YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số3*2013<br />
<br />
NghiêncứuYhọc<br />
<br />
SỰ THAY ĐỔI KÍCH THƯỚC CHIỀU CAO TẦNG MẶT THEO TUỔI<br />
XƯƠNG ĐỐT SỐNG CỔ: NGHIÊN CỨU DỌC TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG<br />
GIAI ĐOẠN 8 -18 TUỔI<br />
Hồ Thị Thuỳ Trang*,Hoàng Tử Hùng*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá sự thay đổi kích thước chiều cao tầng mặt trước và<br />
tầng mặt sau theo tuổi xương đốt sống cổ (CVBA- Cervical Vertebral Bone Age) trong giai đoạn 8-18 tuổi.<br />
Phương pháp: Các phim sọ nghiêng của mẫu nghiên cứu được lấy từ nguồn hồ sơ lưu trữ của nhóm<br />
nghiên cứu dọc tham gia chương trình “ Theo dõi và chăm sóc răng miệng đặc biệt trong 15 năm (1996-2010)”<br />
do Bộ Y Tế quản lý, được thực hiện tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu<br />
nghiên cứugồm 78 cá thể (47 nam và 31 nữ) trong giai đoạn từ 8-18 tuổi, trải qua từ 4 đến 5 giai đoạn tuổi<br />
xương đốt sống cổ ( công thức tính tuổi xương đốt sống cổ: CVBA= 1,92+ 0,04 * α2 + 0,03 * α4 –1,12*AB3/CB3<br />
+ 3,17 * h4/w4). 508 phim của 78 cá thể này được vẽ nét, định điểm chuẩn và đo đạc kích thước chiều cao tầng<br />
mặt trước Na-Me và chiều cao tầng mặt sau S-Go theo 5 giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ.<br />
Kết quả: (1) Ở nữ, các giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ thường xãy ra trước nam khoảng một năm tính<br />
theo tuổi năm sinh. (2) Kích thước chiều cao các tầng mặt của nam luôn lớn hơn ở nữ có ý nghĩa thống kê (p<<br />
0.001) ở cả 5 giai đoạn tuổi xương. Kích thước chiều cao tầng mặt trước và sau tăng trong giai đoạn tuổi xương<br />
CVBA I đến CVBA V, tăng nhiều trong giai đoạn CVBA I đến CVBA III sau đó tăng chậm lại tronggiai đoạn từ<br />
CVBA III đến CVBA V. (3)Trong giai đoạn từ CVBA I đến CVBA V, chiều cao tầng mặt trước và sau đều tăng<br />
nhưng tỉ lệ giữa chiều cao tầng mặt sau/ tầng mặt trước có tăng có ý nghĩa (p