Sữa nào cho trẻ con?
lượt xem 11
download
Nhiều bạn đọc viết thư hỏi về sữa cho trẻ con, đại ý như sau: Quảng cáo về sữa, nào là Cô gái… 1, 2, 3; nào là E. mama, E. pro… giúp bé thông minh có thiệt không, mà đâu có rẻ! Mấy chục ngàn đến mấy trăm ngàn đồng một hộp! Vợ chồng chúng tôi cộng lại hai đầu lương chỉ hơn 2 triệu làm sao mua nổi? Đã thế sữa còn có thể nhiễm melamin, hoặc không đủ hàm lượng đạm! Xin cho biết chúng tôi phải chọn sữa nào để nuôi tốt trẻ con? Chúng ta...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sữa nào cho trẻ con?
- Sữa nào cho trẻ con? Nhiều bạn đọc viết thư hỏi về sữa cho trẻ con, đại ý như sau: Quảng cáo về sữa, nào là Cô gái… 1, 2, 3; nào là E. mama, E. pro… giúp bé thông minh có thiệt không, mà đâu có rẻ! Mấy chục ngàn đến mấy trăm ngàn đồng một hộp! Vợ chồng chúng tôi cộng lại hai đầu lương chỉ hơn 2 triệu làm sao mua nổi? Đã thế sữa còn có thể nhiễm melamin, hoặc không đủ hàm lượng đạm! Xin cho biết chúng tôi phải chọn sữa nào để nuôi tốt trẻ con? Chúng ta chắc ai cũng biết sữa tốt nhất cho sự phát triển của trẻ con là sữa mẹ. Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, từ khi bắt đầu mang thai, người phụ nữ phải tâm niệm rằng mình sẽ cho bú bằng sữa mẹ và cho con bú ngay, vài giờ sau khi sinh. Cho nên từ đông sang tây, từ Âu sang Á, từ lâu người ta đã cố gắng cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất là trong 6 tháng đầu đời và bú càng lâu càng tốt. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bà mẹ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, nhiều thịt, cá, trứng, sữa, rau quả tươi và uống nhiều sữa, nước để có đủ sữa cho con bú, và như vậy, trong thời gian 5 tháng đầu sau sinh không cần cho bé ăn uống gì khác ngoài sữa mẹ. Chỉ trong trường hợp mà người mẹ không tiết đủ sữa mẹ thì mới dùng sữa bò. Sữa bò trong trường hợp này, tốt nhất là sữa bột nhân hóa, đóng hộp trong đó có gia thêm các thành phần sinh tố, khoáng chất theo tỷ lệ
- tùy thuộc nhu cầu dinh dưỡng lứa tuổi của bé (gọi là sữa công thức - sữa công nghiệp). Cũng có thể cho bé bú bằng sữa bò tươi đun sôi để nguội, sữa bò tươi tiệt trùng, nhưng thông thường chỉ cho trẻ bú sữa này từ tháng thứ 6 trở đi. Ngày nay, tại các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ…, sau sữa mẹ, người ta cho trẻ dùng sữa bò tươi, vì lý do sữa bò tươi tiệt trùng đóng hộp cũng cân bằng dưỡng chất cho sự phát triển của bé và luôn có sẵn ngoài thị trường, không cần pha chế mất công như loại sữa bột đóng hộp (khi đem trẻ ra khỏi nhà). Thức ăn dặm Từ tháng thứ 5 - 6 trở đi, một mình sữa mẹ không còn đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển của bé và phải cho bé ăn dặm. Đương nhiên vẫn cho bú tiếp sữa mẹ càng lâu càng tốt. Thức ăn dặm đầu tiên, tốt nhất là sữa bò như vừa nêu. Từ tháng thứ 6 trở đi, thức ăn dặm tiếp theo là bột khuấy vị ngọt, rồi vị mặn, theo phương thức tăng dần bột khuấy và bớt dần sữa bò, nhưng nên giữ ở mức mỗi ngày 2 - 3 bình sữa bò cho tới 6 tuổi. Sau đó vẫn bổ túc thêm mỗi ngày 1 - 2 ly sữa (cho đến 18 tuổi!). Nguyên tắc ăn dặm là tập cho bé quen dần với thức ăn bình thường của người lớn. Chung quy cũng chỉ là cơm (chất bột nói chung), rau (các loại rau quả tươi), cá, thịt, sữa, trứng, tôm, cua, sò, ốc (chất đạm) - nhu cầu chất đạm của bé là khoảng 1 - 1,5 g chất đạm (protein)/kg cân nặng của bé, chất béo (1 g dầu và 1 g
- mỡ cho mỗi kg cân nặng - cho thêm 1 muỗng cà phê dầu mè, dầu phộng, dầu đậu nành, dầu hướng dương vào mỗi bình sữa cho bé bú). Khi bé ngồi vững, hãy sắm cho bé một chiếc ghế ngồi đặc biệt để ngồi vào bàn ăn chung với người lớn. Thức ăn có thể đặc biệt nhưng thỉnh thoảng cũng gắp cho bé chút thịt, cá (không xương…). Có thể dùng: đậu phộng, mè khô ngâm nước cho nở rồi giã nát, nấu chung với các loại rau quả tươi, thịt cá xay, giã nát và thêm bột, sữa để nấu thành xúp đặc là thức ăn dặm tốt nhất. Để cho bé có đủ sinh tố, khoáng chất các loại, từ lúc cho ăn dặm, mỗi ngày bé cần có 5 - 7 lá rau to bằng bàn tay sè của bé, xay, giã để cho vào bột khuấy, xúp. Mỗi ngày bé cũng cần 30 - 70 g trái cây chín tươi (chuối, cam…). Cách tính lượng chất đạm (protein): 7 g thực phẩm giàu đạm cung cấp 1 g chất đạm. 30 ml sữa bò tươi hoặc 30 ml sữa bột khuấy theo hướng dẫn trên bao bì, cung cấp 1 g chất đạm.
- Sữa bò Sữa bò không những là nguồn dinh dưỡng cần cho cơ thể mà còn chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe. Sữa bò tươi, 100 g tương đương 100 ml, chứa: 3,7 g protein, 3,5 g chất béo, 5,1 g bột Ngày nay bác sĩ Mỹ khuyên cho trẻ đường (chủ yếu là lactose), 123 mg con dùng sữa bò tươi tiệt trùng chứ không calci, 140 IU sinh tố A, 0,04 mg phải sữa công thức. sinh tố B1, 0,18 mg B2, 0,1 mg PP và 1 mg sinh tố C… Sữa bột công thức các loại, dù là Meiji, Nestlé, Babilac, Gain, Ensure, Enfa Pro… tuy thành phần dưỡng chất trong bột có cao, nhưng khi pha thành sữa lỏng để cho trẻ bú (theo bản chỉ dẫn trên nhãn hộp) cũng chỉ tương đương thành phần của sữa bò tươi, sữa bò tươi tiệt trùng (có thể có chút đỉnh các sinh tố khoáng chất gia thêm - xem thành phần trên nhãn hiệu). Thậm chí có dưỡng chất còn thua nữa là khác. Thí dụ so với sữa bò tươi, 100 ml sữa Gain advance pha theo chỉ dẫn trên hộp sẽ cho: 2,8 g protein, 3,62 g chất béo, 7,5 g bột đường, 115 mg calcium… Tuy sữa công thức được bổ túc đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ con hơn sữa bò tươi, nhưng những chất được nhấn mạnh để quảng cáo như taurin, DHA, acid béo linoleic, linolenic… cũng có trong sữa bò tươi hoặc các thức ăn
- thông thường khác trong “cơm, rau, cá, thịt…” mà ta cho trẻ ăn dặm nói trên. Cái tốt không thể phủ nhận của sữa công thức là đầy đủ và cân bằng dưỡng chất, cũng như đảm bảo vệ sinh, dễ pha chế. Nhưng điều quan trọng là phải cho trẻ dùng đúng liều lượng. Bởi vì sữa công thức được điều vị rất ngon, nếu cho bé dùng quá mức rất dễ gây quá đà dẫn tới béo phì. Ngược lại, nếu sữa bột kém chất lượng, không đủ thành phần dưỡng chất, nhất là chất đạm và đặc biệt là có trộn melamin như báo chí đã nêu vừa qua thì thật là tệ hại. Ngoài ra, để làm cho sữa bột tơi xốp, công nghiệp sữa thường cho những chất phụ gia có khi độc hại! Chúng ta biết rằng sữa bò tươi tiệt trùng là thức ăn thiên nhiên, còn sữa công thức là thức ăn công nghiệp! Ngày nay người ta lưu ý nhiều đến thức ăn thiên nhiên. Nếu so sánh “gà thả rong” với “gà công nghiệp” thì ta sẽ thấy gà thả rong nó săn chắc, lanh lợi, nhanh nhẹn thì gà công nghiệp nó phì mập, chậm chạp, khù khờ… Trẻ con nuôi toàn thức ăn công nghiệp thì không đến nỗi khù khờ nhưng bị béo phì hoặc bị bệnh quá hiếu động và sau này, vì từ nhỏ đã không tập ăn như người lớn, nên sẽ không biết nhai, không biết ăn các món khác nhau cho đầy đủ dưỡng chất. DS. PHAN ĐỨC BÌNH Đừng để trẻ con béo phì
- Béo phì hay mập phì ở trẻ con là tình trạng tăng cân quá mức (lên trên “con đường sức khỏe - theo biểu đồ tăng trưởng). Béo phì ở trẻ con thường là do gia tăng quá mức khối mỡ. Mỗi tế bào mỡ tuy rất nhỏ nhưng có thể ví như quả banh. Mập là do chất béo tích lũy vào bên trong tế bào mỡ làm cho “quả banh” phình to ra. Khi vận động nhiều mà ăn ít thì tích chất trong tế bào mỡ được giải phóng để cho năng lượng. Thế nhưng đồng thời cũng giải phóng một enzym làm cho em bé có cảm giác đói nhiều và sẽ ăn nhiều lên để bù lại năng lượng đã mất. Do đó càng mập càng có cảm giác đói nhiều hơn và khó nhịn ăn hơn người gầy. Trẻ con mập phì sớm càng có cảm giác đói mãnh liệt hơn nữa vì số tế bào mỡ vừa gia tăng kích thước vừa gia tăng số lượng. Vì thế nhiều đứa bé mập phì ăn rất nhiều, một đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau có bé đòi bú đến 4 - 5 bình sữa mà cha mẹ vẫn chiều, trong khi đây là số lượng cả ngày 24 giờ của em! Số lượng tế bào mỡ ở mỗi người thường không thay đổi. Mập là do những tế bào mỡ phình ra chứ không phải do tăng số lượng tế bào mỡ. Thế nhưng ở trẻ con dưới 3 tuổi thì số lượng tế bào mỡ đang sinh sôi nảy nở, nên nếu cho bé ăn nhiều quá mức thì số lượng tế bào mỡ tăng bội. Mười bé dưới 3 tuổi béo phì thì lớn lên sẽ có tới 5 người lớn béo phì, trong khi 10 bé không béo phì thì lớn lên chỉ có 1 - 2 người lớn béo phì. Muốn tránh béo phì trẻ con, ta cho bé ăn uống cân bằng dưỡng chất và canh sao cho sự phát triển cân nặng của bé hàng tháng nằm trên đường giữa của “Con đường sức khỏe”. Nếu bé tăng cân quá mức thì giảm lượng và số lần ăn của bé
- xuống. Nếu bé đòi ăn quá thì pha loãng thức ăn ra. Thường nếu ít cho bé ăn rau quả tươi thì bé sẽ bị thiếu sinh tố khoáng chất và bé sẽ thèm ăn chứ không phải bé đói. Chỉ cần xay, giã rau quả tươi nấu lấy nước pha sữa cho bé ăn hàng ngày thì bé sẽ bớt thèm ăn và không lên cân quá mức.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cho trẻ ăn bổ sung như thế nào?
4 p | 291 | 119
-
Làm thế nào để nuôi con mau lớn, thông minh, học giỏi? (Kỳ 1)
6 p | 319 | 58
-
Khi nào nên bổ sung canxi cho trẻ?
5 p | 178 | 19
-
Cung cấp dưỡng chất cho trẻ qua bữa ăn
5 p | 86 | 10
-
10 mẹo nhỏ để đưa canxi vào bữa ăn trẻ con
4 p | 83 | 7
-
Có phải uống nhiều sữa thì trẻ sẽ cao?
7 p | 81 | 6
-
10 cách đưa calci vào bữa ăn cho trẻ
4 p | 98 | 6
-
Nên dùng sữa như thế nào cho trẻ?
7 p | 98 | 6
-
Thức uống nào tốt nhất cho trẻ?
6 p | 88 | 5
-
Cách cho trẻ ăn sữa chua tốt nhất
4 p | 84 | 4
-
Dùng váng sữa như thế nào tốt nhất cho trẻ?
3 p | 87 | 4
-
Bài giảng Sữa mẹ cho trẻ sinh non
14 p | 99 | 4
-
Có phải uống sữa nhiều thì trẻ sẽ cao
5 p | 55 | 3
-
Sữa chua: Thực đơn riêng biệt cho trẻ.
5 p | 68 | 3
-
Có phải uống sữa nhiều thì trẻ sẽ cao ?
9 p | 83 | 3
-
CÁCH VỆ SINH CHO TRẺ ĐƯỢC SẠC VÀ AN TOÀN
3 p | 84 | 2
-
Cho trẻ ăn váng sữa thế nào cho đúng?
4 p | 113 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn