intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay tổng hợp những tác động của biến đổi khí hậu và những nghiên cứu, áp dụng trong thực tiễn việc sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước ở một số quốc gia. Từ đó, kiến nghị một số giải pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay

  1. SỬ DỤNG TIẾT KIỆM TÀI NGUYÊN NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HIỆN NAY Đinh Thị Như Trang Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Biến đổi khí hậu mà biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng đã tạo nên nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hiện nay. Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI vì biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc sống của con người. Một trong những hệ luỵ lớn từ biến đổi khí hậu là tình trạng nước biển dâng và tình trạng hạn hán, khan hiếm nước ngọt và nước sạch trên toàn cầu. Vấn đề sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước được các nước phát triển trên thế giới quan tâm nhiều từ đầu thế kỷ XX. Việc sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước cũng là việc làm tương đối thường xuyên tại các nước có lịch sử khan hiếm tài nguyên nước do điều kiện tự nhiên và do tác động mạnh của biến đổi khí hậu. Bài báo này tổng hợp những tác động của biến đổi khí hậu và những nghiên cứu, áp dụng trong thực tiễn việc sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước ở một số quốc gia. Từ đó, kiến nghị một số giải pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay. Từ khoá: Tài nguyên nước; Biến đổi khí hậu; Sử dụng tiết kiệm. Abstract Economical use of water resources in current climate change conditions Climate change, which is manifested mainly by global warming and sea level rise, has created the current extreme weather phenomena. This is one of the biggest challenges facing humanity in the 21st century because climate change is directly affecting ecosystems, environmental resources and human life. One of the major consequences of climate change is sea level rise and global drought, scarcity of fresh and clean water. The issue of economical use of water resources has received much attention from developed countries around the world since the beginning of the 20th century, is a relatively frequent job in countries with a history of water scarcity due to natural conditions. and due to the strong impact of climate change. The article summarizes the impacts of climate change and the researches and practices of economical use of water resources in a number of countries in the economical use of water resources, from which to build propose some solutions to save water resources in current climate change conditions. Keywords: Water resources; Climate change; Economical use. 1. Đặt vấn đề Trên thế giới hiện nay, nhiều quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng cạn kiệt, ô nhiễm và mất cân bằng về tài nguyên nước (TNN). Thực trạng này ngày càng trở nên nghiêm trọng, bức thiết hơn khi nhu cầu sử dụng TNN của con người ngày càng gia tăng mà TNN lại ngày càng khan hiếm, do tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu. Vấn đề sử dụng tiết kiệm TNN hiện đang trở thành mối quan tâm chung của toàn thế giới. Trong các diễn đàn kinh tế thế giới, vấn đề này đang được ưu tiên hợp tác để cùng giải quyết trên nhiều cấp độ. Nhiều quốc gia coi đây là một trong những nhiệm vụ then chốt, cần phải thực hiện cấp bách, kịp thời nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. Vấn đề này cũng đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu ở những góc độ khác nhau. Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 339 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  2. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Bài viết dựa những thông tin thu thập về tình trạng BĐKH và những tìm hiểu thực tiễn về việc sử dụng tiết kiệm TNN của một số quốc gia trên thế giới trong những năm gần đây. Qua đó, khái quát những thành công của từng nghiên cứu và thực tiễn điển hình trong việc sử dụng tiết kiệm TNN. Trên cơ sở quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tác giả sử dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa học, kết hợp với một số phương pháp khác như: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp để khái quát kinh nghiệm về thực tiễn và xu hướng sử dụng, quản lý TNN ở một số quốc gia trên thế giới. Từ đó, đề xuất và kiến nghị một số giải pháp về việc sử dụng tiết kiệm TNN cho Việt Nam trong thời gian tới. 3. Kết quả thảo luận 3.1. Những tác động của BĐKH đối với TNN BĐKH đang khiến vòng tuần hoàn nước xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ tăng, làm tăng tốc độ bay hơi, gây ra mưa nhiều hơn. Tốc độ bay hơi và lượng mưa cao hơn lại không được phân bố đều trên toàn thế giới. Một số khu vực có thể hứng chịu lượng mưa lớn hơn bình thường, trong khi đó, các khu vực khác có thể đang phải trải qua hạn hán vì vị trí hiện tại của vành đai mưa và sa mạc sẽ thay đổi theo sự biến đổi của điều kiện khí hậu. Do đó, các hiểm họa liên quan đến nước, như hạn hán và lũ lụt đang trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, một phần lớn của lượng mưa hàng năm hiện đang tập trung vào các đợt mưa lớn thay vì trải đều trong suốt cả năm. Ở nhiều nơi trên thế giới, hình thái mưa theo mùa đang trở nên ngày càng thất thường hơn, ảnh hưởng tiêu cực và nghiêm trọng đến an ninh lương thực và nông nghiệp cũng như sinh kế của hàng triệu người gắn liền công việc và cuộc sống của mình với đồng ruộng. Theo Uỷ ban liên Chính phủ về BĐKH, khu vực nông thôn dự kiến sẽ chịu những tác động lớn của nguồn cung cấp nước, an ninh lương thực, cơ sở hạ tầng và thu nhập từ nông nghiệp, bao gồm cả sự hoán đổi giữa các khu vực sản xuất cây lương thực và cây công nghiệp do biến đổi khí hậu. Ở khu vực thành thị, BĐKH được dự đoán sẽ làm gia tăng rủi ro cho người dân, tài sản, nền kinh tế và hệ sinh thái, bao gồm những rủi ro do bão và mưa lớn gây ra, lũ lụt tại khu vực ven biển và sâu trong đất liền, sạt lở đất, hạn hán, khan hiếm nước, nước biển dâng và nước dâng do bão. Hầu hết các con sông và vùng nước ngọt đều trải rộng, vượt qua biên giới giữa các quốc gia và quyết định của một quốc gia về quản lý TNN thường có nhiều ảnh hưởng đối với các quốc gia khác. Chính điều đó làm cho nước trở thành nguồn cơn tiềm tàng cho cả hòa bình lẫn xung đột giữa các quốc gia láng giềng. Nhiều quốc gia thiếu khả năng giám sát và phân tích dữ liệu liên quan. Nghĩa là các quyết định về các dự án cơ sở hạ tầng lớn, như đập thuỷ điện hoặc nhà máy thủy điện cũng như quy hoạch đô thị thường được đưa ra trên cơ sở thông tin lỗi thời hoặc không đầy đủ. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu và thông tin khí hậu làm nền tảng cho quản lý nguồn cung cấp nước mặt và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Điều này bao gồm các tính toán về tần suất và thời gian của những đợt mưa lớn, lượng mưa lớn nhất có thể và dự báo lũ. Cơ sở dữ liệu hàng tuần, theo mùa và hàng năm và ở cấp quốc gia, khu vực và địa phương, đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Do đó, khung kế hoạch toàn cầu về dịch vụ khí hậu của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) coi nước là một trong những ưu tiên hàng đầu và tìm cách thúc đẩy phép tiếp cận quản lý tài nguyên nước tích hợp toàn diện như là cách tốt nhất hướng tới quản lý và phát triển bền vững, hiệu quả các nguồn nước đang dần cạn kiệt trên toàn thế giới và để đối phó với các nhu cầu đang dần bị xung đột. WMO và Hiệp hội Đối tác Nước toàn cầu xây dựng trên các sáng kiến ​​hiện có, bao gồm 340 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  3. các chương trình tích hợp về quản lý lũ lụt và hạn hán. Một cách tiếp cận tích hợp, liên ngành để quản lý tài nguyên nước giữ vai trò quan trọng bởi vì đầu tư cho nước được phủ khắp trên nhiều tổ chức và các cấp chính quyền. 3.2. Những công trình nghiên cứu thực tiễn sử dụng tiết kiệm TNN do tác động của BĐKH Từ năm 2007, nhiều tác giả trong nhóm nghiên cứu ToolBox - Global Water Partnership (nhóm nghiên cứu về quản lý TNN toàn cầu) đã nghiên cứu những điển hình về thực hiện giải pháp quản lý tổng hợp TNN ở nhiều quốc gia, từ đó, tìm ra những biện pháp sử dụng tiết kiệm TNN trong điều kiện BĐKH trên toàn cầu. Trong đó, vấn đề sử dụng tiết kiệm TNN có một số nghiên cứu tiêu biểu sau: Nghiên cứu số 1, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TNN thông qua cải cách pháp luật tại Croatia: Tập trung cải cách Luật Lâm nghiệp, với trọng tâm bảo vệ rừng đầu nguồn; lập Quỹ bảo vệ môi trường sinh thái với những điều khoản quy định, cam kết giảm thiểu, khắc phục, bù đắp thiệt hại về TNN; điều chỉnh hành vi sử dụng TNN bằng cách bù đắp và khấu trừ các khoản chi phí liên quan đến TNN vào giá sử dụng, gồm có: Chi phí cho nước sinh hoạt, nước uống, giao thông, phân phối nước, phí dịch vụ cố định, phí xử lý nước thải [3, tr 5]. Nghiên cứu số 12, phân tích quá trình sử dụng TNN ở Nicaragoa. Đánh giá những tác động tiêu cực của công nghiệp và nông nghiệp đến TNN; Khái quát những thành tựu trong việc thay đổi thể chế và pháp luật quản lý, sử dụng TNN; Làm rõ những nguyên nhân khách quan tác động đến xu hướng biến động của TNN ở Nicaragoa. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng khái quát một số vấn đề cần giải quyết như: Xây dựng các tiêu chí bền vững trong quản lý và sử dụng TNN; tiếp tục thực hiện các dự án theo quy hoạch tổng thể TNN với tổng số vốn đầu tư là 1,44 tỷ đô la Mỹ. Nghiên cứu này tập trung phân tích các giải pháp khắc phục thất bại trong sử dụng TNN được thực hiện trong chính sách TNN Quốc gia ở Nicaragoa. Trong đó, tập trung xây dựng những quy định về quyền, nghĩa vụ sử dụng nước, quy định chất lượng nước, tiêu chí đánh giá sử dụng TNN và các dịch vụ liên quan đến TNN; đào tạo nâng cao năng lực chuyên sâu về nước, năng lực quản lý thông tin và chia sẻ dữ liệu về TNN đến các đối tượng sử dụng TNN [3, tr 21]. Nghiên cứu số 22, đánh giá hiệu quả sử dụng TNN ở Malta với 02 nội dung chính. (1) Kiểm soát rò rỉ. Đây là nội dung then chốt của vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng TNN. Malta chọn các công ty cấp nước là trọng tâm của sự kiểm soát rò rỉ, coi trọng sử dụng công nghệ và tập huấn kỹ năng cho nguồn nhân lực. Trong đó, tập trung vào cải tạo hệ thống lọc nước và hệ thống ống dẫn phân phối nước. Kết quả, các công ty cấp nước đã giảm mức thất thoát nước xuống hơn một nửa trong vòng 05 năm. (2) Cải tạo nước ngầm với dự án trồng cây 06 tầng thấm ngược. Dự án này cung cấp 16,6 triệu m3 nước cho đảo Maltee nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước cục bộ trong khu vực. Tuy nhiên, chi phí cho nguồn nước này khá cao nên việc kiểm soát rò rỉ vẫn là phương pháp hiệu quả được Malta sử dụng để tiết kiệm TNN [3, tr 34]. Nghiên cứu số 24 và 26, đánh giá hiện trạng sử dụng TNN với nội dung cải cách ngành nước và xây dựng Chương trình Trao đổi thông tin trong các lưu vực sông ở Australia. Vấn đề cải cách ngành nước đạt hiệu quả cao khi tập trung xây dựng các văn bản pháp luật, hỗ trợ xây dựng các quy định của phía cung cấp dịch vụ; cải cách quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng TNN. Vấn đề xây dựng Chương trình trao đổi thông tin khu vực lưu vực sông, áp dụng công nghệ hỗ trợ kiểm soát khối lượng sử dụng TNN. Công nghệ này cung cấp thông tin từ nhiều nguồn theo cách thức đơn giản, dễ hiểu, tạo điều kiện để người dân dễ dàng chia sẻ, trao đổi thông tin và kinh nghiệm sử dụng với người quản lý TNN. Với cách thức này, việc nâng cao hiệu quả sử dụng TNN ở Australia đã được Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 341 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  4. thực hiện tương đối thành công. Chiến lược bảo vệ và cân đối TNN ở một số vùng kinh tế trọng điểm có nhu cầu cao về sử dụng TNN bước đầu thu được chuyển biến tích cực mà Queensland là một điển hình [3, tr 48 và 59]. Nghiên cứu số 29, đánh giá quá trình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TNN trong sản xuất nông nghiệp của nông dân vùng Benelux, thuộc biên giới giữa Bỉ và Hà Lan. Nông dân vùng Benelux nâng cao hiệu quả sử dụng TNN bằng cách giảm tần xuất và lượng nước tưới, đồng thời, dự trữ thêm các tầng chứa nước trong mùa mưa. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương thực hiện một số biện pháp hỗ trợ nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến TNN nội vùng và nguồn nước xuyên biên giới. Trong những năm gần đây, hiệu quả sử dụng TNN ở Benelux tương đối ổn định [3, tr 72 và 97]. Nghiên cứu số 82, đánh giá hiệu quả tác động của việc thực hiện Chương trình thu phí xả nước thải công nghiệp tại LagunaDebay - Philippines. Ô nhiễm từ nước thải công nghiệp làm xuống cấp nghiêm trọng một vùng nước rộng lớn gần khu vực Malina. Chính phủ Philippines đã thực hiện chính sách theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Việc thu phí được thử nghiệm ở hơn 500 cơ sở xả thải, từ 45 ngành công nghiệp khác nhau. Phí nước thải được tính theo các tiêu chí: Lượng nước thải, chi phí khắc phục môi trường và phí cho các khóa huấn luyện xử lý nước thuộc các Dự án liên quan. Chính sách này đã tác động tích cực tới lĩnh vực công nghiệp của vùng Langunade Bay, các công ty sản xuất công nghiệp thay đổi quy trình sản xuất, thực hiện các biện pháp kỹ thuật giảm lãng phí TNN và hạn chế lượng chất xả thải. Từ năm 1997 - 1999, chất thải trực tiếp giảm 88 %, hiệu quả sử dụng TNN tăng lên, chính phủ thu được 28 triệu Peso [3, tr 81]. Nghiên cứu số 90, khảo sát tình hình sử dụng nước mưa ở khu vực Hertogenbosch (Hà Lan) theo các nội dung sau: (1) Thu gom nước mưa từ các mái nhà dẫn đến các khu chứa riêng để xử lý phục vụ tiêu dùng nước; (2) Tách nước mưa khỏi hệ thống nước thải, dẫn đến các khu vực kiểu “suối cạn” tại các công viên; (3) Cải tạo các vỉa hè, khuôn viên thành các thảm, tầng mặt có độ thẩm thấu nhanh và thẩm thấu trực tiếp nước mưa trên diện rộng. Theo cách này, nước mưa trở thành nguồn cấp nước ngầm, nước mặt, nước sinh hoạt hợp vệ sinh, sử dụng rất hiệu quả, góp phần giảm tải áp lực cho các nhà máy lọc nước, giảm chi phí sử dụng TNN cho dân cư, tiết kiệm TNN [3, tr 105]. Nghiên cứu số 103, đánh giá hiệu quả sử dụng nước sạch ở Rabat (Ma rốc). Thành phố chủ trương xây dựng hệ thống đường ống cấp nước sạch với hệ thống đập lớn, các tháp nước và các bể chứa. Đến năm 2000, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đạt công suất 270 triệu m3, cung cấp 150 l/người/ ngày, kết hợp với phương thức quản lý chặt chẽ, nhu cầu tiêu dùng TNN trong mối quan hệ với sản xuất, phân phối, định giá. Với việc thực hiện nhiệm vụ đó, Rabat đã khắc phục được tình trạng thiếu hụt nước trầm trọng, đảm bảo cung cấp nước sạch cho các hoạt động kinh tế trong vùng [3, tr 115]. 3.3. Kinh nghiệm sử dụng tiết kiệm TNN trong điều kiện khan hiếm TNN do đặc điểm điều kiện tự nhiên Điển hình về kinh nghiệm sử dụng tiết kiệm TNN do điều kiện tự nhiên là thành phố thành phố Tel Aviv - Israel. Tel Aviv là đô thị phát triển bậc nhất ở Israel. Thời tiết có nhiều hiện tượng cực đoan, đặc trưng của vùng Địa Trung Hải và sa mạc. Lượng mưa rất thấp, thay đổi theo từng mùa. Lượng bốc hơi nước tự nhiên lên tới 1.900 - 2.600 mm/năm. Nguồn nước mặt tự nhiên chủ yếu được cung cấp bởi sông Jordan và biển hồ Galilee. Trong quá trình phát triển, thành phố thực hiện nhiều giải pháp sử dụng tiết kiệm TNN, đạt hiệu quả cao như: Một là, tăng cường kiểm soát TNN, đẩy mạnh công tác kiểm soát khai thác nước ngầm, ngăn chặn ô nhiễm nước, đo lường được tăng cường. Phân loại, thu phí và thuế theo các mức tiêu thụ nước, quy định các mức xử phạt đối tượng có hành vi làm thất thoát nước. Hai là, tích cực hoàn thiện hệ thống dẫn và chứa nước trong thành phố. Năm 1964, 342 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  5. sau khi Israel bắt đầu vận hành một đập ngăn nước, chuyển hướng dòng chảy từ biển hồ Galilee vào hệ thống dẫn nước quốc gia. Thành phố cho xây nhiều bể chứa khắc phục sự suy giảm lượng nước từ các hồ chứa tự nhiên. Quy hoạch và nâng cấp hệ thống cấp thoát nước, đồng bộ với quy hoạch và phát triển đô thị. Kiến trúc đô thị và kết cấu hạ tầng xây dựng theo hướng cản nhiệt, hạn chế bốc hơi nước. Ba là, cải thiện nguồn cung cấp nước ngọt, dựa vào sự phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển các nhà máy lọc nước thải, ứng dụng rộng rãi công nghệ tái chế nước. Nước thải từ công nghiệp và sinh hoạt đều được thu gom vào các hệ thống xử lý tập trung, sau đó mới được phân loại và xử lý, phục vụ cho tiêu dùng sản xuất. Tổ hợp xử lý nước thải Shafdan lớn nhất nằm ở ngoại ô Tel Aviv, tổ hợp này góp phần nâng cao tỷ lệ tái sử dụng nước thải của thành phố lên tới 75 % - 80 %; Bốn là, đầu tư công nghệ và thiết bị tiết kiệm nước. Tel Aviv là thành phố đi đầu trong cả nước về việc áp dụng các thiết bị tiết kiệm nước có chất lượng cao. Các thiết bị này được cung cấp bởi các nhà máy với các sản phẩm như: ống dẫn nước, van tiết kiệm nước, khóa nước cảm ứng [5, tr 63 và 64]. 4. Kết luận và kiến nghị Tài nguyên nước là một nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Sử dụng tiết kiệm TNN là vấn đề vừa có tính cấp bách vừa cần tính lâu dài, đang trở thành vấn đề tất yếu, khách quan trong bối cảnh hiện nay. Từ những kết quả thảo luận trên, nội dung sử dụng tiết kiệm TNN hiện nay gồm nhiều vấn đề, song có thể nhóm lại trong 02 vấn đề lớn là: tiết giảm định mức tiêu thụ và tăng khả năng tuần hoàn, tái sinh TNN. 02 vấn đề đó được cụ thể hóa trong 04 nội dung chính: sử dụng tiết kiệm TNN trong sản xuất; trong dịch vụ và tiêu dùng cá nhân; trong sản xuất, vận chuyển, phân phối nước sạch và trong quá trình tuần hoàn tổng thể và tái tạo TNN. Các quốc gia lâm vào trình trạng khan hiếm TNN do biến đổi khí hậu có thể tham khảo các giải pháp từ những nghiên cứu trên. Ở Việt Nam hiện nay, những tác động của BĐKH cũng đang có những ảnh hưởng mạnh đến TNN, theo hướng ngày càng khan hiếm nguồn ngước ngọt và sạch. Với thực tiễn đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị sau đây: (1) Hoàn thiện cơ chế, chính sách về sử dụng tiết kiệm TNN; (2) Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch tổng thể tài nguyên nước; (3) Nâng cao chất lượng quản lý, nâng cấp và đồng bộ hệ thống cấp, thoát nước; (4) Ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm ứng phó với sự suy giảm TNN do biến đổi khí hậu; (5) Phát huy cơ chế tự chủ và tinh thần tự quản của các chủ thể trong quá trình sử dụng tiết kiệm TNN. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [2]. Nguyễn Đức Khiển (2013). Sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường để phát triển bền vững ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [3]. Sarah Cordero, David KMilton, Alex Rizzo (2007). Những điển hình về thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Hiệp hội ToolBox - Global Water Partnership, sách dịch, lưu chiểu tại Thư viện Quốc Gia, Hà Nội. [4]. Đinh Thị Như Trang (2014). Sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tạp chí Khoa học, chuyên trang Kinh tế và kinh doanh, tập 30, số 1, tr 72 - 77. [5]. Đinh Thị Như Trang (2019). Sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước ở thành phố Hà Nội. Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng. [6]. Trần Thanh Xuân (2015). Mạng lưới và tài nguyên nước sông Việt Nam, những biến đổi và thách thức. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Ngày chấp nhận đăng: 10/11/2021. Người phản biện: TS. Tạ Thị Thoảng Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 343 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2