intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự khác biệt trong việc đánh giá của các nhà đầu tư về tính độc lập của kiểm toán viên khi cung cấp dịch vụ phi kiểm toán

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Sự khác biệt trong việc đánh giá của các nhà đầu tư về tính độc lập của kiểm toán viên khi cung cấp dịch vụ phi kiểm toán" được thực hiện nhằm chỉ ra sự khác biệt trong đánh giá của nhà đầu tư về những nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên (KTV) khi họ cung cấp dịch vụ phi kiểm toán cho các khách hàng kiểm toán của mình. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự khác biệt trong việc đánh giá của các nhà đầu tư về tính độc lập của kiểm toán viên khi cung cấp dịch vụ phi kiểm toán

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 SỰ KHÁC BIỆT TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN KHI CUNG CẤP DỊCH VỤ PHI KIỂM TOÁN THE DIFFERENCES IN INVESTORS' ASSESSMENT OF AUDIT INDEPENDENCE IN PROVING NON-AUDIT SERVICES TS. Nguyễn Thị Lan Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm chỉ ra sự khác biệt trong đánh giá của nhà đầu tư về những nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên (KTV) khi họ cung cấp dịch vụ phi kiểm toán cho các khách hàng kiểm toán của mình. Thông qua kết quả khảo sát 430 nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam, Tác giả đã thực hiện kiểm định để tìm ra sự khác biệt giữa nhà đầu tư đang làm kế toán, kiểm toán và những nhà đầu tư không làm việc trong lĩnh vực này; giữa nhà đầu tư giàu kinh nghiệm và ít kinh nghiệm đầu tư chứng khoán khi đánh giá ảnh hưởng của các dịch vụ phi kiểm toán đến tính độc lập của KTV. Kết quả sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp kiểm định t (thông qua phần mềm SPSS 20.0) đã chỉ ra sự khác biệt giữa nhận định của các nhà đầu tư. Từ những kết quả đó, Tác giả đã đưa ra khuyến nghị đối với một bộ phận nhà đầu tư cá nhân về tầm quan trọng của việc đánh giá tính độc lập của KTV khi cung cấp dịch vụ phi kiểm toán trước khi đưa ra các quyết định đầu tư. Từ khóa: báo cáo tài chính, doanh nghiệp niêm yết, dịch vụ phi kiểm toán, độc lập, kiểm toán báo cáo tài chính. ABSTRACT The study was conducted to show the difference in investors' assessment of the threats to the independence of auditors when they provide non-audit services to their audit clients. Through the survey results of 430 individual investors in Vietnam, the author has carried out the test to find out the difference between investors who are working as accountants and auditors and other investors; between experienced investors and less experienced investors when assessing the influence of non-audit services on the independence of the auditor. The results of using descriptive statistics and t-testing (via SPSS 20.0 software) have shown the difference between investors' opinions. From those results, the author has made a recommendation to individual investors on the importance of assessing the independence of the auditor when providing non- audit services before making investment decision. Keywords: audit report, financial statements, independent, listed companies, non-audit services. 1. Giới thiệu Tính độc lập của kiểm toán viên là một yêu cầu quan trọng của nghề kiểm toán. Một cuộc 1480
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 kiểm toán độc lập, đáng tin cậy và hợp lý về mặt đạo đức mang lại uy tín cho công ty kiểm toán và tạo niềm tin với công chúng về những thông tin được kiểm toán. Các vụ bê bối về kiểm toán, những vi phạm về đạo đức nghề nghiệp đặc biệt nghiêm trọng của các KTV và công ty kiểm toán trong quá trình kiểm toán trên toàn cầu như cuộc kiểm toán cho Enron, WorldCom của Arthur Andersen; Lehman Brothers của EY… đã gây ra sự quan ngại của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước về sự gia tăng của các nguy cơ đe dọa tính độc lập của KTV trong quá trình kiểm toán và việc áp dụng các biện pháp bảo vệ không phù hợp để KTV có thể duy trì tính độc lập trong quá trình kiểm toán. Trong nhiều năm trở lại đây, các công ty kiểm toán đã và đang cung cấp nhiều dịch vụ phi kiểm toán ra thị trường. Cách làm này đã giúp công ty kiểm toán có thể tăng doanh thu, mở rộng mạng lưới khách hàng, tuy nhiên, cũng có thể gây ra những hoài nghi nhất định của các nhà đầu tư về tính độc lập của KTV về mặt hình thức và tư tưởng khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC). Vì vậy, nghiên cứu “Sự khác biệt trong việc đánh giá của các nhà đầu tư về tính độc lập của kiểm toán viên khi cung cấp dịch vụ phi kiểm toán” có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn, từ đó hình thành các khuyến nghị (đối với cơ quan nhà nước, nhà đầu tư, công ty kiểm toán và KTV) nhằm giúp bảo vệ các nhà đầu tư tốt hơn trong việc nâng cao nhận thức của nhà đầu tư về tính độc lập của KTV trong việc cung cấp dịch vụ phi kiểm toán. Mục tiêu của bài viết này là xem xét sự khác biệt của các nhà đầu tư cá nhân khi đánh giá ảnh hưởng của dịch vụ phi kiểm toán đến tính độc lập của KTV khi họ thực hiện kiểm toán BCTC cho cùng một khách hàng. Từ kết quả nghiên cứu, Tác giả đưa ra khuyến nghị đối với một bộ phận các nhà đầu tư về nhận thức về tính độc lập của KTV khi họ cung cấp dịch vụ phi kiểm toán và dịch vụ kiểm toán BCTC với cùng một khách hàng trước khi đưa ra các quyết định đầu tư. 2. Tổng quan nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu Tổng quan nghiên cứu Đã có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến tính độc của KTV khi thực hiện cung cấp các dịch vụ phi kiểm toán cho khách hàng kiểm toán của mình. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học có thể chia thành hai nhóm chính sau đây: Tính độc lập của KTV bị ảnh hưởng Moizer (1997) khẳng định, lợi ích kinh tế của công ty kiểm toán nhận được càng lớn thì sự phụ thuộc của họ vào khách hàng càng cao. Teoh và Lim (1996) nhận thấy, việc cung cấp dịch vụ phi kiểm toán được xếp hạng là yếu tố quan trọng thứ hai làm suy yếu tính độc lập của KTV. Với những nghiên cứu cụ thể: Raghunandan (2003), Brandon và cộng sự (2004), đã phản đối việc một công ty kiểm toán cung cấp đồng thời dịch vụ kiểm toán và phi kiểm toán cho cùng một khách hàng vì họ không thể đảm bảo được tính độc lập khi phát hành báo cáo kiểm toán và tất yếu gây ra rủi ro kiểm toán cao. Cũng cùng quan điểm với các nhà nghiên cứu trước, Margaret (2007) chứng minh (thông qua kết quả nghiên cứu dựa trên dữ liệu thu được từ các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức) rằng dịch vụ phi kiểm toán là mối đe dọa đối với tính độc lập của KTV khi thực hiện kiểm toán BCTC. Adeyemi và Olowokere (2012a, 2012b) nhận thấy rằng việc cung cấp dịch vụ phi kiểm toán liên quan đáng kể đến chất lượng kiểm toán, làm suy yếu tính độc lập của KTV và nới rộng khoảng cách kỳ vọng giữa KTV và nhà đầu tư. Tính độc lập của KTV không bị ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng ít Hartley và Ross (1972) phát hiện ra rằng chỉ có 6% số người được hỏi tin rằng việc cung 1481
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 cấp dịch vụ phi kiểm toán gây ra mối đe dọa đáng kể cho tính độc lập khi thực hiện cùng với kiểm toán BCTC. Firth (1980) cho thấy, dịch vụ phi kiểm toán chỉ được coi là mối đe dọa nhỏ đối với sự độc lập của KTV khi kiểm toán BCTC. Trong một nghiên cứu về công bố tài chính của dịch vụ phi kiểm toán, Glezen và Millar (1985) đã chỉ ra, các cổ đông không quan tâm đến việc cung cấp đồng thời dịch kiểm toán BCTC và dịch vụ phi kiểm toán có ảnh hưởng xấu đến tính độc lập của KTV hay không. Ngoài ra, nhiều người được khảo sát thừa nhận, kiến thức của công ty kiểm toán về khách hàng sẽ được cải thiện nhờ cung cấp dịch vụ phi kiểm toán, điều này dẫn đến tính khách quan (lan tỏa kiến thức) và tính độc lập của KTV (Wallman, 1996). Trong một nghiên cứu về hồ sơ của dịch vụ phi kiểm toán được mua bởi các công ty Mỹ, Palmrose (1988) không tìm thấy sự khác biệt đáng kể nào trong việc bổ nhiệm công ty kiểm toán để cung cấp dịch vụ phi kiểm toán và loại dịch vụ được lựa chọn để thực hiện. Gul (1989) đã nghiên cứu nhận thức của các chủ ngân hàng ở New Zealand và thấy rằng hiệu quả của việc cung cấp dịch vụ phi kiểm toán có liên quan tích cực với sự độc lập của KTV. Hussey (1999) cũng cho biết, phần lớn các giám đốc tài chính của Vương quốc Anh tham gia vào nghiên cứu của ông khẳng định: việc cung cấp đồng thời dịch vụ kiểm toán BCTC và dịch vụ phi kiểm toán cho khách hàng kiểm toán nên tiếp tục được cho phép. Arrunada (1999) đã chỉ ra, việc cung cấp cùng lúc dịch vụ kiểm toán BCTC và dịch vụ phi kiểm toán sẽ làm giảm chi phí chung, tăng chất lượng kỹ thuật kiểm toán, tăng cường cạnh tranh và không làm ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV hoặc chất lượng của các dịch vụ phi kiểm toán. Bell và cộng sự (2012) đã không thấy rằng việc cung cấp dịch vụ phi kiểm toán làm ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Cũng đồng tình với các quan điểm nêu trên, bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên kết quả khảo sát 139 KTV độc lập tại Nauy, Zhang và cộng sự (2016) khẳng định, không có bằng chứng nào chứng minh tính độc lập về tư tưởng và độc lập về hình thức bị ảnh hưởng khi KTV thực hiện cung cấp đồng thời dịch vụ kiểm toán và phi kiểm toán. Một cách nhất quán, Hillison và Kennelley (1988) tin rằng phương pháp này sẽ tăng cường tính độc lập của KTV, đặc biệt là khi có biện pháp bảo vệ thích hợp (Mikol và Standish, 1998). Hillison và Kennelley (1988) đã đề xuất ba giải pháp thay thế cho lệnh cấm cung cấp đồng thời dịch vụ kiểm toán BCTC và dịch vụ phi kiểm toán cho cùng một khách hàng như sau: thứ nhất, công ty kiểm toán chỉ cung cấp dịch vụ phi kiểm toán cho khách hàng không được kiểm toán; thứ hai, nghiêm cấm một số loại dịch vụ phi kiểm toán được cung cấp đồng thời dịch vụ kiểm toán BCTC; thứ ba, cho phép cung cấp tất cả các loại dịch vụ phi kiểm toán nếu thỏa mãn yêu cầu về việc công bố đầy đủ thông tin. Nghiên cứu cũng chỉ rõ, mặc dù xung đột lợi ích có thể phát sinh từ việc cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC và phi kiểm toán cùng một lúc cho khách hàng kiểm toán, nhưng việc cấm các công ty kiểm toán cung cấp dịch vụ phi kiểm toán là không phù hợp. Để thay thế cho lệnh cấm hoàn toàn việc cung cấp đồng thời dịch vụ phi kiểm toán và kiểm toán BCTC, Arrunada (1999) khuyến nghị công ty kiểm toán nên sử dụng các bộ phận khác nhau chịu trách nhiệm cho từng loạt dịch vụ như một biện pháp bảo vệ sự độc lập. Các bộ phận này được tổ chức thành trung tâm lợi nhuận trong các công ty kiểm toán, họ có bộ phận quản lý riêng và ít gây ảnh hưởng tiêu cực đến các khách thể kiểm toán. Trên thực tế, ý tưởng này là hợp lý trong môi trường kinh tế của Vương quốc Anh, nơi Lennox (1999) tìm thấy mối liên hệ tích cực giữa trình độ KTV và các dịch vụ phi kiểm toán. Kết luận này được củng cố khi các nhà hoạch định chính sách tính đến tính kinh tế có thể tích lũy từ việc cho phép cung cấp cả dịch vụ kiểm toán và dịch vụ phi kiểm toán. 1482
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Cơ sở lý thuyết Dịch vụ phi kiểm toán Dịch vụ phi kiểm toán là những dịch vụ khác với dịch vụ kiểm toán BCTC mà công ty kiểm toán độc lập cung cấp cho khách hàng. Chẳng hạn, dịch vụ ghi sổ kế toán và lập BCTC cho khách hàng; dịch vụ định giá cho khách hàng; dịch vụ thiết kế hệ thống; các dịch vụ liên quan đến thuế (lập tờ khai thuế, tính thuế cho mục đích ghi sổ kế toán, hoạch định thuế,…). Trong nghiên cứu này, dịch vụ phi kiểm toán được nhắc đến trong hoàn cảnh công ty kiểm toán thực hiện đồng thời dịch vụ kiểm toán BCTC. Do sự biến động không ngừng trong môi trường kinh doanh, môi trường tài chính cũng như công nghệ thông tin và nhu cầu của khách hàng nên Tác giả không thể đưa ra một danh sách đầy đủ các dịch vụ phi kiểm toán. Độc lập Độc lập là nền tảng cơ bản của quá trình kiểm toán vì nó giúp KTV đưa ra ý kiến khách quan về đối tượng được kiểm toán mà không có bất kỳ mối đe dọa nào có thể ảnh hưởng nào đến phán đoán của họ. Theo những yêu cầu cơ bản của nghề nghiệp, người hành nghề kiểm toán cần độc lập về tư tưởng và độc lập về hình thức (Bộ Tài chính, 2015), điều đó có nghĩa là KTV phải thực hiện nhiệm vụ của mình với sự chính thực và khách quan (Abdullah, 2004). Sự độc lập của KTV cũng ảnh hưởng bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn kiểm toán, kiểm soát chất lượng, áp lực quản lý, cung cấp dịch vụ phi kiểm toán, kinh nghiệm của KTV, thu thập dữ liệu mới cho các hoạt động của khách hàng (Ashbaugh, 2004). Trong quá trình thực hiện, KTV có thể gặp phải 5 nguy cơ khi duy trì tính độc lập: nguy cơ do tư lợi, nguy cơ tự kiểm tra, nguy cơ về sự bào chữa, nguy cơ từ sự quen thuộc, nguy cơ bị đe dọa (Nawaiseh và Alnawaiseh, 2015). Lý thuyết nền tảng Khi thị trường tài chính phát triển, tất yếu tồn tại mối quan hệ giữa nhà quản lý và cổ đông, nhân viên của doanh nghiệp, ngân hàng và tổ chức tín dụng…; trong đó thẩm quyền ra quyết định được giao cho nhà quản lý. Mục tiêu của các cổ đông là bảo toàn và phát triển vốn trong thời gian dài hạn, trong khi, mục tiêu của các nhà quản lý là tối đa hóa lợi ích trong ngắn hạn và nhà quản lý không phải lúc nào cũng hành động vì lợi ích lớn nhất của chủ sở hữu. Lý thuyết cơ quan – Agency theory (Jensen & Meckling, 1976) nhấn mạnh rằng dịch vụ kiểm toán được sử dụng để đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư, nhà quản lý và những người quan tâm khác đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Dựa trên lý thuyết này, Tác giả xem xét cách đánh giá của các nhà đầu tư về những ảnh hưởng của việc cung cấp dịch vụ phi kiểm toán đến tính độc lập của KTV khi kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp có lợi ích công chúng. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được thực hiện dựa trên sự kế thừa phương pháp nghiên cứu của Margaret (2007). Theo đó, quy trình nghiên cứu được thực hiện qua 3 giai đoạn: (1) xây dựng bảng hỏi, (2) khảo sát thử và (3) khảo sát chính thức nhằm thu thập thông tin về quan điểm của các nhà đầu tư cá nhân về các dịch vụ phi kiểm toán được cung cấp bởi các công ty kiểm toán. Thu thập và xử lý dữ liệu Bảng hỏi được thiết kế dựa vào nghiên cứu của Margaret (2007) nhằm thu thập quan điểm của nhà đầu tư về các nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV khi cung cấp dịch vụ phi kiểm toán cho các khách hàng kiểm toán của mình. Nội dung Bảng hỏi được chia thành các phần chính sau đây: Phần 1: giới thiệu về mục đích, ý 1483
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 nghĩa của nghiên cứu, cách thức trả lời và lời cảm ơn của Tác giả với những người tham gia trả lời Phiếu; Phần 2: gồm các câu hỏi về thông tin của người tham gia trả lời phiếu; Phần 3: bao gồm các vấn đề được đưa ra để thu thập ý kiến của người tham gia trả lời phiếu về những ảnh hưởng của việc cung cấp dịch vụ phi kiểm toán của KTV đến tính độc lập của họ khi thực hiện kiểm toán BCTC. Kích thước mẫu cho cuộc khảo sát này cũng được xác định bằng công thức (1), với kích thước tổng thể là 3.566.455 nhà đầu tư cá nhân trong nước (số lượng nhà đầu tư cá nhân trong nước tính đến 08/2021 - Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, 2021) và phạm vi sai số là 5% (kết quả thu được có thể giải thích được 95% hiện tượng nghiên cứu), mẫu được xác định là 400. Qui mô mẫu khảo sát được xác định bằng công thức của Slovin (1960) (Trần Thị Kim Thu, 2012) như sau: N n=  (1) 1 + N. 2 xp (N: số đơn vị tổng thể chung; n: số đơn vị tổng thể mẫu; : phạm vi sai số _ 5%) Xử lý dữ liệu Sau khi phát phiếu điều tra thử, người được điều tra khá hài lòng về nội dung của bảng hỏi. Do đó, từ đầu tháng 5 đến hết tháng 8 năm 2021, Tác giả đã tiến hành gửi phiếu điều tra (bằng hình thức google form) đến 650 nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán (thông qua các công ty chứng khoán và các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp) và thu về trong tháng 9 năm 2021. 650 bảng hỏi được phát đi thành hai lần và nhận được 430 phiếu trả lời từ các nhà đầu tư cá nhân. Như vậy, mẫu được sử dụng để phân tích là 430 (lớn hơn cỡ mẫu kỳ vọng) với thông tin được trình bày trong Bảng 1. Bảng 1: Thống kê mô tả mẫu khảo sát Số người Tỷ lệ % Nam 213 49,5% Giới tính Nữ 217 50,5% Làm việc liên quan đến 198 46 % Vị trí công tác kế toán/kiểm toán Khác 232 54% Số năm tham gia đầu tư trên 5 năm 141 32,8% Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả thống kê mô tả qua phần mềm SPSS 20 Phương pháp kiểm định t (với mức ý nghĩa 5%) được sử dụng để xem xét sự khác biệt giữa các nhóm nhà đầu tư khi nhìn nhận những vấn đề ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV khi cung cấp các dịch vụ phi kiểm toán. Căn cứ vào Bảng 1, cỡ mẫu của mỗi nhóm đều lớn hơn 30 nên thỏa mãn điều kiện để thực hiện kiểm định t (Anderson, Sweney và William, 2011, trang 362; Berenson, Levine và Krehbiel, 2012, trang 366; Weiss, 2012, trang 375). Kiểm định t hai mẫu được sử dụng để so sánh sự khác biệt trong việc nhận định ảnh hưởng của việc cung cấp dịch vụ phi kiểm toán đến tính độc lập của KTV trước khi ra quyết định đầu tư của các nhóm nhà đầu tư: (1) nhóm nhà đầu tư làm và không làm kế toán/kiểm toán (với cặp giả 1484
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 thuyết - H0: không có sự khác biệt giữa các nhà đầu tư làm và không làm kế toán/kiểm toán khi nhận định ảnh hưởng của việc cung cấp dịch vụ phi kiểm toán đến tính độc lập của KTV trước khi ra quyết định đầu tư; H1: có sự khác biệt giữa các nhà đầu tư làm và không làm kế toán/kiểm toán khi nhận định ảnh hưởng của việc cung cấp dịch vụ phi kiểm toán đến tính độc lập của KTV trước khi ra quyết định đầu tư); (2) nhóm nhà đầu tư ít kinh nghiệm và giàu kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán (với cặp giả thuyết - H0: không có sự khác biệt giữa các nhà đầu tư ít kinh nghiệm và giàu kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán khi nhận định ảnh hưởng của việc cung cấp dịch vụ phi kiểm toán đến tính độc lập của KTV trước khi ra quyết định đầu tư; H1: có sự khác biệt giữa các nhà đầu tư ít kinh nghiệm và giàu kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán khi nhận định ảnh hưởng của việc cung cấp dịch vụ phi kiểm toán đến tính độc lập của KTV trước khi ra quyết định đầu tư). 3. Kết quả và thảo luận Thứ nhất, về mức độ đồng ý của các nhà đầu tư về sự ảnh hưởng của việc cung cấp dịch vụ phi kiểm toán đến tính độc lập của KTV Căn cứ vào kết quả chấm điểm về mức độ đồng ý theo thang đo likert 5 điểm (từ Hoàn toàn không đồng ý đến Hoàn toàn đồng ý). Kết quả tính giá trị trung bình được trình bày trong Bảng 2. Bảng 2: Mức đánh giá của nhà đầu tư về việc cung cấp dịch vụ phi kiểm toán của các công ty kiểm toán Giá trị trung bình Việc cung cấp các dịch vụ phi kiểm toán cho khách hàng hiện tại ảnh hưởng đến niềm 2,99 tin của tôi đối với tính độc lập của KTV khi thực hiện kiểm toán BCTC. Khi một trong 4 công ty kiểm toán thuộc Big4 cung cấp dịch vụ phi kiểm toán cho 3,13 một khách hàng kiểm toán, tôi tin vào việc đảm bảo tính độc lập của họ. Khi một công ty kiểm toán không thuộc Big4 cung cấp dịch vụ phi kiểm toán cho một 2,71 khách hàng kiểm toán, tôi tin vào việc đảm bảo tính độc lập của họ. Khi công ty kiểm toán và khách hàng phối hợp để cung cấp dịch vụ phi kiểm toán cho 2,57 một công ty khác, điều này không làm tổn hại đến tính độc lập của KTV khi kiểm toán cho khách hàng đó. Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm SPSS 20 Thông qua giá trị trung bình được tính toán cho 4 trường hợp độc lập, các nhà đầu tư cho rằng tính độc lập của KTV không bị ảnh hưởng khi các dịch vụ phi kiểm toán được cung cấp bởi công ty kiểm toán Big 4 cũng như các công ty khác. Cũng với những tình huống độc lập được đưa ra, khi Tác giả thực hiện kiểm định t hai mẫu thì kết quả cho thấy, tồn tại sự khác biệt trong quan điểm giữa các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm và ít kinh nghiệm đầu tư trên thị trường chứng khoán (Sig.
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 kế toán/kiểm toán và không làm những công việc này. Kết quả kiểm định cũng thể hiện sự khác biệt trong cách đánh giá của họ, tuy nhiên mức điểm trung bình trong các đánh giá không khác biệt quá nhiều (Bảng 3). Bảng 3: Sự khác biệt giữa các nhóm nhà đầu tư khi đánh giá mức độ ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV khi cung cấp dịch vụ phi kiểm toán Kinh nghiệm đầu tư Công việc của các nhà đầu tư Mean Mean Sig. Số năm Làm kế Không làm kế Số năm đầu Sig. đầu tư > toán/kiểm toán/kiểm tư
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 4: Kết quả thống kê kết quả đánh giá của các nhà đầu tư về các dịch vụ phi kiểm toán được cung cấp Trung bình chung 1 Ghi sổ kế toán và dịch vụ kế toán khác 2,25 2 Thiết kế và triển khai hệ thống thông tin 2,04 3 Định giá tài sản/nợ phải trả 2,34 4 Dịch vụ tính toán 2,41 5 Dịch vụ kiểm toán nội bộ 2,13 6 Nguồn nhân lực (chẳng hạn: tuyển dụng nhân sự) 2,19 7 Tư vấn đầu tư 2,20 8 Dịch vụ pháp lý 2,23 Dịch vụ về chuyên gia (cung cấp ý kiến như các chuyên 9 2,31 gia) 10 Dịch vụ thuế 2,33 Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm SPSS 20 Trên một khía cạnh khác, khi Tác giả sử dụng kiểm định t hai mẫu để xem xét sự khác biệt giữa các nhà đầu tư khi chấm điểm ảnh hưởng của các dịch vụ phi kiểm toán đến tính độc lập của KTV, kết quả chỉ ra sự khác biệt giữa các nhóm nhà đầu tư. Đặc biệt, các nhà đầu tư ít kinh nghiệm thì khẳng định rằng: dịch vụ Thiết kế và triển khai hệ thống thông tin và Dịch vụ kiểm toán nội bộ không làm mất đi tính độc lập của KTV trong khi các nhà đầu tư còn lại thì cho rằng không chắc chắn ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV khi thực hiện kiểm toán BCTC. Tương tự như trên, kết quả kiểm định t hai mẫu cũng cho thấy, 100% các dịch vụ phi kiểm toán được liệt kê đều được đánh giá khác biệt giữa hai nhóm nhà đầu tư làm kế toán/kiểm toán và nhóm nhà đầu tư còn lại. Sự khác biệt lớn nhất trong quan điểm của các nhà đầu tư ở dịch vụ Ghi sổ kế toán và dịch vụ kế toán khác; Thiết kế và triển khai hệ thống thông tin; Dịch vụ kiểm toán nội bộ; Nguồn nhân lực (chẳng hạn: tuyển dụng nhân sự); Tư vấn đầu tư và Dịch vụ pháp lý. Thông qua sự khác biệt lớn trong đánh giá của 6/10 dịch vụ phi kiểm toán, có thể thấy, các nhà đầu tư có am hiểu sâu về kế toán và kiểm toán thận trọng hơn trong việc đánh giá mức độ độc lập bị ảnh hưởng từ các dịch vụ phi kiểm toán (Bảng 5). Bảng 5: Sự khác biệt giữa các nhóm nhà đầu tư khi đánh giá về các dịch vụ phi kiểm toán có thể làm giảm tính độc lập của KTV Kinh nghiệm đầu tư Công việc của các nhà đầu tư Mean Mean STT Số năm Số năm Làm kế Không làm Sig. Sig. đầu tư > đầu tư
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Định giá tài sản/nợ 3 2,43 2,30 0.097 2,47 2,23 0,001 phải trả 4 Dịch vụ tính toán 2,74 2,25 0,000 2,84 2,04 0,000 Dịch vụ kiểm toán 5 2,43 1,99 0,000 2,36 1,93 0,000 nội bộ Nguồn nhân lực 6 (chẳng hạn: tuyển 2,35 2,11 0,000 2,56 1,87 0,000 dụng nhân sự) 7 Tư vấn đầu tư 2,34 2,14 0,001 2,70 1,78 0,000 8 Dịch vụ pháp lý 2,62 2,03 0,000 2,65 1,87 0,000 Dịch vụ về chuyên gia (cung cấp ý 9 2,48 2,23 0,000 2,61 2,06 0,000 kiến như các chuyên gia) 10 Dịch vụ thuế 2,67 2,16 0,000 2,69 2,03 0,000 Nguồn: Kết quả kiểm định bằng phương pháp T Test hai mẫu 4. Kết luận và các khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu Thông qua kết quả thống kê và kiểm định t hai mẫu, chúng ta có thể thấy sự khác biệt trong nhận định của các nhà đầu tư liên quan đến việc đánh giá mức độ độc lập của KTV khi cung cấp dịch vụ phi kiểm toán. Các kết quả kiểm định đều cho thấy mức độ thận trọng của các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm đầu tư trên thị trường chứng khoán và các nhà đầu tư đang làm việc trong lĩnh vực kế toán/kiểm toán cao hơn so với những nhà đầu tư còn lại khi đánh giá mức độ ảnh hưởng của các dịch vụ phi kiểm toán đến tính độc lập của KTV. Xét trên góc độ thực tế, các nhà đầu tư đang làm kiểm toán và kế toán có những hiểu biết sâu về các thông tin tài chính, cách thức hình thành thông tin tài chính và vai trò của kiểm toán trong việc xác nhận mức độ phù hợp của thông tin được công bố. Vì vậy, để có thể giảm thiểu rủi ro trước khi ra các quyết định đầu tư, các nhà đầu tư nên thận trọng xem xétđến những ảnh hưởng của các dịch vụ phi kiểm toán đến tính độc lập của KTV. Điều này hoàn toàn phù hợp với các khuyến cáo của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước thông qua các nghiên cứu của họ (Suh, 2017; Abdulshakour, 2020; Berthilde và Rusibana, 2020;…). Tuy nhiên, hiện nay chưa có qui định nào về việc các công ty kiểm toán hay công ty niêm yết cần cung cấp các thông tin về các dịch vụ phi kiểm toán được cung cấp bởi các công ty kiểm toán khi thực hiện kiểm toán BCTC. Vì vậy, để các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư phù hợp hơn, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán nhà nước nên có những qui định về vấn đề này. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai Mặc dù đã cố gắng hết sức để loại bỏ những hạn chế của nghiên cứu, nhưng do giới hạn về thời gian và nguồn lực, Tác giả không thể thực hiện nghiên cứu với mẫu kiểm toán có độ tin cậy cao hơn. Mẫu nghiên cứu không hoàn toàn khách quan vì Tác giả chủ yếu dựa vào mối quan hệ của bản thân và các đồng nghiệp trong quá trình thực hiện khảo sát. Để có thể có kết quả nghiên cứu tốt hơn trong tương lai, Tác giả sẽ cố gắng thực hiện nghiên cứu trên qui mô mẫu lớn hơn, có tính khách quan cao hơn, đồng thời, nghiên cứu sẽ hướng đến thu thập nhận định của các nhà đầu tư tổ chức và kiểm định sự khác biệt trong nhận thức của nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức 1488
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 từ đó có thể giúp cho người đọc có cái nhìn đầy đủ hơn quan điểm của họ về tính độc lập của KTV khi cung cấp dịch vụ phi kiểm toán. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Adeyemi, S. B., & Olowokere, J. K. (2012a), Non-Audit Services and Auditor independence, Business and Management Review, 2(5), 89–97. [2] Adeyemi, S. B., & Olowokere, J. K. (2012b), Non-Audit Services and Auditor Independence –Inveastors Perspectives in Nigeria, Business and Management Review, 2(5), 89–97. [3] Abdullah, S. N. (2004), Board Composition, CEO Duality and Performance among Malaysian Listed Companies, Corporate Governance, Vol 4(4), pages 47-61 [4] Arrunada, B. (1999), The Economics of Audit Quality: Private Incentives and The Regulation of Audit and Non-Audit Services, Dordrecht, The Netherland: Kluwer Academics Publishers. [5] Ashbaugh H. (2004), Ethical Issues Related to the Provision of Audit and Non-Audit Services: Evidence from Academic Research, Journal of Business Ethics. Vol 52(2), pages 143-148. [6] Anderson, D., Sweney, D. & William, T. (2011), Essentials of Statistics for Business and Economics, 6th edition, South-Western, USA [7] Bell, T. B., M. Causholli, and W. R. Knechel (2015), Audit firm tenure, non-audit services, and internal assessments of audit quality, Journal of Accounting Research 53 (3): 461–509. [8] Berenson, M., Levine, D. & Krehbiel, T. (2012), Basis Business Statistics: Concepts ans Applications, 12th edition, Prentice Hall, USA [9] Bộ Tài chính (2015), Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, Ban hành kèm theo Thông tư số 70/2015/TT-BTC ngày 08 tháng 05 năm 2012 của Bộ Tài chính. [10] Brandon, D.M. Crabtree, A.D. and Maher, J.J. (2004), Non-Audit Fees, Auditor Independence and Bond Ratings, Auditing: A Journal of Theory 8 Practice, Vol. 23, No. 2, pp. 89-103. [11] Firth, M. (1980), Perceptions of auditor independence and official ethical guidelines, The Accounting Review, vol. 55, no. 3, pp. 451-466. [12] Glezen, G. W. and J. A. Millar (1985), An empirical investigation of stockholder reaction to disclosures required by ASR No. 250, Journal of Accounting Research vol. 23, Autumn, pp. 859-870. [13] Gul, F. A. (1989), Bankers’ perceptions of factors affecting auditor independence. Accounting, Auditing and Accountability Journal, 2, 40-51. [14] Hartley, R.V. and Ross, T.L. (1972). ‘MAS and audit independence: an image problem’, Journal of Accountancy, November, pp. 42-51. [15] Hussey, R. (1999), The Familiarity Threat and Auditor Independence. Corporate Governance, 7(2), 190-197. [16] Hillison, W., Kennelley, M. (1988), The Economics of Non-Audit Services, Accounting Horizons, 2 (September), 32-40. [17] Jensen, M. C., & Meckling, W. H. (1976), Theory of the firm: Management behaviour, 1489
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 agency costs and ownership structure, Journal of Financial Economics, 3(October), 305– 360 [18] Lennox, C. (1999), Non-Audit Fees, Disclosure and Audit Quality, The European Accounting Review, 8(2): pp.239-252 [19] Mikol A. & Standish P. (1998), Audit independence and nonaudit services: a comparative study in differing British and French perspectives, European Accounting Review, Taylor & Francis Journals, vol. 7(3), pages 541-569 [20] Margaret E. (2007), An Investigation into UK Shareholders’ View of the Threats to Auditors’ Independence, A Thesis Submitted in Fulfilment of the Requirements for the Degree of Doctor of Philosophy of Cardiff University [21] Moizer, P. (1997), Auditor reputation: the international empirical evidence. International Journal of Auditing, 1 (1), 61-74. [22] Nawaiseh M.A. và Alnawaiseh M. (2015), The Effects of the Threats on the Auditor’s Independence, International Business Research, Vol 8 (8), pages 141–149. [23] Palmrose Z. (1988), 1987 Competitive Manuscript Co-Winner: An Analysis of Auditor Litigation and Audit Service Quality, The Accounting Review, Vol. 63, No. 1 (Jan., 1988), pp. 55-73. [24] Raghunandan K, Whisenant S and Sankaraguruwamy S. (2003), Evidence on the Joint Determination of Audit and Non‐Audit Fees, Journal of Accounting Research, Vol 41(4), pages 721-744. [25] Teoh H. Y. and Lim C. C (1996), An empirical study of the effects of audit committees, disclosure of nonaudit fees, and other issues on audit independence: Malaysian evidence, Journal of International Accounting, Auditing & Taxation, vol. 5, pp. 231-248. [26] Trần Thị Kim Thu (2012), Điều tra xã hội học, NXB Đại học kinh tế quốc dân [27] Vietnam Securities Depository Center –VSD (2021), Statistics on the number of individual investors on the stock market [28] Wallman, S. M. H. (1996), ‘The future of accounting, part III: Reliability and auditor independence’, Accounting Horizons, vol. 10, no. 4, pp. 76-97. [29] Zhang Y., Hay D. and Holm C. (1999), Non-audit services and auditor independence: Norwegian evidence, Cogent Business & Management (2016), 3: 1215223, http://dx.doi.org/10.1080/23311975.2016.1215223 [30] Weiss, N. (2012), Elementary Statistics, 8th edition, Pearson Education, USA. 1490
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2