intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Hoang Son | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

93
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, đánh giá năng lực cộng đồng dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện Đồng Hỷ. Đề xuất những khuyến cáo, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cộng đồng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Nguyễn Đỗ Hương Giang<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 82(06): 139 - 144<br /> <br /> SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG PHÁT TRIỂN<br /> KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN<br /> Nguyễn Đỗ Hương Giang*<br /> Trường Đại học Nông lâm – ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Gia đình vừa là tế bào cấu thành xã hội vừa là chủ thể sản xuất và tiêu dùng. Trước xu thế quốc tế<br /> hóa nền kinh tế đang diễn ra nhanh chóng hiện nay, việc phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình,<br /> nhất là trong nông nghiệp, nông thôn gặp những khó khăn nhất định. Một động thái tích cực rất<br /> đáng được lưu ý của kinh tế hộ nông dân là sự xuất hiện ngày càng nhiều các hộ bứt phá khỏi tình<br /> trạng tự cung, tự cấp vươn lên sản xuất hàng hóa, trong đó phương thức trang trại gia đình phát<br /> triển mạnh và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.<br /> Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, đánh giá năng lực cộng đồng dân<br /> tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện Đồng Hỷ. Đề xuất những khuyến cáo, kiến<br /> nghị nhằm nâng cao năng lực cộng đồng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.<br /> Từ khóa: Sự tham gia, dân tộc thiểu số, phát triển kinh tế, hộ gia đình, huyện Đồng Hỷ.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> ∗<br /> <br /> Đồng Hỷ là một huyện miền núi của tỉnh Thái<br /> Nguyên, có 8 dân tộc cùng chung sống: Kinh,<br /> Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Sán Chí, Hoa,<br /> H’mông trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số<br /> với 60% dân số. Tuy vậy, mặt bằng trình độ<br /> dân trí ở huyện miền núi này không đồng đều,<br /> khả năng tiếp thu và hiểu biết kiến thức còn<br /> rất nhiều hạn chế. Nền kinh tế chưa thực sự<br /> phát triển, đời sống của các hộ còn gặp nhiều<br /> khó khăn, đặc biệt là những hộ dân tộc thiểu<br /> số, cho nên ảnh hưởng không nhỏ đến công<br /> tác phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.<br /> Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi tiến<br /> hành nghiên cứu, đánh giá năng lực cộng đồng<br /> dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia<br /> đình và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tham<br /> gia của họ tại địa bàn huyện Đồng Hỷ. Qua đó<br /> đề xuất những khuyến cáo, kiến nghị nhằm<br /> nâng cao năng lực cộng đồng trong công cuộc<br /> phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.<br /> KHÁCH THỂ<br /> NGHIÊN CỨU<br /> <br /> VÀ<br /> <br /> PHƯƠNG<br /> <br /> PHÁP<br /> <br /> Nhóm 150 hộ dân tộc thiểu số tham gia phát<br /> triển kinh tế hộ gia đình tại huyện Đồng Hỷ,<br /> ∗<br /> <br /> Tel: 0979 871910, Email: giangndh@gmail.com<br /> <br /> tỉnh Thái Nguyên với cách chọn mẫu theo 8<br /> nhóm dân tộc khác nhau: Kinh: 47 người, Sán<br /> Dìu: 31 người, Dao: 18 người; Tày: 39 người,<br /> Nùng: 9 người, Dân tộc khác: 5 người.<br /> Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng<br /> tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau<br /> đây: Phương pháp chọn mẫu; Phương pháp<br /> thu thập thông tin; Phương pháp phỏng vấn<br /> bằng bảng hỏi; Phương pháp phỏng vấn sâu;<br /> Phương pháp quan sát; Phương pháp phân<br /> tích tài liệu; Phương pháp xử lý thông tin.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Theo Niên giám thống kê năm 2009 [10],<br /> huyện có 18 xã, thị trấn với 271 xóm (bản, tổ<br /> dân phố). Trong đó, có 239 xóm (bản, tổ dân<br /> phố) làm nông nghiệp. Theo kết quả điều tra<br /> ngày 1/4/2009, huyện Đồng Hỷ có 107.769<br /> người. Trong đó, số người trong độ tuổi lao<br /> động là 62,752 người, chiếm 58 % tổng dân<br /> số toàn huyện. Có 2 xã vùng sâu vùng xa,<br /> vùng đặc biệt khó khăn (Tân Long và Vân<br /> Lăng), trong đó có xã cách trung tâm Huyện<br /> gần 50 km.<br /> Nhận thức được tầm quan trọng của hộ nông<br /> dân trong quá trình phát triển kinh tế, xóa đói<br /> giảm nghèo; dưới sự chỉ đạo của các cấp uỷ<br /> đảng, các ban nghành đoàn thể, người nông<br /> 139<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Đỗ Hương Giang<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> dân tích cực thực hiện chương trình chuyển<br /> dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo<br /> hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông<br /> nghiệp nông thôn. Từ đó, đã góp phần giảm<br /> nhanh số hộ nghèo, số hộ khá giàu ngày một<br /> nhiều, đời sống vật chất tinh thần của nông<br /> dân từng bước được cải thiện. Những kết quả<br /> này đã góp phần quan trọng trong việc thực<br /> hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội<br /> năm 2009 và 2010 của huyện Đồng Hỷ.<br /> Sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số<br /> trong quá trình phát triển kinh tế hộ gia<br /> đình tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên<br /> Vai trò của sự tham gia phát triển kinh tế<br /> của hộ gia đình tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh<br /> Thái Nguyên<br /> Đặc trưng của sản xuất kinh tế hộ gia đình<br /> dân tộc thiểu số chính là tính tự cung tự cấp.<br /> Các nhóm hộ gia đình dân tộc thiểu số huyện<br /> Đồng Hỷ khi được hỏi “mục đích phát triển<br /> kinh tế là gì?” thì có đến 81.5 % số người<br /> được hỏi trả lời rằng để thỏa mãn các nhu cầu<br /> cơ bản của hộ gia đình mình, 18.5% dùng để<br /> trao đổi ở thị trường địa phương hay người<br /> cùng làng, bản với gia đình mình cho dù<br /> không hoàn toàn thường xuyên và chủ động.<br /> Kinh tế hộ gia đình dân tộc thiểu số là một<br /> hình thức tổ chức kinh tế nông nghiệp đặc thù<br /> dựa trên các quan hệ gia đình, thể hiện vai trò<br /> của nó trong việc tái tổ chức lao động gia đình<br /> thành một đơn vị sản xuất độc lập, với những<br /> hình thức phân công lao động chủ yếu dựa trên<br /> năng lực và tính tự giá của mỗi thành viên và<br /> sự kết hợp duy lý các hoạt động sản xuất nông<br /> nghiệp, phi nông nghiệp và gia đình.<br /> Quá trình triển khai các chương trình, chính<br /> sách phát triển kinh tế hộ gia đình của người<br /> dân tộc thiểu số tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh<br /> Thái Nguyên<br /> Hiện nay, việc triển khai các chương trình trợ<br /> giá, trợ cước, vay vốn phát triển sản xuất, thực<br /> hiện các chương trình 134, 135, ưu tiên đầu tư<br /> phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc,<br /> miền núi; phát huy tinh thần tự lực, tự<br /> <br /> 82(06): 139 - 144<br /> <br /> cường của đồng bào các dân tộc vươn lên<br /> thoát nghèo, sử dụng có hiệu quả nguồn lực<br /> hỗ trợ của các cấp, các ngành, các đơn vị<br /> quân đội góp phần xây dựng và củng cố khối<br /> đại đoàn kết toàn dân tộc ở huyện Đồng Hỷ<br /> được phát huy khá hiệu quả. Cộng đồng dân<br /> tộc thiểu số trong huyện đã nhận thức được rõ<br /> ràng tầm quan trọng sự hỗ trợ của các chính<br /> sách này đối với quá trình xóa đói giảm nghèo<br /> của chính gia đình mình. Nếu chỉ dựa vào<br /> tiềm năng của gia đình mà bỏ qua các chính<br /> sách ưu đãi của Đảng và nhà nước thì khó có<br /> thể thoát nghèo được. Kết quả điều tra cho<br /> thấy, số người dân biết được về các chương<br /> trình, chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình<br /> khá lớn.<br /> Biểu đồ 1. Quá trình triển khai các chương trình,<br /> chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình tại huyện<br /> Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên<br /> <br /> Hầu hết các hộ gia đình trong huyện đều khá<br /> quan tâm đến các chương trình, chính sách<br /> phát triển kinh tế xã hội ở địa phương mình,<br /> bởi vì đây là vấn đề hết sức thiết thực với họ.<br /> Cùng với việc được cung cấp thông tin về các<br /> chương trình, chính sách này, sự tham gia của<br /> người dân thể hiện trước tiên ở việc tìm hiểu<br /> và cập nhật nguồn thông tin về chúng. Đây là<br /> biểu hiện đầu tiên trong việc người dân tham<br /> gia vào chương trình, chính sách tại xã, bởi lẽ<br /> khi quan tâm đến một vấn đề nào đó thì họ sẽ<br /> tìm hiểu những thông tin về vấn đề đó và<br /> những vấn đề liên quan. Hơn nữa nguồn<br /> thông tin mà người dân được biết sẽ cung cấp<br /> một cách đầy đủ hơn và rõ nét hơn về các<br /> chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển<br /> kinh tế hộ gia đình mà họ đang quan tâm.<br /> Theo như kết quả nghiên cứu của đề tài, chủ<br /> yếu người dân tìm hiểu và cập nhật thông tin<br /> <br /> 140<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Đỗ Hương Giang<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> về dự án thông qua các cuộc họp của thôn,<br /> xóm (75%); cán bộ chính quyền (60,8%). Còn<br /> tỷ lệ người dân tìm hiểu qua truyền hình và<br /> sách báo tranh ảnh là ít (9.3%). Điều này<br /> hoàn toàn phù hợp với điều kiện của từng<br /> người cũng như hoàn cảnh cụ thể của địa<br /> phương. Việc tìm hiểu về thông tin về chương<br /> trình, chính sách của người dân tộc thiểu số<br /> thông qua các cuộc họp thôn, xóm và qua sự<br /> tuyên truyền của các bộ chính quyền hay qua<br /> bạn bè hàng xóm chiếm ưu thế có thể được<br /> giải thích bởi các lý do sau. Trước hết phải kể<br /> đến là sự lan truyền thông tin của các nguồn<br /> thông tin đó là rất nhanh và phổ biến. Khi có<br /> bất cứ một công việc chung nào của thôn,<br /> xóm đều được cán bộ chính quyền đưa ra bàn<br /> bạc thảo luận hoặc thông báo rộng rãi trong<br /> xã để lấy ý kiến người dân nên khi người dân<br /> tham gia tìm hiểu thông tin trong các cuộc<br /> họp thôn, xóm không chỉ đơn thuần thể hiện<br /> tính tích cực cá nhân mà đó còn là một nghĩa<br /> vụ. Hơn nữa, qua những nguồn thông tin này<br /> người dân được trao đổi, trò chuyện, được<br /> giải thích cụ thể nên khả năng nhận thức vấn<br /> đề và nắm bắt thông tin cao. Mặt khác, xuất<br /> phát từ “tính cộng đồng” trong làng xã, từ<br /> mối liên hệ gần gũi giữa những người cùng<br /> làng, cùng xóm dẫn đến việc họ thường xuyên<br /> trao đổi thông tin cho nhau về những vấn đề<br /> họ quan tâm đặc biệt là những vấn đề ảnh<br /> hưởng đến cuộc sống của chính họ.<br /> Theo Báo cáo của UBND huyện [1], chương<br /> trình 135 đã tập huấn 10 lớp 10 lớp cho 370<br /> học viên, tổ chức 5 lớp dạy nghề ngắn hạn<br /> cho 150 học viên là người dân tộc thiểu số =<br /> 286 triệu đồng; hỗ trợ 1 579 hộ nghèo cải<br /> thiện điều kiện VSMT = 1.579 triệu đồng; hỗ<br /> trợ học sinh các cấp học thuộc hộ nghèo cho 2<br /> 579 em = 2 816,8 triệu đồng. Chương trình<br /> 134 đã hỗ trợ nhà ở cho 10 hộ và 10 công<br /> trình nước sinh hoạt = 154,8 triệu đồng. Thực<br /> hiện Quyết định 102/QĐ-TTg về hỗ trợ trực<br /> tiếp người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn<br /> (2 xã khu vực III và 10 xã khu vực II), cho 4<br /> 295 hộ (17.787 khẩu) = 1 543,44 triệu đồng.<br /> <br /> 82(06): 139 - 144<br /> <br /> Các hình thức và mức độ tham gia vào các<br /> chương trình, chính sách phát triển kinh tế hộ<br /> gia đình của người dân tộc thiểu số tại huyện<br /> Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên<br /> Từ những khía cạnh như thông tin, thái độ, tư<br /> duy, mối quan tâm và các hành vi có thể thấy,<br /> các hộ gia đình dân tộc thiểu số trong huyện<br /> tham gia chia sẻ trách nhiệm phát triển kinh tế<br /> hộ gia đình mình tại địa bàn điều tra, người<br /> dân đã chủ động đóng góp sức lao động, suy<br /> nghĩ, tìm tòi hướng phát triển kinh tế cho gia<br /> đình mình. Trong bản thân kinh tế hộ gia đình<br /> cũng có sự phát triển về chất, xuất hiện nhiều<br /> nhu cầu đầu tư vốn lớn, thuê đất canh tác và<br /> lao động thường xuyên hoặc theo thời vụ,<br /> chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây, con theo<br /> hướng đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu thị<br /> trường. Ví dụ như, mô hình kinh tế sản xuất<br /> nông – lâm nghiệp của gia đình ông Lưu Thế<br /> Kỳ, dân tộc Sán Dìu – ở xóm Đồng Vung, xã<br /> Hoà Bình đã biết phát huy thế mạnh của đất<br /> đai để phát triển trồng trọt, chăn nuôi cho thu<br /> nhập cao đạt 28,4 triệu đồng/khẩu/năm. Hay<br /> về việc tận dụng những tiềm năng của địa<br /> phương, trong những năm qua, cây chè luôn<br /> là cây công nghiệp mũi nhọn của huyện, là<br /> cây xoá đói giảm nghèo của người nông dân.<br /> Cùng với việc khai hoang trồng mới là phong<br /> trào thâm canh chăm sóc, sản xuất chè vụ<br /> đông để đem lại hiệu quả cao, nhiều hộ đã<br /> khá giàu nhờ sản xuất và kinh doanh chè.<br /> Điển hình như gia đình bà Trần Thị Thu, dân<br /> tộc Tày, Chi hội Văn Hữu xã Hoá Thượng<br /> cho thu nhập đạt 31,1 triệu đồng/khẩu/năm.<br /> Mô hình trang trại vừa và nhỏ đã phát huy<br /> được hiệu quả trên một diện tích đất không<br /> lớn nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao của<br /> gia đình bà Cao Thị Dinh, dân tộc Dao – xóm<br /> Cà phê II, xã Minh Lập. Với mô hình chăn<br /> nuôi gà hậu quy mô 4000 con/lứa; gà thả<br /> vườn 100 con/năm; lợn nái 5 con; lợn thịt 100<br /> con cùng với sản xuất kinh doanh trên 3000<br /> m2 chè. Hàng năm cho thu nhập bình quân đạt<br /> hơn 30 triệu đồng, tạo việc làm ổn định cho 2<br /> lao động [5].<br /> 141<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Đỗ Hương Giang<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 82(06): 139 - 144<br /> <br /> Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia<br /> của cộng đồng dân tộc thiểu số huyện Đồng<br /> Hỷ đến sự phát triển kinh tế hộ gia đình<br /> Quy mô sản xuất của kinh tế hộ gia đình dân<br /> tộc thiểu số ở huyện Đồng Hỷ<br /> Do đặc thù là huyện vùng núi, có 2 xã vùng<br /> đặc biệt khó khăn, cộng đồng dân tộc thiểu số<br /> huyện Đồng Hỷ gặp khá nhiều khó khăn trong<br /> quy mô canh tác. Xuất phát từ đặc điểm địa<br /> hình, quy mô canh tác của kinh tế hộ theo quy<br /> định của Luật đất đai thì vẫn bị giới hạn ở quy<br /> nhỏ, rất ít hộ có được diện tích canh tác rộng<br /> lớn vài trăm hay vài chục ha như ở các địa<br /> phương khu vực đồng bằng. Các hộ gia đình<br /> chủ yếu sản xuất trên chính mảnh đất do ông<br /> cha để lại, điều kiện hết sức thiếu thốn và khó<br /> khăn. Theo số liệu của niên giám thống kê<br /> huyện Đồng Hỷ năm 2009 [8], trên toàn<br /> huyện 74,5% số hộ đã có từ 2 - 4 loại hình<br /> hoạt động sản xuất, kinh doanh để tạo thu<br /> nhập. Cơ cấu hộ nông dân theo ngành nghề<br /> đang chuyển dịch theo hướng tăng dần số<br /> lượng và tỷ trọng nhóm các hộ tham gia sản<br /> xuất phi nông nghiệp, như công nghiệp, tiểu<br /> thủ công nghiệp và dịch vụ; số hộ làm nông,<br /> lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 80,9% năm<br /> 2001 xuống còn 70,9% năm 2006.<br /> Các nghiên cứu đều cho thấy, giai đoạn 2006<br /> - 2010 tốc độ chuyển dịch ấy đã diễn ra nhanh<br /> hơn trước. Nếu năm 2006 GDP nông nghiệp<br /> đóng góp 22.91% vào cơ cấu kinh tế thì đến<br /> năm 2009 tăng lên 28.43% vào cơ cấu kinh tế,<br /> tuy con số này không quá lớn nhưng là nền<br /> tảng của sự ổn định chính trị - xã hội vì chúng<br /> ta có tới trên 70% dân số sống tại nông thôn,<br /> thì trong số đó, đã có tới 40% dân số nông<br /> thôn có nguồn thu từ công nghiệp, tiểu thủ<br /> công nghiệp và dịch vụ. Xét một yếu tố nữa<br /> khi nhắc đến cơ cấu xã hội – nghề nghiệp<br /> của các nhóm hộ tại địa phương thì năng lực<br /> và chiến lược sản xuất của các nhóm này<br /> cùng vai trò của những nhân tố xã hội tác<br /> động đến quá trình phát triển của kinh tế hộ<br /> gia đình huyện Đồng Hỷ trong giai đoạn<br /> hiện nay.<br /> <br /> Nguồn nhân lực và sự phát triển kinh tế hộ<br /> gia đình<br /> Hộ gia đình dân tộc thiểu số huyện Đồng Hỷ<br /> thực sự là sự thống nhất không thể tách rời<br /> giữa sở hữu đất đai, lao động và sự phân phối<br /> các sản phẩm gia đình.<br /> Bảng 1. Vai trò tham gia công việc của các<br /> thành viên trong gia đình (Đơn vị: %)<br /> Các vai trò<br /> <br /> Chồng<br /> <br /> Vợ<br /> <br /> Người<br /> khác<br /> <br /> Quyết định vay vốn<br /> <br /> 72.2<br /> <br /> 27.2<br /> <br /> 0.6<br /> <br /> Thực hiện các hoạt<br /> động phát triển kinh tế<br /> hộ gia đình<br /> <br /> 63.0<br /> <br /> 37.0<br /> <br /> 0<br /> <br /> Giám sát việc thực<br /> hiện các hoạt động<br /> phát triển kinh tế hộ<br /> gia đình<br /> <br /> 75.3<br /> <br /> 24.7<br /> <br /> 0<br /> <br /> Tham gia họp thôn,<br /> xóm, tổ dân phố<br /> <br /> 66.7<br /> <br /> 33.3<br /> <br /> 0<br /> <br /> Hầu hết các công việc liên quan đến việc<br /> tham gia vào thực hiện các hoạt động phát<br /> triển kinh tế hộ gia đình đều do người chồng<br /> đảm nhiệm. Tỷ lệ phụ nữ là người quyết định<br /> tham gia các công việc trên thấp hơn nhiều so<br /> với nam giới. Nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số<br /> lại là người giữ vai trò thứ yếu trong việc<br /> quyết định các vấn đề liên quan đến việc lựa<br /> chọn con đường phát triển kinh tế hộ gia đình.<br /> <br /> 142<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Đỗ Hương Giang<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Trên toàn huyện, nguồn nhân lực gia đình khá<br /> trẻ, nhóm dưới 44 tuổi chiếm 77.2%, nhưng<br /> trình độ lao động chưa cao ở nhóm điều tra<br /> cũng tác động không nhỏ đến quá trình phát<br /> triển kinh tế hộ gia đình dân tộc thiểu số.<br /> Bảng 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia<br /> phát triển kinh tế hộ gia đình theo đánh giá của<br /> người dân. (Đơn vị: %)<br /> <br /> Như vậy, theo bảng số liệu trên, yếu tố gây<br /> cản trở nhiều nhất đến sự tham gia nói chung<br /> của người dân đó chính là yếu tố học vấn<br /> (11.7%), tiếp đến là các yếu tố: địa vị xã hội<br /> (9.9%), hay tâm lý người dân (9.3%).<br /> Ngược lại các yếu tố khách quan (phương tiện<br /> truyền thông, chính sách ưu đãi, cán bộ chính<br /> quyền) góp phần thúc đẩy sự tham gia của<br /> người dân. Hầu hết, những người dân tộc<br /> thiểu số ở nông thôn có trình độ học vấn thấp,<br /> hơn nữa tâm lý cho rằng mình thuộc tầng lớp<br /> nông dân, “thấp cổ bé họng” dẫn đến sự thiếu<br /> chủ động hoặc ngại ngùng trong quá trình<br /> hưởng thụ các chính sách của Đảng và nhà<br /> nước. Những người có học vấn cao thường<br /> chủ động, tích cực tham gia vào quá trình<br /> chuyển giao khoa học kỹ thuật hỗ trợ nông<br /> nghiệp, nông dân, việc cộng đồng đòi hỏi sự<br /> quan tâm hơn nữa của cán bộ lãnh đạo cũng<br /> như các cấp cơ sở tạo điều kiện để phát huy<br /> <br /> 82(06): 139 - 144<br /> <br /> nội lực của người dân giúp họ tự tin và có thể<br /> tham gia tích cực hơn nữa trong việc phát<br /> triển cộng đồng.<br /> KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ<br /> CHÍNH SÁCH<br /> Kết luận<br /> Do chỉ dựa vào sức lao động gia đình, kinh tế<br /> hộ gia đình dân tộc thiểu số bị chi phối bởi<br /> tiềm năng lao động của nó tức là bởi tỷ lệ lực<br /> lượng lao động trong mỗi hộ gia đình trên<br /> tổng số các thành viên của nó. Kinh tế hộ gia<br /> đình chỉ phát triển ở thời kỳ mà số người lao<br /> động đông hơn số người không lao động<br /> trong mỗi hộ gia đình. Do thống nhất đơn vị<br /> sản xuất với đơn vị tiêu dùng là hộ gia đình,<br /> nên kinh tế hộ gia đình, phát triển theo chu kỳ<br /> biến đổi nhân khẩu của hộ gia đình hơn là<br /> theo sự biến động của các nhân tố thuần túy<br /> kinh tế kỹ thuật.<br /> Có thể thấy rằng, người dân tham gia vào<br /> quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình rất<br /> nhiệt tình dưới nhiều hình thức khác nhau<br /> trong đó việc chủ động xây dựng kế hoạch<br /> và đầu tư một cách hiệu quả dưới sự hỗ trợ<br /> của các ban, ngành địa phương đặc biệt là<br /> Hội nông dân đã làm thay đổi đáng kế bộ<br /> mặt kinh tế xã hội của địa phương. Nhóm<br /> hộ dân tộc thiểu số cũng đóng góp một phần<br /> quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế<br /> hộ gia đình nói riêng, phát triển kinh tế địa<br /> phương nói chung. Hàng loạt mô hình phát<br /> triển kinh tế được áp dụng và mang lại hiệu<br /> quả kinh tế đã chứng tỏ giả thuyết đưa ra là<br /> có cơ sở và hoàn toàn phù hợp với thực tế<br /> tại địa phương.<br /> Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tham<br /> gia của người dân vào quá trình phát triển<br /> kinh tế hộ gia đình. Trong khi các yếu tố<br /> khách quan như: chính sách ưu đãi, sự vận<br /> động của cán bộ, các phương tiện truyền<br /> thông… có tác dụng thúc đẩy sự tham gia của<br /> người dân thì các yếu tố chủ quan là: trình độ<br /> học vấn, tâm lý,… lại là những yếu tố có xu<br /> hướng cản trở sự tham gia của người dân.<br /> 143<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2