intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự phát triển bình thường của thị giác ở trẻ em

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

141
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cơ quan thị giác của trẻ khi sinh ra còn chưa được phát triển một cách hoàn thiện. Thị lực trong những tháng đầu còn rất kém sẽ phát triển dần và đạt 10/10 vào khoảng 5 tuổi và thị giác nổi còn phải hoàn thiện cho đến tận 10 tuổi.Làm sao để chúng ta có thể sớm nhận biết được những bất thường về mắt ở trẻ em?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự phát triển bình thường của thị giác ở trẻ em

  1. Sự phát triển bình thường của thị giác ở trẻ em Cơ quan thị giác của trẻ khi sinh ra còn chưa được phát triển một cách hoàn thiện. Thị lực trong những tháng đầu còn rất kém sẽ phát triển dần và đạt 10/10 vào khoảng 5 tuổi và thị giác nổi còn phải hoàn thiện cho đến tận 10 tuổi.Làm sao để chúng ta có thể sớm nhận biết được những bất thường về mắt ở trẻ em?
  2. Dưới đây là một số mốc thời gian tương ứng với sự phát triển bình thường của cơ quan thị giác ở trẻ mà các bậc phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết và đánh giá được để từ đó có thể phát hiện sớm và can thiệp kịp thời những vấn đề về mắt: - Từ khi sinh đến 6 tuần tuổi: Trẻ biết nhìn ra xung quanh khi tỉnh dậy, đôi khi biết nhìn thẳng vào ánh sáng hoặc vật sáng, chớp mắt với ánh đèn flash, đầu và mắt cùng di chuyển. - Từ 8-24 tuần tuổi: Mắt liếc rộng hơn với đầu ít phải di chuyển theo hơn, mắt bắt đầu dõi theo người hay vật chuyển động (8-12 tuần), biết nhìn vào mặt bố mẹ khi nói chuyện với trẻ (10-12 tuần), bắt đầu tự nhìn vào tay mình (12- 16 tuần), mắt liếc và khám phá xung quanh (18-20 tuần), khi bế ngồi biết nhìn vào chân, tay hay bình sữa (18-24 tuần), biết quan sát và tìm kiếm vật ở xa hơn (20-28 tuần). - Từ 30-48 tuần tuổi: Mắt xoay vào trong khi nhìn đồ chơi ở trên tay (28-32 tuần), mắt liếc nhiều hơn với ít phải quay đầu hơn (30-36 tuần), quan sát các hành động xung quanh với thời gian dài hơn (30-36 tuần), biết nhìn để tìm đồ chơi khi bị đánh rơi (32-38 tuần), biết nhìn dõi theo những đồ chơi ưa thích khi nhìn thấy (38-44 tuần), biết nhìn về phía có tiếng nói hay tiếng cười của người khác (40-48 tuần), biết quan sát xung quanh phòng ở để xem điều gì xảy ra (44-48 tuần).
  3. - Từ 12-18 tháng tuổi: Biết sử dụng hai tay và nhìn chằm chằm vào vật cầm ở tay (12-14 tháng), biết nhìn vào các bức tranh đơn giản (14-16 tháng), thường cầm vật lại gần mắt để quan sát khám phá (14-18 tháng), biết tìm kiếm và xác định các bức tranh trong sách (16-18 tháng). - Từ 24-36 tháng tuổi: Biết quan sát mà không cần sờ vào đồ vật (20- 24 tháng), biết mỉm cười và vui mừng khi nhìn thấy người hay đồ vật yêu thích (20-24 tháng), thích nhìn chuyển động của bánh xe hay vật di chuyển (24-28 tháng), biết quan sát và bắt chước những đứa trẻ khác (30-36 tháng), có thể bắt đầu biết tô màu trên giấy (34-38 tháng), biết “đọc” tranh trong sách (34-38 tháng). - Từ 40-48 tháng tuổi: Biết đưa đầu và mắt lại gần trang sách khi nhìn (40-44 tháng), biết vẽ vòng tròn hay chữ thập trên giấy (40-44 tháng), có thể biết nhắm mắt theo yêu cầu và biết nháy một bên mắt (46-50 tháng). - Từ 4-5 tuổi: Biết sử dụng tốt kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt, liếc mắt thành thạo, biết vẽ tranh, biết tô màu trong một vòng tròn hay hình chữ nhật, biết cắt và dán những bức tranh đơn giản, chép lại một số hình hoặc chữ, có thể
  4. đưa một vật nhỏ qua một lỗ nhỏ, biết kể về vị trí, đồ vật hay con vật đ ã nhìn thấy. Lúc này trẻ có thể hiểu và bắt đầu đánh giá được khả năng nhìn của mắt bằng các test thử thị lực như bảng hình vẽ sau đó là con số, bảng vòng hở Landolt… Khi đo thị lực ở trẻ người ta thấy rằng bình thường thị lực đạt 1/10 lúc trẻ 2-4 tháng tuổi, 2/10 lúc 6-7 tháng, 3/10-4/10 lúc 1 năm tuổi và thị lực là 10/10 lúc trẻ 4-5 tuổi. Để có thể phát hiện sớm và can thiệp sớm những bất thường về mắt ở trẻ, từ năm 1992 Hội nhãn khoa Mỹ (AAO) đã đưa ra lịch khám sàng lọc như sau: - Trẻ mới sinh đến 3 tháng tuổi: Khám ánh đồng tử (để phát hiện sẹo giác mạc, đục thể thuỷ tinh, bong võng mạc hay các bệnh lí khác), test ánh phản chiếu giác mạc (để phát hiện lác), khám bên ngoài để phát hiện các khiếm khuyết về cấu trúc. - Trẻ 6-12 tháng tuổi: Khám ánh đồng tử, test ánh phản chiếu giác mạc, test bịt mắt luôn phiên hoặc khả năng định thị hay nhìn dõi theo của trẻ (để phát hiện nhược thị). - Trẻ 3 tuổi: Khám ánh đồng tử, test ánh phản chiếu giác mạc, thử thị lực và thị giác nổi (để phát hiện tật khúc xạ, nhược thị). - Trẻ 5 tuổi: Tương tự như khi khám trẻ 3 tuổi.
  5. BS. Đỗ Quang Ngọc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0