intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự phân bố của vi sinh vật trong đất

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

149
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khu hệ vi sinh vật trong đất rất phức tạp, có những đặc điểm sinh lý và sinh thái rất khác nhau. Chúng bao gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn, tảo, nguyên sinh động vật. Trong 1 gam đất có khoảng 100 triệu vi khuẩn, 10 triệu xạ khuẩn, 10 vạn đến 1 triệu nấm, 1 – 10 vạn tảo và nguyên sinh động vật (theo Kraxinnhicốp). Vi sinh vật trong đất có thể chia thành 2 nhóm chính: - Nhóm vi sinh vật đặc trưng của đất: đó là nhómvi sinh vật thích nghi, sinh trưởng phát triển tốt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự phân bố của vi sinh vật trong đất

  1. Sự phân bố của vi sinh vật trong đất: Khu hệ vi sinh vật trong đất rất phức tạp, có những đặc điểm sinh lý và sinh thái rất khác nhau. Chúng bao gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn, tảo, nguyên sinh động vật. Trong 1 gam đất có khoảng 100 triệu vi khuẩn, 10 triệu xạ khuẩn, 10 vạn đến 1 triệu nấm, 1 – 10 vạn tảo và nguyên sinh động vật (theo Kraxinnhicốp). Vi sinh vật trong đất có thể chia thành 2 nhóm chính: - Nhóm vi sinh vật đặc trưng của đất: đó là nhómvi sinh vật thích nghi, sinh trưởng phát triển tốt và trở thành hệ vi sinh vật thường trú ở trong đất. Vi sinh vật trong đất chủ yếu thuộc nhóm này, bao gồm vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm men, nấm mốc, tảo và nguyên sinh động vật.
  2. - Nhóm vi sinh vật do cảm nhiễm từ nhiều nguồn khác nhau vào đất, nhóm này phát triển không thuận lợi Tuy vậy, số lượng và cường độ hoạt động của vi sinh vật ở trong đất rất khác nhau, tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố: - Độ dày tầng đất: vi sinh vật tập trung nhiều ở tầng đất canh tác do tầng này có điều kiện về dinh dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp. Đa số vi sinh vật ở đất trồng trọt, đất rừng và đồng cỏ thường tập trung ở độ dày 15 – 30 cm thuộc lớp trên cùng. Càng xuống sâu, số lượng vi sinh vật càng giảm, nhất là các vi sinh vật hiếu khí. Vi khuẩn kỵ khí phát triển mạnh ở tầng đất sâu 40 - 60 cm
  3. - Đặc điểm và tính chất của đất: đất giàu dinh dưỡng, tơi, xốp, có độ ẩm, pH thích hợp thì vi sinh vật phát triển mạnh. Trái lại ở đất nghèo dinh dưỡng, kết cấu đất chặt, khô cằn hay bị chua mặn thì sự phát triển của vi sinh vật bị hạn chế rõ rệt, số lượng vi sinh vật ít, cường độ hoạt động yếu. Do đó chúng ta có thể thấy rằng: số lượng và thành phần vi sinh vật đất phản ánh độ phì của đất và có quan hệ mật thiết với sinh trưởng phát triển của cây trồng. + Đất vùng đồng bằng do tác động lâu đời của con người nên có số lượng vi sinh vật lớn hơn vùng trung du và miền núi. + Đất gò đồi do phá rừng, bị rửa trôi, xói mòn mạnh, đất nghèo dinh dưỡng nên vi sinh vật ít.
  4. + Đất vùng trũng, ngập nước, mặc dù dinh dưỡng nhiều nhưng độ thoáng khí kém nên số lượng vi sinh vật kỵ khí nhiều. Sự hoạt động của vi sinh vật kỵ khí sinh ra nhiều chất có hại ảnh hưởng đến cây trồng cũng như các nhóm vi sinh vật khác. Chính vì thế khi đánh giá độ phì nhiêu của đất phải kết hợp đánh giá cả tính chất lý, hoá học và sinh học của đất. Nếu chỉ chú ý hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất thì sẽ khó giải thích được tại sao trên các chân đất lầy thụt, đất đồng chiêm trũng, giầu chất hữu cơ, tỷ lệ mùn, đạm, lân khá cao mà cây trồng vẫn phát triển kém, năng suất thấp. + Hệ vi sinh vật cũng có sự phân bố không giống nhau ở các loại đất khác
  5. nhau: đất trồng lúa nước có tỷ lệ vi sinh vật hiếu khí so với vi sinh vật kỵ khí gần bằng 1, ở đất lầy thụt là 0,1, còn đất trống màu là 3 – 5. - Thời tiết khí hậu cũng chi phối mạnh mẽ đến quần thể vi sinh vật đất. Vùng đất có thời tiết khí hậu nóng ẩm, ôn hoà thì có hệ vi sinh vật phong phú. Vùng đất có thời tiết khí hậu hanh khô, ít nắng hoặc nóng nhiều, ít mưa thì số lượng vi sinh vật ít. Vì vậy số lượng và loại hình vi sinh vật phụ thuộc vào vùng địa lý khác nhau trên trái đất, phụ thuộc vào kinh độ và vĩ độ khác nhau, phụ thuộc vào từng tháng trong năm. Tháng nóng, mưa nắng thuận hoà như trong mùa thu, cuối xuân, đầu hè,
  6. trong đất trồng có nhiều vi sinh vật hơn vào tháng lạnh, hoặc nắng nóng, hạn. - Quan hệ với cây trồng: khu hệ vi sinh vật vùng rễ có mối quan hệ mật thiết với cây trồng. Vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong điều hoà tính chất lý hoá tính của đất, cung cấp các thành phần dinh dưỡng khoáng, CO2 cho cây từ sự phân huỷ các hợp chất hữu cơ, cây sinh trưởng mạnh từ bộ rễ lại tiết ra các chất cần thiết cho vi sinh vật. Quy luật chung là số lượng vi sinh vật đất đạt đến cực đại lúc cây có hoạt động sinh lý mạnh mẽ nhất – thời kỳ cây ra hoa, chẳng hạn như khi lúa làm đòng, đẻ nhánh số lượng vi sinh vật trong đất cao nhất, sau đó giảm dần. Ở những
  7. vùng rễ khác nhau thì thành phần và số lượng vi sinh vật cũng khác nhau, hay nói cách khác, bộ rễ của cây trồng có tính chọn lọc vi sinh vật. Cụ thể là: rễ cây bộ Đậu thu hút vi khuẩn khoáng hoá lân, vi khuẩn cố định nitơ; cây có rễ chùm thu hút nấm, vi khuẩn phân giải xenluloza, vi khuẩn phản nitrat hoá. - Sự tác động của con người có ảnh hưởng tích cực tới sự biến động của quần thể vi sinh vật trong đất. Việc cày bừa, xới xáo đất, bón phân, tưới tiêu hợp lý đã xúc tiến mạnh mẽ sự phát triển của vi sinh vật, làm tăng độ phì nhiêu của đất và tăng năng suất cây trồng. Biện pháp trồng cây gây rừng trên vùng đồi núi để chống
  8. xói mòn, tạo tiểu khí hậu tốt cũng tạo điều kiện cho quần thể vi sinh vật phát triển thuận lợi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2