chung nồng độ muối giữa các địa điểm nghiên cứu đều có sự giống nhau, nằm trong giới hạn cho phép của chỉ số đánh giá chất lượng nước. Như vậy theo các quy chuẩn của Việt Nam. Các yếu tố thủy hóa. Kết quả phân tích các mẫu nước ở KBTTN ĐNN Tiền Hải được thể hiện ở Bảng 6. Các chỉ tiêu pH, DO, TSS và Cl- đều ở mức A1 ở cả hai lần thu mẫu, đặc trưng cho nước sạch. Chỉ số thấp PO43- (đạt A2-B1) trong cả đợt tháng 3 và tháng 8 năm 2019. Chỉ tiêu COD, NH4+, Fe và BOD5 đạt ở mức ổn định dùng được trong sinh hoạt ở cả 2 đợt thu mẫu (Bảng 6). Hàm lượng NO2- ở mẫu nước tháng 3/2019 ghi nhận mức độ thấp (B2) tuy nhiên ở đợt thu mẫu vào 8/2019 lại không phát hiện ở các điểm TH1, TH3 và TH5, nhưng những điểm ghi nhận được ở mùa mưa thì cũng cao hơn so với đợt lấy mẫu tại mùa khô đặc biệt là điểm TH4 (2,51 mg/l). Trong khi đó, hàm lượng TP (PO4 tính theo P) dao động 0,31- 1,32 mg/l đạt giá trị B1-B2 (Bảng 6). Như vậy, nhìn chung chất lượng nước ở KVNC tương đối tốt và không có sự khác nhau nhiều ở mùa khô và mùa mưa (Quy chuẩn Việt Nam, 2015). Các thông số thủy hóa tại KVNC đa phần đều nằm ở giới hạn cho phép theo quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt. Ngoại trừ chỉ tiêu TP nằm ở mức B1-B2 và chỉ tiêu NO2- nằm trong mức A1-B2 do xung quanh các địa điểm thu mẫu nhiều hộ gia đình đã hình thành các vùng nuôi tôm theo hướng công nghệ cao, việc xả chất thải từ các ao nuôi tôm một cách thường xuyên sẽ làm hàm lượng NO2- trong nước tăng cao (Lê Văn Thiện và Trần Thiện Cường, 2008), thì hầu hết các chỉ tiêu ở khu vực này đều năm trong mức độ A1-A2. Từ đó cho thấy chất lượng nước ở Tiền Hải đạt mức độ tốt. Như vậy, đánh giá chất lượng môi trường nước dựa trên các chỉ số sinh học cho kết quả tương đồng giữa H’ và IBI (chất lượng nước là tốt). Phương pháp thủy lý hóa và phương pháp sử dụng chỉ số sinh học cho ra kết quả tương đồng tại KVNC, cho thấy chất lượng môi trường nước tầng mặt tương đối sạch. Tuy nhiên, điểm IBI nằm ở ngưỡng thấp của mức và chỉ tiêu thủy lý hóa cũng có những chỉ số nằm ở mức B1-B2 nên chất lượng nước ở đây đang có dấu hiệu ô nhiễm. Các nghiên cứu trước đây thường chỉ sử dụng chỉ số tổ hợp sinh học cá (Nguyễn Văn Khánh, 2014; Nguyễn Thành Nam và cộng sự, 2014) và các tác giả ít sử dụng kết hợp các chỉ số đa dạng và phương pháp thủy lý hóa để so sánh, đánh giá các phương pháp khác nhau. Hơn nữa, chỉ số H’ hay được áp dụng đối với các nhóm động vật không xương sống cỡ lớn (Korycińska và Królak, 2006; Đỗ Văn Nhượng và cộng sự, 2021). Do vậy, kết quả nghiên cứu này ngoài góp phần đánh giá chất lượng môi trường nước và bảo tồn đa dạng
- 364 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM sinh học ở KVNC còn bước đầu giới thiệu, mở rộng áp dụng các chỉ số sinh học khác đối với quần xã cá để đánh giá chất lượng môi trường nước ở các đất ngập nước nước mặn. Bảng 6. Giá trị trung bình các chỉ tiêu thủy hóa ở KBTTN ĐNN Tiền Hải Chỉ Đơn vị Phƣơng pháp Tháng 3/2019 Tháng 8/2019 tiêu tính Kết quả Giá trị Kết quả Giá trị pH TCVN 6492:2011 7,55-7,62 A1 7,02-7,39 A1 DO mg/l TCVN 5499-1995 7,36-9,18 A1 8,32-10,56 A1 COD mg/l TCVN 6491-1999 3,84-12,16 A1-A2 5,12-13,12 A1-A2 TSS mg/l TCVN 6625:2000 0,366-0,674 A1 0,104-0,246 A1 NO2- mg/l SMEWW 4500-NO2:2005 0,19-0,48 B2 kph-2,51 A1-B2 NH4+ mg/l SMEWW 4500-NH3 :2005 0,23-0,54 A1-A2 kph-0,36 A1 Fe mg/l TCVN 6177:1996 0,72-1,42 A1-A2 0,58-1,1 A1-A2 PO43- mg/l SMEWW 3500-PO4:2005 0,11-0,31 A2-B1 0,18-0,39 A2-B1 BOD5 mg/l SMEWW 5210 B:2005 1,94-8,74 A1-A2 3,62-8,62 A1-A2 Cl- g/l TCVN 6194:1996 0,73-1,34 A1 1,21-6,35 A1 TP mg/l TCVN 6202:2008 0,31-0,92 B1-B2 0,511-1,32 B2 4. KẾT LUẬN Dựa vào phân tích thành phần 65 loài cá thuộc 54 giống, 28 họ và 11 bộ, nghiên cứu này đã xác định được các chỉ số đa dạng H’= 3,229 và chỉ số tổ hợp sinh học cá IBI = 46 điểm. Các chỉ số H’ và IBI cho thấy chất lượng môi trường nước ở KBTTN ĐNN Tiền Hải đạt mức tốt. Hơn nữa, phương pháp phân tích thủy lý hóa cho thấy chất lượng nước ở tầng mặt đa số đều ở mức tốt (A1), tuy vẫn còn một vài chỉ tiêu trong khoảng A2-B1, đặc biệt là TP ở mức xấu (B1-B2). Như vậy, chỉ số IBI và H’ có thể sử dụng để đánh giá chất lượng môi trường nước ở hệ sinh thái đất ngập nước ven biển. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện KH & CN Việt Nam, 2007. Sách Đỏ Việt Nam, Phần I. Động vật. Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, pp. 277-372. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2018. Thông tư: Quy định tiêu chí xác định và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại. 35/2018/TT-BTNMT. Tra cứu ngày 10/6/2022. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Thong-tu-35-2018-TT- BTNMT-tieu-chi-xac-dinh-va-ban-hanh-Danh-muc-loai-ngoai-lai-xam-hai- 404798.aspx. Lê Như Đa, Lê Thị Phương Quỳnh, Phạm Thị Mai Hương, 2019. Đánh giá chất lượng nước thải canh tác nông nghiệp khu vực huyện Đông Anh, Hà Nội. Tạp chí Khoa Học và Công nghệ, số. 53, tr. 68-72. Fricke R., Eschmeyer W. N., and R. van der Laan (eds), 2022. Eschmeyer's catalog of fishes: genera, species, references. Tra cứu ngày 11/6/2022. (http://researcharchive.calacademy.org/research/ichthyology/catalog/fishcatmain.asp). Bùi Viết Hưng, Hồ Ngọc Sơn, Nguyễn Thế Đồng, Hoàng Việt, Trần Thị Mai Hương, Huỳnh Thị Mai, Huỳnh Tiến Dũng, Hakan Berg, 2013. Đa dạng sinh học; Biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học BCA, WWF, Đại học Stockholm.
- PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 365 Karr, J. R., 1981. Assessment of biotic integrity using fish communities. Fisheries, pp. 21-27. Nguyễn Văn Khánh, 2014. Sử dụng chỉ số tổ hợp sinh học IBI đánh giá chất lượng nước khu vực hạ lưu sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Khoa học Công nghệ ĐHĐN, số 11(84), tr. 108. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Quýnh, Nguyễn Quốc Việt, 2012. Chỉ thị sinh học môi trường. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 280 tr. Korycińska, M., and Królak, E., 2006. The use of various biotic indices for evaluation of water quality in the lowland rivers of Poland (Exemplified by the Liwiec River). Polish Journal of Environmental Studies, 15(3): 419–428. Nguyễn Thành Nam, Vũ Thị Thanh, Nguyễn Xuân Huấn, 2014. Nghiên cứu cấu trúc quần xã cá và sử dụng chỉ số tổ hợp đa dạng sinh học cá để đánh giá chất lượng nước ở vùng ven biển Cửa Hới, tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Khoa học, Khoa học Tự Nhiên & Công Nghệ, ĐHQG Hà Nội, 30, Số 6S-A, tr. 171-176. Đỗ Văn Nhượng, Trần Nam Hải, Nguyễn Thị Nga, Trần Đức Hậu, 2021. Quần xã động vật đáy và đánh giá chất lượng môi trường nước bằng chỉ số sinh học Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Ninh Bình. Tạp chí Khoa học, Khoa học Tự Nhiên & Công nghệ, ĐHQG Hà Nội, 37 (4): 11-21. DOI: https://doi.org/10.25073/2588-1140/vnunst.5169. Quy chuẩn Việt Nam 08-MT:2015/BTNMT, 2015. Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt. http://cem.gov.vn/storage/documents/5d6f3ecb5d6f3ecb26484qcvn-08- mt2015btnmt.pdf. Tra cứu ngày 12/6/2022. Tạ Thị Thủy, Đặng Thị Thanh Hương, Trần Đức Hậu, 2022. Bước đầu sử dụng quần xã cá đánh giá chất lượng môi trường nước ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình. Tạp chí Khoa học, Khoa học Tự Nhiên & Công nghệ, ĐHQG Hà Nội. DOI: https://doi.org/10.25073/2588-1140/vnunst.5215. Ta, T. T., Pham, T. T., and Tran, D. H., 2021. Additional data on species composition of fish in Tien Hai wetland nature reserve, Thai Binh province. Hnue Journal of Science, Natural Sciences, 66(3): 140-152. DOI: 10.18173/2354-1059.2021-0055 Lê Văn Thiện, Trần Thiện Cường, 2008. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của hoạt động nuôi tôm tới chất lượng môi trường đất nước khu vực dải ven biển tỉnh Thái Bình. Đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội. DOI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23179. Tran, D. H., Nguyen, L. H. T., and Nguyen, T. N., 2020. First data of goby fish in Tien Hai wetland nature reserve, Thai Binh province. Hnue Journal of Science, Natural Sciences, 65 (10): 143-153. DOI: 10.18173/2354-1059.2020-0058 Trần Trọng Anh Tuấn, Tạ Thị Kiều Anh, 2017. Phân tích các quy trình đánh giá nguy cơ xâm hại của sinh vật ngoại lai trên thế giới và đề xuất áp dụng ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 59(5): 27-33. DOI: https://b.vjst.vn/index.php/ban_b/article/view/499.
- 366 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM USAGE OF FISH COMMUNITY TO ASSESS WATER QUALITY IN TIEN HAI WETLAND NATURE RESERVE, THAI BINH PROVINCE Dang Thi Thanh Huong1, Pham Thi Thao2, Ta Thi Thuy3, Pham Van Long4, Ha Luong Thai Duong1, Tran Duc Hau1,* Abstract. Tien Hai Wetland Nature Reserve is one of the important core areas of the biosphere reserve of the Red River Delta, which has high biodiversity. To assess water quality in this area, the present study used the Shannon-Wiener Diversity Index (H') and IBI (Index of Biotic Integrity) of fish community collected in three field surveys in March, July, and August 2019. A total of 65 fish species belonging to 28 families, 11 orders were determined. The H' index was 3.229 and IBI as 46 indicated that the water quality in the Tien Hai Wetland Nature Reserve was good, suitable for growth with aquatic species. In general, physical-chemical analysis methods revealed that most of the water parameters in the surface layer are good, although a few parameters ranged from A2 to B1 levels, especially for TP (Phosphate calculated as P) being at poor level of pollution (B1-B2). Thus, results obtained from both bio-indices and physical- chemical analysis seem similar and indicate that the water in Tien Hai Wetland Nature Reserve was relatively clean. As a result, IBI and H' indexes can be applied to assess water quality in ecotone regions wetland environments. This finding will contribute to providing data for the conservation of biodiversity and sustainable development in the reserved area. Keywords: Biodiversity indices, fish species composition, index of biotic integritywetland, Tien Hai, water quality. 1 Hanoi National University of Education 2 Do Thi Viet Hung Secondary School 3 Hanoi Metropolitan University 4 Ministry of Natural Resources and Environment *Email: hautd@hnue.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Sinh thái học nông nghiệp
213 p | 686 | 233
-
Hướng dẫn nghiên cứu quần xã thực vật
118 p | 148 | 37
-
Chương 4: Phân tích nước
15 p | 124 | 28
-
Kiểm soát hạn ngạch phát thải BOD5 và COD trong nước thải: Một số vấn đề lý thuyết và ứng dụng
5 p | 204 | 22
-
Chính sách phát triển mang tính đột phá để xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu hiện nay
6 p | 96 | 13
-
Đánh giá và dự báo biến động đất đô thị khu vực nội thành Thành phố Hà Nội bằng tư liệu viễn thám và GIS
12 p | 95 | 10
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên
6 p | 112 | 9
-
Đánh giá hiện trạng nguồn nước mặt và đề xuất các giải pháp quản lý nguồn nước mặt trong vùng bán đảo Cà Mau
8 p | 170 | 9
-
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính (thuộc dự án VILG) thử nghiệm tại xã Minh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
8 p | 37 | 6
-
Ứng dụng Gis đánh giá thích nghi đất đai tự nhiên trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai
5 p | 83 | 4
-
Phân vùng khai thác nước dưới đất nhằm định hướng cho việc quản lý khai thác sử dụng bền vững nguồn nước vùng bán đảo Cà Mau
8 p | 49 | 4
-
Xây dựng bản đồ lớp phủ khu vực Tây Nguyên sử dụng dữ liệu ảnh Landsat đa thời gian
3 p | 58 | 3
-
Xác định giản đồ phân bố và hằng số axit của các dẫn xuất Phenolic sử dụng phương pháp trắc quang, phổ mô phỏng 13C NMR và mô hình thống kê đa biến
10 p | 40 | 2
-
Xác định giá nước hợp lý trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước
4 p | 57 | 2
-
Chỉ số tổn thương tài nguyên nước ngọt khu vực bán đảo Cà Mau
6 p | 40 | 1
-
Nghiên cứu quần xã vi sinh vật trong quá trình ủ các chất thải hữu cơ sử dụng chế phẩm vi sinh
7 p | 17 | 1
-
Sử dụng thông tin khí tượng thủy văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực Bắc Trung Bộ
3 p | 55 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn