Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br />
<br />
SỬ DỤNG RĂNG TRONG SUỐT TRONG GIẢNG DẠY NỘI NHA<br />
Huỳnh Hữu Thục Hiền*, Phạm Văn Khoa*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Phương pháp nhuộm màu hốc tủy và làm trong răng đã được sử dụng trong rất nhiều nghiên cứu về giải<br />
phẫu hốc tủy và được xem là phương pháp chuẩn vàng trong nghiên cứu hình thái hốc tủy.<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm thử nghiệm phương pháp nhuộm màu hốc tủy và làm<br />
trong răng trong điều kiện thực tế để tạo ra các tiêu bản răng trong suốt và đánh giá khả năng sử dụng răng<br />
trong suốt trong giảng dạy Nội nha.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Các tiêu bản răng trong suốt được thực hiện bằng cách nhuộm màu hốc tủy<br />
bằng mực tàu, khử khoáng bằng axit nitric 5% và axit dormic 17%, làm trong và làm cứng bằng xylene, sau đó<br />
ngâm trong methyl salicylate. Một nhóm 20 sinh viên quan sát thực tế về giải phẫu hốc tủy và thực hiện các thao<br />
tác sửa soạn và trám bít ống tủy trên tiêu bản, sau đó trả lời bảng câu hỏi cho biết ý kiến về việc sử dụng răng<br />
trong suốt.<br />
Kết quả: Đã thực hiện được 60 tiêu bản răng trong suốt gồm răng thuộc các loại khác nhau, các răng trong<br />
suốt này thể hiện rõ giải phẫu hốc tủy và đủ cứng để thực hành tiền lâm sàng nội nha. Ý kiến phản hồi của sinh<br />
viên là tích cực và ủng hộ việc sử dụng răng trong suốt.<br />
Kết luận: Răng trong suốt là một phương tiện hữu ích trong giảng dạy nội nha.<br />
Từ khóa: răng trong suốt, giảng dạy nội nha<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE USE OF TRANSPARENT TOOTH MODEL IN THE ENDODONTICS TRAINING<br />
Huynh Huu Thuc Hien, Pham Van Khoa<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 6 - 11<br />
The tooth-clearing technique has been utilised in many studies on dental pulp morphology, and it is the gold<br />
standard in this field of study.<br />
Objectives: To experiment with an inexpensive technique to make transparent tooth models, and to attempt<br />
to use transparent teeth in the training of endodontics.<br />
Method: Dye the pulp by China ink with a vacumm machine, demineralise the teeth in 5% nitric acid and<br />
17% formic acid, harden and clear with xylene and methyl salicylate. The transparent tooth models were used for<br />
demonstration of pulp anatomy, and a group of 20 students were asked to observe the pulp system and perform<br />
root canal treatment on those models. The students then answered a questionnaire on the use of transparent tooth<br />
models in endodontics training.<br />
Results: 60 transparent tooth models of different types were performed. Their root canal anatomy was clearly<br />
visualised, and the hardness were sufficient for pre-clinical practice. The reaction of students was favorable with<br />
positive support for the use of transparent teeth.<br />
Conclusion: Transparent tooth models are useful in teaching of endodontics.<br />
Keywords: transparent tooth model, endodontics training<br />
* Bộ môn Chữa răng- Nội nha- Khoa RHM, Đại học Y Dược TP. HCM<br />
<br />
Tác giả liên lạc: ThS Huỳnh Hữu Thục Hiền<br />
<br />
6<br />
<br />
ĐT: 0903673767<br />
<br />
Email: huynhthuchien@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br />
MỞ ĐẦU<br />
Làm trong răng và nhuộm màu hốc tủy là<br />
một phương pháp bộc lộ hình thái hốc tủy.<br />
Trong phương pháp này để làm trong răng,<br />
người ta sử dụng các axit để khử khoáng mô<br />
cứng răng, sau đó ngâm vào các dung dịch thích<br />
hợp để phần khung hữu cơ còn lại của răng trở<br />
nên trong suốt, có thể nhìn xuyên qua để quan<br />
sát hốc tủy. Đồng thời để làm nổi bật hình ảnh<br />
hốc tủy bên trong cho dễ quan sát, người ta bơm<br />
mực vào để nhuộm màu hốc tủy. Đây là một<br />
phương pháp thường sử dụng để nghiên cứu<br />
hình thái hốc tủy các nhóm răng của các chủng<br />
tộc khác nhau.<br />
<br />
Lịch sử<br />
Năm 1913, Adloff đã mô tả phương pháp<br />
làm trong răng. Ông bơm kim loại nóng chảy<br />
vào hốc tủy, sau đó làm trong răng theo<br />
phương pháp của Spalteholz (1911). Fasoli và<br />
Arlotta (1913) cũng thử phương pháp này và<br />
chụp ảnh những mẫu răng làm trong. Moral<br />
(1915) bơm mực vào hốc tủy, sau đó làm trong<br />
răng theo phương pháp của Krause (1909).<br />
Tuy nhiên, phương pháp làm trong răng của<br />
các tác giả vừa đề cập còn nhiều vấn đề như<br />
không bơm mực vào toàn bộ hốc tủy và răng<br />
chưa thật trong suốt(2).<br />
Okumura (1927) bơm thuốc nhuộm vào tủy<br />
răng và làm trong một số lượng lớn các răng để<br />
quan sát hốc tủy và ông cũng đưa ra một phân<br />
loại ống tủy liên quan với phân bố giải phẫu.<br />
Okumura đã nhận thấy đây là một phương pháp<br />
tối ưu để khảo sát giải phẫu học hốc tủy vì hình<br />
dạng răng ban đầu của răng được duy trì, có thể<br />
thấy rõ các ống tủy kể cả ống tủy có kích thước<br />
nhỏ, tỉ lệ thành công cao và mẫu sau cùng có thể<br />
sử dụng trong một thời gian dài(8).<br />
Năm 1973, Seelig và Gillis giới thiệu một<br />
phương pháp giản lược để làm trong răng.<br />
Theo phương pháp này, các răng được ngâm<br />
trong HCl 5% cho đến khi khử khoáng hết mô<br />
răng. Tiếp theo rửa bằng nước trong 2 giờ, rồi<br />
kiềm hóa lại bằng NaOH trong 6 giờ. Sau đó<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
rửa lại và bơm thuốc nhuộm haematoxylin<br />
vào hốc tủy cho đến khi thuốc nhuộm chảy ra<br />
lỗ chóp. Các răng lại được rửa sạch và ngâm<br />
trong cồn để khử nước, sau cùng cho răng vào<br />
một khuôn nhựa trong(6).<br />
Năm 1974, Vertucci sử dụng phương pháp<br />
của Seelig và Gillis trong một vài nghiên cứu bao<br />
gồm khảo sát giải phẫu học của 100 răng cối lớn<br />
thứ nhất hàm trên, 200 răng cối nhỏ thứ hai hàm<br />
trên, 100 răng cửa và nanh hàm dưới, và 100<br />
răng cối lớn thứ nhất hàm dưới. Năm 1978,<br />
Vertucci tiếp tục khảo sát 400 răng cối nhỏ thứ<br />
nhất và 400 răng cối nhỏ thứ hai hàm dưới, và<br />
giới thiệu một phân loại ống tủy gồm 5 loại.<br />
Năm 1979, Vertucci lại tiếp tục công trình của<br />
mình với 400 răng cối nhỏ thứ nhất hàm trên.<br />
Năm 1984, Vertucci trình bày tất tả kết quả công<br />
trình nghiên cứu của mình trong một bài báo với<br />
tổng cộng 2.400 răng các loại đã được làm trong.<br />
Ông đã thể hiện sự đánh giá rất toàn diện về giải<br />
phẫu học hốc tủy đại thể và đưa ra một phân loại<br />
ống tủy gồm 8 loại(7). Phân loại của Vertucci có<br />
thể được xem như một đột phá trong nghiên cứu<br />
hình thái ống tủy, được sử dụng trong hầu hết<br />
các nghiên cứu giải phẫu hốc tủy sau đó và cho<br />
đến hiện nay vì tính đơn giản và tổng quát của<br />
nó. Và công trình nghiên cứu của Vertucci về<br />
giải phẫu hốc tủy tất cả các răng được xem là<br />
một tài liệu tham chiếu cơ bản để so sánh với các<br />
nghiên cứu khác sau đó.<br />
Tại Việt Nam, phương pháp này đã được<br />
áp dụng trong một số nghiên cứu về hình thái<br />
hốc tủy một vài nhóm răng. Năm 1994,<br />
Nguyễn Văn Phước thực hiện trên các răng cối<br />
nhỏ hàm trên có so sánh với phương pháp<br />
chụp phim. Tác giả đã nhận thấy đây là<br />
phương pháp ưu điểm hơn so với phương<br />
pháp chụp phim vì cho phép mô tả hốc tủy chi<br />
tiết và toàn diện hơn(3). Năm 2004, Tạ Tố Trân<br />
thực hiện trên răng cửa giữa và răng nanh<br />
hàm trên. Nghiên cứu này đã có nhiều đóng<br />
góp về những cải tiến về phương pháp nhuộm<br />
màu và làm trong răng, tẩm nhựa trong cho<br />
phần ngà, tái tạo lại phần men răng(5). Năm<br />
<br />
7<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br />
<br />
2011, Phan Thùy Ngân và Ngô Thị Quỳnh Lan<br />
thực hiện trên các răng cối nhỏ thứ nhất hàm<br />
dưới(4).<br />
<br />
Khả năng ứng dụng trong giảng dạy Nội nha<br />
Răng được làm trong và nhuộm màu hốc tủy<br />
có thể là một phương tiện rất giá trị trong giảng<br />
dạy Nội nha cho sinh viên Răng Hàm Mặt. Điều<br />
trị nội nha thành công đòi hỏi cao kiến thức về<br />
giải phẫu và sinh lý của hệ thống hốc tủy răng<br />
cũng như kỹ năng thực hành. Người điều trị<br />
phải nắm vững các kỹ thuật để mở tủy, làm sạch,<br />
tạo dạng, trám bít và phục hồi răng sau nội nha.<br />
Răng sau khi được nhuộm màu hốc tủy và làm<br />
trong sẽ bộc lộ hệ thống ống tủy phức tạp, có thể<br />
quan sát dễ dàng bằng mắt thường giúp sinh<br />
viên hiểu rõ hơn về giải phẫu hốc tủy so với<br />
những hình thức mô tả hốc tủy khác như hình<br />
vẽ, hình X quang răng… Tiêu bản răng trong<br />
suốt cho phép quan sát các đặc điểm giải phẫu<br />
trong ba chiều không gian và trong mối liên hệ<br />
với hình thể ngoài của răng.<br />
Năm 1975, Hasselgren và Tronstad đã giới<br />
thiệu phương pháp làm trong răng đơn giản bao<br />
gồm khử khoáng bằng axit nitric, khử nước bằng<br />
cồn, ngâm trong xylene 2 tuần để cho phần răng<br />
còn lại đủ cứng, sau đó làm trong răng bằng cách<br />
ngâm methyl salicylate. Các răng làm trong theo<br />
phương pháp này đã được dùng để giảng dạy<br />
tiền lâm sàng nội nha cho sinh viên, và hầu hết<br />
sinh viên đều cảm thấy học nội nha trên răng<br />
làm trong giúp dễ hiểu hơn nhất là khi thao tác<br />
trên các răng có vấn đề như ống tủy cong, lỗ<br />
chóp rộng… Các tác giả nhận thấy bơm mực vào<br />
hốc tủy giúp dễ quan sát hốc tủy hơn, và các<br />
răng đã khử khoáng thì mềm hơn răng thông<br />
thường nhưng ngâm trong xylene 2 tuần cũng<br />
đủ đạt đến độ cứng có thể sử dụng cho thực tập<br />
nội nha, các răng khi lấy ra khỏi dung dịch<br />
methyl salicylate bị đục dần đi nhưng trở nên<br />
trong suốt trở lại khi ngâm vào dung dịch(5).<br />
Răng trong suốt là một phương tiện tốt trong<br />
giảng dạy Nội nha, để giúp sinh viên có được<br />
kiến thức về hệ thống hốc tủy phức tạp trong ba<br />
<br />
8<br />
<br />
chiều. Bên cạnh đó, răng trong suốt khi được làm<br />
cứng thích hợp có thể sử dụng là phương tiện<br />
trong thực hành tiền lâm sàng nội nha. Trong<br />
đào tạo bác sĩ Răng Hàm Mặt, giai đoạn Tiền lâm<br />
sàng là một giai đoạn quan trọng để sinh viên có<br />
được những kỹ năng cần thiết trước khi bắt đầu<br />
thực hành trên bệnh nhân. Hiện nay, tại Khoa<br />
Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TPHCM cũng<br />
như hầu hết các trường Nha trên thế giới thường<br />
sử dụng răng thật của người trong thực hành<br />
Tiền lâm sàng Nội nha. Đối với sinh viên mới bắt<br />
đầu làm quen với hệ thống ống tủy, sử dụng tiêu<br />
bản răng trong suốt có thể giúp sinh viên dễ<br />
quan sát trong khi mở tủy, sửa soạn và trám bít<br />
ống tủy trong thực hành Tiền lâm sàng nội nha.<br />
Chúng tôi nhận thấy có thể sử dụng răng<br />
trong suốt làm phương tiện giảng dạy Nội nha<br />
cho sinh viên Răng Hàm Mặt tại Khoa Răng<br />
Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Do<br />
đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với<br />
những mục tiêu sau:<br />
1- Thực nghiệm phương pháp nhuộm màu<br />
hốc tủy và làm trong răng phù hợp để có thể<br />
thực hiện nhiều tiêu bản răng trong suốt phục vụ<br />
cho công việc giảng dạy Nội nha tại tại Khoa<br />
Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP Hồ Chí<br />
Minh.<br />
2- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng răng<br />
trong suốt trong nâng cao kiến thức và kỹ năng<br />
của sinh viên trong chuyên ngành Nội nha.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Răng người đã nhổ được thu thập, làm sạch<br />
và bảo quản trong Chloramine T.<br />
Răng đã đóng chóp, chân răng và chóp răng<br />
còn nguyên vẹn.<br />
<br />
Trang thiết bị, vật liệu<br />
- Máy rửa siêu âm KQ318T, Trung Quốc.<br />
- Máy hút chân không 1,5 HP tự chế tạo.<br />
- Dung dịch làm sạch: Chloramin T, NaClO<br />
5,25%.<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br />
- Dung dịch nhuộm màu: mực tàu.<br />
- Dung dịch khử khoáng: axit Formic 17%,<br />
acid Nitric 5%.<br />
- Dung dịch khử nước: Ethanol 70 , 90 , 96 .<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
- Dung dịch làm cứng, làm trong: Xylene<br />
- Dung dịch làm trong: Methylsalicylate.<br />
<br />
Quy trình thực hiện tiêu bản răng trong suốt<br />
Làm tan mô tủy<br />
Ngâm trong NaOCl 5,25% trong 24 giờ để<br />
làm tan mô tủy. Rửa răng bằng máy rửa siêu âm<br />
trong 30 phút.<br />
Rửa răng dưới vòi nước trong 4 giờ.<br />
Để răng khô tự nhiên.<br />
<br />
Nhuộm màu hốc tủy<br />
Ngâm răng vào dung dịch mực tàu đen được<br />
làm ấm đến 50-60°C.<br />
Bơm hút chân không bằng máy hút chân<br />
không, cho răng và mực vào buồng hút chân<br />
không. Khi hút hết không khí trong buồng, tắt<br />
máy, mở nắp buồng hút đưa nhanh khí vào<br />
buồng tạo áp lực đẩy mực vào hốc tủy. Thực<br />
hiện lập lại 3 lần.<br />
<br />
Khử khoáng răng<br />
Ngâm trong dung dịch axit nitric 6% 1 ngày.<br />
Ngâm trong dung dịch axit formic 17% cho<br />
đến khi khử khoáng hoàn toàn. Axit formic được<br />
thay mới mỗi 5 ngày. Đánh giá sự khử khoáng<br />
bằng mắt thường.<br />
Rửa sạch dưới vòi nước trong 8 giờ.<br />
<br />
Khử nước<br />
Ngâm răng trong dung dịch ethanol với<br />
nồng độ tăng dần:<br />
70° trong 12 giờ<br />
90° và 96°, mỗi nồng độ trong 1 giờ<br />
<br />
Làm cứng và làm trong răng<br />
Sau khi khử nước, cho răng vào xylene ngâm<br />
trong 4 tuần cho cứng. Sau đó ngâm vào methyl<br />
salicylate để duy trì tiêu bản được trong suốt,<br />
nhưng methyl salicylate ít độc hơn xylene.<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Sử dụng tiêu bản răng trong suốt trong<br />
giảng dạy Nội nha<br />
Sinh viên RHM năm thứ 4 được học lý<br />
thuyết về giải phẫu hốc tủy: các thành phần của<br />
hốc tủy, các phân loại hốc tủy, đặc điểm giải<br />
phẫu hốc tủy theo nhóm răng cửa nanh, răng cối<br />
nhỏ hàm trên và hàm dưới, răng cối lớn hàm<br />
trên và hàm dưới. Bài giảng lý thuyết được minh<br />
họa bằng các hình vẽ, hình chụp răng thật và<br />
tiêu bản răng trong suốt, phim X quang răng.<br />
Sinh viên được giới thiệu về tiêu bản răng trong<br />
suốt, và tự đến (không bắt buộc) quan sát tiêu<br />
bản tiêu bản răng trong suốt của các nhóm răng<br />
tại bộ môn Chữa răng – Nội nha. Sinh viên được<br />
quan sát bằng mắt thường và bằng kính lúp x 3<br />
lần. Sinh viên nào đến quan sát trả lời các câu hỏi<br />
cho biết ý kiến về các tiêu bản, về việc sử dụng<br />
tiêu bản trong học tập giải phẫu hốc tủy.<br />
Chọn ngẫu nhiên một nhóm thực tập gồm 20<br />
sinh viên RHM 4, các sinh viên này được thực<br />
tập theo nhóm 3 người 1 tiêu bản để thực hiện<br />
các thao tác sửa soạn ống tủy, trám bít ống tủy<br />
trên tiêu bản. Sau khi thực tập, sinh viên trả lời<br />
câu hỏi cho biết ý kiến về việc thực hành trên<br />
tiêu bản răng trong suốt.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Chúng tôi đã tiến hành làm được 60 tiêu bản<br />
răng trong suốt. Trong đó gồm 5 răng cửa và<br />
nanh, 15 răng cối nhỏ, 40 răng cối lớn.<br />
Với phương pháp nhuộm màu hốc tủy dưới<br />
áp lực từ máy hút chân không tự chế tạo và làm<br />
trong răng như đã mô tả trong quy trình thực<br />
hiện, chúng tôi đã thực hiện được các tiêu bản<br />
răng trong suốt có hốc tủy nhuộm màu rõ, có thể<br />
quan sát dễ dàng các thành phần của hốc tủy bao<br />
gồm các ống tủy phụ.<br />
Chúng tôi đã thực hiện làm tiêu bản răng của<br />
tất cả các nhóm răng để có thể có được nhiều<br />
tiêu bản cho sinh viên quan sát. Quy trình thực<br />
hiện ở các giai đoạn nhuộm màu hốc tủy, làm<br />
cứng và làm trong là tương tự đối răng ở tất cả<br />
các nhóm. Chúng tôi thực hiện đưa mực vào hốc<br />
tủy dưới áp lực dương đạt được khi mở nhanh<br />
<br />
9<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br />
<br />
nắp của buồng hút chân không. Các nghiên cứu<br />
trước đây tại Khoa RHM như nghiên cứu của Tạ<br />
Tố Trân, Phan Thùy Ngân cũng thực hiện tương<br />
tự như vậy, nhưng với máy hút chân không tại<br />
Khoa Dược, ĐH Y Dược TPHCM. Do mục đích<br />
của nghiên cứu là muốn thực hiện nhiều tiêu<br />
bản răng làm trong để sử dụng trong giảng dạy<br />
về giải phẫu hốc tủy cũng như cho sinh viên<br />
thực tập trên tiêu bản, nên chúng tôi đã mạnh<br />
dạn chế tạo một máy hút chân không từ động cơ<br />
1,5 hp. Qua quá trình thực hiện, chúng tôi nhận<br />
thấy máy hoạt động tốt, kết quả cho thấy mực<br />
vào hốc tủy đầy đủ. Nhờ tự chế tạo, chúng tôi đã<br />
có thể chủ động trong thực hiện tiêu bản với<br />
kinh phí hợp lý.<br />
Riêng giai đoạn khử khoáng, thời gian khử<br />
khoáng đối với nhóm răng cối lớn dài hơn hẳn<br />
so với các nhóm khác, do phần thân răng có thể<br />
tích lớn cần nhiều thời gian để khử khoáng hơn.<br />
Trong khi khử khoáng các răng cối lớn cũng dễ<br />
gặp thất bại hơn,ví dụ như khử khoáng quá mức<br />
đến phân hủy một phần chân răng mà phần<br />
thân răng vẫn chưa khử khoáng hết.<br />
Để khử khoáng có thể sử dụng axit nitric 510% (Gulabivala 2000 và 2002, Wasti 2001, Chen<br />
2009,…), axit formic 15-20% (O’Neill và cộng sự<br />
1983), dung dịch trao đổi ion resin và axit formic<br />
(Felton và cộng sự 1997) hoặc axit hydrochloric<br />
5% (Vertucci 1978, Peroca 1992). Sử dụng dung<br />
dịch axit mạnh như hydrochloric, nitric làm rút<br />
ngắn thời gian khử khoáng trong vòng vài ngày,<br />
nhưng dễ dẫn đến hòa tan luôn cả một phần<br />
khuôn hữu cơ; trong khi dùng dung dịch axit<br />
yếu như formic thì thời gian khử khoáng dài<br />
hơn, nhưng ổn định hơn. Sự co lại của mô hữu<br />
cơ của răng có thể xảy ra trong quá trình khử<br />
khoáng, và để làm giảm bớt tác dụng này theo<br />
Robertson 1980 nên sử dụng dung dịch axit nồng<br />
độ thấp.<br />
Ngược lại, Gupta và cộng sự (2014) khuyên<br />
nên sử dụng axit nitric để khử khoáng vì nhận<br />
thấy một số mẫu răng khử khoáng bằng axit<br />
formic có hiện tượng tắc nghẽn ống tủy sau khử<br />
khoáng, nhưng không thấy ở những mẫu khử<br />
<br />
10<br />
<br />
khoáng bằng axit nitric. Các tác giả cũng nhận<br />
thấy axit nitric có nhược điểm khác là làm mẫu<br />
răng trong hơi ngả vàng(1). Tuy nhiên, thiết kế<br />
nghiên cứu của Gupta là khử khoáng, làm trong<br />
rồi mới bơm mực vào ống tủy. Do đó, nếu thiết<br />
kế theo kiểu khác như bơm mực trước khi khử<br />
khoáng và làm trong khi hiện tượng tắc nghẽn<br />
ống tủy này không ảnh hưởng gì đến chất lượng<br />
mẫu răng.<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng<br />
axit nitric 5% ngâm trong 1 ngày, sau đó ngâm<br />
trong axit formic vì ngâm trong axit nitric thì<br />
khử khoáng nhanh hơn, dễ dẫn đến phân hủy<br />
phần chóp chân răng trong khi phần thân răng<br />
chưa khử khoáng đủ. Vấn đề này thường gặp<br />
khi thực hiện tiêu bản các răng cối lớn hàm trên<br />
và dưới. Còn nếu chỉ sử dụng axit formic thì thời<br />
gian khử khoáng quá dài, hơn một tháng.<br />
Để làm trong tiêu bản có thể sử dụng<br />
methyl salicylate, xylene, eugenol, benzene.<br />
Hasselgren và Tronstad (1975) nhận thấy<br />
ngâm răng sau khử khoáng vào xylene trong 2<br />
tuần hoặc lâu hơn thì tiêu bản có độ cứng đủ<br />
cho sinh viên có thể thực hành tiền lâm sàng<br />
Nội nha trên tiêu bản. Trong nghiên cứu này,<br />
các răng được làm trong và làm cứng bằng<br />
xylene trong 4 tuần. Chúng tôi nhận thấy tiêu<br />
bản có độ cứng vừa phải, chấp nhận được, có<br />
thể đưa trâm nội nha vào sửa soạn ống tủy.<br />
Tuy nhiên tiêu bản dễ bị phá hủy khi sinh viên<br />
thực hiện trám bít do động tác lèn ngang khá<br />
mạnh. Sau khi ngâm trong xylene, tiêu bản<br />
được ngâm trong methyl salicylate để bảo<br />
quản. Trong khi quan sát hoặc thực hành, tiêu<br />
bản bị mờ dần, chỉ cần nhúng vào methyl<br />
salicylate thì tiêu bản trở lại trong suốt.<br />
Trong quá trình sử dụng răng trong suốt<br />
trong giảng dạy, đa số sinh viên (18/20) khi đến<br />
quan sát các tiêu bản răng trong suốt cảm thấy<br />
dễ hiểu hơn về giải phẫu hốc tủy sau khi quan<br />
sát các tiêu bản. Tất cả đều thấy hệ thống các ống<br />
tủy quá phức tạp, điều này có thể làm sinh viên e<br />
ngại đối với điều trị nội nha vì thấy công việc<br />
phức tạp, khó khăn. Tuy nhiên, nhận thức được<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />