intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự hài lòng của người sử dụng lao động đối với chất lượng sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Tài chính - Kế toán

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của bài viết "Sự hài lòng của người sử dụng lao động đối với chất lượng sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Tài chính - Kế toán" nhằm xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng lao động đối với sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Tài chính - Kế toán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự hài lòng của người sử dụng lao động đối với chất lượng sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Tài chính - Kế toán

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG SINH VIÊN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN EMPLOYERS’ SATISFACTION WITH GRADUATES’ QUALITY OF THE UNIVERSITY OF FINANCE AND ACCOUNTANCY Ngày nhận bài : 17.8.2022 TS. Nguyễn Thị Như Mai - ThS. Nguyễn Vũ Như Quỳnh Ngày nhận kết quả phản biện : 07.9.2022 Trường Đại học Tài chính - Kế toán Ngày duyệt đăng : 20.9.2022 TÓM TẮT Đào tạo sinh viên tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động là một vấn đề quan trọng đối với các cơ sở giáo dục đại học. Mục đích của bài viết nhằm xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng lao động đối với sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Tài chính - Kế toán. Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là phản hồi của 386 nhà quản lý tại các đơn vị sử dụng lao động. Kết quả phân tích nhân tố khám phá và hồi quy tuyến tính chỉ ra 4 nhân tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng lao động đối với sinh viên tốt nghiệp theo mức độ giảm dần lần lượt là: kiến thức và kỹ năng chuyên môn, tổng quát; năng lực cá nhân; năng lực trí tuệ; khả năng tương tác. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để Nhà trường cập nhật và phát triển chương trình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Từ khóa: chất lượng sinh viên tốt nghiệp; người sử dụng lao động; Trường Đại học Tài chính - Kế toán; sự hài lòng ABSTRACT Training graduates to meet the requirements of employers is an important issue for higher education institutions. This article aims to identify and analyze the factors affecting the employers’ satisfaction with graduates of the University of Finance and Accountancy. In this study, the data were collected from the survey of 386 managers of companies. The results of exploratory factor analysis and linear regression have shown that there are four factors that affect the employers’ satisfaction on graduates in decreasing order: Generic and specific skills and knowledge of graduates; the personal abilities of graduates; the intellectual abilities of graduates; the interpersonal abilities of graduates. The research results are an important basis for the University of Finance and Accountancy to update and develop the undergraduate curriculum to better meet the society’s requirements for the graduates’ quality. Keywords: graduates’ quality; employers; University of Finance and Accountancy; satisfaction 1. Giới thiệu Mục tiêu chính của giáo dục đại học là chuẩn bị cho sinh viên tốt nghiệp đầy đủ kiến thức và kỹ năng để họ có thể thực hiện tốt tại nơi làm việc sau khi được tuyển dụng. Vì vậy, đào tạo sinh viên ra trường đáp ứng yêu cầu của xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cơ sở giáo dục đại học. Do đó, để đánh giá việc sinh viên tốt nghiệp có đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng lao động cần đánh giá sự hài lòng của người sử dụng lao động đối với sinh viên tốt nghiệp thông qua các kiến thức và kỹ năng cần thiết mà sinh viên được trang bị. Một số kỹ năng cần thiết với sinh viên tốt nghiệp để đáp ứng yêu cầu công việc nhằm tăng cường sự hài lòng của người sử dụng lao động đã được phân tích, đánh giá và trình bày trong nhiều nghiên 68
  2. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN cứu. Lowden và cộng sự (2011) cho rằng, các nhà tuyển dụng mong đợi sinh viên tốt nghiệp có năng lực kỹ thuật và kỷ luật từ bằng cấp của họ và yêu cầu sinh viên tốt nghiệp phải thể hiện một loạt các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề và kỹ năng quản lý. Trong khi đó Shah và Nair (2011) cho rằng sinh viên tốt nghiệp cần đạt các tiêu chí như Năng lực cá nhân; Kiến thức chuyên môn; Kỹ năng cốt lõi hay Kiến thức; và Kỹ năng chuyên môn, tổng quát. Ngoài ra, nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2015) đã phân loại kỹ năng làm việc của sinh viên tốt nghiệp thành ba nhóm chính: nhóm kỹ năng kỹ thuật, nhóm kỹ năng nhận thức, nhóm kỹ năng xã hội và hành vi. Kỹ năng xã hội và hành vi phản ánh các kỹ năng mềm của sinh viên tốt nghiệp, bao gồm kỹ năng giao tiếp và ứng xử, kỷ luật công việc, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình và kỹ năng đàm phán. Các tác giả cho rằng hầu hết các nhà tuyển dụng đánh giá kỹ năng nhận thức và hành vi xã hội cao hơn kỹ năng kỹ thuật (phản ánh kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp). Bên cạnh kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn và thái độ làm việc của sinh viên tốt nghiệp là những yếu tố cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc. Từ quan điểm của người sử dụng lao động, Trinh và cộng sự (2016) cho rằng việc đào tạo của các trường đại học chỉ đạt chất lượng cao khi sinh viên tốt nghiệp có năng lực chuyên môn, thái độ và động cơ làm việc, kỹ năng làm việc cá nhân phù hợp với yêu cầu công việc. Việc xem xét sự đánh giá của doanh nghiệp đối với sinh viên tốt nghiệp của Nhà trường cũng là một trong những kênh quan trọng trong việc đánh giá chất lượng đào tạo. Đây là bước cuối cùng của hoạt động đánh giá chất lượng sinh viên tốt nghiệp trong quy trình đánh giá chất lượng đào tạo đại học. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đo lường và đánh giá mức độ hài lòng của người sử dụng lao động đối với sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Tài chính - Kế toán. 2. Cơ sở lý thuyết và khung nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Sự hài lòng của khách hàng Theo Oliver (1993), sự hài lòng là phản ứng của người tiêu dùng đối với việc được đáp ứng những mong muốn. Định nghĩa này có hàm ý rằng sự thỏa mãn chính là sự hài lòng của người tiêu dùng trong việc tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ do nó đáp ứng những mong muốn của họ, bao gồm cả mức độ đáp ứng trên mức mong muốn và dưới mức mong muốn. Trong giáo dục, có hai nhóm khách hàng: khách hàng bên ngoài (bao gồm khách hàng tiềm năng và khách hàng sử dụng kết quả của giáo dục đại học); và khách hàng bên trong (bao gồm sinh viên đang theo học và giảng viên, nhân viên hành chính của nhà trường). Nếu xét trên phương diện khách hàng là người sử dụng trực tiếp thành quả của giáo dục – những sinh viên tốt nghiệp đại học - thì sự hài lòng là đánh giá của người sử dụng về kiến thức, kỹ năng và phẩm chất của sinh viên tốt nghiệp so với yêu cầu của các cơ quan hoặc doanh nghiệp (Nguyen, H.L & Nguyen, H.M, 2015). Với những định nghĩa trên về sự hài lòng của khách hàng cho thấy nếu xem xét sinh viên là một sản phẩm giáo dục của trường đại học thì người sử dụng lao động chính là khách hàng đặc biệt sử dụng sản phẩm sinh viên này. Do đó, các định nghĩa về sự hài lòng của khách hàng đều tương đồng với sự hài lòng của người sử dụng lao động. Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng sinh viên mới ra trường có kỹ năng nghề nghiệp (employability) được phát triển tốt để từ đó họ có thể cống hiến cho doanh nghiệp ngay sau khi được tuyển dụng (Saunders & Zuzel, 2010). Nhưng trên thực tế vẫn không có nhiều doanh nghiệp tuyển được sinh viên đáp ứng được yêu cầu của mình. Như vậy có thể thấy chất lượng sinh viên tốt nghiệp có ảnh hưởng đến sự hài lòng của chính người sử dụng lao động. Như vậy, sự hài lòng của người sử dụng lao động đối với sinh viên tốt nghiệp được thể hiện qua việc đánh giá về kiến thức chuyên môn, kỹ năng (bao gồm kỹ năng cứng, kỹ năng mềm), và các phẩm 69
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN chất (như khả năng thích ứng hoặc linh hoạt),… hay còn gọi là chất lượng của sinh viên tốt nghiệp so với yêu cầu của đơn vị. 2.1.2. Người sử dụng lao động Theo quy định tại Điều 6 Bộ luật lao động (2019) thì người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động. Do đó, người sử dụng lao động cũng có thể được xem là các đơn vị sử dụng lao động. 2.1.3. Chất lượng sinh viên tốt nghiệp đại học Theo tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, đã đưa ra định nghĩa về chất lượng như sau: “Chất lượng là khả năng tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”.  Chất lượng là một khái niệm mang tính tương đối, nó phụ thuộc vào từng quan điểm của các bên liên quan đánh giá. Ngoài ra, chất lượng là sự phù hợp, tương thích với nhu cầu người sử dụng, nó tập hợp những đặc tính nhất định sao cho đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chất lượng sinh viên tốt nghiệp là một khía cạnh của chất lượng giáo dục trong giáo dục đại học theo quan điểm xem xét chất lượng giáo dục ở “đầu ra”. Chất lượng sinh viên tốt nghiệp được thể hiện bằng mức độ hoàn thành công việc của sinh viên tốt nghiệp hay khả năng cung cấp các hoạt động đào tạo của trường mà sinh viên phải đáp ứng. Nghiên cứu này xuất phát từ quan điểm thị trường cho rằng các cơ sở đào tạo chính là những nhà cung cấp sản phẩm còn các doanh nghiệp là khách hàng chính và là người thụ hưởng sản phẩm của quá trình đào tạo. Quan điểm này được đông đảo các nhà nghiên cứu cũng như các trường đại học trên thế giới thừa nhận (Van Damme, 2003; Eshan, 2004). Chuẩn chất lượng đầu ra mà các trường đại học ở Việt Nam công bố thì sau quá trình đào tạo cử nhân phải có đủ các yếu tố thuộc về kiến thức, thái độ và kĩ năng. Trong nghiên cứu này, chất lượng sinh viên tốt nghiệp sẽ được xây dựng dựa trên chuẩn đầu ra mà các trường đại học có đào tạo khối ngành Kinh tế ở Việt Nam công bố. Thông qua quá trình tổng hợp và phân tích các nghiên cứu đã có, nhóm tác giả kế thừa những kết quả nghiên cứu của Shah và Nair (2011) với bốn yếu tố đo lường chất lượng sinh viên tốt nghiệp như sau: Yếu tố về Năng lực cá nhân; Yếu tố về Khả năng tương tác; Yếu tố về Năng lực trí tuệ và Yếu tố về Kiến thức và kỹ năng chuyên môn, tổng quát. Đây là một nghiên cứu mang tính tổng quát và đầy đủ nhất về việc người sử dụng lao động đánh giá chất lượng sinh viên tốt nghiệp. Do đó, nghiên cứu sử dụng bốn yếu tố trên để đo lường chất lượng sinh viên tốt nghiệp của Trường Đại học Tài chính - Kế toán. 2.2. Mối quan hệ giữa các yếu tố đánh giá chất lượng sinh viên tốt nghiệp và sự hài lòng của người sử dụng lao động 2.2.1. Mối quan hệ giữa Năng lực cá nhân và Sự hài lòng của người sử dụng lao động Theo Moulton và Lowe (2005), Năng lực cá nhân (Personal abilities) có thể là khả năng giữ bình tĩnh trước áp lực, sẵn sàng học hỏi từ những sai lầm, hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, sẵn sàng mạo hiểm khi quyết định nhận nhiệm vụ mới, không quá lo lắng trước các áp lực của công việc, luôn biết nhận trách nhiệm đối với kết quả công việc đã làm,… Đây chính là khía cạnh thể hiện thái độ làm việc của sinh viên được đánh giá bởi người sử dụng lao động. Trong nghiên cứu của Huynh, T.T. (2019) cho rằng thái độ của sinh viên có tác động tích cực đến sự hài lòng của người sử dụng lao động. Hay trong nghiên cứu của Shah và Nair (2011), Saunders và Zuzel (2010) đều chỉ ra rằng có tác động thuận chiều giữa Năng lực cá nhân và sự hài lòng của người sử dụng lao động. Từ việc tổng hợp và phân tích lý thuyết, giả thuyết được đưa ra: Giả thuyết H1: Năng lực cá nhân của sinh viên tốt nghiệp tác động thuận chiều đến sự hài lòng của người sử dụng lao động. 2.2.2. Mối quan hệ giữa Năng lực trí tuệ và Sự hài lòng của người sử dụng lao động 70
  4. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN Năng lực trí tuệ (Intellectual ability) được xem là sự bày tỏ những kỹ năng hiểu biết chung cần thiết mà một người sẵn có trong một thời điểm xác định (Humphreys, 1968; Snow & Lohman, 1984). Theo Gardner (1993) cho rằng một năng lực trí tuệ của con người phải tạo ra một loạt những kỹ năng của việc giải quyết vấn đề - giúp cá nhân giải quyết những vấn đề hay khó khăn thực sự mà cá nhân đó gặp phải và khi phù hợp, tạo ra một kết quả hữu hiệu - đồng thời đem đến khả năng tiềm ẩn để tìm kiếm hay tạo ra những vấn đề - và theo cách đó, đặt nền tảng cho việc đạt được những kiến thức mới. Trong nghiên cứu của mình, Nguyen, H.L. và cộng sự (2015) đã chứng minh sự tác động tích cực của Kỹ năng nhận thức của sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật công nghệ đến sự hài lòng của người sử dụng lao động. Ngoài ra, trong nghiên cứu của Shah và Nair (2011) đã chỉ ra có sự tác động tích cực giữa Năng lực trí tuệ đến sự hài lòng của doanh nghiệp. Từ việc tổng hợp và phân tích lý thuyết, giả thuyết được đưa ra: Giả thuyết H2: Năng lực trí tuệ của sinh viên tốt nghiệp tác động thuận chiều đến sự hài lòng của người sử dụng lao động. 2.2.3. Mối quan hệ giữa Khả năng tương tác và Sự hài lòng của người sử dụng lao động Hayes (2002) cho rằng “Khả năng tương tác” gồm một số những thuật ngữ tương tự theo nghĩa rộng mà đôi khi chúng có thể được dùng thay thế cho nhau như kỹ năng trao đổi trực tiếp (interactive skills - people skills - face-to-face skills), kỹ năng cộng đồng (social skills) và năng lực xã hội (social competence) Trong nghiên cứu của Shah và Nair (2011) đã chỉ ra có sự tác động tích cực của Khả năng tương tác đến sự hài lòng của doanh nghiệp. Thêm vào đó, trong nghiên cứu của Trinh, S.V. và cộng sự (2016) chứng minh rằng Kỹ năng mềm (bao gồm Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, khả năng làm việc nhóm,…) của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế có tác động tích cực đến sự hài lòng của người sử dụng lao động. Từ việc tổng hợp và phân tích lý thuyết, giả thuyết được đưa ra: Giả thuyết H3: Khả năng tương tác của sinh viên tốt nghiệp tác động thuận chiều đến sự hài lòng của người sử dụng lao động. 2.2.4. Mối quan hệ giữa Kiến thức và kỹ năng chuyên môn, tổng quát và Sự hài lòng của người sử dụng lao động Theo Darce và Sewell (2007), kỹ năng tổng quát là những kỹ năng tiêu biểu có thể hỗ trợ việc học tập, làm việc của một cá nhân trong bất kỳ lĩnh vực nào và kỹ năng này thể hiện khả năng thay đổi để thích ứng với môi trường làm việc của họ. Còn kiến thức chuyên môn hay còn gọi là kỹ năng cứng thường được hiểu là những kiến thức và thực hành có tính chất kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp. Hay kỹ năng chuyên môn được hình thành dựa trên kiến thức và thường được thực hiện theo những quy trình, nguyên tắc cụ thể được qui định bởi các tổ chức hoặc các tiêu chuẩn nghề nghiệp (Dave, 1975). Từ việc tổng hợp và phân tích lý thuyết, giả thuyết được đưa ra: Giả thuyết H4: Kiến thức và kỹ năng chuyên môn, tổng quát của sinh viên tốt nghiệp tác động thuận chiều đến sự hài lòng của người sử dụng lao động. Mô hình nghiên cứu Năng lực cá nhân H1+ H2+ Năng lực trí tuệ Khả năng tương tác H3+ Sự hài lòng của người sử dụng lao động Kiến thức và kỹ năng H4+ chuyên môn, tổng quát Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 71
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN 3. Phương pháp nghiên cứu Nhóm tác giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để kiểm định giả thuyết. Thang đo lường được điều chỉnh từ các nghiên cứu trước đó của Shah và Nair (2011) và Oliver (1997) để thiết kế bảng câu hỏi và thu thập thông tin sơ cấp. Sau đó, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để phân tích dữ liệu. 3.1. Đo lường Thang đo chất lượng sinh viên tốt nghiệp của Shah và Nair (2011) gồm bốn thành tố gồm năng lực cá nhân; năng lực trí tuệ; khả năng tương tác; kiến thức và kỹ năng chuyên môn, tổng quát. Cuối cùng, thang đo sự hài lòng sử dụng sáu biến được tổng hợp từ thang đo của Oliver (1997). Tất cả các biến được đo lường bởi thang đo lường Likert 5 mục (1: Rất không đồng ý; 5: Rất đồng ý). 3.2. Thu thập dữ liệu Nhóm tác giả thu thập mẫu dựa trên việc tiếp cận thuận tiện khách hàng. Thời gian khảo sát là từ ngày 05/2021 đến ngày 6/2021. Số lượng bảng câu hỏi phát ra là 430 và số lượng thu về là 386 bảng câu hỏi hợp lệ. 4. Kết quả và thảo luận 4.1. Đặc điểm mẫu thống kê Mẫu thống kê bao gồm 246 (63,75%) nam và 140 (36,25%) nữ. Trong đó, loại hình hoạt động của đơn vị gồm doanh nghiệp thương mại chiếm 60,7% ; doanh nghiệp dịch vụ chiếm 20,8% và doanh nghiệp sản xuất chiếm 10,5% và khác là 8,0%. 4.2. Thống kê mô tả mức độ trung bình chung của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu Qua quá trình phân tích giá trị trung bình của các nhân tố thống kê mô tả cho thấy mức độ hài lòng của người sử dụng lao động đối với chất lượng sinh viên tốt nghiệp trên mức trung bình nhưng chưa đạt mức tốt vì giá trịnh trung bình nằm giữa mức 3 - 4. Mức độ hài lòng của người sử dụng lao động đối với Kiến thức và kỹ năng chuyên môn, tổng quát là 3.75 (cao nhất trong các yếu tố). Trong khi đó, mức độ hài lòng của người sử dụng lao động đối với năng lực trí tuệ là 3.24 (thấp nhất trong các yếu tố), đây là yếu tố người sử dụng lao động ít hài lòng nhất. 4.3. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng phần mềm SPSS 22.0 cho thấy Cronbach’s Alpha đều > 0.6, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3. Có thể kết luận thang đo các yếu tố nêu trên là đáng tin cậy khi đo lường các biến quan sát. 4.4. Phân tích nhân tố khám phá – EFA Kết quả kiểm định EFA cho thang đo chất lượng sinh viên tốt nghiệp với bốn nhân tố cấu thành gồm năng lực cá nhân; năng lực trí tuệ; khả năng tương tác; kiến thức và kỹ năng chuyên môn, tổng quát gồm 46 biến quan sát, có hệ số KMO = 0.947 > 0.5 nên dữ liệu phù hợp để thực hiện phân tích nhân tố; Sig. = .000 < 0.05 nên kiểm định Barlet có ý nghĩa thống kê (các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể); có bốn nhân tố được rút trích ra với tổng phương sai trích được 63,16% > 50% cho thấy rằng các yếu tố trích xuất giải thích được 63,15% sự thay đổi dữ liệu cho tất cả các biến quan sát tham gia vào EFA. Kết quả phân tích EFA của thang đo sự hài lòng với 6 biến quan sát đều có hệ số KMO = 0,575> 0,5 nên dữ liệu phù hợp để thực hiện phân tích nhân tố; sig. = 0,000 < 0,05 nên kiểm định Barlet có ý nghĩa thống kê (các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể); có một nhân tố được rút 72
  6. ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN trích ra với tổng phương sai trích được 67,042% > 50% cho thấy rằng các yếu tố trích xuất giải thích được 67.04% sự thay đổi dữ liệu cho tất cả các biến quan sát tham gia vào EFA. 4.5. Phân tích hồi quy Từ kết quả của bảng kiểm định tương quan Pearson ta thấy các biến độc lập (X1- Kiến thức và kỹ năng chuyên môn, tổng quát-KNCM; X2- Năng lực cá nhân-NLCN; X3- Năng lực trí tuệ-NLTT; và X4 – Khả năng tương tác-KNTT) có hệ số tương quan với biến phụ thuộc SHL (Y-Sự hài lòng) tương đối cao. Do vậy, ta có thể kết luận các biến độc lập này có thể đưa vào mô hình để tiếp tục phân tích hồi quy để xác định mức độ ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Bên cạnh đó, phân tích số liệu cho thấy với kích cỡ mẫu n = 386 và số biến độc lập là 4, với giá trị Durbin-Watson của mô hình là d = 1,546 với mức ý nghĩa 5%, như vậy 1< d
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN giảng viên và sinh viên của Trường. Thứ nhất, những giải pháp từ phía nhà trường gồm: Bổ sung, đổi mới, hoàn thiện chương trình đào tạo phù hợp với chuẩn đầu ra và gắn với nhu cầu thực tiễn; Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và nguồn tài liệu nghiên cứu; Tăng cường mối liên kết giữa Nhà trường và doanh nghiệp; Tăng cường các hoạt động ngoại khóa: tổ chức các cuộc thi, đẩy mạnh hoạt động của các câu lạc bộ sinh viên. Thứ 2, những giải pháp đối với đội ngũ giáo viên bao gồm: Tích cực nghiên cứu, học tập để nâng cao năng lực, trình độ; Tăng cường ứng dụng công nghệ trong đổi mới phương pháp giảng dạy; Tích cực hỗ trợ phát triển năng lực tự học của sinh viên; Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Thứ 3, những giải pháp đối với sinh viên nhằm tăng cường Kiến thức và kỹ năng chuyên môn, tổng quát; Năng lực cá nhân; Năng lực trí tuệ và Khả năng tương tác như Xây dựng một thời gian biểu học tập cụ thể và hợp lí giúp quá trình học tập, đặc biệt là quá trình tự học sẽ diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn, tích lũy dần dần năng lực tự học; Áp dụng các phương pháp học tập phong phú, đa dạng, phù hợp và thường xuyên thay đổi. Nên phân loại các môn học để đưa ra cách học hợp lý nhất; Tham gia đầy đủ và có thái độ nghiêm túc trong các giờ học thực hành, giờ học của các môn chuyên ngành để nắm bắt được đầy đủ và trọn vẹn nhất kiến thức giảng viên muốn truyền đạt đến sinh viên; ngoài nội dung học trên lớp, sinh viên phải tìm hiểu thêm kiến thức trên sách vở, báo chí, bạn bè, mạng Internet… TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dunbar, K., Laing, G. and Wynder, M (2016). A content analysis of accounting job advertisements: skill requirements for graduates. E-Journal of Business Education & Scholarship of Teaching, 10 (1), 58-72. 2. Ehsan, M (2004). Quality in higher education: Theoretical overview. Asian Affairs, 26(3), 61-72 3. Harvey, L; Moon, S; Geall, V & Bower, R (1997). Graduates’ Work: Organisational change and students’ attributes. Birmingham: Centre for Research into Quality (CRQ) and Association of Graduate Recruiters (AGR). 4. Hayes, J. (2002). Interpersonal skills at work (2nd Edition). Hove: Routledge.Gardner 5. Harvey, L. & Green, D. (1993). Defining Quality. Assessment & Evaluation in Higher Education, 18 (1), 9-34 6. Humphreys, L. G. (1968). The fleeting nature of the prediction of college academic success. Journal of Educational Psychology, 59, 375-380 7. Huynh, T. T. (2019). Factors affecting employer satisfaction on the quality of Information Science graduates in Can Tho University (in Vietnamese). Can Tho University Journal of Science: Social Sciences, Humanities and Education, 55 (1C), 89-99. 8. Lowden, K., Hall, S., Elliot, D. and Lewin, J. (2011). Employers’ perceptions of the employability skills of new graduates. London: Edge Foundation. 9. Nguyen, L. H. and Nguyen, H. M. (2015). Employers’ Assessment on Quality of Higher Education: A Study of Graduates in Engineering and Technology, (in Vietnamese). VNU Journal of Science: Education Research, 31( 2), 1-14. 10. Saunder, V and Zuzel, K. (2010). Evaluating Employability Skills: Employer and Student Perceptions. Bioscience Education, 15 (1), 1-15. 11. Shah, M. & Nair, C. S. (2011). Employer satisfaction of university graduates: Key capabilities in early career graduates. In Developing student skills for the next decade. Proceedings of the 20th Annual Teaching Learning Forum, 1-2. Perth: Edith Cowan University. 12. Snow, R. E., & Lohman, D. F. (1984). Toward a theory of cognitive aptitude for learning from instruction. Journal of Educational Psychology, 76, 347-376. 13. Van Damme, D. (2003). Standards and Indicators in Institutional and Programme Accreditation in HE, UNESCO CEPES 74
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2