Sự nguy hiểm của việc lạm dụng thuốc giải rượu
lượt xem 4
download
Tình trạng “quá chén” rất thường gặp ở đấng mày râu trong những ngày lễ và dùng thuốc giải rượu là biện pháp được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, lạm dụng loại thuốc này có thể dẫn đến những nguy hiểm cho sức khỏe. Cùng tham khảo tài liệu dưới đây để biết được các nguy hiểm trong việc lạm dụng thuốc giải rượu để có thể phòng tránh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sự nguy hiểm của việc lạm dụng thuốc giải rượu
- Physiolac sưu tầm Sự nguy hiểm của việc lạm dụng thuốc giải rượu Tình trạng “quá chén” rất thường gặp ở đấng mày râu trong những ngày lễ và dùng thuốc giải rượu là biện pháp được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, lạm dụng loại thuốc này có thể dẫn đến những nguy hiểm cho sức khỏe. Tiềm mất tật mang Chị Lê Hải Minh (29 tuổi, Cầu Giấy – Hà Nội) cho biết, do đặc thù công việc, chồng chị thường xuyên phải tiếp khách nên chị tìm mua thuốc giải rượu cho anh. Qua lời quảng cáo của một số bạn bè, chị đã bỏ ra cả triệu đồng mua một hộp “thần dược” chống say rượu có xuất xứ Đài Loan cho chồng uống. Tuy nhiên, tiền mất nhưng “lợi” không có, chỉ thấy “tật” mang, chồng chị đi uống rượu bia về vẫn say, đồng thời còn thấy sức khỏe suy yếu. Anh Hưng 45 tuổi (Thịnh Liệt- Hoàng Mai) được giai đình đưa vào viện cấp cứu với triệu chứng chảy máu dạ dày, suy gan. Được biết, anh Hưng thường hay phải đi tiếp khách nên đã mua viên giải rượu về uống sau mỗi lần như vậy. Sau một thời gian dùng thuốc, anh thấy mình thường xuyên bị mẩn ngứa, nổi mụn, tức ngực. Theo kết luận của bác sĩ, anh bị như vậy là do lạm dụng thuốc giải rượu và dùng quá liều quy định. Còn anh Nhân (Kỹ sư xây dựng Hà Đông – Hà Nội) cho biết, vì khả năng uống rượu bia của anh rất kém, nhưng công việc đòi hỏi phải tiếp khách nhiều nên anh đã mua “thần dược uống mãi không say” theo lời một cậu bạn. Anh thử dùng thì thấy đúng là hiệu quả thực sự. Vậy là từ đó, lúc nào anh cũng mang 2-3 viên để có thể dùng bất kì lúc nào. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn anh thấy trong người cồn cào, ruột gan nóng ran. Sau khi đi khám được bác sĩ cho biết vì quá lạm dụng vào thuốc giải rượu nên chức năng gan của anh bị tổn thương. Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 1
- Physiolac sưu tầm Lạm dụng thuốc giải rượu có thể dẫn đến những nguy hiểm cho sức khỏe. Ảnh minh họa Rất nguy hiểm khi lạm rụng thuốc Hiện nay loại thuốc này được quảng cáo với tính năng giải rượu siêu tốc có công dụng bảo vệ gan, chống say, giải hết độc tố trong cơ thể do uống bia rượu, làm mất những cảm giác khó chịu khi uống rượu, bia; giúp người say rượu, bia nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường; giúp bảo vệ gan, ngăn chặn tác hại của rượu bia gây nên đối với cơ thể. Theo bác sĩ Mạnh Quân (BV Tâm thần Trung ương) chia sẻ khi rượu vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành aceraldehyd, một chất gây ra các biểu hiện mất tỉnh táo. Các thành phần trong thuốc giải rượu giúp giảm sự tạo thành acetaldehyde và đào thải nó khỏi cơ thể. Có một số viên giải rượu chứa vitamin như B1, B6 PP, acid glutamic, acid fumaric…. Tuy nhiên, nhìn chung đây là thuốc hỗ trợ dinh dưỡng. Có người say rượu uống thuốc vào có cảm giác buồn nôn, bần thần, buồn ngủ và sợ rượu. Chín ảo giác này lại khiến nhiều người lạm dụng thuốc. Theo ThS.BS Lê Thị Phương Huệ BV Thanh Nhàn dùng các loại sản phẩm giải rượu này thường xuyên sẽ làm tăng men gan, giảm chất bảo vệ gan, hoại tử tế bào gan, viêm loét đường tiêu hóa. Vì vậy, dùng nhiều loại thuốc giải rượu được cho là thần dược này rất dễ bị ngộ độc nặng. Và việc giải rượu không thể bảo vệ hoặc phục hồi chức năng gan và hệ thần kinh trung ương. Vì thế người tiêu dùng tuyệt đối không được lạm dụng thuốc. Người sử dụng trước khi dùng bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào cũng cần đến sự tư vấn của bác sĩ tránh để tiềm mất tật mang. Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 2
- Physiolac sưu tầm Một số cách phòng tránh say rượu Rượu bia rất có hại cho sức khỏe hạn chế tác hại của rượu là việc làm rất cần thiết và quan trọng. Trước khi uống rượu bia chúng ta nên ăn đồ ăn nhẹ có nhiều dầu mỡ, chúng sẽ tạo thành một lớp áo che kín mặt trong ruột, giảm sự thẩm thấu của rượu qua thành ruột vào máu. Nhờ đó bạn sẽ lâu bị say hơn. Không nên uống rượu bia kết hợp với các loại nước ngọt có ga sẽ làm ta dễ bị say nhanh hơn. Nếu bạn say và cảm thấy buồn nôn, đừng cố gắng kìm nén lại, cứ nôn ra hết những gì có thể. Nôn là phản ứng của cơ thể để tự giải độc. Nên nhớ say chính là một trạng thái nhiễm độc chất cồn. Sau khi uống rượu bia có thể ăn hoặc uống các loại trái cây có nhiều vitamin như: bưởi, cam, quýt…Cùng trò truyện trong khi uống không những không bị say mà còn khiến người uống tỉnh táo hơn. Trong khi uống rượu không được uống các loại thuốc chống nôn, vì chính loại thuốc đó sẽ tiếp tục giữ chất độc lại trong cơ thể bạn, mà gan lại không thể lọc chất độc kịp, hậu quả là gây tổn hại nghiêm trọng tới gan, lâu ngày gây xơ gan và ung thư gan. Đừng uống quá nhiều rượu bia bởi chúng sẽ làm ảnh hưởng tới gan nhanh hơn và gây hại tới sức khỏe của mọi người. Hạn chế uống rượu chính là cách để bảo vệ gan của bạn được mạnh khỏe. Thuốc giải rượu? Đừng có mơ! Buồn, vui người ta đều nghĩ đến bia, rượu. Dù biết uống những thứ này có hại cho sức khoẻ nhưng nhiều người vẫn bỏ ngoài tai. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại “thuốc giải rượu” như Voskyo 3, RU-21, ME-21, Mewol- 21, Tylenol… thậm chí cả hàng xách tay được rao bán trên mạng. Đặc biệt càng đến gần ngày quy định xử phạt người say rượu lái xe có hiệu lực (20.5) thì các loại thuốc này càng tung hoành trên thị trường. Thật ra, thuốc chỉ có tính hỗ trợ chứ không thể làm hết say rượu. Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 3
- Physiolac sưu tầm Không phải thần dược Đã say lại uống thêm thuốc chắc chắn sẽ gây tương kỵ hoá học. Ảnh: H.T. Buồn, vui người ta đều nghĩ đến bia, rượu. Dù biết uống những thứ này có hại cho sức khoẻ nhưng nhiều người vẫn bỏ ngoài tai. Từ khi trên thị trường xuất hiện các loại “thuốc giải say”, nhiều đệ tử lưu linh tha hồ uống cho tới say rồi tống thuốc vào. Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội từng tiếp nhận bệnh nhân nghiện rượu uống tới say xỉn rồi tống giải rượu phải đi cấp cứu. Có trường hợp mắc bệnh gan nhưng lạm dụng thuốc giải, coi đó như thần dược, dẫn tới suy gan phải nhập viện! Trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, ThS.DS Lê Quốc Thịnh, trưởng khoa dược bệnh viện 71 Trung ương, Thanh Hoá khẳng định: “Thuốc giải rượu, bia không phải thần dược mà chỉ là thuốc hỗ trợ”. Ông Thịnh lý giải, hiểu một cách đơn giản, rượu vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành acetaldehyd, một chất gây ra các biểu hiện mất tỉnh táo. Các thành phần trong thuốc giải rượu giúp giảm sự tạo thành acetaldehyd và đào thải nó khỏi cơ thể. Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về hiệu quả của những loại thuốc giải rượu. Trong quá trình sử dụng người ta chỉ thấy thuốc có tác dụng kháng cồn. Những thuốc mà Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 4
- Physiolac sưu tầm đệ tử lưu linh coi là thần dược thực chất chỉ giúp người uống rượu giảm nhức đầu ở mức độ hạn chế. Nếu sâu rượu ngày nào cũng dùng thì thuốc sẽ không có tác dụng! Có một số loại thuốc chứa vitamin như B1, B6 và một số axit khác để chuyển hoá rượu. Tuy nhiên, nhìn chung đây là thuốc hỗ trợ dinh dưỡng. Có người say rượu uống thuốc vào có cảm giác buồn nôn, bần thần, buồn ngủ và sợ rượu. Chính ảo giác tưởng cai được rượu khi uống thuốc khiến nhiều người lạm dụng nó. Nguy hại về lâu dài Cũng theo ông Thịnh, nghiện rượu là lệ thuộc vào chất hoá học. Muốn cai rượu hoặc chống say rượu, phải dựa vào nhiều yếu tố như môi trường, quyết tâm của bản thân… chứ không phải cứ dùng thuốc là được. Không có thuốc giúp phòng và triệt tiêu tác hại của rượu đối với gan và hệ thần kinh trung ương. Nhiều người cho rằng có thể làm giảm nồng độ cồn trong cơ thể bằng uống paracetamol, vitamin B1, B6, axit folic… là không đúng. Chẳng hạn, paracetamol là thành phần chính trong các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, chữa cảm cúm. Khi uống rượu, bia vào, gan đang bị ảnh hưởng lại thêm paracetamol cùng một lúc chuyển hoá làm gan tê liệt. Hay như aspirin, một loại thuốc giảm đau, hạ sốt, khi uống phối hợp với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hoá. Thuốc gì cũng vậy, không nên dùng quá nhiều. Mỗi lần điều trị phải có liều lượng và thời gian nhất định. Rượu vào không những ảnh hưởng đến gan mà cả não. Cộng thêm lạm dụng thuốc giải sẽ khiến người uống sa sút nhận thức, rối loạn hành vi. Ông Thịnh có lời khuyên: rượu, bia dù uống ít hay nhiều, đều là chất độc có khả năng phá hoại hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Hai cơ quan chịu đựng nhiều nhất tác hại của rượu chính là hệ thần kinh trung ương và gan. Khi say lại uống thêm thuốc chắc chắn sẽ gây tương kỵ hoá học không tốt. Nếu phải uống bia, rượu, hãy uống vừa phải, biết điểm dừng. Không nên biến rượu, bia thành bạn hàng ngày. Tốt nhất khi say nên nghỉ ngơi, uống một số nước dân gian hay dùng để giải độc như nước chanh, nước sắn dây. Theo GS.TS Phạm Vũ Khánh, vụ trưởng vụ Y học cổ truyền (bộ Y tế), trong đông y có một số bài thuốc hỗ trợ giải say rượu, bia hiệu quả và đơn giản. Sắn dây có vị ngọt, tính bình giúp giải cơ, thông đại tiểu tiện, làm ra mồ hôi, giải độc. Người bị say có thể giải rượu bằng cách cho uống nước vắt từ củ sắn dây thêm ít muối; hoặc dùng bột sắn dây khuấy với nước sôi, thêm ít muối để ăn. Ngoài ra có thể dùng nước lá dong vắt uống. Đối với trường hợp mạn tính, có thể dùng trà hoa tam thất… “Hoàn toàn không có thuốc gì giúp người uống rượu say mèm lại tỉnh táo như không uống gì. Tốt nhất hãy biết bảo vệ chính mình!”, ông Thịnh kết luận. Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Viêm tai giữa và những lưu ý khi dùng thuốc
5 p | 173 | 34
-
Các dấu hiệu nguy hiểm khi sử dụng kháng sinh
4 p | 113 | 18
-
Hiểu biết của người mẹ mang thai
4 p | 94 | 17
-
Ai dễ chết khi tập thể dục?
6 p | 79 | 10
-
Lợi và hại khi sử dụng nước ô-xy già
4 p | 159 | 10
-
Industrial Safety and Health for Goods and Materials Services - Chapter 11
18 p | 77 | 8
-
Nằm đệm mềm có thể gây nguy hiểm cho trẻ
4 p | 57 | 7
-
6 thói quen nấu nướng khiến bạn bị bệnh
3 p | 65 | 6
-
Nhuộm tóc, coi chừng tiền mất tật mang
2 p | 55 | 6
-
Trẻ nhỏ uống thuốc ngủ: rất nguy hiểm!
6 p | 96 | 5
-
Kẹo cao su gây nhiều bệnh nguy hiểm
5 p | 72 | 5
-
Trẻ bị sốt có nguy hiểm
4 p | 71 | 5
-
Dùng các thuốc thông dụng cũng phải thận trọng
5 p | 67 | 5
-
Sự nguy hiểm của blốc nhĩ thất
6 p | 71 | 5
-
Sức khỏe là tài sản vô giá, phòng hơn chữa, chữa sớm hơn chữa muộn
5 p | 83 | 4
-
Tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh
5 p | 53 | 4
-
Tác hại của việc thừa vitamin ở trẻ
3 p | 70 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn