Sự khác nhau giữa cách dùng từ trong văn bản của Đài Loan và Trung Quốc đại lục
lượt xem 3
download
Bài viết "Sự khác nhau giữa cách dùng từ trong văn bản của Đài Loan và Trung Quốc đại lục" đề cập đến vấn đề sử dụng từ ngữ trong văn bản của Đài Loan và Trung Quốc dựa trên việc phân tích các cơ sở tài liệu liên quan đến ngành ngôn ngữ Trung Quốc và khảo sát từ các sinh viên năm 3 và năm 4 khoa Trung Quốc học, trường HUTECH. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sự khác nhau giữa cách dùng từ trong văn bản của Đài Loan và Trung Quốc đại lục
- SỰ KHÁC NHAU GIỮA CÁCH DÙNG TỪ TRONG VĂN BẢN CỦA ĐÀI LOAN VÀ TRUNG QUỐC ĐẠI LỤC Nguyễn Võ Hàn Diệp Uyên* Khoa Trung Quốc học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Phương Anh TÓM TẮT Bài viết này đề cập đến vấn đề sử dụng từ ngữ trong văn bản của Đài Loan và Trung Quốc dựa trên việc phân tích các cơ sở tài liệu liên quan đến ngành ngôn ngữ Trung Quốc và khảo sát từ các sinh viên năm 3 và năm 4 khoa Trung Quốc học, trường HUTECH. Qua đó cho thấy cách dùng từ ngữ trong văn bản của Đài Loan có nhiều điểm khác nhau so với cách dùng của Trung Quốc, phần này đã ảnh hưởng rất lớn trong quá trình biên dịch và phiên dịch văn bản. Chính vì vậy, tác giả đã thu thập, liệt kê và phân tích một số từ vựng chuyên dụng và cấu trúc câu văn phù hợp với ngữ cảnh giữa văn bản Đài Loan và Trung Quốc nhằm giúp sinh viên có cái nhìn rõ hơn trong cách sử dụng từ ngữ giữa Đài Loan và Trung Quốc trong văn bản. Từ khoá: tiếng Đài Loan, tiếng Trung Quốc, biên dịch văn bản, cách dùng từ, dịch thuật 1. NGUỒN GỐC VÀ SỰ KHÁC NHAU TRONG CÁCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ GIỮA TRUNG QUỐC VÀ ĐÀI LOAN Để phân biệt được điểm khác biệt giữa tiếng Trung giản thể và tiếng Trung phồn thể. Thì trước tiên, tiếng Trung Quốc hay còn gọi là tiếng Quan Thoại. Đây được xem là ngôn ngữ chính của Trung Quốc và được sử dụng ở rộng rãi ở khắp các thành phố lớn. Tiếng Trung Quốc sử dụng ký hiệu giản thể viết chữ. Ngoài ra, người Trung Quốc không sử dụng các chữ cái như trong ngôn ngữ của người phương Tây, mà họ sử dụng nhiều ký tự tượng trưng cho nhiều thứ khác nhau. Ngày nay, ở Trung Quốc đại đa số dân cư đều nói tiếng Quan Thoại, nhiều đến độ có lượng dân số bản ngữ trội hơn hẳn một số phương ngữ khác. Và ở Việt Nam, phiên dịch viên tiếng Trung đa phần đều biết nói tiếng Quan Thoại. Còn tiếng Đài Loan là một phương ngữ Phúc Kiến của tiếng Mân Nam được sử dụng bởi 70% người dân Đài Loan và đây cũng là ngôn ngữ lớn nhất tại Đài Loan. Người Đài Loan sử dụng các ký tự phồn thể hay chữ Hán chính thể (正體漢字) là một bộ chữ Hán tiêu chuẩn đầu tiên của tiếng Trung. Dạng chữ viết phồn thể đã xuất hiện lần đầu cùng một số bản ghi chép thời nhà Hán và ổn định từ thế kỷ 5 trong thời Nam Bắc triều. Trong tất cả các chữ viết của Trung Quốc, chữ Hán phồn thể cũng được coi là một hệ thống chữ viết đã được người Trung Quốc sử dụng trong hàng ngàn năm trước và là một hệ thống chữ viết rất phức tạp. Vì vậy, học viết chữ phồn thể là một thách thức với cả người bản xứ. Ở Trung Quốc, tiếng Quan Thoại chỉ sử dụng Phiên âm để chuyển ngữ. Trong khi đó ở Đài Loan, thì lại sử dụng Chú âm phù hiệu (Chú âm). Vì thế mà người học rất dễ dàng tiếp cận hơn với tiếng Trung Quốc so với tiếng Đài Loan. 1. PHẠM VI SỬ DỤNG CỦA PHỔ THÔNG THOẠI VÀ QUỐC NGỮ 2207
- • Phổ thông thoại (tiếng Trung giản thể) Giản thể được sử dụng chính thức tại các quốc gia như Trung Quốc đại lục, và đã được người Hoa ở Singapore chấp thuận, cùng từ năm 1976 Singapore dùng tất cả chữ giản thể của Trung Quốc. Tại Malaysia, với người gốc Hoa thì chữ giản thể được dùng từ năm 1981 (lưu ý rằng tiếng Trung không phải là một trong ngôn ngữ chính thức ở Malaysia). Ngoài ra, giản thể được sử dụng trong hầu hết các tài liệu giảng dạy tiếng phổ thông Trung Quốc dành cho người ngoại quốc. • Quốc ngữ (tiếng Trung phồn thể) Phồn thể được sử dụng chính thức tại Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Hồng Kông, Macau và các cộng đồng Hoa kiều hải ngoại ngoài Đông Nam Á. 2. CÁCH PHÁT ÂM VÀ SỬ DỤNG TỪ NGỮ • Cách phát âm Những cách phát âm và sử dụng từ ngữ giữa Đài Loan và Trung Quốc luôn mang đậm nét đặc trưng, đại diện cho điểm nổi bật của hai quốc gia. Điểm khác biệt đặc trưng nhất xảy ra giữa hai thứ tiếng này được gọi là chữ cái âm đầu lưỡi “zh, ch, sh, r” và “z, c và s”. Thông thường với tiếng Trung Quốc, các âm đầu lưỡi được phát âm rõ ràng, phân biệt rõ âm đầu lưỡi trước “z, c và s” và âm đầu lưỡi sau “zh, ch, sh, r”. Còn ở Đài Loan thì lại phát âm như nhau, ví dụ như âm “sh” và “s” gần như chẳng khác nhau là bao. Về mặt nhấn nhá trong cách phát âm, khi nói thì tiếng Trung phần lớn sẽ phát ra âm bằng, nghe ít âm điệu hơn và người nói ít thể hiện cảm xúc qua ngôn từ mà họ sử dụng. Khi đó tiếng Đài Loan lại có âm bổng, âm trầm, âm bằng hơn. Có thể nói điều này phần nào được giải thích bằng việc người Đài Loan luôn thể hiện cảm xúc trong giao tiếp và sống trọng tình cảm. • Cách sử dụng từ ngữ Trung Quốc và Đài Loan có cách sử dụng từ ngữ khác nhau khi cùng chỉ một sự vật, hiện tượng. STT Đài Loan Trung Quốc Ý nghĩa 1 紐西蘭 新西兰 New Zealand 2 寮國 老挝 Lào 3 肯特 芹苴 Cần Thơ 4 象牙海岸(意譯) 科特迪瓦(音译) Bờ Biển Ngà (diễn giải) 5 獨立國協 独联体 Hiệp hội quốc gia độc lập 6 大英國協 英联邦 Vương quốc Anh 2208
- 7 北朝 朝鲜 Triều Tiên 8 資訊 信息 Thông tin 9 數位化 數字化 Số hóa 10 長官 領導 Lãnh đạo, cấp trên 11 積體電路 集成電路 Mạch tổ hợp 12 開發中國家 发展中国家 Quốc gia đang phát triển 13 雷射 激光 Laser 14 進修教育中心 继续教育中心 Trung tâm Giáo dục thường xuyên 15 合約 合同 Hợp đồng 16 網路 网络 Internet 17 部落格 博客 Blog 18 搜尋 搜索 Tìm kiếm 19 人工智慧 人工智能 Trí tuệ nhân tạo 20 品質 质量 Chất lượng 3. MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG CỦA BỘ CHỮ GIẢN THỂ VÀ PHỒN THỂ Giản thể thường có nét đơn giản hoá so với phồn thể, vì vậy ngoài việc dựa vào phạm vi sử dụng của hai loại chữ Hán, mục đích sử dụng cũng rất quan trọng trong việc chọn lựa để học. Nếu muốn học tiếng Trung trong thời gian ngắn và có ý định du học tại các nước như Singapore, Trung Quốc thì nên học chữ Hán giản thể. Và nếu có sở thích về thư pháp và muốn tìm hiểu về văn hóa cũng như truyền thống xa xưa, ý nghĩa của chữ Hán truyền thống thì nên lựa chọn bộ chữ phồn thể, điều đó cũng đồng nghĩa với việc có mục tiêu du học, sinh sống hay lao động tại Đài Loan. 4. NHỮNG LỖI SAI KHI DỊCH VĂN BẢN CẦN LƯU Ý Chủ đề: Hợp tác Doanh nghiệp tạo cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp 2209
- Hình 1. Bản Hợp tác Doanh nghiệp tạo cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp Nguồn: Báo tin tức, Gắn đào tạo nghề với thực tiễn tại doanh nghiệp Em Trần Thành Đạt, sinh viên năm thứ 2, chuyên ngành vận hành thiết bị dầu khí (trường Cao đẳng Dầu khí Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết: Em lựa chọn ngành học này vì học xong có việc làm. Quá trình học, em được tiếp cận mô hình hiện đại và thực tập tại doanh nghiệp dầu khí trên địa bàn, được học làm việc theo nhóm, thao tác kỹ thuật trên thực địa. 石油天然氣設備操作專業(巴地-頭頓省頭頓石油天然氣高專)第二年級學生陳成達(Trần Thành Đạt)表示,「我選擇這個專業是因為我畢業後就可以找到工作。在學習期間,我可以接 觸與實踐到該地區,石油天然氣企業的現代模型。」 • Câu đúng được dịch như sau: 石油天然氣設備操作專業(巴地-頭頓省頭頓石油天然氣高專)第二年級學生陳成達(Trần Thành Đạt)表示,「我選擇這個專業是因為我畢業後就可以找到工作。在企業學習期間,我可 以接觸到該地區,石油天然氣的現代操作系統。」 Kết luận: Trong quá trình biên dịch văn bản nên giản lược những chi tiết không cần thiết, tập trung nêu những ý chính. Dùng từ ngữ, kết cấu câu chữ phải mang tính xác thực cao, rõ ràng. Từ “thực hành” trong văn bản của Đài Loan sẽ dùng 實務操作、實務thay vì sử dụng từ 實踐. Trong văn bản không được sử dụng dấu “...” mà sẽ dùng từ 等. Ngoài ra, đối với những chủ đề, nội dung chính hay một lời nói của nhân vật thì văn bản của Trung Quốc đều dùng trong dấu ngoặc “ ”, nhưng văn bản của Đài Loan chúng ta cần lưu ý cách dùng dấu ngoặc 「」. 5. KẾT LUẬN 2210
- Để có thể phân biệt và hiểu rõ được những cách sử dụng từ ngữ hay biên dịch sao cho chuẩn mực nhất thì mỗi cá nhân không những cần có cho mình vốn từ vựng rộng, thành thạo ngữ pháp, thành thạo tiếng Việt và những kiến thức xã hội phong phú, mà còn phải trang bị cho mình về những kiến thức về thói quen sử dụng từ ngữ của mỗi vùng miền, quốc gia khác nhau ( Trung Quốc, Đài Loan,...). Việc này góp phần giảm thiểu được tình trạng chuyển dịch sai hoặc dùng những từ ngữ không đúng trường hợ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bác Nhã (2021), Tiếng Trung Quốc và tiếng Đài Loan khác nhau như thế nào? https://bacnhabook.vn/tieng-trung-quoc-va-tieng-dai-loan-khac-nhau-nhu-the- nao/?fbclid=IwAR33lTVOwypnu-Ogm2BhOf5xJR-XQMzla_atWX747S4rQVEkIFG8tHcTY3M,truy cập ngày 7/11/2022. 2. Công ty Cổ phần cung ứng nhân lực AVB quốc tế (2021), Người Đài Loan sử dụng tiếng gì? https://avb.vn/du-hoc-dai-loan/nguoi-dai-loan-su-dung-tieng-gi- sv234.html?fbclid=IwAR2KB1WLsEqdEDIRgyU4TfVA8SI_4YAu7ETjL7MH9K7UKw3KX- JGBUDMvnM, truy cập ngày 16/11/2022. 3. Giang Phạm (2021), Sự khác nhau giữa chữ Hán phồn thể và giản thể, https://thuvienanvi.com/su- khac-nhau-giua-chu-han-phon-the-va-gian- the/?fbclid=IwAR0Y2SpJDJV3g9gDK1YxqKHWDlHC5dtC7wEFWC8d-KOhO7ztWJoxBvDkA4k, truy cập ngày 29/11/2022. 4. Ngô Minh Thanh (2008), Quan hệ Việt Nam – Đài Loan hiện trạng và triển vọng, luận văn Thạc sĩ kinh tế chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội - Trường Đại học Kinh tế, chuyên nghành Kinh tế chính trị. 5. Taiwan Diary (2019), Nên học tiếng Trung giản thể hay tiếng Trung phồn thể?, https://taiwandiary.vn/2019/09/25/hoc-tieng-trung-gian-the-hay-phon- the/?fbclid=IwAR31mNU5WvZNoz_hKlg3p1LcP_k-jQNa7EYiUNrIhbPUctdZvrcfA7U5XbQ, truy cập ngày 3/12/2022. 6. Thanhmaihsk (2022), 10 phương pháp và kỹ năng phiên dịch tiếng Trung giúp bạn chuyên nghiệp hơn, https://tuhoctiengtrung.vn/10-phuong-phap-va-ky-nang-phien-dich-tieng-trung-giup-ban-chuyen- nghiep-hon/ truy cập ngày 12/12/2022 7. 郭庆娜 (2014), 两岸用语对照系列盘点一(生活用语) http://www.taiwan.cn/tsfwzx/tsrdjj/201401/t20140102_5463009.html?fbclid=IwAR0XFxg7wJ- W0uXbyyKzhtqamUaiyFRMnhQ3qTDwyCtvGZVGsbtcn9onrBg, truy cập ngày 16/12/2022. 2211
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Truyền thông thông tin - TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THÔNG THÔNG TIN
38 p | 381 | 176
-
Bài giảng thanh tra kiểm tra giáo dục
99 p | 357 | 79
-
Các hành vi ngôn ngữ
9 p | 1066 | 70
-
PHÓNG SỰ BÁO CHÍ VÀ PHÓNG SỰ VĂN HỌC ĐƯỜNG BIÊN THỂ TÀI
5 p | 327 | 46
-
Đại cương ngôn ngữ học tập 2 part 5
43 p | 144 | 33
-
Trong phòng khách và ngoài phòng khách: vài điều thảo luận từ quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận
5 p | 93 | 11
-
Phương pháp dạy học Ngữ văn theo yêu cầu phát triển năng lực
4 p | 50 | 8
-
Các biểu hiện hồi tưởng trong tiếng Hàn
14 p | 66 | 7
-
Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam: Phần 1
276 p | 36 | 7
-
Một số yếu tố ảnh hưởng tới sự tương tác giữa cha mẹ và con cái - Lê Minh Nguyệt
6 p | 126 | 7
-
Sử dụng phóng sự ngắn truyền hình trong chương trình thời sự 19h50 của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
14 p | 86 | 6
-
So sánh đối chiếu cách dùng hư từ "mà" trong tiếng Việt và tiếng Pháp
6 p | 53 | 6
-
Phép biện chứng duy vật dưới cách tiếp cận của Karl Raimund Popper
7 p | 67 | 4
-
Cách đặt tên người Việt ở Nam Bộ
9 p | 37 | 3
-
Hư từ 之chi trong tiếng Hán hiện đại
7 p | 102 | 3
-
Tác động của chuyển đổi chính sách KH&CN đến việc tạo ra và sử dụng tri thức tại viện R&D từ cách tiếp cận văn hóa chính sách
5 p | 61 | 2
-
Một cái nhìn đối sánh về ngôn ngữ trong phú Tiếng Việt
5 p | 55 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn