intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sử dụng vốn xã hội trong mạng lưới kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hải Phòng

Chia sẻ: AtaruMoroboshi _AtaruMoroboshi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Sử dụng vốn xã hội trong mạng lưới kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hải Phòng" tập trung phân tích việc sử dụng vốn xã hội để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bài viết là phân tích xu hướng và phân tích mô tả. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sử dụng vốn xã hội trong mạng lưới kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hải Phòng

  1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 521 SỬ DỤNG VỐN XÃ HỘI TRONG MÄNG LƯỚI KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHÔ Ở HÂI PHÒNG ThS. Nguyễn Thị Chiên Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Hải Phòng TS. Lê Thanh Tùng Khoa Du lịch, Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt: Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó vốn xã hội đóng vai trò hết sức quan trọng trong mạng lưới kinh doanh vì nó là yếu tố cơ bản để thực hiện các chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là một bộ phận rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và hiện chiếm tỉ trọng lớn trong cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam. Bài viết này tập trung phân tíchviệc sử dụng vốn xã hội để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bài viết là phân tích xu hướng và phân tích mô tả. Từ khóa: doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hải Phòng, hội nhập kinh tế quốc tế, vốn xã hội. THE USE SOCICAL CAPITAL IN THE BUSINESS NETWORK OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN HAI PHONG Abstract: The competitive ability of anenterprisedepends on a number of factors, in which social capital plays a vital role in the business network as it is essential to implementthe business strategies effectively.Small and medium enterprises take an important contribution to the national economy and cover a large share of enterprise community in Vietnam recently.This paper focuses on the analysis the use of social capital to promote the development of small and medium enterprises in Hai Phong city in the context of international economic integration. The methodologies used in this research are a combination of trend and descriptive analysis. Key words: international economic integration, Hai Phong, small and medium enterprises, social capital. 1. GIỚI THIỆU Hải Phòng là một trong 5 địa phương có quy mô công nghiệp lớn nhất cả nước, là trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ. Nhận thức được tầm quan trọng của thành phố Hải Phòng thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong cuộc họp tổng kết Nghị quyết 32, ngày 13/12/2018 Tổng bí thư đã khẳng định vị thế của Hải Phòng : “Hải Phòng phát triển thì đất nước sẽ phát triển”; “Việc phát triển Hải Phòng không chỉ là của Hải Phòng mà còn là trách nhiệm của Trung ương và của các địa phương khác”.
  2. 522 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP Hải Phòng hiện có xấp xỉ 20 nghìn doanh nghiệp, trong đó đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực tư nhân. Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo, Hải Phòng lại là địa phương hăng hái đi đầu trong sự nghiệp phát triển đất nước. Phát triển kinh tế, bên cạnh việc phát triển doanh nghiệp nói chung thì phát triển vốn xã hội trong mạng lưới kinh doanh của các doanh nghiệp ở Hải Phòng có ý nghĩa vô cùng quan trọng . Bởi đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nét đặc trung về tính cách và con người Hải Phòng khác với các địa phương khác. Do vậy, bên cạnh việc tạo điều kiện dễ dàng cho các doanh nghiệp ở Hải Phòng phát triển về kinh tế, thì việc quan trọng hơn là phải tạo ra một môi trường hỗ trợ để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đứng vững được trước sự cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Trong các hỗ trợ đó, việc có cơ chế, chính sách cho các doanh nghiệp phát huy hiệu quả việc sử dụng vốn xã hội của mình là điều cần thiết để trực tiếp giúp các doanh nghiệp từng bước phát triển, để cộng đồng doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Để các doanh nghiệp phát triển bền vững, cần trả lời những câu hỏi cơ bản như: Doanh nghiệp đã sử dụng vốn xã hội như thế nào trong quá trình phát triển mạng lưới kinh doanh? Hay vốn xã hội có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ? Việc sự dụng vốn xã hội đem lại điều gì trong quá trình kinh doanh, sản xuất? Giải pháp nào để nâng cao vai trò việc sử dụng vốn xã hội trong quá trình phát triển của doanh nghiệp? Nghiên cứu về việc sử dụng vốn xã hội trong mạng lưới kinh doanh là quá trình vận hành và phát triển doanh nghiệp, cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan vềviệc sử dụng vốn xã hội, qua đó góp phần đưa ra những giải pháp hiệu quả cho sự phát triển doanh nghiệp nói riêng và phát triển nền kinh tế đất nước nói chung. Kết quả nghiên cứu của bài viết là đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn xã hội trong doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hải Phòng và những người quan tâm nghiên cứu về việc sử dụng vốn xã hội trong mạng lưới kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Các quan niệm về vốn xã hội Khi nói về vốn liếng, người ta thường nghĩ ngay đến những giá trị vật chất cụ thể mà người sở hữu có thể nhìn thấy, cất giữ hay cân, đo, đong, đếm được. Những giá trị phi vật thể, đặc biệt là những giá trị tinh thần tạo nên bản sắc đặc thù của một quốc gia, một xã hội, một dòng họ hay một con người được coi như những “bẩm tính trời sinh”, hay bị lu mờ của những yếu tố về lịch sử và văn hóa. Vốn xã hội là một thuật ngữ trong một hai thập niên gần đây được đề cập nhiều trong giới khoa học xã hội, nhưng cho đến giờ, giới học thuật vẫn chưa đi đến một khái niệm thống nhất về vốn xã hội. Dưới đây là một số quan điểm về vốn xã hội của một số các nhà khoa học trong và ngoài nước. Trước hết,với phương Tây, khái niệm “vốn xã hội” được Lyda Judson Hanifan, một nhà giáo dục Mỹ, nói đến lần đầu tiên năm 1916 khi ông ta bàn đến vấn đề quan hệ trong
  3. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 523 các trường ốc ở vùng thôn dã tại Bắc Mỹ. Để nói về vốn xã hội, ông xác định rằng: “ những giá trị hiện thực đó có tác dụng lên hầu hết cuộc sống hàng ngày của con người” Từ đó, vấn đề vốn xã hội đã được nhắc nhở, nghiên cứu, phát triển và áp dụng một cách có hệ thống và rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, xã hội, tâm lý… tại Mỹ, các nước phương Tây và các quốc gia kỹ nghệ trên toàn thế giới. Ý tưởng nầy đã được một tổ chức tài chính lớn nhất hành tinh là Ngân hàng thế giới sử dụng như một ý kiến rất hữu ích về mặt tổ chức. Ngân Hàng Thế Giới xác định rằng: “bằng chứng mỗi ngày một nhiều chỉ rõ rằng, sự liên kết xã hội là rất thiết yếu cho các xã hội trong việc làm giàu mạnh kinh tế và cho việc phát triển tiến lên không ngừng”. Năm 1980, nhà xã hội học người Pháp Pierre Bourdieu đã du nhập khái niệm “vốn” hay “tư bản” (capital) của lĩnh vực kinh tế vào lĩnh vực xã hội học để phân tích quá trình lưu thông của các loại tài sản khác nhau trong không gian xã hội. Trong hệ quan niệm của Bourdieu, vốn xã hội là toàn bộ nguồn lực (thực tế hoặc tiềm ẩn) xuất phát từ mạng lưới quen biết trực tiếp hoặc gián tiếp (chẳng hạn thành viên của cùng một tôn giáo, hoặc cùng sinh quán, hay đồng môn). Trong đa số trường hợp, mạng lưới này đã có từ lâu và đã được thể chế hoá phần nào. Nhờ nó, những cá nhân, gia đình, hay tập thể nào có nhiều móc nối thì càng lắm ưu thế. Nói cách khác, mạng lưới này có giá trị sử dụng: nó là một loại "vốn". Theo Bourdieu: "Vốn xã hội là một thuộc tính của mỗi cá nhân trong bối cảnh xã hội. Bất cứ ai cũng có thể thu nhập một số vốn xã hội nếu người đó nỗ lực và chú tâm làm việc ấy, và hơn nữa bất cứ ai cũng có thể dùng vốn xã hội để đem lại những lợi ích kinh tế thông thường. Song, khả năng thực hiện điều ấy tùy thuộc vào những trách nhiệm xã hội móc nối và mạng lưới xã hội của người ấy"[ Bourdieu, Pierre 1983, tr. 428]. Theo ông, ngoài vốn kinh tế, còn phân biệt ba loại vốn nữa là vốn văn hoá, vốn xã hội, và vốn biểu tượng. Bourdieu định nghĩa vốn xã hội là một “mạng lưới lâu bền bao gồm các mối quan hệ quen biết nhau và nhận ra nhau. Những mối liên hệ này ít nhiều đã được định chế hoá”[Bourdieu, Pierre 1983, tr. 432]. Ông cho rằng, vốn xã hội trong doanh nghiệp tồn tại với những hình thức khác nhau như sự tín cẩn), sự có đi có lại hay sự hỗ tương, quy tắc và mạng lưới xã hội (Colleman, 2000; Dasgupta và Serageldin, 2000; Fountain, 1998; Lesser, 2000; Putnam, 1995). Sự tín cẩn được phát triển qua thời gian trên cở sở nhiều lần làm ăn với nhau. Khi doanh nghiệp được sự tín cẩn cao từ các đối tác kinh doanh, khi làm ăn với nhau họ sẽ không mất công sức, thời giờ (vốn là tài nguyên không nên phí phạm) để theo dõi và kiểm tra nhau, thay vào đó họ dành nhiềuthời gian, công sức để tập trung nghiên cứu cácgiải pháp cải tiến. Nhờ vào sự tín cẩn lẫn nhau nên doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ và hành xử theo chuẩn mực từ các chủ thể khác, tạo nên nghĩa vụ lâu dài với đối tác. Như vậy, vốn xã hội chính là con người mà chúng ta cần khai thác và sử dụng cả về năng lực làm việc, sức lực, trí tuệ và tài năng sáng tạo trong phát triển doanh nghiệp. Trong khi đó con người lại chính là sản phẩm của một hoàn cảnh xã hội hiện hữu và phát triển trong một hoàn cảnh kinh tế, một bối cảnh lịch sử, một truyền thống văn hóa cụ thể.
  4. 524 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP 2.2. Các yếu tố cấu thành vốn xã hội Vốn xã hội bao gồm những đặc trưng trong đời sống xã hội như: các mạng lưới xã hội, các chuẩn mực (norms) và sự tin cậy trong xã hội (social trust). Đây là những yếu tố giúp cho các thành viên có thể hành động chung với nhau một cách có hiệu quả nhằm đạt tới mục tiêu chung. Tựu chung lại, vốn xã hội được hình thành và kết tinh từ những yếu tố cơ bản sau:  Sự tin cậy lẫn nhau;  Sự có đi có lại, hay sự tương hỗ;  Những quy tắc hay hành vi mẫu mực chung và sự chế tài;  Sự kết hợp lại với nhau thành một mạng lưới. Khi mô tả vốn xã hội, B.James Coleman đã coi là một cấu trúc, một khuôn khổ, cho những giao dịch giữa những người hành động với xã hội và giữa họ với nhau. Những giao dịch này thúc đẩy các hoạt động sản xuất và trở thành những gì có sẵn (tài nguyên) để cho một cá nhân sử dụng nhằm thực hiện những lợi ích riêng tư của họ. Khi ấy người ta có thể sống với nhau mỗi ngày mà không phải mất công dàn xếp đi, dàn xếp lại vừa mất thì giờ vừa tốn kém. Đó là sự hoạt động của vốn xã hội hay vốn xã hội trong hành động. Vốn xã hội tạo điều kiện cho các cá nhân hợp tác với nhau vì nó làm giảm khó khăn khi cùng làm một việc chung. Ở Việt Nam, vốn xã hội rất phong phú, nguồn vốn đó được tích lũy qua “bốn nghìn năm văn hiến”. Nếu đem các tiêu chí điển hình nhất của khái niệm vốn xã hội cơ bản như truyền thống đạo lý, phong cách xử sự hợp tác làm ăn nghiêm túc, đáng tin cậy, giàu tinh thần hợp tác và chia sẻ, có tay nghề vững vàng trong lĩnh vực chuyên môn… thì đất nước và con người Việt Nam xưa nay không thiếu. Nguồn vốn xã hội Việt Nam, do đó, sẽ rất nhiều. Nếu không có nguồn vốn xã hội giàu có làm căn bản cho sự sống còn và vươn lên của đất nước và con người Việt Nam thì có lẽ nước Việt Nam đã bị đồng hóa hay biến mất giữa những thế lực xâm lăng cường bạo đến từ mọi phía trong những nghìn năm qua. Nhưng nếu xin tạm gác lại niềm tự hào dân tộc để nhìn vào thực tiễn cuộc sống của dân ta trong dòng sinh mệnh của đất nước và trong bối cảnh lịch sử thế giới thì ta thấy được những gì? 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Doanh nghiệp thường rơi vào vòng lẩn quẩn của sự thiếu vốn – khó tiếp cận nguồn tín dụng - thiếu nguồn lực phát triển - lợi thế cạnh tranh kém – và rồi tiếp tục thiếu vốn. Với tư duy vốn vật chất, vốn tín dụng là nguồn lực duy nhất để phát triển đã đặt doanh nghiệp trong vòng lẩn quẩn, không có lối thoát. Để tìm giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp phát triển thành công, không còn cách nào khác là phải tư duy thoát ra ngoài hệ thống với giả thuyết rằng nguồn lực phục vụ phát triển không chỉ là vốn hữu hình, vốn vật chất, vốn tín dụng mà còn là vốn vô hình - vốn xã hội mang lại cơ hội tiếp cận như nhau đối với tất các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy rõ vai trò quan trọng của nguồn lực vô hình - vốn xã hội, chúng tham gia vào tiến trình phát triển trước hết với tư cách là động lực
  5. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 525 thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, sau đó là nguồn lực trực tiếp tham gia vào tiến trình phát triển bền vững của doanh nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy vai trò của việc sử dụng vốn xã hội được những người trả lời đánh giá cao. Có tới 86.1% % người trả lời cho rằng vốn xã hội có vai trò quan trọng đối với sự phát triển doanh nghiệp; 7.2% rất quan trọng; chỉ có 6.7 % chọn chỉ báo không quan trọng; 2% chọn chỉ báo: bình thường Nguồn: Tác giả tổng hợp Như vậy, có thể thấy việc sử dụng vốn xã hội có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Phân tích dưới đây sẽ làm sáng tỏ việc sử dụng vốn xã hội trong mạng lưới kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hải Phòng với những lĩnh vực cụ thể sau: Việc sử dụng vốn xã hội trong nội bộ doanh nghiệp Vốn xã hội là một nguồn lực quan trọng trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Vốn xã hội tồn tại trong mỗi thành viên của doanh nghiệp, nó là sự nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ; lòng nhiệt huyết của thế hệ trẻ; sự đoàn kết nội bộ (thống nhất ý chí) trong doanh nghiệp; sự công khai của các chính sách; sự hiểu rõ của các nhân viên về mục tiêu, sứ mệnh, chiến lược phát triển; sự hợp tác, xây dựng tập thể .v.v…Một doanh nghiệp hội tụ và phát huy được những yếu tố trên chắc chắn sẽ tạo ra nguồn sức mạnh lớn giúp doanh nghiệp phát triển. Hải Phòng hiện có xấp xỉ 20 nghìn doanh nghiệp, trong đó đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực tư nhân. Năm 2018, thu nội địa của thành phố đạt gần 32.000 tỷ đồng, trong đó cộng đồng các doanh nghiệp đóng góp gần 24.000 tỷ đồng, chiếm gần 76%. Hải Phòng coi thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, coi phát triển doanh nghiệp là then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Cùng hơn 20 nghìn doanh nghiệp hoạt động theo các mô hình trách nhiệm hữu hạn, cổ phần tư nhân, doanh nghiệp tư nhân… tính đến thời điểm năm 2018. Có tổng số 43,425 doanh nghiệp khu vực Hải Phòng trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 40%. (Số liệu thống kê của Cục thống kê Hải Phòng năm 2018). Các doanh nghiệp này đã sử dụng một nguồn vốn và khai thác vốn trong xã hội đáng kể trong sự phát triển chung của thành phố Hải Phòng. Khi tìm hiểu về vai trò của việc sử dụng và phát huy vốn xã hội trong nội bộ doanh nghiệp, chúng tôi sử dụng bảng hỏi điều tra xã hội học cho 250 doanh nghiệp vừa và nhỏ
  6. 526 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Đối tượng được điều tra là người quản lý ở các bộ phận và nhân viên trong các doanh nghiệp thì có những kết quả cơ bản như sau: Tìm hiểu về mức độ cạnh tranh giữa các nhân viên với nhau ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, được kết quả: 47.8% chọn tiêu chí mức độ cạnh tranh cao; chỉ có 9.6% chọn tiêu chí thấp, song có đến 42.6% lựa chọn tiêu chí trung bình. Như vậy, đa số những người được hỏi cho rằng mức độ cạnh tranh giữa các nhân viên ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mức trung bình. Điều này đúng với thực tiễn ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì quy mô hoạt động nhỏ, địa bàn hoạt động hẹp nên mức độ cạnh tranh giữa các nhân viên trong doanh nghiệp là không cao. Bên cạnh chỉ báo mức độ cạnh tranh giữa các nhân viên trong công ty, khả năng hỗ trợ lẫn nhau của các nhân viên trong công ty cũng là một trong những chỉ báo quan trọng cho thấy sự gắn kết giữa các thành viên trong công ty. Khi được hỏi về khả năng hỗ trợ lẫn nhau của nhân viên công ty, kết quả cho thấy, đa số quản lý công ty đánh giá các nhân viên trong công ty có sự hỗ trợ ở mức tốt: 68%; tiếp đến 17.2% ở mức hỗ trợ rất tốt, chỉ có 10.8% ở mức độ bình thường và 4% ở mức độ chưa tốt. Tương quan đánh giá về khả năng hỗ trợ lẫn nhau của các nhân viên trong công việc với loại hình doanh nghiệp. Như vậy, đa số lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá cao khả năng hỗ trợ lẫn nhau giữa các nhân viên trong công việc. Đây là yếu tố hết sức quan trọng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả và tiến độ công việc của doanh nghiệp. Cùng với mức độ hỗ trợ thì khả năng tương trợ lẫn nhau giữa các nhân viên trong công ty có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Bởi lẽ, các nhân viên có thể hỗ trợ lẫn nhau về công việc, chuyên môn nghiệp vụ nhưng mức độ hỗ trợ đó có thường xuyên hay không lại là vấn đề đáng quan tâm. Vốn xã hội trong các doanh nghiệp còn được đo lường bởi sự công khai các chính sách, chiến lược phát triển của công ty. Khi được hỏi doanh nghiệp có các loại chiến lược kinh doanh nào? Có tới 67.8% doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh trung hạn; 50.6% doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh ngắn hạn; 33.9% chiến lược kinh doanh dài hạn; chỉ có 2.8% không có chiến lược kinh doanh. Song, khi tìm hiểu loại chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được phổ biến rộng rãi trong toàn thể doanh nghiệp thì thấy có sự khác biệt giữa các chỉ báo. Trong số các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh, chiến lược được phổ biến nhiều nhất là chiến lược kinh doanh ngắn hạn chiếm tới 50.6% tiếp đến là chiến lược kinh doanh trung hạn: 46.7%, cuối cùng là chiến lược kinh doanh dài hạn: 17%. Như vậy, có thể thấy những chiến lược kinh doanh ngắn hạn của doanh nghiệp thường được phổ biến rộng rãi hơn các chiến lược trung hạn và dài hạn. Phải chăng, trong quan niệm của lãnh đạo doanh nghiệp, những chiến lược kinh doanh ngắn hạn có thể phổ biến rộng trong toàn bộ doanh nghiệp, còn những chiến lược phát triển dài hạn không nhất thiết phải phổ biến rộng trong doanh nghiệp vì có phổ biến nhân viên cũng không có giá trị nhiều cho sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quan niệm này còn có những hạn chế nhất định bởi lẽ mọi thông tin về chiến lược phát triển của doanh nghiệp là rất hữu ích vì nó góp phần chuẩn bị tâm thế hoặc lĩnh hội những kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp.
  7. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 527 Khi so sánh tương quan sự phổ biến rộng rãi các loại chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp với các loại hình doanh nghiệp, kết quả cũng thu được những số liệu rất thú vị: nếu như chiến lược ngắn hạn được phổ biến theo thứ tự tăng dần từ công ty TNHH đến công ty cổ phần, rồi đến công ty tư nhân (44.4% - 56% - 56.5%) thì thứ tự ở chiến lược kinh doanh dài hạn lại có thứ tự ngược lại (20.6% - 18% - 14.5%); ở chiến lược kinh doanh trung hạn có sự khác biệt nhỏ trong sự lựa chọn của các loại hình doanh nghiệp: công ty TNHH lựa chọn với tỷ lệ cao nhất 55.6% tiếp đến là công ty tư nhân: 45.2% và cuối cùng là công ty cổ phần: 42%. Việc sử dụng vốn xã hội trong các hoạt động của doanh nghiệp * Hoạt động sản xuất, kinh doanh Sản xuất, kinh doanh là hoạt động cơ bản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để thực hiện các hoạt động này có hiệu quả, lãnh đạo doanh nghiệp cần xây dựng những chiến lược sản xuất, kinh doanh bảo đảm sự phát triển tốt nhất cho doanh nghiệp. Chiến lược sản xuất, kinh doanh là “kim chỉ nam” cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, chiến lược sản xuất, kinh doanh gắn liền với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh là một biến số được giải thích bởi nhiều yếu tố và liên tục thay đổi trong thời đại ngày nay - đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục điều chỉnh chiến lược. Việc điều chỉnh chiến lược dựa vào sự nhận diện chúng. Sự nhận diện này phụ thuộc tài sản mạng lưới và tài sản tham gia của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thường xuyên tham gia các cuộc hội thảo, hội nghị, các chuyền đề thăm dò thị trường, chuyên đề khoa học trong hệ thống các mạng lưới các doanh nghiệp và có nhiều mối quan hệ với các chủ thể trong môi trường kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp nhận diện tốt sự thay đổi của môi trường kinh doanh để điều chỉnh chiến lược. Hay nói cách khác vốn xã hội như các mối quan hệ xã hội, thương hiệu, uy tín, sự đoàn kết, tin tưởng, chia sẻ sự phối hợp có hiệu quả giữa các doanh nghiệp với nhau v.v... chính là nguồn lực giúp doanh nghiệp xây dựng và điều chỉnh chiến lược của doanh nghiệp. Chính vì vậy, khi tìm hiểu về vai trò của việc sử dụng các quan hệ xã hội đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Sử dụng nguồn nhân lực cũng là sử dụng vốn xã hội rất quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hải Phòng. Trong cuộc cách mạng 4.0, thu hút nguồn nhân lực là một thách thức. Không có nguồn nhân lực tốt thì chúng ta không thể hội nhập được. Để có chính sách thu hút được nguồn nhân lực tốt về làm việc tại Hải Phòng thì trước hết phải thu hút doanh nghiệp. Ví dụ, Vingroup khi vào đầu tư tại Hải Phòng thì có lẽ phải vài trăm kĩ sư về làm việc, hay để xây dựng Vincom Lê Thánh Tông đã phải huy động gần 1.000 lao động và hầu như đều cần nguồn nhân lực đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Muốn được vậy thì ngay từ bây giờ Hải Phòng phải có cơ chế thoáng tạo điều kiện các doanh nghiệp lớn về Hải Phòng đầu tư. Bước đầu trong những năm gần đây, Hải Phòng đã mời được 4 tập đoàn lớn: Vigroup, Him Lam, Bivico, Nguyễn Kim; Sungroup về đầu tư. Trong thời gian sắp tới Hải phòng sẽ thu hút được hàng ngàn nhân lực lao động có chất lượng cao.
  8. 528 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP * Việc sử dụng vốn xã hội trong mở rộng thị trường, trao đổi hàng hóa. Mở rộng thị trường, trao đổi hàng hoá là hai yếu tố quan trọng duy trì sự tồn tại của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn phát triển cần mở rộng thị trường hoạt động, tích cực đẩy mạnh và tham gia các hoạt động trao đổi hàng hoá. Tức là doanh nghiệp cần mở rộng các mối quan hệ xã hội với khách hàng, đối tác cả về số lượng và phạm vi hoạt động. Khi được hỏi vai trò của việc sử dụng các mối quan hệ xã hội trong mở rộng thị trường, trao đổi hàng hoá, đa số người trả lời cho rằng việc sử dụng các mối quan hệ xã hội có vai trò quan trọng: 47.2%; 35% cho là rất quan trọng, chỉ có 7.8% lựa chọn chỉ báo bình thường. Như vậy, đa số lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng việc sử dụng các mối quan hệ xã hội có vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, trao đổi hàng hoá của doanh nghiệp. Những yếu tố uy tín thương hiệu, trình độ khoa học và công nghệ; thị trường của doanh nghiệp; sự hợp tác, tin tưởng, chia sẻ của các đối tác; giá thành của sản phẩm dịch vụ; khả năng huy động vốn; Sự đoàn kết và phối hợp có hiệu quả giữa các thành viên công ty; Vấn đề đào tạo và sử dụng con người là những yếu tố đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển của doanh nghiệp. Những người trả lời cũng đánh giá cao hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố này trong việc hoạch định các chiến lược phát triển bền vững cho doanh nghiệp, xây dựng các chiến lược trong kinh doanh hội nhập theo chuỗi. * Việc sử dụng vốn xã hội trong vay vốn, quay vòng vốn của doanh nghiệp Vốn kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể tồn tại nếu không có vốn để hoạt động. Vậy làm thế nào để huy động vốn? Vai trò của việc sử dụng vốn xã hội đối với việc huy động vốn đầu tư ra sao? Là những câu hỏi cần giải đáp. Để tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên, hiểu vai trò của việc sử dụng các quan hệ xã hội đối với việc vay vốn, quay vòng vốn của doanh nghiệp kết quả thu được như sau: 29.4% đánh giá ở mức độ rất quan trọng; 38.3% cho rằng quan trọng; 28.3% bình thường; 3.9% không quan trọng. Như vậy, vai trò của việc sử dụng các quan hệ xã hội đối với việc vay vốn và quay vòng vốn có vai trò quan trọng. Để huy động vốn, quay vòng vốn các doanh nghiệp thường đặt mối quan hệ với ngân hàng; những người có tiềm lực về tài chính; các doanh nghiệp bạn .v.v... Khi được hỏi mối quan hệ nào có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp thì mối quan hệ với các ngân hàng được người trả lời lựa chọn với tỷ lệ cao 58.3%. * Việc sử dụng vốn xã hội trong quan hệ với khách hàng, đối tác Mối quan hệ với khách hàng, đối tác được doanh nghiệp đánh giá rất cao. Khi được hỏi mối quan hệ đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, có tới 85% người trả lời lựa chọn. Theo đó cũng có tới 85% doanh nghiệp duy trì mối quan hệ này một cách thường xuyên để tận dụng hiện quả của mối quan hệ này cho sự phát triển của doanh nghiệp.Tuy nhiên, khi đánh giá về hiệu quả kinh tế của mối quan hệ này, tỷ lệ trả người lựa chọn chỉ báo rất cao chỉ chiếm 25.6%; cao là 55.6%; có đến 18.9% lựa chọn chỉ báo bình thường. Như vậy, có thể thấy hiệu quả kinh tế của việc sử dụng mối quan hệ với khách hàng, đối tác được người trả lời đánh giá “có vẻ” khiêm tốn hơn đánh giá về vai trò của mối quan hệ này trong sự phát triển của doanh nghiệp.
  9. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 529 Như vậy, mối quan hệ với khách hàng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Vai trò này càng trở lên quan trọng trong xã hội ngày nay. Bởi lẽ, có rất nhiều doanh nghiệp đang cùng cạnh tranh trên thương trường, khi internet, thương mại điện tử ngày càng phát triển, khách hàng sẽ dễ dàng so sánh sản phẩm của công ty này với sản phẩm của công ty khác hay chuyển hẳn sang sử dụng sản phẩm của công ty khác chỉ bằng một cái “click” chuột. Do đó, để có thể cạnh tranh được trên thị trường, điều doanh nghiệp thực sự cần chính thực hiện tốt mối quan hệ với khách hàng, xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. * Việc sử dụng vốn xã hội trong quan hệ với người có quyền lực Khi tìm hiểu về vai trò của việc sử dụng mối quan hệ với những người có quyền lực trong xã hội đối với sự phát triển của doanh nghiệp, có tới 63.9% cho là mối quan hệ với người có quyền lực có vai trò quan trọng; có 2.8% cho là rất quan trọng; 29.4% lựa chọn chỉ báo bình thường; chỉ có 3.9% lựa chọn chỉ báo không quan trọng. Có thể thấy, bên cạnh những mối quan hệ ưu tiên của doanh nghiệp với khách hàng, đối tác, với ngân hàng thì mối quan hệ với những người có quyền lực cũng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Kết quả khảo sát cũng cho thấy hiệu quả kinh tế của việc sử dụng mối quan hệ này chưa thực sự cao: chỉ có 10.6% cho rằng mối quan hệ này có hiệu quả kinh tế rất cao; 33.3% cao trong khi đó có tới 50.6% lựa chọn chỉ báo bình thường và 5.6% lựa chọn chỉ báo không có hiệu quả. Phải chăng chính hiệu quả kinh tế chưa thực sự cao mà việc duy trì mối quan hệ này ở mức độ thường xuyên chỉ chiếm 42.8% trong khi đó mức độ lựa chọn thỉnh thoảng là 54.4%, hiếm khi là 2.8%. Đối với các doanh nghiệp cũng vậy, muốn mở rộng thị trường, muốn có thêm những dự án mới doanh nghiệp cần phải thiết lập mối quan hệ với những người có quyền lực. Những người này sẽ giúp họ có cơ hội nhận được những dự án mới hoặc hoàn thiện những thủ tục hành chính để mở rộng thị trường, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp. * Việc sử dụng vốn xã hội trong quan hệ với người có tiềm lực tài chính Vốn kinh doanh trong doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn là vấn đề được lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm. Có thể nói, vốn kinh doanh như là dòng máu để doanh nghiệp hoạt động. Vậy làm thế nào để huy động được vốn là câu hỏi đặt ra đối với các doanh nghiệp? Có nhiều con đường, cách thức để huy động vốn, một trong những cách thức đó là thiết lập mối quan hệ với những người có tiềm lực tài chính. Khi tìm hiểu mối quan hệ nào đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, có 25.6% người được hỏi lựa chọn phương án quan hệ với những người có tiềm lực tài chính. Có thể thấy mối quan hệ này không được lựa chọn nhiều so với mối quan hệ như: quan hệ với khách hàng, đối tác; quan hệ với các ngân hàng; quan hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước. Phải chăng việc thiết lập mối quan hệ với những người có tiềm lực tài chính gặp phải những khó khăn nhất định, hay các doanh nghiệp này đặt tin tưởng về việc huy động vốn, huy động nguôn lực ở một nơi khác.
  10. 530 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP 4. KẾT QUÂ VÀ ĐÁNH GIÁ Kết quả nghiên cứu cho thấy, trước hết là vốn xã hội đóng vai trò là động lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Đóng góp này thông qua các việc phát triển các mối quan hệ xã hội như sự chia sẻ, sự đoàn kết, nhất trí trong doanh nghiệp; thông qua việc sử dụng vốn xã hội trong các hoạt động của doanh nghiệp như: trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; trong mối quan hệ với khách hàng, đối tác; mối quan hệ với ngân hàng; mối quan hệ với những người có quyền lực .v.v… Vai trò của việc sử dụng vốn xã hội được thể hiện trên những điểm cụ thể cơ bản như sau: Thứ nhất, việc doanh nghiệp tham gia vào các mạng lưới sản xuất, kinh doanh (quan hệ với các doanh nghiệp bạn, với khách hàng, đối tác .v.v…) sẽ giúp doanh nghiệp nhận thấy những động lực và cơ hội hợp tác và phát triển. Bởi vì, khi mức độ tham gia cao sẽ giúp doanh có thêm các mối quan hệ, biết thêm những thông tin về kinh tế xã hội, thị trường, những chính sách mới .v.v… Thứ hai, các nguồn thông tin từ mạng lưới kinh doanh là kênh phát tín hiệu và nhận phản hồi về chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, cũng như các chính sách của doanh nghiệp đến/từ khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh và các chủ thể khác trong môi trường kinh doanh. Thông qua các nguồn thông tin đó sẽ giúp doanh nghiệp đề xuất các giải pháp hoặc các chiến lược phát triển doanh nghiệp. Thứ ba, mức độ tín cẩn của doanh nghiệp được thể hiện qua sự cam kết của doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp, các doanh nghiệp bạn, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ tạo cho doanh nghiệp có thêm những tiền đề, điều kiện hay động lực để phát triển. Tuy nhiên tính cố kết, bè phái, địa phương chủ nghĩa, gia đình trị,… là những mặt trái tiêu biểu của người Việt Nam, đó chính là những mặt tiêu cực phổ biến của vốn xã hội. Nhận thức được vấn đề này thông qua lý thuyết vốn xã hội có thể giúp chúng ta tránh được những nhược điểm căn bản, mang tính cố hữu hoặc những sai lầm đáng tiếc. Một thực tế khác rất dễ thấy trong xã hội Việt Nam hiện nay nói chung và Hải Phòng nói riêng, vốn xã hội được vận hành bằng những mối quan hệ “thân thuộc” mang đặc trưng “lợi ích nhóm.” Loại vốn xã hội này tuy làm lợi cho một số ít cá nhân ở các nhóm lợi ích nhưng không đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội mà còn làm tổn hại nghiêm trọng đến niềm tin và chuẩn mực xã hội. Một xã hội không còn niềm tin và những chuẩn mực là một xã hội đang đứng bên bờ vực tan rã. Những biệt ngữ “chạy án”, “làm luật” hay “lách luật” đang được sử dụng hết sức phổ biến hiện nay là những minh chứng rõ nét về sự suy giảm nghiêm trọng niềm tin đối với luật pháp. Việc “chạy trường”, “xin điểm”, “bằng giả, bằng rởm”… là những chỉ báo cho thấy các chuẩn mực về học vấn, nhân cách, tiêu chí giáo dục,… bị đảo lộn. Để giải quyết những vấn đề nói trên thì việc đưa lý thuyết vốn xã hội áp dụng trong thực tiễn của Hải Phòng là một điều hết sức cần thiết. Việc làm này “tuy muộn nhưng còn hơn không.” Tuy nhiên, tất cả các vấn đề nói trên chỉ có thể được giải quyết trong một xã hội dân sự. 5. KẾT LUẬN Các doanh nghiệp tại thành phố Hải Phòng đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mớichuyển đổi hình thức sở hữu sang cổ phần cho nên thực hiện cải tiến rất chậm chạp.Để
  11. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 531 tìm giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp thực hiện cải tiến thành công, không còn cách nào khác là phải tư duy thoát ra ngoài hệ thống với giả thuyết cho rằng nguồn lực phục vụ cải tiến không chỉ là vốn hữu hình mà còn là vốn vô hìnhmạng lại cơ hộitiếp cận như nhau đốivới tất các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn lực vô hình ở đây là vốn xã hội, chúng tham gia vào tiến trình cải tiến trước hết với tư cách là động lực thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến, sau đó là nguồn lực trực tiếp tham gia vào tiến trình cải tiến. Trước hết là vốn xã hội đóng vai trò là động lực thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến. Đóng góp nàythông qua các nhân tố tài sản tham gia, mạng lưới, tín cẩn, thị trường và quan hệ vốn xã hội như là một nguồn lực tham gia vào tiến trình cải tiến.Có ba biến thành phần của vốn xã hội trực tiếp tham gia vào quá trình cải tiến, bao gồm tài sản mạng lưới, tài sản thị trường và áp lực cạnh tranh. Có hai nguồn lực thuộc vốn hữu hình là sốnhân viên nghiên cứu phát triển và đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển tham gia trực tiếp vào quá trình cải tiến. Sự tham gia của các biến giải thích có ý nghĩa thống kê,đồng thời giải thích được sự biến thiên của tỷ lệ doanh thu từ sản phẩm cải tiến của doanh nghiệp. Vốn xã hội không những là động lực mà còn là nguồn lực trực tiếp tham gia vào tiến trình cải tiến doanh nghiệp với mức độ cao./. TÀI LIỆU THAM KHÂO 1. Huỳnh Thanh Điền (2007), “Đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến doanh nghiệp”, Diễn đàn SAGA – www.saga.vn, tháng 09 năm 2007, tr.23-31. 2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học (2006), “Vốn xã hội trong phát triển”, http://www.tiasang.com, ngày 24 tháng 6 năm 2006, tr. 35-42 3. Bourdieu, Pierre 1983, The forms of capital. In J. Richardson (Ed.) Handbook of Theory and Research for the Sociology of Education (New York, Greenwood), 241-258. 4. Coleman, J.S. (2000). “ Social capital in the Creation of Human Capital”, pp. 13 -39 in DASGUPTA,P. AND SERAGELDIN I. ed, Social Capital: A Multifaceted Perspective, Washington, DC. The World Bank. 5. Dasgupta, P. and Serageldin, I, ed., (2000), “Social Capital: A MiltifacetedPerpectives”, Washington, D.C. The World Bank. 6. Fountain, JE. (1998). “Social Capital: Its Relationship to Inovation in Science and Technology”, Science and Public Phlicy, 25-3, pp. 103-115. 7. Lesser, E.L (2000). “Knowledge and Social Capital. Fo undations and application”, Boston, Butterworth Heinemann, 7/2000, pp 39. 8. M. Geen Nah Tiepoh, Bill Reimer, (2004) “Social Capital, Information flows, and Income Creation in Rural Canada: A Cross Community Analysis”, The Journal of Socio-Economics 33(2), pp12-17. 9. Putnam, R. D(1995). “Bowling Alone: America's Declining Social Capital” , Journalof Democracy6:1, Jan, 65-78. 10. Lesser, E.L. (2000). “Knowledge and Social Capital. Fo undations and application”, Boston, Butterworth Heinemann.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2