Sự thay đổi năng suất của các trường đại học của Việt Nam và các chỉ số Malmquist
lượt xem 1
download
Bài viết "Sự thay đổi năng suất của các trường đại học của Việt Nam và các chỉ số Malmquist" tập trung vào việc đo lường sự thay đổi năng suất của 31 trường đại học của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2013. Đây là giai đoạn đánh dấu nhiều chính sách đổi mới về quản lý giáo dục đại học ở Việt Nam. Kết quả cho thấy năng suất tổng hợp của các trường đã tăng trung bình 1,9%/năm. Sự gia tăng này là nhờ đóng góp của tiến bộ về công nghệ, với một tỷ lệ cải thiện trung bình đạt được là 12,8%. Trong khi đó, hiệu quả kỹ thuật của các trường trong giai đoạn này lại giảm sút đến 9,6%. Cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn lực của các trường, do đó, cần phải được quan tâm trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sự thay đổi năng suất của các trường đại học của Việt Nam và các chỉ số Malmquist
- SỰ THAY ĐỔI NĂNG SUẤT CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC CHỈ SỐ MALMQUIST Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Tóm tắt Bài viết tập trung vào việc đo lường sự thay đổi năng suất của 31 trường đại học của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2013. Đây là giai đoạn đánh dấu nhiều chính sách đổi mới về quản lý giáo dục đại học ở Việt Nam. Kết quả cho thấy năng suất tổng hợp của các trường đã tăng trung bình 1,9%/năm. Sự gia tăng này là nhờ đóng góp của tiến bộ về công nghệ, với một tỷ lệ cải thiện trung bình đạt được là 12,8%. Trong khi đó, hiệu quả kỹ thuật của các trường trong giai đoạn này lại giảm sút đến 9,6%. Cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn lực của các trường, do đó, cần phải được quan tâm trong thời gian tới. Từ khóa: chỉ số Malmquist, thay đổi năng suất, trường đại học Abstract This paper focuses on measuring productivity changes of 31 Vietnamese universities over the period 2010-2013. This period was marked by the implementation of several reform policies in the higher education system, including management. Research results show that the universities’ total factor productivity increased by an average of 1,9% per year during the study period. This improvement was due to technical progress, which grew at an average rate of 12,8% annually. Meanwhile, technical efficiency experienced an annual reduction of 9,6%. Vietnamese universities should, therefore, pay further attention to improving the efficiency of their resources utilization. Key words: Malmquist index, productivity change, universities 1. Đặt vấn đề Trong thời đại toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, vai trò của giáo dục đại học trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh này, nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành nhân tố quyết định cho sự phát triển kinh tế- xã hội cũng như khả năng cạnh tranh của mỗi quốc gia. Đó là lí do mà trong những thập kỷ gần đây, chúng ta chứng kiến một sự bùng nổ nhu cầu giáo dục đại học đối với hầu hết các nước, cả phát triển và đang phát triển (Yang, 2003). Đối với hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam, quy mô của nó cũng đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Số lượng trường (đại học, cao đẳng) cũng như số lượng sinh viên đều tăng lên gần gấp đôi trong giai đoạn 10 năm, từ 2003 đến 2013 137
- (theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Loại hình cở sở đào tạo cũng như hình thức và chương trình đào tạo cũng được đa dạng hóa để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của xã hội. Tuy nhiên, như Luu (2006) đã chỉ rõ, hệ thống này vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức. Theo tác giả này, một trong những hạn chế lớn nhất của hệ thống là sự thiếu một chiến lược phát triển bền vững. Sự thiếu quyền và khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý cũng đã gây cản trở trong việc cải thiện chất lượng đào tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh của các cơ sở giáo dục. Một thực tế có thể nhận thấy hiện nay là vị trí của Việt Nam trong các bảng xếp hạng đại học quốc tế cũng như khu vực còn rất khiêm tốn. Chất lượng đào tạo cũng là một vấn đề đang rất được quan tâm trong những năm gần đây. Những phương pháp dạy và học lạc hậu đã hạn chế khả năng độc lập, sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề của sinh viên. Nghiêm trọng hơn, vấn đề đào tạo lại lao động mới tuyển dụng đang trở nên phổ biến ở Việt Nam, gây lãng phí cho xã hội không chỉ về thời gian mà cả về tiền bạc. Từ thực tế đó, nhiều trường đại học đang nỗ lực thay đổi phương pháp dạy và học theo hướng chuyển từ lấy giáo viên làm trung tâm sang hướng lấy người học làm trung tâm. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này vẫn còn rất chậm vì thiếu một đội ngũ giảng viên đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, cũng như hạn chế về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học. Hơn nữa, việc sử dụng các cơ sở vật chất và trang thiết bị này của các trường hiện nay vẫn chưa hiệu quả. Theo Luu (2006), mặc dù cơ sở hạ tầng của các trường đã tốt hơn nhiều so với trước đây, với một hệ thống các phòng thí nghiệm, thư viện khá hiện đại, hệ thống máy tính và internet cũng như nguồn tài liệu, cơ sở dữ liệu phục vụ cho dạy và học đã được trang bị đầy đủ hơn, nhưng việc sử dụng của các trường vẫn còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ sử dụng các phương tiện này của cả giáo viên lẫn sinh viên phục vụ cho mục đích dạy và học còn thấp, thiếu một sự giám sát và kế hoạch sử dụng hiệu quả… Như đã chỉ rõ tại chỉ thị số 296/CT-TTg, “có nhiều nguyên nhân của tình hình trên, nhưng nguyên nhân căn bản chính là sự yếu kém trong quản lý nhà nước về giáo dục đại học và sự yếu kém trong quản lý của bản thân các trường đại học, cao đẳng”. Đó là lí do mà việc đổi mới quản lý giáo dục đại học đang rất được chú trọng trong những năm gần đây. Giai đoạn 2010-2012 được xem là giai đoạn đánh dấu cho những nỗ lực trong đổi mới quản lý toàn diện, quyết liệt, có tính đột phá nhằm nâng cao được chất lượng đào tạo, hiệu quả đầu tư, hiệu lực quản lý của Nhà nước và nâng cao trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đào tạo (nghị quyết số 05- NQ/BCSĐ). Đây được xem là khâu đột phá cho việc đổi mới toàn diện, mạnh mẽ giáo dục đại học những năm tiếp theo. Tuy nhiên, tác động của những chính sách đổi mới này đến hiệu quả của các trường đại học của Việt Nam như thế nào thì vẫn chưa có nghiên nào đề cập đến việc đo lường nó. Bài viết này do đó sẽ vận dụng chỉ số Malmquist để trả lời cho câu hỏi này. Như Salleh (2012) đã chứng tỏ trong luận án của mình, kỹ thuật này không những cho phép đo lường sự thay đổi năng suất của mỗi cơ sở giáo dục cũng như toàn bộ hệ thống theo thời gian, mà còn cho phép đánh giá tác động của việc thay đổi chính sách đến hiệu quả của chúng. Lý thuyết của kỹ thuật này và vận dụng của nó vào lĩnh vực giáo dục đại học sẽ được trình bày trong phần tiếp theo. 138
- 2. Chỉ số Malmquist trong đo lường sự thay đổi năng suất và vận dụng vào lĩnh vực giáo dục đại học Phương pháp phân tích bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis, hay gọi tắt là DEA), được đề xuất đầu tiên bởi Charnes và đồng sự (1978), là một trong những phương pháp đang được sử dụng phổ biến hiện nay để đo lường hiệu quả1 của các tổ chức, doanh nghiệp (gọi chung là đơn vị ra quyết định2). Là một kỹ thuật phi tham số, phương pháp này được xem là phù hợp nhất đối với những tổ chức mà trong đó hàm sản xuất khó xác định như các cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là nó chỉ cho phép đo lường hiệu quả tại một thời điểm. Để đáp ứng như cầu đánh giá sự thay đổi năng suất theo thời gian, Färe và đồng sự (1994) đã đề xuất kết hợp nó với chỉ số Malmquist, được định nghĩa bởi Caves và đồng sự (1982a,b). Chỉ số đo lường sự thay đổi năng suất các nhân tố tổng hợp (total factor productivity5 change - ) được xác định bởi Färe và đồng sự như sau: Trong đó: , : vectơ các đầu ra tương ứng tại các thời điểm t + 1 và t; , : vectơ các đầu vào tương ứng tại các thời điểm t + 1 và t; : hàm khoảng cách định hướng đầu ra tại thời điểm ; : hàm khoảng cách định hướng đầu ra tại thời điểm ; : hàm khoảng cách đo lường hiệu quả của các điểm sản xuất tương ứng của thời điểm t + 1 theo đường biên sản xuất của thời điểm ; : hàm khoảng cách đo lường hiệu quả của các điểm sản xuất tương ứng của thời điểm t theo đường biên sản xuất của thời điểm . Bốn bài toán quy hoạch tuyến tính dùng để giải quyết bốn hàm khoảng cách trên được xác định rõ trong nghiên cứu của Färe và đồng sự (1994) và Coelli (1996). Giá trị lớn hơn 1 cho thấy một sự cải thiện năng suất theo thời gian, và giá trị nhỏ hơn 1 thể hiện một sự giảm sút năng suất theo thời gian. 1 Hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được (outputs) so với các biến số đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra đó (inputs). 2 Decision Making Unit, viết tắt là DMU. 5 Viết tắt là TFP. 139
- Công thức được biến đổi thành công thức sau: Và từ đó Färe và đồng sự đã xác định 2 chỉ số thành phần của chỉ số Malmquist tổng hợp TFP như sau: - chỉ số đo lường sự thay đổi hiệu quả kỹ thuật6 (efficiency change - ): - chỉ số đo lường sự tiến bộ công nghệ (technical change - ): Một sự cải thiện về công nghệ thể hiện một sự dịch chuyển đi lên của đường biên sản xuất ở thời điểm (Ft+1), có thể được minh họa qua sơ đồ dưới đây. Hình 1. Minh họa về các chỉ số Malmquist Nguồn: Worthington, A. C., Lee, B. L. (2008). Efficiency, technology and productivity change in Australian universities, 1998-2003. Economics of Education Review, 27, p. 287. 6 Đối với một mô hình DEA định hướng đầu ra, hiệu quả kỹ thuật được xem là khả năng tối ưu hóa các yếu tố đầu ra với các đầu vào giữ cố định. Chi tiết định nghĩa về hiệu quả kỹ thuật theo cách tiếp cận biên đã được làm rõ trong nghiên cứu của Farrell (1957). 140
- Chúng ta có thể nhận thấy, nhờ vào tiến bộ công nghệ, lượng đầu ra thu được tương ứng với mức đầu vào xt nếu đối chiếu với đường biên sản xuất ở thời điểm (Ft+1) sẽ lớn hơn khi đối chiếu với đường biên sản xuất ở thời điểm ( ). Färe và đồng sự (1994) đồng thời đã tách chỉ số đo lường sự thay đổi hiệu quả kỹ thuật thành 2 chỉ số thành phần: - chỉ số thay đổi hiệu quả kỹ thuật thuần (pure efficiency change - ): - chỉ số thay đổi hiệu quả quy mô (scale efficiency change - ): Thực tế, rất nhiều nghiên cứu đã áp dụng các chỉ số Malmquist (tổng hợp và thành phần) được đề xuất bởi Färe và đồng sự (1994) trong lĩnh vực giáo dục đại học. Tác giả sẽ giới thiệu dưới đây một số nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau. Flegg và đồng sự (2004) đã sử dụng chỉ số Malmquist để đo lường sự thay đổi năng suất của 45 trường đại học của vương quốc Anh từ năm học 1980-1981 đến 1992-1993. Đây là giai đoạn đánh dấu những sự điều chỉnh đáng kể về chính sách tài chính công của đất nước này. Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy một sự cải thiện đáng kể năng suất tổng hợp của các trường đại học trong giai đoạn này, đến 51,5%. Thông qua việc sử dụng các chỉ số thành phần, các tác giả này đã chỉ ra nhân tố đóng góp cơ bản cho sự tăng trưởng này là sự tiến bộ công nghệ, còn sự cải thiện hiệu quả kỹ thuật của các trường là không đáng kể (chỉ đạt 8,8%). Đối với nước Úc, Carrington và đồng sự (2005) cũng đã nhận thấy một sự tăng trưởng năng suất trung bình 1,8%/năm của 35 trường đại học của nước này trong giai đoạn 1996-2000. Tuy nhiên, sự gia tăng này chỉ nhờ vào sự cải thiện về mặt công nghệ, trong khi hiệu quả kỹ thuật của các trường giảm 0,7%/năm trong giai đoạn này. Castano et Cabanda (2007b) cũng đã sử dụng các chỉ số Malmquist để xem xét sự thay đổi năng suất của 59 trường đại học, cao đẳng công lập của Philippines trong giai đoạn 1999-2003. Chỉ số năng suất tổng hợp TFP đạt được là 1,002 đã chỉ ra một sự tăng trưởng nhẹ về năng suất của các trường được xem xét. Tuy nhiên, khác với kết quả của hai nghiên cứu trước, sự thay đổi năng suất tổng hợp trong trường hợp này là do sự cải thiện hiệu quả kỹ thuật của các trường, chứ không phải nhờ vào sự cải thiện về mặt công nghệ. 141
- Khác với các nghiên cứu trước, nghiên cứu của Agasisti và Johnes (2009) là nhằm so sánh hiệu quả kỹ thuật của các cơ sở giáo dục đại học của 2 quốc gia: Ý và Anh. Để thực hiện việc so sánh này, các tác giả đã thu thập dữ liệu từ 127 trường đại học của Anh và 57 trường ở Ý đối với 4 năm học từ 2001-2002 đến 2004-2005. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong giai đoạn xem xét, hiệu quả của các trường ở Anh quốc là khá ổn định, trong khi các trường đại học ở Ý đã đạt được một sự cải thiện đáng kể về hiệu quả kỹ thuật (đến 77,5%). Gần đây hơn, Sav (2012) cũng đã vận dụng các chỉ số Malmquist (cả tổng hợp và thành phần) để đo lường sự thay đổi năng suất của 133 trường đại học nghiên cứu và đào tạo tiến sĩ7 ở Mỹ trong giai đoạn 2005-2009. Chỉ số thay đổi năng suất tổng hợp chỉ đạt 0,987 đã cho thấy một sự suy giảm năng suất của các trường trong giai đoạn này. Tuy nhiên, sự suy giảm năng suất này chỉ xảy ra đối với hai năm 2006-2007 và 2007-2008, trong khi nó đã được cải thiện đối với năm học 2008-2009 (với mức tăng trưởng đạt được là 1,5%). Sự tăng trưởng này là nhờ vào sự tiến bộ về mặt công nghệ, với 50% số trường đạt được chỉ số lớn hơn 1. Còn sự giảm sút về hiệu quả kỹ thuật của các trường được xác định là do ảnh hưởng của sự giảm sút về hiệu quả kỹ thuật thuần nhiều hơn là do sự giảm sút về hiệu quả quy mô. Đối với Việt Nam, nghiên cứu của Do và Chen (2014), Nguyen và đồng sự (2015) là những nghiên cứu đầu tiên đề cập đến việc đo lường hiệu quả của các cơ sở giáo dục đại học, thông qua vận dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu. Tuy nhiên, cả hai nghiên cứu này đều chỉ dừng lại ở việc đánh giá tại một thời điểm nhất định. Bài viết này ngược lại sẽ sử dụng các chỉ số Malmquist được thiết lập bởi Färe và đồng sự (1994) để đo lường hiệu quả của các trường đại học của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2013, là giai đoạn đánh dấu nhiều đổi mới trong quản lý giáo dục đại học. Vì dữ liệu ba công khai đối với năm học 2010-2011 rất hạn chế8, tác giả chỉ chọn được 31 trường có đủ dữ liệu cần thiết đối với cả 3 năm học từ 2010-2011 đến 2012-2013. Liên quan đến tập biến sử dụng, tác giả sẽ sử dụng tập biến M7, được đề xuất bởi tác giả và đồng sự (xem Nguyen và đồng sự, 2015), bao gồm 2 biến đầu vào và 2 biến đầu ra: số lượng giảng viên cơ hữu, diện tích sàn xây dựng phục vụ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu, tổng số lượng sinh viên tuyển mới, tổng thu nhập. Đây được xem là tập biến phù hợp nhất (trong 8 tập biến được đề xuất bởi nhóm tác giả) trong trường hợp mẫu nghiên cứu còn chưa đồng nhất. Thực tế là trong 8 tập biến được đề xuất, có 2 tập biến có thể sử dụng được trong trường hợp này, đó là: M7 và M8. Tuy nhiên, với việc 7 Research and doctoral universities 8 Đây thực chất là năm đầu tiên các trường thực hiện chế độ báo cáo để công khai các thông tin liên quan đến 3 khía cạnh: cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế, các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, và thu chi tài chính. 142
- sử dụng số lượng sinh viên tuyển mới, tập biến M7 được đánh giá là phù hợp hơn cho việc đánh giá sự thay đổi năng suất theo thời gian. Một thực tế đã được đề cập bởi King (1995) về thực trạng của các trường đại học trong bối cảnh toàn cầu hóa, đó là: với sự cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh này, “việc không đạt được mục tiêu tuyển sinh sẽ khiến cho các trường gặp phải nhiều khó khăn và rủi ro về tài chính”. Đó là lí do vì sao các trường cần phải quan tâm nhiều hơn đến chất lượng đào tạo và danh tiếng của mình. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Thông qua việc sử dụng phần mềm DEAP 2.1, các chỉ số Malmquist trung bình thu được theo năm được trình bày ở bảng 1 dưới đây. Bảng 1. Các chỉ số Malmquist trung bình theo năm Năm 2011/12-2010/11 1,027 0,945 1,047 0,981 0,971 2012/13-2011/12 0,795 1,346 0,791 1,005 1,070 Giá trị trung bình 0,904 1,128 0,910 0,993 1,019 Nguồn: Tác giả tự tính toán, sử dụng phần mềm DEAP 2.1. Chú thích : (1) , , , et lần lượt là các chỉ số đo lường sự thay đổi hiệu quả kỹ thuật, sự tiến bộ công nghệ, sự thay đổi hiệu quả kỹ thuật thuần, và sự thay đổi hiệu quả quy mô. (2) Các chỉ số trung bình tính được đều là các số trung bình nhân. Chúng ta nhận thấy rằng năng suất tổng hợp của các trường đã tăng trung bình 1,9%/năm trong giai đoạn được xem xét. Sự gia tăng này là nhờ đóng góp của tiến bộ về công nghệ, với một tỷ lệ cải thiện trung bình đạt được là 12,8%. Trong khi đó, hiệu quả kỹ thuật của các trường trong giai đoạn này lại giảm sút đến 9,6%. Sự giảm sút này chủ yếu là do sự giảm sút về hiệu quả kỹ thuật thuần, với tỷ lệ 9%. Chính điều này đã kìm hãm sự cải thiện về năng suất tổng thể trong giai đoạn này. Thực tế, năng suất các nhân tố tổng hợp đã không tăng liên tục qua các năm. Những phân tích chi tiết theo năm sau đây sẽ làm rõ điều này. So với năm học 2010-2011, năng suất của các trường trong năm 2011-2012 đã giảm 2,9%. Sự thay đổi về mặt công nghệ cũng đã có tác động lớn đến sự sụt giảm này. Mặc dù hiệu quả kỹ thuật trung bình của các trường được cải thiện 2,7%, nhưng vì sự giảm sút về mặt công nghệ đã kéo theo sự giảm sút năng suất tổng hợp trong năm này. Thông tin chi tiết về chỉ số thay đổi năng suất của các trường trong năm 2011- 2012 (so với năm 2010-2011) được trình bày ở bảng 2. 143
- Bảng 2. Các chỉ số Malmquist đối với của các trường năm học 2011-2012 Mã DMU 1 0,782 1,083 0,759 1,031 0,847 2 1,000 0,979 1,000 1,000 0,979 3 1,152 0,956 1,147 1,004 1,101 4 1,100 0,896 1,000 1,100 0,986 5 1,063 1,073 1,104 0,963 1,140 6 1,024 1,001 1,000 1,024 1,025 7 0,798 1,108 1,120 0,712 0,884 8 1,117 0,872 1,116 1,001 0,974 9 1,173 0,923 1,209 0,970 1,082 10 1,331 0,866 1,462 0,910 1,153 11 0,928 1,153 0,961 0,966 1,070 12 0,723 0,881 0,640 1,129 0,637 13 1,277 0,882 1,427 0,895 1,127 14 1,180 0,976 1,220 0,967 1,152 15 1,381 0,865 1,541 0,896 1,194 16 0,929 1,038 0,958 0,969 0,964 17 1,080 1,066 1,088 0,993 1,151 18 0,714 0,965 0,733 0,975 0,689 19 0,823 1,212 0,857 0,960 0,998 20 1,000 0,880 1,000 1,000 0,880 21 0,880 1,047 1,000 0,880 0,922 22 1,614 0,777 2,535 0,637 1,254 23 0,884 0,851 0,820 1,079 0,752 24 1,436 0,655 1,687 0,851 0,940 25 2,068 0,662 0,908 2,278 1,369 26 0,666 1,054 0,735 0,906 0,702 27 1,000 0,623 1,000 1,000 0,623 28 1,215 0,904 1,112 1,093 1,099 29 0,830 1,182 1,000 0,830 0,980 30 0,794 1,090 0,783 1,014 0,865 31 0,934 1,186 0,892 1,047 1,108 Giá trị trung bình 1,027 0,945 1,047 0,981 0,971 Nguồn: Tác giả tự tính toán. Chú thích: Mã DMU được sử dụng để thay thế cho tên gọi của các trường. Danh sách các trường sẽ được cung cấp khi liên hệ với tác giả. Bảng 2 đã cho thấy có đến hơn một nửa số trường (18 trường) có chỉ số đo lường sự tiến bộ công nghệ nhỏ hơn 1, trong khi số lượng trường có chỉ số thay đổi hiệu quả kỹ thuật lớn hơn 1 chỉ có 15. Đó là nguyên nhân làm giảm năng suất tổng hợp của năm học 2011-2012. Từ đó, chúng ta có thể kết luận rằng năm học 2011- 144
- 2012 không phải là năm quyết định sự tăng trưởng năng suất tổng thể trong giai đoạn 2010-2013. Căn cứ vào kết quả tổng hợp của bảng 1, chúng ta có thể nhận thấy một sự gia tăng năng suất tổng thể của năm học 2012-2013 so với năm học 2011-2012 là 7%, và đóng góp vào sự tăng trưởng này là sự cải thiện về mặt công nghệ (với mức tăng đạt 34,6%). Tuy nhiên, trái ngược với kết quả của năm trước, hiệu quả kỹ thuật của các trường trong năm này bị giảm sút đáng kể. Để thấy rõ hơn kết quả này, chúng ta cùng quan sát kết quả các của chỉ số chi tiết cho từng trường. Bảng 3. Các chỉ số Malmquist của các trường đối với năm học 2012-2013 Mã DMU 1 0,835 1,475 0,868 0,961 1,231 2 1,000 1,126 1,000 1,000 1,126 3 0,839 1,048 0,827 1,015 0,879 4 1,634 1,470 1,000 1,634 2,403 5 0,741 1,275 0,879 0,842 0,944 6 1,305 1,265 1,000 1,305 1,650 7 0,902 1,421 1,034 0,872 1,282 8 0,719 1,337 0,725 0,992 0,962 9 0,703 1,488 0,815 0,863 1,046 10 0,844 1,271 0,842 1,003 1,073 11 0,677 1,478 0,747 0,907 1,000 12 0,700 1,252 0,723 0,969 0,877 13 1,165 1,483 1,160 1,004 1,728 14 0,724 1,404 0,870 0,833 1,017 15 0,728 1,245 0,657 1,109 0,907 16 0,661 1,309 0,655 1,009 0,865 17 0,641 1,477 0,740 0,866 0,946 18 0,778 1,482 0,725 1,073 1,154 19 0,949 1,470 0,962 0,986 1,395 20 1,000 1,554 1,000 1,000 1,554 21 0,629 1,360 0,626 1,005 0,856 22 0,503 1,203 0,300 1,680 0,605 23 0,753 1,182 0,773 0,974 0,891 24 0,846 1,368 0,747 1,132 1,157 25 1,019 1,333 1,102 0,925 1,359 26 0,604 1,283 0,584 1,034 0,774 27 1,000 1,329 1,000 1,000 1,329 28 1,181 1,194 1,161 1,018 1,411 29 0,769 1,364 1,000 0,769 1,049 30 0,368 1,483 0,406 0,906 0,546 31 0,503 1,477 0,544 0,924 0,742 Giá trị 0,795 1,346 0,791 1,005 1,070 trung bình Nguồn: Tác giả tự tính toán. 145
- Quan sát kết quả của bảng 3 chúng ta nhận thấy rằng tất cả các trường đại học được xem xét đều đạt giá trị chỉ số lớn hơn 1, chứng tỏ một sự cải tiến về mặt công nghệ mạnh mẽ trong năm học 2012-2013. Đó cũng chính là yếu tố quyết định cho sự tăng trưởng năng suất tổng thể trong năm học này, cũng như của giai đoạn 3 năm được xem xét. Thế nhưng, có đến 23 trong số 31 trường đại học được đánh giá thể hiện một sự giảm sút về hiệu quả kỹ thuật trong năm học 2012-2013, mà nhân tố quyết định chính là sự giảm sút về hiệu quả kỹ thuật thuần của các trường. Phân tích chi tiết hơn chỉ số của các trường, chúng ta nhận thấy chỉ có 3 trường không có sự thay đổi về hiệu quả kỹ thuật trong giai đoạn 3 năm được xem xét (chỉ số thay đổi hiệu quả kỹ thuật luôn bằng 1). Đó là các DMU 2, 20 và 27. Thực tế, đây là 3 trường duy nhất luôn đạt hiệu quả tối ưu trong giai đoạn phân tích. Ba trường này thuộc 3 cấp độ đào tạo khác nhau, tương ứng là: trường đại học đào tạo đến tiến sĩ, đến thạc sỹ và chỉ đến cử nhân; đồng thời chúng cũng thuộc 3 nhóm khác nhau nếu phân loại theo tiêu chí công - tư: các trường đại học trọng điểm quốc gia, các trường đại học công lập còn lại và các trường tư thục. Như vậy, cần xem xét phát triển 3 trường này như các đơn vị “mẫu” làm căn cứ tham khảo cho việc cải thiện hiệu quả kỹ thuật của những trường khác. 3. Kết luận Thông qua các chỉ số Mamquist, chúng ta nhận thấy rằng sự thay đổi về mặt công nghệ có ảnh hưởng mang tính quyết định đến năng suất tổng hợp của các trường đại học của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2013. Điều này được chứng tỏ qua sự biến động luôn luôn cùng chiều của hai chỉ số và . Như vậy là nhờ sự cải thiện về hiệu quả kỹ thuật của các đơn vị hiệu quả xác định đường biên (như là các DMU 2, 20 và 27) trong giai đoạn này, đặc biệt là năm cuối, đã làm cho đường biên hiệu quả dịch chuyển đi lên9. Nhờ đó đã tạo ra một sự thay đổi tích cực của chỉ số của tất cả các trường trong năm học 2012-2013. Tuy nhiên, việc có đến 23 trong số 31 trường đại học được đánh giá thể hiện một sự giảm sút về hiệu quả kỹ thuật trong năm học này chứng tỏ rằng các trường này vẫn chưa thích ứng với sự cải tiến của những đơn vị hiệu quả. Như vậy, nỗ lực nâng cao hiệu quả của các trường này sẽ giúp cải thiện hiệu quả tổng hợp của hệ thống đại học của Việt Nam trong tương lai. Từ nghiên cứu của tác giả, bộ phận cần thu hút nhiều sự quan tâm trong cải thiện hiệu quả là các trường đại học quy mô nhỏ, chỉ đào tạo đến trình độ cử nhân. Chính phủ Việt Nam cần có chính sách tái cơ cấu hợp lý bộ phận này, vì đây là bộ phận đang chiếm đa số trong hệ thống đại học của quốc gia trong khi hiệu quả của nó lại rất thấp. Có như vậy, năng lực cạnh tranh của hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam ở quy mô khu vực và quốc tế mới được cải thiện. 9 Xem lại định nghĩa về chỉ số đo lường sự tiến bộ công nghệ ( ) đã trình bày ở mục 2. 146
- Tài liệu tham khảo 1. Agasisti, T., Johnes, G. (2009). Beyond frontiers: Comparing the efficiency of higher education decision-making units across more than one country. Education Economics, 17 (1), 59-79. 2. Carrington, R., Coelli, T. J., & Rao, D. S. P. (2005). The performance of Australian universities: Conceptual issues and preliminary results. Economic Papers, 24 (2), 145-163. 3. Castano, M. C. N., Cabanda, E. C. (2007b). Sources of Efficiency and Productivity Growth in the Philippine State Universities and Colleges: A Non-Parametric Approach. International Business & Economics Research Journal, 6 (6), 79-90. 4. Caves, D.W., Christensen, L.R., & Diewert, W.E. (1982a). Multilateral comparisons of output, input and productivity using index numbers. Economic Journal, 92, 73-86. 5. Caves, D.W., Christensen, L.R., & Diewert, W.E. (1982b). The economic theory of index numbers and the measurement of input, output and productivity. Econometrica, 50 (6), 1393-1414. 6. Charnes, A., Cooper, W.W., & Rhodes, E. (1978). Measuring the efficiency of decision making units. European Journal of Operational Research, 2, 429–444. 7. Chỉ thị số 296/CT-TTg, ban hành ngày 27/02/2010. Chỉ thị về “Đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012”. 8. Coelli, T. J. (1996). A Guide to DEAP version 2.1: A data envelopment analysis (Computer) Program. Centre for Efficiency and Productivity Analysis (CEPA), CEPA Working Paper n° 8/96. 9. Do, Q. H., Chen, J. F. (2014). Integrating managerial preferences into the assessment by the fuzzy AHP/DEA approach: A case application in the assessment of university performance. DEPOCEN Working Paper Series n° 2014/03. 10. Farrell, M. (1957). The measurement of productive efficiency. Journal of the Royal Statistical Society, Series A, 120, 253–281. 11. Färe, R., Grosskopf, S., Norris, M. & Zhang, Z. (1994). Productivity growth, technical progress, and efficiency change in industrialized countries. The American Economic Review, 84, 66-83. 12. Flegg, A. T., Allen, D. O., Field, K., & Thurlow, T. W. (2004). Measuring the efficiency and productivity of British universities: an application of DEA and the Malmquist approach. Education Economics, 12 (3), 231-249. 13. King, R. (1995). What is higher education for? Strategic dilemmas for the twenty- first century university. Quality Assurance in Education, 3 (4), 14-20. 14. Luu, N. Q. H. (2006). An Overview of Vietnamese Higher Education in the Era of Globalization: Opportunities and Challenges. Essays in Education, vol. 18. 15. Nghị quyết số 05- NQ/BCSĐ, ban hành ngày 06/01/2010. Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012”. 147
- 16. Nguyen, T. T. H., Thenet, G., & Nguyen, K. M. (2015). Applying DEA sensitivity analysis to efficiency measurement of Vietnamese universities. Management Science Letters, 5, working paper. 17. Salleh, M. I. (2012). An empirical analysis of efficiency and productivity changes in Malaysian public higher education institutions. Ph. D. Thesis in Philosophy, University of Wollongong. 18. Sav, G. T. (2012). Productivity, Efficiency, and Managerial Performance Regress and Gains in United States Universities: A Data Envelopment Analysis. Advances in Management & Applied Economics, 2 (3), 13-32. 19. Thông báo số n° 362/TB-VPCP, ban hành ngày 27/09/2013. Thông báo kết luận của phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 296/ CT-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012. 20. Worthington, A. C., Lee, B. L. (2008). Efficiency, technology and productivity change in Australian universities, 1998-2003. Economics of Education Review, 27, 285-298. 21. Yang, R. (2003). Globalisation and higher education development: A critical analysis. International Review of Education, 49 (3-4), 269-291. 148
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Rủi ro theo môi trường chính trị
5 p | 1709 | 140
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 1 - Những vấn đề chung về quản trị
25 p | 479 | 94
-
Năng suất – phần 2B
5 p | 131 | 31
-
Tình trạng làm ăn kém hiệu quả của các công ty và các nguyên nhân
2 p | 166 | 26
-
Dự báo và thích ứng
4 p | 111 | 15
-
Giáo trình chứng khoán-thế nào là người đầu tư chứng khoán đúng nghĩa p4
10 p | 108 | 11
-
Tuân theo nguyên tắc, tôn trọng quy tắc
3 p | 94 | 9
-
Giáo trình sự hình thành của thị trường chứng khoán trong những ngày đầu phát triển p2
10 p | 60 | 8
-
4 hạn chế của Doanh nghiệp Việt Nam trong quản lý tăng trưởng
5 p | 84 | 8
-
Làm ăn không hiệu quả, nguyên nhân từ đâu?
4 p | 79 | 8
-
Yếu tố văn hóa công sở ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức tại Phòng Nội vụ huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương
8 p | 15 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn