intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo tác động đến thị trường lao động: Nhận thức của gen Z và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu thảo luận về nhận thức của Gen Z dưới sự tác động của trí tuệ nhân tạo trên thị trường lao động, những thách thức, cơ hội mà AI đặt ra cho thế hệ lao động mới. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng đề xuất những giải pháp cấp thiết để thế hệ Z thích ứng với những sự thay đổi mới liên tục của công nghệ trí tuệ nhân tạo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo tác động đến thị trường lao động: Nhận thức của gen Z và giải pháp

  1. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG: NHẬN THỨC CỦA GEN Z VÀ GIẢI PHÁP Nguyễn Hồng Ngọc Ánh, Phạm Thị Thanh Trúc, Nguyễn Tiến Đạt, Ngô Thị Thu Hiền, Trương Quốc Bảo, Nguyễn Quang Hưng Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM Email: anhnhn21411@st.uel.edu.vn, trucptt21411@st.uel.edu.vn, datnt22406c@st.uel.edu.vn, hienntt22411ca@st.uel.edu.vn, baotq23411@st.uel.edu.vn, hungnq@uel.edu.vn Tóm tắt: Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) đã làm thay đổi đáng kể đời sống con người với sự cập nhật và đổi mới của công nghệ ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Tại thị trường lao động Việt Nam - nơi chất lượng lao động còn tồn tại một số hạn chế nhất định, tiềm năng tự động hóa những công việc lặp đi lặp lại của AI đã làm thay đổi cơ cấu lao động và đặt ra vấn đề về chuyên môn hóa nguồn nhân lực. Đặc biệt, đối với Gen Z - thế hệ gắn liền với sự phát triển công nghệ, đã và đang gia nhập vào thị trường lao động cần nhận thức đúng đắn và có các giải pháp hòa nhập cụ thể. Bài nghiên cứu thảo luận về nhận thức của Gen Z dưới sự tác động của trí tuệ nhân tạo trên thị trường lao động, những thách thức, cơ hội mà AI đặt ra cho thế hệ lao động mới. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng đề xuất những giải pháp cấp thiết để thế hệ Z thích ứng với những sự thay đổi mới liên tục của công nghệ trí tuệ nhân tạo. Dữ liệu được thu thập sơ cấp để phục vụ cho bài nghiên cứu này. Hơn 400 người thuộc thế hệ Z đã tham gia khảo sát và được tổng hợp và phân tích bằng mô hình nghiên cứu do nhóm đề xuất. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhận thức của Gen Z về những khía cạnh của con người mà AI không thể tái tạo hoặc thay thế đã tác động lên phản ứng và hành động của Gen Z. Thêm vào đó, nhận thức của về cơ hội và thách thức mà AI tạo ra trong thị trường lao động là nguồn động lực mạnh mẽ để Gen Z phát triển hơn trong lĩnh vực này. Từ khóa: Trí tuệ nhân tạo, Nhận thức của Gen Z, Cơ hội, Thách thức, Thị trường lao động. 1. Giới thiệu Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã làm thay đổi nhiều mặt của thế giới. Thị trường lao động cũng không ngoại lệ, công nghệ đã xóa sổ không ít công việc, khiến một số ngành nghề trở nên lỗi thời nhưng cũng tạo ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp mới (A. M. Tomescu. và A. C. Boeru, 2023). Có thể thấy rằng sự thích nghi của con người vẫn là một yếu tố mang vai trò then chốt trong thế giới luôn thay đổi. Nhận thức rõ điều đó, nghiên cứu này ra đời như một đóng góp trong việc phân tích các tác động mà sự phát triển của trí tuệ nhân tạo mang lại cho Gen Z - thế hệ đang bước vào giai đoạn vàng và nắm vai trò quan trọng trong thị trường lao động. Tại Việt Nam, Gen Z là một trong những thế hệ gắn liền và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin. Thời điểm Internet du nhập vào Việt Nam chính là lúc những đứa trẻ đầu tiên của Gen Z ra đời. Sự trưởng thành của Gen Z song hành và gắn liền với cách mà công nghệ len lỏi vào đời sống. Và hiện nay, khi những người thuộc thế 692
  2. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 hệ Z đang dần bước vào thị trường lao động thì công nghệ thông tin nói chung hay trí tuệ nhân tạo nói riêng nổi lên như một yếu tố không thể thiếu trong mọi ngành nghề. Trí tuệ nhân tạo có thể giúp con người vẽ ra một tương lai tươi sáng nhưng đồng thời cũng rất phức tạp và đặt ra nhiều thách thức đáng lo ngại (Nguyễn T. T. và các cộng sự, 2018). Dù có những thách thức tiềm ẩn nhưng trí tuệ nhân tạo vẫn sẽ là một công nghệ mang tính “dẫn đường”, và giúp một quốc gia phát triển mạnh mẽ. Chúng ta cần có nhận thức đúng đắn và những chính sách phù hợp để tận dụng những lợi ích ưu việt mà trí tuệ nhân tạo mang lại. Hiện nay, tại Việt Nam, dù đã có nhiều nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo trong nhiều thập kỷ qua nhưng vẫn chưa có một nghiên cứu định lượng chính thức về nhận thức và hành động của Gen Z đối với sự tác động của trí tuệ nhân tạo trong bối cảnh thời đại công nghệ số. Nhận thấy tính cấp thiết của đề tài, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp phù hợp với tình hình chính trị và bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà. 2. Phương pháp luận 2.1. Cơ sở lý thuyết Trí tuệ nhân tạo: J. McCart là một trong những người đầu tiên đưa “trí tuệ nhân tạo” - Artificial Intelligence thành một khái niệm để nghiên cứu trong khoa học. Theo ông và các cộng sự, nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo nhằm mô tả chính xác các khía cạnh của xử lý trí tuệ và học (để có được tri thức) và từ đó tạo ra được các hệ thống, máy mô phỏng hoạt động học và xử lý trí tuệ. Qua nhiều thập kỷ nghiên cứu và phát triển, có rất nhiều khái niệm về Trí tuệ nhân tạo được ra đời. Russell và P. Norvig (2010) cũng đã đóng góp vào nghiên cứu triển khai Trí tuệ nhân tạo với định nghĩa về Trí tuệ nhân tạo theo hai chiều: (tư duy – hành vi), (như con người –hợp lý). GenZ: Theo Sarah Sladek và Alyx Grabingerc trong báo cáo về Gen Z vào năm 2014, Gen Z là thế hệ bao gồm những người sinh từ năm 1996 đến năm 2009, đây là thế hệ đầu tiên của thế kỷ 21, nổi tiếng là những người am hiểu công nghệ vì được sinh ra vào thời kỳ bùng nổ của công nghệ và Internet. Theo Wood và Morgan (2013) định nghĩa, thế hệ Gen Z là những cá nhân sinh ra trong thập kỷ sau sự bùng nổ rộng rãi của World Wide Web, từ giữa những năm 1990 đến đầu những năm 2000. Đây là thế hệ công dân hiện đại, được định nghĩa có trình độ học vấn, hiểu biết về công nghệ, đổi mới và sáng tạo rất cao (Nendick, 2019). Lenhart (2019) đã chỉ ra rằng thế hệ Gen Z đặc biệt hơn so với thế hệ trước ở chỗ họ lớn lên ở thời kỳ đỉnh cao công nghệ và bùng nổ Trí tuệ nhân tạo, họ có tiềm năng tức thời và liên tục truy cập vào tất cả các kỹ thuật trên nhiều nền tảng (Sparks, 2019). Chuẩn bị bước vào thị trường lao động trong bối cảnh Trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh mẽ, Gen Z là thế hệ có đủ cơ hội nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức để thích ứng và tạo ra giá trị riêng biệt trong thị trường lao động mới này. Thị trường lao động: Khác với các loại hình thị trường khác, thị trường lao động có những đặc điểm riêng biệt, liên quan tới con người, liên quan tới nguồn lực phát triển của đất nước. Thị trường lao động không chỉ mang tính kinh tế mà còn liên quan tới các vấn đề chính trị, xã hội của mỗi quốc gia, đòi hỏi Nhà nước phải có sự quản lý đặc biệt đối với thị trường này (Đỗ T. K. và cộng sự, 2017). Đặc biệt, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, với sự ra đời của trí tuệ nhân tạo, thị trường lao động đã trở nên phức tạp hơn. Trí tuệ nhân tạo không chỉ tác động đến việc tự động hóa các công việc truyền thống mà còn tạo ra nhu cầu mới cho các 693
  3. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 kỹ năng và ngành nghề mới. Điều này cần sự can thiệp từ phía chính phủ để tạo ra các chính sách giáo dục và đào tạo phù hợp, cũng như đảm bảo rằng mọi người có cơ hội tiếp cận với các công việc mới được tạo ra bởi sự phát triển của trí tuệ nhân tạo. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Giả thuyết nghiên cứu: Dưới sự phát triển của AI, trong khi các tác nhân xã hội trên thị trường việc làm đang thích ứng với yêu cầu được đặt ra thì Gen Z hiện đang nghiên cứu và chuẩn bị cho những công việc còn chưa được phát minh. Nhưng có vẻ như việc đối mặt với những hoàn cảnh bất ngờ sẽ dẫn đến việc đón nhận những điều chưa biết bằng niềm tin bởi một thế hệ được nuôi dưỡng và tiếp xúc với công nghệ. (A. M. Tomescu và A. C. Boeru, 2023) Các ngành công nghiệp đang chứng kiến sự xuất hiện của nhiều nhân sự mới song song với đó các trường đại học đón nhận sinh viên thuộc thế hệ mới nhất đều nhận thấy sự thay đổi trong hành vi và thái độ của họ. Dễ hiểu điều khiến sự quan tâm gia tăng đối với việc nghiên cứu về Thế hệ Z - một thế hệ hiện đang định hình cấu trúc mới ở trường đại học, thị trường lao động và xu hướng xã hội hiện nay. Điều này đặt ra câu hỏi về cách nhận thức của họ đang ảnh hưởng đến các xu thế trong giáo dục và xã hội đặc biệt là thị trường lao động. ● Nhận thức của Gen Z về cơ hội mà AI tạo ra trong thị trường lao động. TTNT là một phát triển công nghệ đột phá, mang tính xây dựng và góp phần định hình lại cách thế giới hoạt động. Sự vươn lên mạnh mẽ của AI giúp con người nâng cao năng suất làm việc (Yiwen Hu, 2023), hỗ trợ việc phát triển kỹ năng mới (Sofia Morandini và các cộng sự, 2023) cũng như làm tăng nguồn cầu lao động chất lượng cao (Liudmila Alekseeva và các cộng sự, 2020). Đồng thời, Trí tuệ nhân tạo cũng mở ra nhiều cơ hội làm việc hơn trong đa dạng các lĩnh vực (Koen Van Laer và các cộng sự, 2021). H1: Gen Z nhận thức sự phát triển của AI mang lại cơ hội. ● Nhận thức của Gen Z về thách thức mà AI tạo ra trong thị trường lao động. Bên cạnh những lợi ích và cơ hội, AI cũng đặt ra không ít thách thức mà Gen Z cần phải đối mặt trong thời đại của công nghệ và sự phát triển. Daron Acemoglu và các cộng sự (2018) đã cho biết sự phát triển không ngừng của AI có thể gây ra sự thay đổi liên tục của cơ cấu thị trường lao động, làm giảm nguồn cầu lao động trong một số vị trí và lĩnh vực, đồng thời sự thay thế của AI cũng làm giảm mức lương trong ngành. Kiểm chứng của Uta Wilkens (2020) thì cho rằng, AI có thể tạo ra những sai lệch/ không công bằng trong kết quả công việc. Do đó AI đòi hỏi Gen Z phải liên tục cập nhật, tiếp thu, mở rộng kiến thức về công nghệ này (Angelique R., 2016) không chỉ để tránh sự đào thải mà còn giúp thích nghi và tận dụng, ứng dụng loại hình công nghệ mang tính đột phá này. H2: AI đặt ra nhiều thách thức cho Gen Z trong bối cảnh thị trường lao động hiện nay ● Gen Z nhận thức về những yếu tố khiến con người không thể bị thay thế bởi AI. Dù đã và đang phát triển rất mạnh mẽ, nhưng vẫn có những khía cạnh AI không thể hoàn toàn thay thế con người. Những tố chất này góp phần tạo ra những sự thay đổi lớn đến hiệu quả công việc và quyết định sự phát triển của thế giới. Con người có các tố chất tiêu biểu như: tính sáng tạo đa hoàn cảnh, làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp xã hội, tư duy phản biện, năng lực lãnh đạo và tư duy chiến lược, đạo đức và giá trị nhân văn… 694
  4. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 H3: Gen Z nhận thức có những yếu tố khiến con người không thể bị thay thế bới AI. 2.2.2. Mô hình nghiên cứu Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất (Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất) Bảng 1: Giải thích các biến trong mô hình Biến Giải thích Y đại diện cho phản ứng của Gen Z đối với sự phát triển của AI X1. đại diện cho nhận thức của Gen Z về cơ hội mà AI tạo ra cho Gen Z trong bối cảnh thị trường lao động hiện nay X2 đại diện cho nhận thức của Gen Z về thách thức mà AI đặt ra cho Gen Z trong bối cảnh thị trường lao động hiện nay X3 đại diện cho các yếu tố khiến cho con người không thể bị thay thế bởi AI β0, β1, β2, các hệ số hồi quy tương ứng β3 Ɛ đại diện cho thuật ngữ lỗi ngẫu nhiên 2.2.3. Thang đo Bảng câu hỏi khảo sát bao gồm 3 phần chính: (1) thu thập các thông tin về nhân khẩu học, (2) khảo sát thông tin tổng quát về lĩnh vực và mức độ nhận biết đối với AI của người tham gia khảo sát và (3) khảo sát, đánh giá mức độ tác động và phản ứng của Gen Z đối với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo với các câu hỏi được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ. Likert là thang đo được dùng để đo lường thái độ và ý kiến, được phát triển bởi Rensis Likert vào năm 1932. Thang đo Likert thường có 5, 7 hoặc 9 cấp độ và trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả lựa chọn sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ từ (1) là hoàn toàn không đồng ý đến (5) là hoàn toàn đồng ý. 695
  5. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Bảng 2: Bảng câu hỏi khảo sát - phần (3) STT Nhân tố Tài liệu tham khảo 1. Những cơ hội mà AI mang lại cho Gen Z trong bối cảnh thị trường lao động hiện nay 1.1 AI hỗ trợ nâng cao hiệu suất công Yiwen Hu (2023) việc 1.2 AI hỗ trợ việc phát triển kỹ năng mới Sofia Morandini, Federico Fraboni, (ví dụ: lập trình AI, xử lý ngôn ngữ tự Marco De Angelis, Gabriele Puzzo, nhiên, quản lý dữ liệu lớn,...) Davide Giusino, Luca Pietrantoni (2023) 1.3 Mở rộng cơ hội nghề nghiệp thông Koen Van Laer, Marijke qua việc đa dạng hóa các lĩnh vực Verbruggen, Maddy Janssens ngành nghề khác nhau (2021) 1.4 Cầu về nhân sự trong lĩnh vực có kiến Liudmila Alekseeva, José Azar, thức về AI tăng cao Mireia Gine1, Sampsa Samila (2020) 1.5 AI hỗ trợ khả năng làm việc từ xa S. Tayal, K. Rajagopal and V. Mahajan (2023) 2. Những thách thức mà AI đặt ra cho Gen Z trong bối cảnh thị trường lao động hiện nay 2.1 Mức độ cạnh tranh việc làm tăng cao Tamitra G. Cole (2022) 2.2 Cầu về lao động giảm đáng kể trong Daron Acemoglu, Daron một số lĩnh vực nghề nghiệp Acemoglu, Daron Acemoglu, Pascual Restrepo (2018) 2.3 Sự thay thế của AI làm giảm mức lương trong ngành 2.4 Sự phát triển không ngừng của AI liên tục làm thay đổi cơ cấu thị trường lao động 2.5 AI có thể tạo ra sai lệch/ không công Uta Wilkens (2020) bằng trong kết quả công việc 2.6 Đòi hỏi Gen Z phải liên tục cập nhật, Angelique Robbertse (2016) tiếp thu, mở rộng kiến thức về AI 3. Các yếu tố khiến cho con người không thể bị thay thế bởi AI 3.1 Tính sáng tạo đa hoàn cảnh Zhihe Zhang (2023) 3.2 Khả năng tư duy lập luận linh hoạt và Katherine M. Collins, Catherine suy nghĩ chi tiết Shee Hei Wong, Jiahai Feng, Megan Wei, Joshua B. Tenenbaum 696
  6. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 (2022) 3.3 Khả năng làm việc trong nhóm và Sebastian Kahl, Stefan Kopp tương tác xã hội hiệu quả (2023) 3.4 Tư duy phản biện Komolafe Blessing Funmi, Qian Xu-sheng (2020) 3.5 Nắm bắt được ngữ cảnh và hiểu biết Yan M. Yufik (2018) về con người 3.6 Năng lực lãnh đạo và tư duy chiến Niels Van Quaquebeke, Fabiola H. lược Gerpott (2023) 3.7 Khả năng tự nhận thức và phát triển Karim Lakhani (2023) bản thân 3.8 Khả năng giải quyết vấn đề phức tạp Pettersen, L. (2019) 3.9 Đạo đức và giá trị nhân văn David De Cremer, Devesh Narayanan (2023) 4. Phản ứng của Gen Z đối với sự phát triển của AI 4.1 Tập trung phát triển kỹ năng AI liên Tạ Tiến Quang (2023) quan đến ngành nghề của bản thân trong tương lai 4.2 Tận dụng sự phát triển của AI, khám Nguyễn Huy Dũng (2023) phá và thử nghiệm thêm nhiều công nghệ mới 4.3 Phát triển khả năng giải quyết vấn đề TS. Bùi Quang Tiến (2021) phức tạp, kỹ năng sáng tạo, tư duy chiến lược 2.2.3. Thu thập dữ liệu Để chứng minh những giả thuyết và tiến hành kiểm chứng thực nghiệm, nhóm nghiên cứu đã trực tiếp khảo sát và sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp cho bài nghiên cứu này. Khảo sát được thực hiện trên nền tảng trực tuyến với sự tham gia của Gen Z đến từ Việt Nam, đang học tập và làm việc tại đa dạng các lĩnh vực. Bảng câu hỏi khảo sát do nhóm nghiên cứu xây dựng dựa trên các nghiên cứu trước đó, các lý thuyết liên quan và các giả thuyết đã được đặt ra. Cuộc khảo sát đã tiếp cận và thu thập được 456 phản hồi. Sau khi loại bỏ các phản hồi không phù hợp, nhóm nghiên cứu tiếp tục thực hiện phân tích với số mẫu hợp lệ n = 406, trong đó phân tích về nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu được thể hiện như bảng sau: 697
  7. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Bảng 3: Phân tích nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu Phần trăm của mẫu Phân loại n (%) Giới tính Nam 148 36.5 Nữ 258 63.5 Tuổi 18 - 22 302 74.4 23 - 27 104 25.6 Lĩnh vực Nhóm ngành Sản xuất và Chế biến 18 4.4 Nhóm ngành Kiến trúc và Xây dựng 16 3.9 Nhóm ngành Quản lý - Kinh doanh 158 38.9 Nhóm ngành Công nghệ - thông tin 110 27.1 Nhóm ngành Luật - Nhân văn - 38 9.4 Ngôn ngữ Nhóm ngành Nghệ thuật - Thẩm mỹ 11 2.7 - Đồ họa Nhóm ngành Báo chí - Khoa học và 12 3.0 xã hội Nhóm ngành Sinh học 11 2.7 Nhóm ngành Sư phạm 14 3.4 Nhóm ngành Nông - Lâm - Ngư 16 3.9 nghiệp Công việc Đi học 204 50.2 Vừa học vừa làm 90 22.2 Đi làm 112 27.6 698
  8. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 3. Kết quả nghiên cứu: 3.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Bảng 4: Tổng hợp kết quả Cronbach’s Alpha STT Thang đo Điều kiện tương quan Cronbach’s biến tổng Alpha (Corrected Item-Total Correlation) 1 Những cơ hội mà AI CH1 0,928 0,947 mang lại cho Gen Z trong bối cảnh thị CH2 0,928 trường lao động hiện nay CH3 0,936 CH4 0,628 CH5 0,952 2 Những thách thức mà TT1 0,929 0,946 AI đặt ra cho Gen Z trong bối cảnh thị TT2 0,932 trường lao động hiện nay TT3 0,937 TT4 0,931 TT5 0,941 TT6 0,943 3 Các yếu tố khiến cho DG1 0,910 0,915 con người không thể bị thay thế bởi AI DG2 0,907 DG3 0,906 DG4 0,905 DG5 0,906 DG6 0,900 DG7 0,902 DG8 0,910 DG9 0,906 4 Phản ứng của Gen Z PU1 0,875 0,895 đối với sự phát triển của AI PU2 0,855 PU3 0,822 699
  9. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Kết quả phân tích cho thấy tất cả các yếu tố đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6, điều này chỉ ra rằng tính nhất quán và độ đo lường của các yếu tố ở mức tốt. Các hệ số đo lường cho thấy AI mang lại nhiều cơ hội mới cho Gen Z với Cronbach’s Alpha là 0,947, trí tuệ nhân tạo có thể được tận dụng để tạo ra lượng cầu về việc làm và nâng cao hiệu suất lao động. Tuy nhiên, sự tiến bộ của AI cũng đặt ra những thách thức dành cho Gen Z, với hệ số Cronbach’s Alpha cho thang đo này là 0,946, những thách thức này có thể bao gồm sự cạnh tranh với máy móc và nhu cầu liên tục cập nhật kiến thức về công nghệ mới. Mặc dù vậy, những yếu tố không thể bị thay thế bởi AI, như tính sáng tạo, kỹ năng mềm và khả năng tương tác xã hội, vẫn là lợi thế độc đáo mà con người có thể mang lại, với hệ số Cronbach’s Alpha cho thang đo này là 0,915. Cuối cùng kết quả kiểm định cũng chỉ ra rằng hệ số độ tin cậy thang đo Cronbach's Alpha của Phản ứng của Gen Z đối với sự phát triển của AI là 0,895. Bên cạnh đó, các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến-tổng (Corrected Item- Total Correlation) cao (từ 0,628 đến 0,952) > 0,3 cho thấy thang đo đạt độ tin cậy, các biến quan sát đều có ý nghĩa giải thích tốt cho phản ứng của Gen Z. 3.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 3.2.1. Phân tích EFA cho biến độc lập. Bảng 5: Hệ số KMO và Bartlett's Test cho các biến độc lập Kiểm tra KMO và Bartlett Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,952 Approx. Chi-Square 7767,887 Barltlett’s Test of Sphericity df 190 sig. 0,000 (Source: SPSS 22.0 data processing results) Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) = 0,952 đáp ứng yêu cầu 0,5 ≤ KMO ≤ 1, nên phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Kiểm tra Bartlett cho thấy Chi-square là 7767,887, với bậc tự do df = 190, nên giá trị p (chi-square, df) = 0,000 < 0,05. Đồng thời, đo lường sự tương thích của dữ liệu (MSA) với tất cả các giá trị trên đường chéo đều lớn hơn 0,5, vì vậy xác nhận rằng dữ liệu thích hợp cho phân tích yếu tố. Kết quả cho thấy rằng với 21 biến quan sát của biến độc lập được bao gồm trong phân tích, chúng được chia thành 3 nhóm. Tổng giá trị phương sai rút trích = 69,961 > 50%: đạt yêu cầu; vì vậy có thể nói rằng các yếu tố này giải thích 69,961% sự biến thiên trong dữ liệu. Kết quả phân tích trên biểu đồ cho thấy các biến đặc trưng đều có hệ số tải nhân tố (Factor loading) lớn hơn 0,5. Chứng minh rằng các biến quan sát là chấp nhận được và có ý nghĩa thực tế. Và trong kết quả của Bảng 6, tất cả các biến thỏa yêu cầu. 700
  10. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Bảng 6: Kết quả phân tích nhân tố EFA biến độc lập Component 1 2 AI hỗ trợ nâng cao hiệu suất công việc 0,916 AI hỗ trợ việc phát triển kỹ năng mới (vd: lập trình AI, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, quản lý dữ liệu lớn,...) 0,891 Cầu về nhân sự trong lĩnh vực có kiến thức về AI tăng cao 0,891 Mức độ cạnh tranh tăng cao 0,889 Sự phát triển không ngừng của AI liên tục làm thay đổi cơ 0,873 cấu thị trường lao động Đòi hỏi Gen Z phải liên tục cập nhật, tiếp thu, mở rộng 0,871 kiến thức về AI Cầu về lao động giảm đáng kể trong một số lĩnh vực nghề 0,840 nghiệp Mở rộng cơ hội nghề nghiệp thông qua việc đa dạng hóa 0,826 các lĩnh vực ngành nghề khác nhau AI hỗ trợ khả năng làm việc từ xa 0,769 AI có thể tạo ra sai lệch/ không công bằng trong kết quả 0,767 công việc Sự thay thế của AI làm giảm mức lương trong ngành 0,727 Năng lực lãnh đạo và tư duy chiến lược 0,838 Khả năng tự nhận thức và phát triển bản thân 0,799 Khả năng làm việc trong nhóm và tương tác xã hội hiệu 0,762 quả Nắm bắt được ngữ cảnh và hiểu biết về con người 0,755 Tư duy phản biện 0,755 Đạo đức và giá trị nhân văn 0,742 Khả năng tư duy lập luận linh hoạt và suy nghĩ chi tiết 0,700 Khả năng giải quyết vấn đề phức tạp 0,698 Tính sáng tạo đa hoàn cảnh 0,656 701
  11. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 3.2.2. Phân tích EFA cho biến phụ thuộc. Bảng 7: Hệ số KMO và Bartlett's Test cho các biến phụ thuộc Kiểm tra KMO và Bartlett Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,742 Approx. Chi-Square 737,893 Barltlett’s Test of Sphericity df 3 sig. 0,000 (Nguồn: Kết quả xử lý data từ SPSS 22.) Bảng 8: Kết quả phân tích nhân tố EFA biến phụ thuộc Component 1 Tập trung phát triển kỹ năng AI liên quan đến ngành nghề của bản 0,895 thân trong tương lai Tận dụng sự phát triển của AI, khám phá và thử nghiệm thêm nhiều 0,907 công nghệ mới Phát triển khả năng giải quyết vấn đề phức tạp, kỹ năng sáng tạo, tư 0,927 duy chiến lược (Nguồn: Kết quả xử lý data từ SPSS 22.) Kết quả phân tích 1 nhân tố với 3 biến quan sát cho thấy hệ số KMO = 0,742 > 0.5, thỏa điều kiện 0,5 ≤ KMO ≤ 1, sig Bartlett's Test = 0,000 < 0,005, nhân tố này là phù hợp. Các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 nghĩa là thang đo biến phụ thuộc đã được đảm bảo tính toán, các biến quan sát đều đạt biến phụ thuộc hội tụ. 702
  12. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 3.3. Phân tích tương quan Bảng 9: Kết quả phân tích tương quan Pearson của mô hình nghiên cứu Phản ứng Nhận thức Nhận thức Các yếu tố của Gen Z của Gen Z của Gen Z về khiến cho đối với sự về cơ hội mà thách thức con người phát triển AI mang lại mà AI đặt ra không thể của AI cho Gen Z cho Gen Z bị thay thế trong bối trong bối bởi AI cảnh thị cảnh thị trường lao trường lao động hiện động hiện nay nay Pearson 0,533’ Phản ứng của Correlation 1 0,877’’ 0,861** ’ Gen Z đối với sự phát triển của AI Sig. (2- 0,000 0,000 0,000 tailed) Nhận thức Pearson 0,498* 0,877’’ 1 0,908** của Gen Z Correlation * về cơ hội mà AI mang lại cho Gen Z trong bối cảnh thị Sig. (2- 0,000 0,000 0,000 trường lao tailed) động hiện nay Nhận thức Pearson 0,547’ 0,861** 0,908** 1 của Gen Z về Correlation ’ thách thức mà AI đặt ra cho Gen Z trong bối cảnh thị Sig. (2- 0,000 0,000 0,000 trường lao tailed) động hiện nay Các yếu tố Pearson 0,533’’ 0,498’’ 0,547’’ 1 khiến cho con Correlation người không thể bị thay Sig. (2- thế bởi AI 0,000 0,000 0,000 tailed) (Nguồn: Kết quả xử lý data từ SPSS 22.) 703
  13. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Các cặp biến độc lập đều có sig < 0,05 và hệ số tương quan Pearson khá lớn đặt ra vấn đề có khả năng xảy ra đa cộng tuyến giữa hai biến, vấn đề này sẽ được kiểm tra dựa vào hệ số VIF khi phân tích hồi quy. 3.4. Kiểm tra sự phù hợp của mô hình Bảng 10: Mô hình hồi quy đa biến Model R R Square Adjusted R Std.Error of Durbin squared the Estimate Watson 1 0,894a 0,799 0,797 0,37825 1,851 (Nguồn: Kết quả xử lý data từ SPSS 22.) Mô hình trên cho thấy giá trị R2 hiệu chỉnh bằng 0,797 cho thấy biến độc lập đưa vào chạy hồi quy ảnh hưởng 79,7% sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn lại 20,3% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Hệ số Durbin – Watson = 1,851, nằm trong khoảng 1,5 đến 2,5 nên không có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất xảy ra. Bảng 11: Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình - ANOVA Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. Regression 228,595 3 76,198 47,707 0,000b Residual 57,516 402 0,143 Total 286,111 405 (Nguồn: Kết quả xử lý data từ SPSS 22.) Từ bảng kết quả ANOVA, sig kiểm định F bằng 0,000 < 0,05 nên mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được. Do đó, có thể khẳng định có mối liên hệ giữa các biến “Những cơ hội mà AI mang lại cho Gen Z trong bối cảnh thị trường lao động hiện nay”, “Những thách thức mà AI đặt ra cho Gen Z trong bối cảnh thị trường lao động hiện nay”, “Các yếu tố khiến cho con người không thể bị thay thế bởi AI” với “Phản ứng của Gen Z đối với sự phát triển của AI”. 704
  14. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Bảng 12: Hệ số α Unstandardized Standardized Collinearity Coefficients Coefficients Statistics t Sig. Model Toleranc B Std.Error Beta VIF e (Constant) 0,184 0,127 1,456 0,146 Cơ hội 0,439 0,051 0,542 10,168 0,000 0,176 5,690 Thách 0,041 0,055 0,321 5,809 0,000 0,164 6,106 1 thức Yếu tố AI không thể 0,110 0,034 0,087 3,271 0,001 0,701 1,427 thay thế con người (Nguồn: Kết quả xử lý data từ SPSS 22.) Với kết quả phân tích ở bảng Hệ số, VIF không lớn hơn 20, vì vậy vấn đề đa cộng tuyến không xảy ra. Giá trị Sig. = p(t) tương ứng với biến “Những thách thức mà AI đặt ra cho Gen Z trong bối cảnh thị trường lao động hiện nay”, “Những cơ hội mà AI mang lại cho Gen Z trong bối cảnh thị trường lao động hiện nay “, “Các yếu tố khiến cho con người không thể bị thay thế bởi AI” lần lượt là 0,000 , 0,000 và 0,001 đều nhỏ hơn 0,05. Vì vậy, có thể nói rằng ba biến độc lập này đều có tác động đến “Phản ứng của Gen Z đối với sự phát triển của AI”. Ba thành phần đều có ý nghĩa quan trọng trong mô hình và có tác động tích cực đến nhận thức của Gen Z khi AI ngày càng phát triển mạnh mẽ, vì hệ số hồi quy có dấu dương. Giá trị hồi quy chuẩn của các biến độc lập trong mô hình báo cáo là: Hệ số “Những cơ hội mà AI mang lại cho Gen Z trong bối cảnh thị trường lao động hiện nay” là 0,542; Hệ số “Các yếu tố khiến cho con người không thể bị thay thế bởi AI” là 0,087; Hệ số Những thách thức mà AI đặt ra cho Gen Z trong bối cảnh thị trường lao động hiện nay” là 0,321. Qua kết quả phân tích ta có phương trình hồi quy như sau: Y = 0,542*X1 +0,321*X2+ 0,087*X3 + ε (Các biến trong phương trình đã được giải thích tại Bảng 1) 4. Bàn luận và đưa ra giải pháp cho vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu trên đã xây dựng và kiểm chứng mô hình nghiên cứu, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phản ứng của Gen Z đối với những tác động đến từ trí tuệ nhân tạo trong thị trường lao động. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những thách thức do AI đặt ra tác động không nhiều lên phản ứng của Gen Z nhưng ở chiều ngược lại, nhận thức của Gen Z về cơ hội mở ra trong thị trường lao động lại là một nguồn động lực gây tác động mạnh mẽ lên phản ứng của họ. Từ đó có thể đi đến kết luận, Thế hệ Z có sự chuẩn bị cho sự hòa nhập với AI vì nhận thức 705
  15. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 được những cơ hội mà AI tạo ra trên thị trường lao động. Đối với những cơ hội mà AI tạo ra, Gen Z cần được trang bị nhận thức đầy đủ và hiểu được tầm quan trọng của trí tuệ nhân tạo và các ứng dụng xoay quanh lĩnh vực này. Đồng thời Gen Z cần có những phản ứng, hành động cụ thể để chớp lấy cơ hội và phát triển bản thân trong thị trường lao động ngày càng cạnh tranh. Các bạn trẻ Gen Z cũng nên hiểu rõ cách trí tuệ nhân tạo có thể thay đổi giá trị và tác động đến thế giới nói chung và thị trường lao động hay một lĩnh vực cụ thể nói riêng Nhóm tác giả đã xây dựng một mô hình giải pháp kế thừa mô hình của các nghiên cứu trước đó và phát triển thêm từ kết quả nghiên cứu. Chỉ ra các kỹ năng quan trọng, cần thiết để Gen Z có thể làm chủ công nghệ AI trong tương lai: Hình 2. Mô hình giải pháp (Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất) Kỹ năng nhận thức là khả năng suy nghĩ, tiếp thu và xử lý thông tin, đây được xem là kĩ năng cực kì cần thiết và quan trọng trong thế kỷ 21, bao gồm tư duy phản biện, tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề,... (Sanusi., và cộng sự., 2022). Nghiên cứu của Sanusi cũng đưa ra giả thuyết rằng khả năng nhận thức có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc nhóm khi tiếp thu kiến thức về AI. Để đóng góp vào sự thành công của tổ chức, Gen Z phải thể hiện kỹ năng làm việc nhóm để thúc đẩy các nỗ lực hợp tác - được xem như là nền tảng của bất kỳ công việc nào. Năng lực quan trọng thứ ba cần thiết để thành thạo AI chính là khả năng tự học, là quá trình các cá nhân tiếp thu kiến thức bằng sự giúp đỡ hoặc can thiệp của người khác. Nói cách khác, Gen Z kiểm soát những gì họ học, thời gian và cách thức học. Khả năng học giúp bất kì ai có thể tiếp thu kiến thức, nâng cao nhận thức các kỹ năng một cách tích cực. Kỹ năng tự học cũng bao gồm kỹ năng tự đánh giá để biết rõ hạn chế cần khắc phục và rèn luyện cũng như tìm hiểu thông tin bổ sung. Nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng khả năng nhận thức của Gen Z muốn đạt được kiến thức về AI ảnh hưởng đến khả năng tự học của họ (Gani, 2016). Mặc dù AI đã, đang và sẽ phát triển mạnh mẽ để thay đổi cách thế giới vận hành nhưng có nhiều yếu tố khiến cho con người không thể bị thay thế bởi AI. Không chỉ riêng Gen Z, tất cả chúng ta cần rèn luyện để phát huy tối đa những khả năng vượt trội về tư duy phản biện, sự sáng tạo, năng lực lãnh đạo cũng như khả năng tương tác xã hội… để tiếp quản và nắm giữ quyền lực trong sự phát triển của thế giới. Những kỹ năng, đức tính này có thể được trau dồi 706
  16. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 một cách bài bản và có hệ thống thông qua việc giáo dục và rèn luyện kỹ năng cho các bạn trẻ. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng thu thập dữ liệu về ý kiến của Gen Z đối với nhân tố mà họ nghĩ rằng sẽ hỗ trợ họ hòa nhập với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo. Kết quả chỉ ra rằng, giáo dục là yếu tố được quan tâm hàng đầu, sau đó là sự ảnh hưởng từ các chính sách của Chính phủ. Điều này một lần nữa chứng minh vai trò của giáo dục đối với sự phát triển bền vững trong thời đại công nghệ bùng nổ và chiếm lĩnh vai trò quan trọng như hiện nay. Bảng 13: Bảng thống kê mô tả nhân tố hỗ trợ Gen Z hòa nhập với sự phát triển của AI Tần số Phần trăm Nhân tố Giáo dục 352 86,7 Chính sách từ chính phủ 43 10,6 Gia đình 8 2,0 Khả năng tiếp cận công nghệ của bản thân 3 0,7 Total 406 100,0 (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu SPSS) 5. Kết luận và hướng phát triển Bài nghiên cứu này đã khám phá được tình trạng hiện tại của Gen Z khi nhận thức về những cơ hội và thách thức mà trí tuệ nhân tạo mang lại trong thời đại mới: Gen Z đã có những phản ứng tích cực trước sự phát triển của AI từ đó nhóm tác giả cũng đã xây mô hình giải pháp phù hợp với kết quả nghiên nghiên cứu. Nghiên cứu cũng khám phá được giáo dục chính là yếu tố được các bạn trẻ kỳ vọng sẽ trở thành nhân tố hỗ trợ Gen Z hòa nhập với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ này và tìm ra những hướng đi mới cho bài nghiên cứu trong tương lai. Sau nghiên cứu, các dữ liệu cũng chỉ ra rằng Gen Z có xu hướng tự nhận thức về mức độ hòa nhập của mình với sự phát triển của công nghệ trong tương lai khá cao, họ có sự chủ động - một yếu tố “cần” trong thời đại công nghệ bùng nổ. Đồng thời chúng ta có thể kết hợp yếu tố giáo dục để tạo ra môi trường cho các bạn trẻ trau dồi các kiến thức và kỹ năng cùng với sự phát triển về các chính sách hoặc mở rộng hành lang pháp lý trong khuôn khổ để có thể tạo động lực và thúc đẩy thế hệ chủ nhân tương lai phát triển - yếu tố “đủ” để mang lại sự phát triển bền vững. Trong tương lai, đề tài có thể được phát triển theo hướng tiếp tục tìm ra các giải pháp phù hợp với thời đại, đánh giá mức độ hiệu quả của những giải pháp và đi sâu hơn nữa và các yếu tố xoay quanh giáo dục và chính sách của Chính phủ để tạo ra môi trường phát triển cho các bạn trẻ Gen Z. 707
  17. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tomescu, A. M., & Boeru, A. C. (2023). Artificial Intelligence: How Are Gen Z’s Choosing Their Careers?. Balkans Journal of Emerging Trends in Social Sciences, 6(1), 24-36. [2] Thủy, N. T., Thụy, H. Q., Hiếu, P. X., & Thành, N. T. (2018). Trí tuệ nhân tạo trong thời đại số: Bối cảnh thế giới và liên hệ với Việt Nam. Tạp chí Công Thương. [3] Ali Zarifhonarvar (2023). Economics of chat gpt: A labor market view on the occupational impact of Artificial Intelligence Journal of Electronic Business & Digital Economics. Emerald Publishing Limited, doi 10.1108/JEBDE-10-2023-0021 [4] Rudra Tiwari (2023), The impact of AI and machine learning on job displacement and employment opportunities. International Journal of Scientific Research in Engineering and Management (IJSREM), 7(1). [5] Huyen, N. et al. (2022), Tác động của khoa học công Nghệ Tới cơ Hội việc làm của con Người. OSF Preprints q4zkp, Center for Open Science. doi:10.31219/osf.io/q4zkp. [6]. Jingyue, W., & Xuan, J. (2019). Artificial Intelligence and Employment. Springer, Singapore. [7] Edward, W.,F., & Manav, R., and Robert, S. (2019). The Occupational Impact of Artificial Intelligence: Labor, Skills, and Polarization. NYU Stern School of Business. doi: http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.3368605 [8]. Victor, A., B., & Anabela, B. (2020). COVID-19 Influence and Future Perspectives of Artificial Intelligence on the Labour Market. BRAIN. Broad Research in Artificial Intelligence and Neuroscience, 11(2Sup1), 21-28. [9]. Liu, J. (2023). From the Perspective of the Labor Market, The Opportunities and Challenges Brought by the New Generation of Artificial Intelligence Technologies such as ChatGPT are Analyzed . Scientific Journal of Technology, 5(5), 6-17. [10] Russell, S. J., & Norvig, P. (2010). Artificial intelligence a modern approach. London. [11] Sladek, S., & Grabinger, A. (2014). Gen Z. Introducing the first Generation of the 21st Century Available at. [12] Ha, N., A. Thị trường lao động Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế. Công nghiệp hóa và lao động ở Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học xã hội [13] Sanusi, I. T., Olaleye, S. A., Agbo, F. J., & Chiu, T. K. (2022). The role of learners’ competencies in Artificial Intelligence Education. Computers and Education: Artificial Intelligence. [14] Gani, S. A. (2016). Parenting Digital Natives: Cognitive, Emotional, and Social Developmental Challenges. International Conference on Education- Education in the 21st Century Responding to Current Issues, 870-880. 708
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2