Sự phong phú, đa dạng và độc đáo trong cấu trúc tiết điệu dòng thơ 7 chữ của Xuân Diệu
lượt xem 3
download
Bài viết Sự phong phú, đa dạng và độc đáo trong cấu trúc tiết điệu dòng thơ 7 chữ của Xuân Diệu trình bày khái quát nên sự phong phú, đa dạng và và độc đáo của cấu trúc tiết điệu dòng thơ 7 chữ của Xuân Diệu trong đối sánh với cấu trúc tiết điệu dòng thơ 7 chữ của Huy Cận và thơ Đường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sự phong phú, đa dạng và độc đáo trong cấu trúc tiết điệu dòng thơ 7 chữ của Xuân Diệu
- SỰ PHONG PHÚ, ĐA DẠNG VÀ ĐỘC ĐÁO TRONG CẤU TRÚC TIẾT ĐIỆU DÒNG THƠ 7 CHỮ CỦA XUÂN DIỆU TS. Nguyễn Thị Hồng Sanh Tóm tắt: Thi tiết là một hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu thơ. Bài nghiên cứu đi vào khảo sát, thống kê, miêu tả cấu trúc tiết điệu thơ 7 chữ của Xuân Diệu theo mô hình tiết điệu đúng chuẩn, lệch chuẩn hay sai chuẩn. Trên cơ sở đó, chúng tôi khái quát nên sự phong phú, đa dạng và và độc đáo của cấu trúc tiết điệu dòng thơ 7 chữ của Xuân Diệu trong đối sánh với cấu trúc tiết điệu dòng thơ 7 chữ của Huy Cận và thơ Đường. Từ khóa: thi tiết, tiết điệu, thơ 7 chữ, đa dạng, phong phú, độc đáo 1. Dẫn nhập Nhà ngôn ngữ học Lý Toàn Thắng cho rằng, “Thi tiết (Metrics/ Meter) là phương pháp “nghiên cứu các âm tiết (ngắn - dài, có trọng âm - không trọng âm,...) và cách tổ hợp các âm tiết này (trong dòng thơ, câu thơ, bài thơ), tức là nghiên cứu cấu trúc tiết điệu của thơ” [3,13]. Trên thế giới, khái niệm thi tiết không xa lạ, nhưng ở Việt Nam, việc áp dụng lí thuyết thi tiết vào khảo nghiệm, nghiên cứu thơ còn hạn chế, trừ công trình “Thi luật thơ lục bát trong Truyện Kiều” của tác giả Lý Toàn Thắng. Với mong muốn tiếp cận thơ theo một hướng mới, trong bài viết này, chúng tôi áp dụng lí thuyết thi tiết để phân tích cấu trúc tiết điệu dòng thơ 7 chữ của Xuân Diệu. Qua quá trình thống kê và xử lí ngữ liệu, bài viết bước đầu đưa ra một số nhận xét, đánh giá về việc xây dựng cấu trúc tiết điệu của nhà thơ Xuân Diệu khi sáng tác. 2. Nội dung Trong quá trình khảo sát cấu trúc tiết điệu từ 892 dòng thơ của 223 đoạn thơ 7 chữ của Xuân Diệu trong tuyển tập Thơ Mới 1932 – 1945, tác giả và tác phẩm của NXB Hội nhà văn, năm 2001, chúng tôi quan niệm mỗi khổ thơ trong bài thơ 7 chữ của Xuân Diệu có tư cách như một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt. Và cấu trúc tiết điệu của mỗi dòng thơ được phân tích dựa trên luật vần bằng và luật vần trắc của thất ngôn tứ tuyệt Đường thi. Ngữ liệu được xử lí theo cách thức tiếp cận của tác giả Lý Toàn Thắng trong “Thi luật thơ lục bát trong Truyện Kiều”, nghĩa là dựa theo sự phân bố của thanh bằng - thanh trắc của các âm tiết ở vị trí “mạnh/bắt buộc” cũng như của âm tiết ở vị trí “yếu/ tùy nghi”. [3,159-161]. Từ đó chúng tôi hướng đến sự phân loại các “mô hình tiết điệu” của dòng thơ 7 chữ Xuân Diệu. Có ba mô hình sau: A. Mô hình tiết điệu chuẩn mực/lí tưởng B. Mô hình tiết điệu biến cách/lệch chuẩn (không chuẩn mực, không lí tưởng) C. Mô hình tiết điệu phá cách/sai chuẩn (mang tính biến thể) Trong khuôn tiết điệu của luật vần bằng và luật vần trắc, có 3 dòng thơ chứa khuôn tiết điệu giống nhau nên từ 8 dòng thơ chúng tôi đưa về 4 kiểu khuôn tiết điệu như sau: KHUÔN TIẾT ĐIỆU (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Kiểu 1 (A) B B T T T B B Kiểu 2 (B) T T B B T T B Kiểu 3 (C) T T B B B T T Kiểu 4 (D) B B T T B B T Từ mô hình lí tưởng, chúng tôi đưa ra bảng quy định kí tự viết tắt cho các mô hình và các 45
- SỰ PHONG PHÚ, ĐA DẠNG VÀ ĐỘC ĐÁO... khuôn cấu trúc tiết điệu của dòng thơ 7 chữ trong thơ Xuân Diệu. Dòng thơ theo luật vần bằng được kí hiệu là B, theo vần trắc được kí hiệu là T. Kiểu 1 được kí hiệu là A, kiểu 2 là B, kiểu 3 là C, kiểu 4 là D. Từ 4 kiểu khuôn trên, chúng tôi đưa vào luật vần bằng và luật vần trắc như sau: LUẬT VẦN BẰNG LUẬT VẦN TRẮC (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Kiểu 1 (A) B B T T T B B Kiểu 2 (B) T T B B T T B Kiểu 2 (B) T T B B T T B Kiểu 1 (A) B B T T T B B Kiểu 3 (C) T T B B B T T Kiểu 4 (D) B B T T B B T Kiểu 1 (A) B B T T T B B Kiểu 2 (B) T T B B T T B Như vậy, dòng thơ luật vần bằng có 3 kiểu khuôn A, B, C; dòng thơ luật vần trắc có 3 kiểu khuôn A, B, D. Khi xử lí ngữ liệu, nếu là luật vần bằng thì chúng tôi kí hiệu B vào trước như BA, BB, BC; nếu là luật vần trắc thì tương tự kí hiệu là TA, TB, TD. Theo quy ước trên, ở phương diện lí thuyết, chúng tôi đưa ra các mô hình khuôn tiết điệu cho 4 kiểu khuôn tiết điệu của thơ 7 chữ. Có tất cả 128 khuôn tiết điệu cho mỗi kiểu dòng thơ, suy ra là 512 khuôn tiết điệu cho 4 kiểu dòng thơ A, B, C, D. Chẳng hạn, ở dòng 1 thuộc khuôn tiết điệu A, về lí thuyết, chúng ta có: 1 (1) Khuôn đúng chuẩn A1, với cấu trúc tiết điệu: B B T T T B B (2) Các khuôn lệch chuẩn An, gồm 3 loại, 7 khuôn: a. Lệch chuẩn ở 1 vị trí: - A2: là lệch chuẩn ở vị trí 1, tức là: t B T T T B B - A3: là lệch chuẩn ở vị trí 3, tức là: B B b T T B B - A4: là lệch chuẩn ở vị trí 5, tức là: B B T T b B B b. Lệch chuẩn ở 2 vị trí: - A5: là lệch chuẩn ở vị trí 1 và 3, tức là: t B b T T B B - A6: là lệch chuẩn ở vị trí 1 và 5, tức là: t B T T b B B - A7: là lệch chuẩn ở vị trí 3 và 5, tức là: B B b T b B B c. Lệch chuẩn ở 3 vị trí: - A8: là lệch chuẩn ở vị trí 1, 3 và 5, tức là: t B b T b B B (3) Các khuôn phá cách/sai chuẩn, gồm 16 loại, 118 khuôn: a. Sai chuẩn ở 1 vị trí - A9: sai chuẩn ở vị trí 2, tức là: B t T T T B B - A10: sai chuẩn ở vị trí 4, tức là: B B T b T B B [...] (Vì dung lượng bài báo không cho phép, chúng tôi xin rút gọn nội dung miêu tả này). Theo quy ước và cách thức trên, qua thống kê và xử lí ngữ liệu là 892 dòng thơ 7 chữ của Xuân Diệu, đặt trong sự so sánh với 184 dòng thơ 7 chữ của Huy Cận, 88 dòng thơ 7 chữ của thơ Đường luật Việt Nam, chúng tôi đưa ra nhận định chung là khuôn tiết điệu trong dòng thơ 7 chữ của Xuân Diệu rất phong phú, đa dạng và độc đáo. Dưới đây chúng tôi sẽ đi vào miêu tả và chứng minh cho sự phong phú, đa dạng và độc đáo trong cấu trúc tiết điệu dòng thơ 7 chữ của Xuân Diệu trong đối sánh với cấu trúc tiết điệu dòng thơ 7 chữ của Huy Cận và thơ Đường. 2.1. Sự phong phú, đa dạng trong cấu trúc tiết điệu dòng thơ 7 chữ của Xuân Diệu 1. Về kí hiệu của thanh bằng - trắc trong cấu trúc tiết điệu, những thanh viết chữ in hoa là thanh đúng chuẩn còn những thanh viết chữ thường là trường hợp lệch chuẩn hoặc sai chuẩn. 46
- TS. NGUYỄN THỊ HỒNG SANH Đầu tiên, sự đa dạng, phong phú trong cấu trúc tiết điệu dòng thơ 7 chữ được thể hiện ở số lượng kiểu khuôn tiết điệu. Trong dòng thơ 7 chữ của Xuân Diệu, xuất hiện đến 75 kiểu khuôn tiết điệu, cụ thể khuôn 26 khuôn BAn, 9 khuôn BBn, 11 khuôn BCn, 09 khuôn TAn, 13 khuôn TBn và 07 khuôn TDn. Như vậy tổng có 35 khuôn kiểu A, 22 khuôn kiểu B, 11 khuôn kiểu C và 07 khuôn kiểu D. Trong đó, khuôn tiết điệu theo luật vần bằng chiếm số lượng cao hơn, đa dạng hơn so với khuôn luật vần trắc. Cụ thể như sau: Khuôn tiết điệu chung Khuôn vần bằng Khuôn vần trắc A (35 khuôn) BA (26 khuôn) TA (9 khuôn) B (22 khuôn) BB (9 khuôn) TB (12 khuôn) C (11 khuôn) BC (11 khuôn) D (7 khuôn) TD (7 khuôn) Tổng (69 khuôn) 46 khuôn 28 khuôn Bảng 1. Bảng thống kê số lượng kiểu khuôn tiết điệu trong thơ 7 chữ của Xuân Diệu Trong khi đó, thơ 7 chữ của Huy Cận chỉ có 30 khung tiết điệu với 08 khuôn BAn, 03 khuôn BBn, 03 khuôn BCn, 05 khuôn TAn, 07 khuôn TBn và 04 khuôn TDn. Như vậy tổng có 13 khuôn kiểu A, 10 khuôn kiểu B, 03 khuôn kiểu C và 04 khuôn kiểu D. Thơ Đường Việt Nam chỉ có 27 khung tiết điệu với 05 khuôn BAn, 03 khuôn BBn, 04 khuôn BCn, 04 khuôn TAn, 06 khuôn TBn và 05 khuôn TDn. Như vậy tổng có 09 khuôn kiểu A, 09 khuôn kiểu B, 04 khuôn kiểu C và 5 khuôn kiểu D. Có thể thấy, số lượng khung tiết điệu của thơ 7 chữ của Xuân Diệu (75 khuôn) nhiều gấp 2,5 lần khung tiết điệu của thơ 7 chữ Huy Cận (30 khuôn), gấp 2,7 lần thơ Đường Việt Nam (27 khuôn). Điều này chứng tỏ sự phong phú trong cấu trúc tiết điệu dòng thơ 7 chữ của Xuân Diệu. Sự biến thiên đa dạng ấy vẽ nên bức tranh tiết điệu đầy màu sắc với những cung bậc cảm xúc giúp chuyển tải đầy đủ, trọn vẹn sự thay đổi tinh tế trong tâm hồn thi nhân. Dưới đây là một minh chứng cho sự phong phú, đa dạng trong kiểu loại tiết điệu. Chỉ trong khuôn A, xuất hiện đến 35 khuôn tiết điệu với 26 khuôn BAn, 09 khuôn TAn như sau: Vị trí lệch Số Tỉ lệ TT Khuôn chuẩn lượng Khuôn tiết điệu / ví dụ (%) / sai (lần) chuẩn 1 BA1 (27) B B T T T B B / Làm sao cắt nghĩa được tình A1 0 57 17,27 TA1 (30) yêu 2 BA2 (22) t B T T T B B / Hết ngày, hết tháng, hết! Em A2 1 35 10,61 TA2 (13) ôi! 3 BA3 (75) B B b T T B B / Hai người nhưng chẳng bớt A3 3 119 36,06 TA3 (44) bơ vơ B B T T b B B / Làm sao sống được mà không 4 BA4 (1) A4 5 1 0,30 yêu BA5 (52) t B b T T B B / Gió thầm, mây lặng, dáng thu 5 A5 1, 3 79 23,94 TA5 (27) xa BA7 (1) B B b T b B B / Mây vờn qua mắt chưa xa 6 A7 3, 5 2 0,61 TA7 (1) khơi 47
- SỰ PHONG PHÚ, ĐA DẠNG VÀ ĐỘC ĐÁO... t B b T b B B / Đọc bài thơ mới chưa làm 7 TA8 (1) A8 1,3,5 1 0,30 thành 8 BA11 (1) A11 6 1 0,30 B B T T T t B / Rồi khi khúc dạ đã lặng im 9 BA19 (1) A19 1, 6 1 0,30 t B T T T t B / Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê BA20 (1) 10 A20 3, 6 2 0,61 B B b T T t B / Duyên thầm se sẽ mắt lén đưa TA20 (1) B B T T b B t / Lòng em trống lắm, lòng em 11 BA24 (5) A24 5, 7 5 1,52 sụp t t b T T B B / Lạnh lùng trông xuống má hây 12 TA25 (1) A25 1, 2, 3 1 0,30 hây t B b T T t B / Mỗi ngày, trông những thiếu 13 BA31 (1) A31 1, 3, 6 1 0,30 nữ qua BA 34 14 A34 1, 3, 7 1 0,30 t B b T T B t / Non xa đi khuất mãi về tây (1) t B T T b B t / Hỡi ôi! Nước cuộn lòng sông 15 BA35 (1) A35 1, 5, 7 2 0,61 đỏ B B b T b B t / Trong vườn đêm ấy nhiều trăng 16 BA36 (2) A36 3, 5, 7 2 0,61 quá 1, 3, 17 BA38 (1) A38 1 0,30 t B b b b B B / Khí trời quanh tôi làm bằng thơ 4, 5 1, 3, t B b T b B t / Sắc tàn, hương nhạt, mùa xuân 18 BA40 (6) A40 6 1,82 5, 7 rụng! B B T b b t B /Trong cung nhớ nàng Dương 19 BA58 (1) A58 4, 5, 6 1 0,30 Quý Phi 1, 2, 3, t t b b b B B / Khúc Hậu Đình Hoa đang lên 20 BA83 (1) A83 1 0,30 4, 5 khơi 1, 3, 4, t B b b b t B /Hạ còn vừng trăng nghiêng mặt 21 BA86 (1) A86 1 0,30 5, 6 thương 22 BA92 (1) A92 4, 6, 7 1 0,30 B B T b T t t / Giơ tay muốn ôm cả trái đất BA105 1, 2, 3, 23 A105 1 0,30 t t b b T t B / Lá liễu dài như một nét mi (1) 4, 6 BA107 2, 3, 4, B t b b b t B / Không biết bao giờ nguôi nhớ 24 A107 2 0,61 (2) 5, 6 thương BA116 3, 4, 5, 25 A116 1 0,30 B B b b b t t / Bao la muôn trời, sâu vạn vực (1) 6, 7 TA117 1, 2, 3, t t b b b t B / Nắng nhỏ bâng khuâng chiều 26 A117 1 0,30 (1) 4, 5, 6 lỡ thì BA124 2, 4, 5, 27 A124 1 0,30 B t T b b t t / Xuân của đất trời nay mới đến (1) 6, 7 BA127 2, 3, 4, B t b b b t t / Thong thả, chiều vàng thong thả 28 A127 2 0,61 (2) 5, 6, 7 lại 48
- TS. NGUYỄN THỊ HỒNG SANH 1, 2, 3, BA128 29 A128 4, 5, 1 0,30 t t b b b t t / Chủ nhật còn nguyên, còn trọn vẹn (1) 6, 7 Tổng 327 100 Bảng 2. Bảng thống kê khuôn tiết điệu A trong dòng thơ 7 chữ của Xuân Diệu Thứ hai, sự phong phú, đa dạng còn thể hiện ở phương diện số lượng các khuôn tiết điệu theo mô hình lí tưởng, lệch chuẩn, sai chuẩn. Trong 75 khuôn tiết điệu trong dòng thơ 7 chữ của Xuân Diệu, có 06 khung lí tưởng, 25 khuôn lệch chuẩn và 44 khuôn sai chuẩn. Cụ thể: Khuôn Khuôn lí Khuôn lệch chuẩn Khuôn sai chuẩn Tổng loại khuôn tưởng A 2 10 23 35 B 2 7 13 21 C 1 3 7 11 D 1 5 1 7 Tổng 6/75 (8%) 25/75 (33,3%) 44/75 (58,6%) 75 Bảng 3. Bảng thống kê số lượng khuôn tiết điệu lí tưởng, lệch chuẩn và sai chuẩn trong dòng thơ 7 chữ của Xuân Diệu Còn thơ 7 chữ của Huy Cận chỉ có 30 khung tiết điệu, trong đó có 06 khung lí tưởng, 19 khuôn lệch chuẩn và 6 khuôn sai chuẩn. Thơ Đường Việt Nam chỉ có 27 khung tiết điệu, trong đó có 06 khuôn lí tưởng, 21 khuôn lệch chuẩn và 0 khuôn sai chuẩn. Điểm nổi bật ở đây là số khuôn sai chuẩn trong thơ Xuân Diệu chiếm số lượng rất lớn 44/75 khuôn (58,7% ), còn trong thơ Huy Cận thì rất ít 6/30 khuôn (20%) và không xuất hiện trong thơ Đường Việt Nam 0/27 khuôn (0%). Như vậy sự đa dạng thể hiện ở số khuôn sai chuẩn trong thơ 7 chữ của Xuân Diệu gấp gần 8 lần so với dòng thơ 7 chữ của Huy Cận và gấp 44 lần so với thơ Đường Việt Nam. Điều này không chỉ cho thấy sự đa dạng, phong phú trong cấu trúc tiết điệu dòng thơ mà còn góp phần khẳng định sự phá cách, sự sáng tạo và sự bứt phá của Xuân Diệu trong sáng tác là vô tận. Đó là trên phương diện dòng thơ, xét ở cấu trúc tiết điệu đoạn thơ, trong thơ 7 chữ của Xuân Diệu, không có đoạn thơ nào đảm bảo khung lí tưởng trong khi thơ 7 chữ của Huy Cận có 02 đoạn thơ đảm bảo khung chuẩn lí tưởng. Dưới đây là đoạn thơ theo khung lí tưởng TB1-TA1-TD1-TB1 của Huy Cận: Vị trí lệch Khuôn tiết Buồn - Huy Cận chuẩn/sai Cấu trúc tiết điệu điệu chuẩn Rụng những chùm tên mấy độ bông 0 TTBBTTB TB1 Phai hàng nhật ký chép song song 0 BBTTTBB TA1 Chàng trai gối mộng trên trang sách 0 BBTTBBT TD1 Tỉnh thức mùa xuân rụng hết hồng. 0 TTBBTTB TB1 Sự khác biệt trên một mặt thể hiện Huy Cận là nhà thơ hoài cổ, thích bảo lưu cái truyền thống và mong muốn hướng đến sự chuẩn mực, mặt khác góp phần khẳng định Xuân Diệu là nhà thơ ưa sự sáng tạo, ưa sự phá cách và muốn tạo ra những khuôn tiết điệu đặc biệt. Chính sự biến thiên đa dạng trong cấu trúc tiết điệu giúp tạo ra những âm hưởng khác lạ trong âm điệu bài thơ và giúp chuyển tải trọn vẹn những cung bậc tình cảm, những thay đổi tinh tế trong đời sống nội tâm của con người của thời đại mới. 49
- SỰ PHONG PHÚ, ĐA DẠNG VÀ ĐỘC ĐÁO... Thứ ba, sự đa dạng trong cấu trúc tiết điệu thơ 7 chữ Xuân Diệu còn thể hiện ở việc số dòng sai chuẩn và lệch chuẩn chiếm số lượng rất cao. Cụ thể: Vị trí Cấu trúc Số lượng (lần) Tỉ lệ (%) lệch chuẩn / sai chuẩn 1 427 44,07 Lệch chuẩn (840 / lần) 3 299 30,86 5 114 11,76 2 25 2,58 4 26 2,68 Sai chuẩn (129 lần) 6 40 4,13 7 38 3,92 Tổng 969 100 Bảng 4. Bảng thống kê số dòng sai chuẩn, lệch chuẩn trong dòng thơ 7 chữ của Xuân Diệu Khảo sát thơ Đường Việt Nam, chúng tôi nhận thấy cấu trúc tiết điệu dòng thơ thường đúng mô hình lí tưởng là 32/84 lần (38,1%), không có hiện tượng sai chuẩn, chỉ có hiện tượng lệch chuẩn với 52/84 lần (61,9%). Trong hiện tượng lệch chuẩn thì thường là 1 tiết điệu/dòng thơ (32/52 lần), 2 tiết điệu/dòng thơ (18/52 lần) và 3 tiết điệu/dòng thơ (3/52 lần). Có thể thấy, các nhà thơ Đường Việt Nam đã tuân theo quy luật một cách nghiêm ngặt, nếu buộc phải lệch chuẩn thì thường xuất hiện 1 vị trí lệch chuẩn ở một dòng thơ. Còn ở thơ 7 chữ của Huy Cận, có 66/184 dòng thơ (chiếm 35,9%) đúng khung lí tưởng, 105/184 (chiếm 57%) dòng lệch chuẩn và chỉ 13/184 (chiếm 7,1%) dòng sai chuẩn. Đặt trong sự so sánh giữa thơ 7 chữ của Xuân Diệu và thơ Huy Cận cũng như thơ Đường Việt Nam, Xuân Diệu đã có sự đột phá mạnh mẽ trong quá trình xây dựng khuôn tiết điệu. Nó thể hiện ở chỗ trong thơ Xuân Diệu không chỉ xuất hiện lệch chuẩn mà còn sai chuẩn và sự sai chuẩn xuất hiện đa dạng với 44 kiểu khuôn tiết điệu trong sự kết hợp với lệch chuẩn. Ngoài ra, theo khảo sát của chúng tôi, trong thơ Mới nói chung và thơ Xuân Diệu nói riêng, có rất ít đoạn thơ đảm bảo hoàn toàn niêm luật theo mô hình lí tưởng. Đặt trong cái nhìn đối sánh với thơ Huy Cận và thơ Đường Việt Nam, rõ ràng có sự khác biệt khá lớn. 2.2. Sự độc đáo trong cấu trúc tiết điệu dòng thơ 7 chữ Xuân Diệu Cấu trúc tiết điệu dòng thơ 7 chữ của Xuân Diệu không chỉ đa dạng, phong phú mà còn rất đôc đáo. Điều này được thể hiện ở các phương diện sau: Đầu tiên, sự độc đáo thể hiện ở việc trong dòng thơ 7 chữ Xuân Diệu xuất hiện rất nhiều sự kết hợp hiện tượng lệch chuẩn và sai chuẩn trong dòng thơ. Sự kết hợp hiện tượng sai chuẩn và lệch chuẩn thể hiện ở hai khái cạnh: về sự kết hợp trên đơn vị dòng thơ và sự kết hợp trên đơn vị đoạn thơ. Thứ nhất, về số lượng tiết điệu lệch chuẩn hoặc sai chuẩn trên đơn vị một dòng thơ, chúng tôi có bảng thống kê sau: Số lượng Vị trí lệch Số Tỉ lệ TT lệch chuẩn/ chuẩn / lượng Ví dụ (%) sai chuẩn sai chuẩn (lần) 1 0 (250 lần) 0 250 21,9 T T B B T T B / Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trời 2 1 244 21,4 t B T T T B B /Giữa vườn ánh ỏi tiếng chim vui 3 1 tiết điệu 3 153 13,4 B B b T T B B/ Cây vàng rung nắng lá xôn xao 4 (680 lần) 5 32 2,8 T T B B b T B / Gió nhịp theo đêm không vội vàng 5 6 1 0,1 B B T T T t B / Rồi khi khúc nhạc đã lặng im 50
- TS. NGUYỄN THỊ HỒNG SANH 6 1, 2 1 0,1 b b B B B T T / Đây là bâng khuâng run trước gió 7 1, 3 111 9,7 t B b T T B B / Nhạc thầm lên tiếng hát say mê 8 1, 5 29 2,5 b T B B b T B /Như thoảng đưa mùi hương mến yêu 9 1, 6 3 0,3 b B T T T b B / Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê 2 tiết điệu 10 3, 5 2 0,2 B B b T t B B/Thêm đem sương lạnh xuống đầm đìa 11 (158 lần) 3, 6 2 0,2 B B b T T b B / Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi… 12 5, 6 1 0,1 T T B B b b B / Hãy biết rằng anh đang say thơ 13 5, 7 9 0,8 T T B B b T t / Những chút hồn buồn trong lá rụng 14 1, 2, 3 1 0,1 t b b T T B B / Lạnh lùng trông xuống má hây hây 15 1, 2, 5 1 0,1 b b B B b T B / Tôi mê Ly Cơ hình nhịp nhàng 16 1, 3, 5 1 0,1 t B b T b B B / Đọc bài thơ mới chưa làm thành, 17 1, 3, 6 1 0,1 t B b T T t B / Mỗi ngày, trông những thiếu nữ qua 18 1, 3, 7 1 0,1 b B b T T B b / Non xa đi khuất mãi về tây, 19 1, 5, 6 3 0,3 b T B B b b B / Mây vẩn từng không, chim bay đi 20 3 tiết điệu 1, 5, 7 3 0,3 b T B B b T t / Cây cỏ bình yên; khuya tĩnh mịch 21 (19 lần) 1, 6, 7 1 0,1 b T B B B b b / Tôi tưởng tôi là Đường Minh Hoàng 22 2, 6, 7 1 0,1 T b B B B b b / Khí trời quanh tôi làm bằng tơ. 23 B B b b B B b /Sương nương theo trăng ngừng lưng 3, 4, 7 1 0,1 trời, 24 3, 5, 6 1 0,1 T T t B b b B / Cưỡi hạc một đêm bay lên trời 25 3, 5, 7 2 0,2 B B b T b B t / Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá 26 4, 5, 6 1 0,1 B B T b b t B / Trong cung nhớ nàng Dương Quý Phi 27 4, 6, 7 1 0,1 B B T b T t t / Giơ tay muốn ôm cả trái đất 28 1, 2, 4, 6 5 0,4 b b B t T b B / Trong tôi, xuân đã đến lâu rồi 29 4 tiết điệu 1, 2, 5, 6 1 0,1 b b B B b b B / Tương tư nâng lòng lên chơi vơi… 30 (15 lần) 1, 3, 4, 5 1 0,1 t B b b b B B / Khí trời quanh tôi làm bằng thơ 31 1, 3, 5, 7 8 0,7 b T t B b T t / Ghì trước trái tim, ghì trước ngực 32 1, 2, 3, 4, 5 3 0,3 t t b b b B B / Khúc Hậu Đình Hoa đương lên khơi 33 5 tiết điệu 1, 2, 3, 4, 6 2 0,2 b b t t t b B / Canh dài vẫn thức nhớ tiên - nữ, 34 (13 lần) 1, 3, 4, 5, 6 3 0,3 t B b b b t B / Hạ còn vừng trăng nghiêng mặt thương 35 2, 3, 4, 5, 6 2 0,2 B t b b b t B / Không biết bao giờ nguôi nhớ thương 36 2, 4, 5, 6, 7 2 0,2 B t T b b t t / Xuân của đất trời nay mới đến 37 3, 4, 5, 6, 7 1 0,1 B B b b b t t / Bao la muôn trời, sâu vạn vực 38 6 tiết điệu B T B B B T T / Thong thả, chiều vàng thong thả 2,3,4,5,6,7 2 0,2 (4 lần) lại… 39 1,2,3,4,5,6 2 0,2 B B T T T B T / Canh dài vẫn thức nhớ tiên - nữ, 40 7 tiết điệu 1, 2, 3, 4, 3 0,3 B B T T T B B / Vua Trần Hậu Chúa ngó trăng vàng, (3 lần) 5, 6, 7 Tổng 1.142 100 Bảng 5. Số lượng tiết điệu lệch chuẩn, sai chuẩn trên đơn vị một dòng thơ 7 chữ của Xuân Diệu Theo kết quả thống kê, trong thơ Xuân Diệu có 75 khuôn tiết điệu ở ba dạng mô hình lí tưởng (6 khuôn với 250/892 dòng thơ - 28%), lệch chuẩn (25 khuôn với 573/892 dòng thơ - 64,2%) và sai chuẩn (44 khuôn với 69/892 dòng thơ - 7,7%). Tuy kiểu loại cấu trúc tiết điệu lí tưởng chiếm số lượng ít (6 kiểu) nhưng tần số xuất hiện lại chiếm ưu thế và là chủ đạo, điều đó chứng tỏ nhà thơ có ý thức rõ ràng về sự kế thừa và cách tân, kế thừa là để cách tân. Có thể thấy hiện tượng lệch chuẩn thường xuất hiện 1 tiết điệu/dòng thơ (430/892 lần chiếm 51
- SỰ PHONG PHÚ, ĐA DẠNG VÀ ĐỘC ĐÁO... 48,2%). Trường hợp sai chuẩn ít xuất hiện đơn độc trong dòng thơ (vị trí 6 chỉ xuất hiện 1 lần) mà thường là sự kết hợp sai chuẩn và lệch chuẩn, hoặc là 2 tiết điệu (1-2, 1-6, 3 - 6, 5 - 6, 6 -7), 3 tiết điệu (1-2-3, 1-2-5, 1-3-6, 1-3-7,...), 4 tiết điệu (1-2-4-6, 1-2-5-5,...), 5 tiết điệu (1-2-3-4-5, 3-4-5-6- 7,...), 6 tiết điệu (1-2-3-4-5-6, 2-3-4-5-6-7) và 7 tiết điệu (1-2-3-4-5-6-7). Còn khi đã xuất hiện sai chuẩn thì thường từ 2 tiết điệu trở lên/1 dòng thơ. Đó có thể là sự kết hợp của 2 tiết điệu (17 lần), 3 tiết điệu (17 lần), 4 tiết điệu (16 lần), 5 tiết điệu (9 lần), 6 tiết điệu (4 lần), thậm chí 7 tiết điệu (3 lần). So với khuôn tiết điệu lí tưởng (250/892 lần - 28%) và khuôn lệch chuẩn (572/892 lần - 64,1%) thì số lượng trường hợp biến thể này chiếm số lượng không cao (66/892 lần - 7,4%). Tuy nhiên xét về số lượng biến thể của các khuôn tiết điệu (44 khuôn sai chuẩn so với 6 khuôn lí tường và 25 khuôn lệch chuẩn) thì tính sáng tạo và sự bức phá của Xuân Diệu khi sáng tác thơ là rất lớn. Đặc biệt, trong phạm vi khảo sát của chúng tôi (so sánh với thơ Đường Việt Nam, thơ Huy Cận) thì chỉ trong thơ Xuân Diệu mới xuất hiện sự kết hợp lệch chuẩn và phá cách ở 6 vị trí trong một dòng thơ (4 lần) và 7 vị trí/1 dòng thơ (3 lần). Đây cũng là một điểm độc đáo trong cấu trúc tiết điệu dòng thơ. Chẳng hạn: Vị trí lệch Mô hình K h u ô n Tên bài thơ Nội dung chuẩn / sai tiết điệu tiết điệu chuẩn Giờ tàn Thong thả, chiều vàng thong thả lại… 2,3,4,5,6,7 B t b b b t t BA127 Giờ tàn Vừa mới khi mai tôi cảm thấy 2,3,4,5,6,7 B t b b b t t BA127 Bài thứ năm Canh dài vẫn thức nhớ tiên - nữ, 1,2,3,4,5,6 b b t t t b T BC117 Thu Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì. 1,2,3,4,5,6 t t b b b t B TA117 Nhị hồ Vua Tràn Hậu Chúa ngó trăng vàng, 1,2,3,4,5,6,7 b b t t t b b BC128 Bài thơ tuổi nhỏ Cho đầy trước mặt khoảng cô đơn 1,2,3,4,5,6,7 b b t t t b b BC128 Giờ tàn Chủ nhật còn nguyên, còn trọn vẹn; 1,2,3,4,5,6,7 t t b b b t t BA128 Thứ hai, về số lượng sự kết hợp tiết điệu lệch chuẩn hoặc sai chuẩn trên đơn vị một đoạn thơ, chúng tôi có bảng thống kê sau: Số lượng dòng thơ lệch chuẩn, Số lượng Tỉ lệ Kiểu loại đoạn thơ sai chuẩn /1 đoạn (lần) (%) Lệch chuẩn LC 2 (lệch chuẩn 2 dòng / đoạn) 53 23,8 (117/223 đoạn) LC 3 (lệch chuẩn 3 dòng / đoạn) 68 30,5 LC 4 (lệch chuẩn 4 dòng / đoạn) 38 17 Phá cách PC3 (phá cách 3 dòng / đoạn) 1 1,4 (47/223 đoạn) PC4 (phá cách 4 dòng / đoạn) 1 1,4 PC1 + LC1 5 2,2 PC1 + LC2 16 7,2 PC1 + LC3 14 6,3 PC2 + LC1 5 2,2 PC2 + LC2 6 2,7 PC3 + LC1 1 1,4 Tổng 223 100 Bảng 6. Số lượng tiết điệu lệch chuẩn, sai chuẩn trên đơn vị đoạn thơ Có thể thấy tất cả hiện tượng phá cách đều xuất hiện trong sự kết hợp với trường hợp lệch 52
- TS. NGUYỄN THỊ HỒNG SANH chuẩn hoặc phá cách (47/47 lần). Trong 47 trường hợp phá cách, có 2 trường hợp sự phá cách kết hợp với nhau (PC3, PC4), còn lại tất cả sự phá cách là sự kết hợp giữa phá cách và lệch chuẩn. Ở đây, sự độc đáo trong cấu trúc tiết điệu dòng thơ 7 chữ Xuân Diệu còn thể hiện ở việc thơ ông có trường hợp sự lệch chuẩn, phá cách, sai chuẩn xảy ra trong cả 4 dòng của một đoạn thơ. Chẳng hạn, tổng cộng trong đoạn thơ dưới đây có đến 19 lần phá cách và lệch chuẩn, trong đó lệch chuẩn (8 lần) và phá cách (11 lần). Đây quả là con số đáng kinh ngạc. Vị trí lệch chuẩn/sai Cấu trúc tiết Khuôn tiết Bài thơ tuổi nhỏ - Xuân Diệu chuẩn điệu điệu Giơ tay muốn ôm cả trái đất 4,6,7 BBTbTtt BA92 Ghì trước trái tim, ghì trước ngực 1,3,5,7 bTtBbTt BB40 Cho đầy trước mặt khoảng cô đơn 1,2,3,4,5,6,7 bbtttbb BC128 Bao la muôn trời, sâu vạn vực 3,4,5,6,7 BBbbbtt BA116 Hay trong “Nhị hồ”, số lượng lệch chuẩn và sai chuẩn cũng rất lớn. Có đến 15 tiết điệu lệch chuẩn và phá cách: Vị trí lệch Cấu trúc tiết Khuôn tiết Nhị hồ - Xuân Diệu chuẩn/sai điệu điệu chuẩn … Và nàng Lộng Ngọc lấy Tiêu Lang, 0 BBTTTBB BA1 Cưỡi hạc một đêm bay lên trời. 3,5,6 TTtBbbB BB33 Vua Tràn Hậu Chúa ngó trăng vàng, 1,2,3,4,5,6,7 bbtttbb BC128 Khúc Hậu Đình Hoa đương lên khơi. 1,2,3,4,5 ttbbbBB BA83 Một phần sự độc đáo này có liên quan đến tâm trạng, xúc cảm của nhà thơ. Khi cảm xúc “bất thường”, càng chông chênh, chếnh choáng, bất ổn thì sự phá cách càng nhiều, chẳng hạn trong “Nhị hồ”, “Giờ tàn”, “Nguyệt cầm”, “Bài thơ tuổi nhỏ”... sự phá cách xảy ra nhiều trên một dòng thơ và trên đoạn thơ và trong cả bài thơ. Tiêu biểu là trong “Nhị hồ”, 7/7 đoạn thơ đều xảy ra hiện tượng lệch chuẩn và sai chuẩn, trong đó là ít nhất 2 dòng thơ/đoạn thơ có chứa lệch chuẩn và sai chuẩn và xuất hiện 16 dòng thơ kết hợp sai chuẩn và lệch chuẩn trên 28 dòng thơ. Và trong 28 dòng thơ, xuất hiện tổng cọng 70 lần sai chuẩn và lệch chuẩn với 31 tiết điệu sai chuẩn, 39 tiết điệu lệch chuẩn. Cụ thể: Đoạn 1: 0/5/2-6-7/1-3-4-5 (4 lần sai chuẩn, 4 lần lệch chuẩn) Đoạn 2: 1-5-7/1-3/1/1-5-6 (2 lần sai chuẩn, 7 lần lệch chuẩn) Đoạn 3: 0/3/3-4-7/1-2-5-6 (4 lần sai chuẩn, 4 lần lệch chuẩn) Đoạn 4: 1-3/1/6/1-2-3-4-6 (4 lần sai chuẩn, 5 lần lệch chuẩn) Đoạn 5: 0/3-4-5/1--3-4-5-6-7/1-2-3-4-5 (6 lần sai chuẩn, 8 lần lệch chuẩn) Đoạn 6: 3/1/2-4-5-6-7/2-3-4-5-6 (7 lần sai chuẩn, 5 lần lệch chuẩn) Đoạn 7: 3/1-2-5/1-6-7/4-5-6 (4 lần sai chuẩn, 6 lần lệch chuẩn) Đặc biệt trong “Giờ tàn” sự phá cách lặp lại ở những đoạn thơ tương đối giống nhau, chẳng hạn ở những vị trí: 2-3-4-5-6-7 (dòng 1 của đoạn 1, 3,4), 1-2-4-6 (dòng 2 của đoạn 1,3,4). Nhìn tổng thể, đoạn 1, 2 và 3 có sự tương đồng rất lớn về quy luật luật thơ. Cụ thể: Đoạn 2: 1-2-3-4-5-6-7/1-2-4-6/1-3/3 (7 lần sai chuẩn, 7 lần lệch chuẩn) Đoạn 4: 2-3-4-5-6-7/1-2-4-6/0/1-3-4 (8 lần sai chuẩn, 5 lần lệch chuẩn) Đoạn 5: 2-3-4-5-6-7/1-2-4-6/0/1-3 (7 lần sai chuẩn, 5 lần lệch chuẩn) 53
- SỰ PHONG PHÚ, ĐA DẠNG VÀ ĐỘC ĐÁO... Theo lí giải của chúng tôi, sự kết hợp đó một phần xuất phát từ việc nhà thơ muốn tạo nên sự khác biệt, một phần phụ thuộc vào tâm trạng của nhà thơ. Như vậy, phá vỡ luật thơ, trong nhận thức của thi nhân, có thể là một thủ pháp nghệ thuật để góp phần chuyển tải nội dung ẩn sâu dưới lớp ngôn ngữ. Chẳng hạn, “Giờ tàn” chứa đựng sự khắc khoải, lo âu khi thời gian không dừng lại. Nó không chỉ thể hiện trên câu chữ, mà ở một khía cạnh nào đó, nó còn thể hiện sự không trọn vẹn ở cả hình thức ngôn ngữ. Tiếp theo, sự độc đáo còn thể hiện qua hiện tượng đối xứng trong cấu trúc tiết điệu. Con số thống kê đoạn thơ có cấu trúc tiết điệu đối xứng có số lượng khá cao (54/223 khổ thơ - 24,2%) trong đó hiện tượng đối xứng chiếm 37/223 khổ thơ và hiện tượng đối xứng đặc biệt chiếm 17/223 khổ thơ tạo ra khuôn tiết điệu cân xứng, đối rất độc đáo. Chúng tôi sẽ dẫn một khổ thơ có sự đối xứng giữa dòng 1 - 4 và 2 -3 như sau: Vị trí lệch Cấu trúc tiết Khuôn tiết Trăng - Xuân Diệu chuẩn/sai điệu điệu chuẩn Bâng khuâng chân tiếc giậm lên vàng, 3 B B b T TA B BA3 Tôi sợ đường trăng tiếng dậy vang, 1 bTBBTTB BB2 Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá, 1 bTBBBTT BC2 Và làm sai lỡ nhịp trăng đang 3 BBbTTBB BA3 Về hiện tượng đối xứng đặc biệt, có thể đó là sự đối xứng giữa dòng 1-4, dòng 2-3 (BA3- BB2-BC2-BA3, TB2-TA3-TD3-TB2,... ) hay dòng 1-2 và 3-4 (TB1-TA1-TD2-TB2, TB1-TA1- TD2-TB2,...). Chúng tôi có bảng liệt kê một số trường hợp như sau: Bài thơ Đối xứng Cấu trúc tiết điệu Trăng, Vô biên, Kẻ đi đày 3-1-1-3 BA3-BB2-BC2-BA3 Gặp gỡ, Đơn sơ, Giới thiệu, Hết ngày hết tháng 1-3-3-1 TB2-TA3-TD3-TB2 Lạc quan 3-0-0-3 BA3-BB1-BC1-BA3 Lạc quan 0-1-0-1 BA1-BB2-BC1-BA2 Có những bài thơ, Rạo rực 0-0-1-1 TB1-TA1-TD2-TB2 Với bàn tay ấy, Trò chuyện với Thơ thơ 1-0-0-1 BA2-BB1-BC1-BA2 Xuân rụng 0-0-1,3-1,3 BA1-BB1-BC5-BA5 Ngẩn ngơ 1-1,3-1,3-1 TB2-TA5-TD5-TB2 Dâng 0-1,3-1,3-0 TB1-TA5-TD5-TB1 Ngoài ra có trường hợp đối xứng trong một đoạn thơ và giữa các đoạn thơ với nhau như: Xuân Diệu Đi dạo Bước bước giang hồ giữa mát tươi, 0 Xuân Diệu Đi dạo Đi thì có chỗ, đến không nơi. 0 Xuân Diệu Đi dạo Rồi khi nghỉ nhọc trong thân gió, 0 Xuân Diệu Đi dạo Tôi hớp trong tay những vốc trời… 1 Xuân Diệu Đi dạo Vương vấn bên mình một mối thương 1 Xuân Diệu Đi dạo Như chim nặng nghĩa với bông hường, 0 Xuân Diệu Đi dạo Tôi là một kẻ làm thơ thẩn 0 Xuân Diệu Đi dạo Cúi nhặt thơ rơi giữa sỏi đường. 0 54
- TS. NGUYỄN THỊ HỒNG SANH Với cá tính của mình, với tâm hồn thơ dào dạt, thi sĩ Xuân Diệu đã kiến tạo nên những mô hình cấu trúc tiết điệu độc đáo không chỉ ở phạm vi dòng thơ mà cả đoạn thơ. Những dòng thơ đối xứng cộng hưởng với nhau đã mang đến hình thức mới và âm sắc mới cho bài thơ, giúp những cung bậc cảm xúc của thi sĩ lưu lại dấu ấn đặc biệt trong lòng độc giả. 3. Kết luận Cấu trúc tiết điệu dòng thơ 7 chữ của Xuân Diệu có sự đột phá rất lớn và có sự biến thiên đa dạng, phong phú và độc đáo. Chính sự biến thiên này chi phối mạnh mẽ đến âm điệu, sắc thái và nội dung biểu cảm của bài thơ. Không chỉ vậy, những khuôn tiết điệu độc đáo cũng góp phần thể hiện cá tính và bản lĩnh của Xuân Diệu khi phô diễn thế giới nội tâm ngày càng tinh tế, tràn ngập màu sắc của con người. Tính đa dạng, độc đáo về tiết điệu trong dòng thơ 7 chữ của Xuân Diệu có khi là dấu hiệu nhận diện một cá tính sáng tạo của nhà thơ, nhưng cũng có khi đem đến sự đa dạng trong hình thức câu thơ. Có thể thấy, tiết điệu dòng thơ 7 chữ Xuân Diệu nói riêng và thơ Mới nói chung chưa bao giờ bị đóng khung vào một khuôn khổ mà biến hóa khôn lường để tránh cảm giác nhàn chán, vô vị hướng đến mục đích cuối cùng là tạo ra nhiều cung bậc cảm xúc cho bài thơ để chuyển tải trọn vẹn nội dung đến người đọc. D. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bùi Huy Bích (2007), Hoàng Việt thi tuyển, NXB Văn học. [2] Bùi Minh Nguyên, Hà Minh Đức (2003), Thơ ca Việt Nam – Hình thức và thể loại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [3]. Văn Tâm (1993), “Giới thuyết Thơ mới, trích từ Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca – 60 năm phong trào thơ mới, NXB Giáo dục, Hà Nội. [4]. Lý Toàn Thắng (2013), Chuyên khảo Thơ lục bát trong Truyện Kiều từ góc nhìn của thi học và thi luật, Đề tài nghiên cứu cơ bản trong Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội. [5]. Lý Toàn Thắng (2015), Thi luật thơ lục bát trong Truyện Kiều, NXB Giáo dục. [6]. Derek Attridge (2003), The Rhythms of English Poetry, Longman. [7]. Thomas Carper & Derek Attridge (2003), Meter and Meaning: An introduction to Rhyth6 in Poetry, Longman. [8]. Shannon (2012), “Foot and Meter in Poetry”, Linkedln Corporation [9]. Nhiều tác giả (2001) Tuyển tập Thơ Mới 1932 – 1945, tác giả và tác phẩm, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. THE DIVERSITY, ABUNDANT AND UNIQUE IN THE POETIC METER STRUCTURE OF THE 7 SYLLABLES POEM OF XUAN DIEU Summary: Metrics is a new approach in the study of poetry. This artical survey, statistics, describing the poetic meter structure of the 7 syllables poem of Xuan Dieu according to the meter structure standard, standard deviation or invalid. On that basic, we generalize the diversity, abundant and unique of the 7 syllables poem of Xuan Dieu. Key word: metrics, meter, 7 syllables poem, diversity, abundant, unique 55
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thể loại báo chí phóng sự
17 p | 577 | 232
-
Việt Nam thời tiền sử
6 p | 430 | 71
-
Các phong tục lạ về Đám Cưới của người Trung Quốc
9 p | 263 | 48
-
PHONG TỤC CƯỚI HỎI ĐẶC BIỆT
12 p | 330 | 42
-
Những khác biệt giữa văn hóa Đông Sơn và văn hóa Sa Huỳnh ở Việt Nam
7 p | 171 | 21
-
Trang phục truyền thống Việt Nam -Các vấn đề hỏi và đáp: Phần 1
133 p | 155 | 17
-
Tìm hiểu về bánh Tteok và các câu tục ngữ, thành ngữ liên quan đến bánh Tteok
12 p | 132 | 10
-
Đối chiếu sự tương đồng và khác biệt của biện pháp tu từ ẩn dụ trong thành ngữ Tiếng Hán và Tiếng Việt
10 p | 187 | 10
-
Đồ vải của các tộc người Đông Nam Á, sự tương đồng và khác biệt
6 p | 134 | 9
-
Bài học từ những câu chuyện - Đa dạng văn hóa: Phần 1
35 p | 101 | 8
-
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
9 p | 86 | 6
-
Thư tịch Chăm cổ: Nguồn tư liệu quý chưa được khai thác
8 p | 70 | 5
-
Lịch sử Việt Nam 1897-1918: Phần 1
285 p | 42 | 5
-
Tiếng Việt miền Nam vô cùng phong phú, đa dạng!
3 p | 93 | 3
-
Định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ cho phát triển nông - lâm nghiệp bền vững ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
11 p | 38 | 2
-
Ebook Quảng Nam 45 năm vì sự nghiệp giải phóng dân tộc
348 p | 10 | 2
-
Đặc điểm tri nhận ngôn ngữ của từ chỉ số lượng ít trong tiếng Việt và so sánh với các yếu tố liên quan trong tiếng Hán
12 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn