Sức mạnh tình yêu
lượt xem 13
download
Tình thương của cha mẹ dành cho con là một loại tình cảm hết sức tự nhiên. Những cách thể hiện tình thương của cha mẹ mang đến cho trẻ cảm giác an toàn tuyệt đối. Một đứa trẻ cảm nhận được tình yêu vô điều kiện từ bố mẹ sẽ tin tưởng vào bố mẹ và đặc biệt hơn là vào chính bản thân mình. Đâu là yếu tố chính ảnh hưởng đến con người trong quá trình trưởng thành? 28 năm làm bố mẹ và 30 năm trong ngành giáo dục đã dạy tôi rằng đó chính...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sức mạnh tình yêu
- Sức mạnh tình yêu Tình thương của cha mẹ dành cho con là một loại tình cảm hết sức tự nhiên. Những cách thể hiện tình thương của cha mẹ mang đến cho trẻ cảm giác an toàn tuyệt đối. Một đứa trẻ cảm nhận được tình yêu vô điều kiện từ bố mẹ sẽ tin tưởng vào bố mẹ và đặc biệt hơn là vào chính bản thân mình. Đâu là yếu tố chính ảnh hưởng đến con người trong quá trình trưởng thành? 28 năm làm bố mẹ và 30 năm trong ngành giáo dục đã dạy tôi rằng đó chính là lòng yêu thương. Dù con trẻ có trở nên chững chạc, yêu thương người khác, có trách nhiệm… bao nhiêu thì cuối cùng yếu tố quan trọng để trẻ hình thành nhân cách đó chính là tình thương của cha mẹ dành cho chúng. Nhưng tôi cũng học được rằng tình thương yêu
- không đơn thuần chỉ là những cảm giác thương yêu chúng ta chia sẻ với con cái mà còn là quan điểm, cách thức chúng ta cùng hướng về, cùng sống với nhau. Sau đây là 2 ý kiến tôi cho rằng rất rất thiết thực cho việc chuyển tải thứ tình cảm mà tôi đề cập từ đầu đến giờ. Bước 1: Thực tế Lần nọ, tại sân chơi của trẻ, tôi vô tình nghe được một cô bé 4 tuổi nói với mẹ của mình về chuyện nó bị bạn bè trong lớp chọc ghẹo, đặt biệt danh và nó cảm thấy bị tổn thương. Người mẹ hỏi thêm một hoặc hai câu hỏi để hiểu rõ hơn về vấn đề và rồi đỡ bé dậy, ẵm bé lên và ôm ghì lấy bé. Tôi thấy con bé khóc nức nở. Người mẹ cố an ủi con “Bé cưng, điều đó thật là tệ hại nhưng con đừng lo, mọi việc rồi sẽ ổn, chẳng mấy chốc con sẽ quen dần và không quan tâm đến những gì các bạn chọc nữa”.
- Quan sát tình huống đó tôi nhận ra rằng người mẹ không những thể hiện sự cảm thông của mình với cảm giác của con gái mà con thể hiện tình thương bao la của mình dành cho con. Đứa trẻ nín khóc ngay khi được mẹ ẵm trên tay và khi người mẹ hỏi “Con có chơi cầu tuột nữa không?” thì nó đã nhanh nhẹn trả lời dứt khoát “Con muốn chơi nữa”. Và thế là hai mẹ con cùng đi đến cái cầu tuột. Việc đặt câu hỏi để tìm hiểu thêm nhiều thông tin về sự kiện con trẻ đã tâm sự đóng vai trò rất quan trọng vì nhờ những thông tin này mà người mẹ mới có thể nói chuyện với con sau này. Người mẹ trong tình huống tôi kể bên trên hiểu rõ điều này, chỉ qua vài câu hỏi, chỉ vài thể hiện của tình thương, người mẹ đã giúp con hiểu được rằng cô hoàn toàn thông cảm với sự day dứt trong lòng của con. Khoảnh khắc ngắn ngủi ấy đã dạy cho bé bài học lớn trong cuộc sống con người – thế nào là tình thương
- yêu và lòng cảm thông. Từ đó nền tảng của lòng quan tâm chu đáo đến mọi người chung quanh đã được xây xong phần cơ bản. Nhiều bậc phụ huynh hiện nay quá bận tâm về tương lai của con cái như sức học của chúng ra sao, mai này có thành công trong cuộc sống hay không… Và vì thế mọi việc cha mẹ quan tâm là phác thảo việc mình phải làm, con phải làm để bảo đảm cho cuộc sống tương lai mà quên khuấy đi mất khía cạnh tình cảm dành cho con. Những vị phụ huynh này lấy thất bại của con làm thất bại của mình hoặc họ đổ lỗi hết cho người khác (chồng/vợ, thầy cô) khi trẻ phải đối mặt với những vật cản gây trở ngại cho sự phát triển của chúng. Sự phản kháng cũng như lo lắng như vậy không giúp cha mẹ gần gũi với con cái hơn mà còn vô tình tạo thêm khoảng cách giữa cha mẹ và con. Thêm vào đó, nếu bạn cứ nháo nhào lên tìm người
- giúp đỡ hoặc suy nghĩ của bạn cứ vẩn vơ đâu đó khi bé đang tâm sự với bạn thì khoảng cách giữa hai người lại tăng thêm. Anh Lân, cha của cô bé 3 tuổi cho biết điều tuyệt vời đầu tiên trong ngày anh cảm nhận được chính là giọng hát của con gái mình vào mỗi buổi sáng. Vẻ rạng rỡ, ngây thơ của bé Hồng, tính tình dễ thương của con bé… làm cho anh cảm thấy ấm áp, hạnh phúc và tràn đầy yêu thương. Một cảm giác mà anh chưa hề có trước khi được làm cha. Nhưng chỉ đến tối thì cảm giác đó, cái cảm giác tôi gọi là tình yêu thương phai lạt đi vì tôi cố làm hai việc một lúc, vừa chơi với con và vừa tiếp điện thoại của một vài đồng nghiệp về công việc. Cứ mỗi lần trò chơi phải ngưng lại để anh tiếp điện thọai là anh cứ có cảm giác là cả hai đều căng thẳng và khi trở lại công việc đang dang dở thì cả anh lẫn bé Hồng có chút bối rối.
- Về phần mình, Lân thấy con tự nhiên tách rời khỏi cuộc sống thực của mình. Còn con bé thì cũng không còn háo hức khi chơi với cha nữa, cảm giác bị bỏ rơi lại mơ hồ xâm chiếm bé Hồng mỗi khi cha bỏ mặc nó ngồi chơi một mình để nói chuyện với người nào đó lâu thật lâu. Và bắt đầu từ mối rạn nứt này, con bé dần dần không thích chơi với cha nữa. Thật đáng tiếc. Rồi khi nghe vợ mình bảo con hãy đến chơi với cha sau giờ an cơm để mẹ rửa chén, dọn dẹp nhà cửa với cái giọng nghiêm trọng như đấy là nhiệm vụ cao cả con bé phải làm tròn thì anh chợt nhận ra rằng suy nghĩ giờ chơi với con là một sự bắt buộc đang len lỏi trong đầu anh. Vợ anh cần anh giúp đỡ và con anh cũng cần anh, gia đinh anh là một gia đình hạnh phúc. Thế là từ hôm đó trở đi, sau giờ làm là anh tắt điện thoại hoặc tránh các cuộc gọi liên quan đến công việc để dành
- thời gian giúp đỡ vợ, chơi với con. Và giờ đây, họ tìm thấy hạnh phúc khi ở bên nhau. Bước 2: Luôn bên cạnh con Cha mẹ và con cái luôn cần phải tìm ra lại niềm vui, niềm hạnh phúc trong lòng mỗi người khi ở bên nhau. Một thành tố quan trọng nữa trong tình thương dành cho con được tôi gọi là sự quan tâm không điều kiện hoặc nói cách khác là luôn ở bên cạnh con. Đây là thái độ mấu chốt khiến trẻ luôn an lòng và hiểu rằng cha mẹ luôn thương yêu nó dù bất cứ điều gì xảy ra. Những đứa trẻ lớn lên thiếu thốn tình thương và đã trải qua cảm giác bất an đôi khi chợt nói về sự tổn thương. Một người bạn nối khố của tôi lớn lên trong sự dạy dỗ khắc nghiệt và có thể gọi là độc ác của cha mẹ thường nhắc về gia đình của mình bằng từ “không tình thương” và tự gọi mình là “loại vứt đi”. Bản thân tôi được lớn lên trong sự chăm sóc, yêu thương của bố mẹ nhưng cũng trải qua một thời gian dài cảm thấy trống vắng khi bố tôi – chủ cửa hàng
- bánh kẹo – nổi cơn tam bành khi tôi ăn kẹo của ông mà không hề xin phép. Lần ấy, trong cơn giận, cha tôi không hề có cử chỉ hoặc hành động nào để tôi có thể hiện rằng sau trò cắp vặt đó cha sẽ tiếp tục thương yêu tôi như trước kia. Tất nhiên là không dễ gì thể hiện tình cảm thương yêu trong trạng thái giận dữ như vậy nhưng đối với một đứa trẻ cảm giác vẫn được bố mẹ yêu thương, bảo bọc sau khi chúng vừa làm một điều gì sai là hết sức quan trọng. Nếu khéo léo thể hiện cho trẻ hiểu chúng luôn được yêu thương ngay từ ngày chúng mới chào đời thì trẻ luôn tin tưởng chúng ta, tin tưởng bản thân mình. Trẻ luôn cảm nhận bản thân không bao giờ là “đồ ăn hại” bởi lẽ chúng ta luôn giúp chúng cảm thấy tự tin và yêu thương chính mình. Lần nọ, tôi đến đón con gái 4,5 tuổi của mình tại nhà cô bạn gái của nó. Cả chủ nhà và tôi đứng chết trân
- khi bước chân vào phòng của con gái họ: một bãi bừa bội không thể tưởng tượng nổi. Tôi hỏi nhỏ con “Con có muốn ở lại giúp bạn dọn dẹp phòng không? Mẹ sẽ đợi con ở ngoài”. Bé trả lời nhanh nhẩu “Không cần đâu mẹ vì tuần trước bạn cũng đâu giúp con dọn phòng khi bạn đến chơi nhà mình”. Cả hai mẹ con của bé Hân đứng quan sát chúng tôi, họ không bỏ sót một cử chỉ nào và trông chờ tôi có phản ứng đe dọa hoặc quát mắng con gái mình “Bày ra thì phải dọn dẹp chứ nếu không thì đừng hòng mẹ chở đến đây chơi nữa!”. Nhưng tôi chỉ thở dài và giải thích “Mẹ hiểu con suy nghĩ thế nào nhưng nhiệm vụ của chúng ta là những người khách lịch sự. Ta không đến đây chỉ để chơi mà còn phải biết dọn dẹp những gì mình bày ra. Mẹ sẽ giúp con xếp đặt lại mọi thứ nhé!”. Tôi khoác tay ngang người con bé và cả hai mẹ con cùng thực hiện công việc thật nhanh.
- Có người lại hỏi tại sao tôi không kéo con bé ra về và quên ngay đi cái việc dọn dẹp. Không phải chỉ để làm hài lòng người khác mà mẹ con tôi phải làm công việc ấy mà việc cùng nhau dọn dẹp – dù con tôi có tỏ ra miễn cưỡng - đối với tôi lại còn mang một ý nghĩa khác. Qua việc chia sẻ công việc với con, chung vai giải quyết vấn đề… tôi biết con tôi đã học được một điều gì đó. Cách cư xử của tôi chắc chắn sẽ không làm chủ nhà phàn nàn, bé biết chắc là cách giải quyết này tốt hơn cách giải quyết bé đã chọn, bỏ cho bạn làm việc một mình. Thêm vào đó tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ bé, hướng dẫn cho bé trở thành một người khách luôn được mọi người chào đón. Đây là nền tảng cho tính tự trọng và hợp tác lẫn nhau và nó quan trọng và hiệu quả hơn nhiều so với cách siết chặt bọn trẻ bằng cách phỉnh phờ, la mắng, trừng phạt hoặc đe dọa không dành tình thương cho bé nữa. Nếu ai đó hỏi tôi rằng tôi đã học được gì từ các con
- của mình. Tôi xin trả lời ngay đó là lòng quý mến bản thân tôi luôn gắn chặt với tình thương yêu dành cho các con. Tôi sẽ đánh mất lòng tin vào chính bản thân mình nếu tôi yêu cầu sự hợp tác từ các con với giọng điệu giận dữ hoặc thất vọng. Tôi sẽ đánh mất lòng tin vào chính bản thân mình nếu tôi trút mọi cơn bực tức, sợ hãi hoặc lo lắng lên bọn trẻ. Dĩ nhiên là đâu đó trong cuộc sống bận rộn này tôi không tránh khỏi cách cư xử trên nhưng một khi tình huống đã xảy ra thì tôi tìm cách xin lỗi các con. Lúc đó, tôi không những đóng vai trò một người bề trên mà là một người bạn thân thiết, một người bạn xin lỗi một người bạn vì đã làm người ấy tổn thương. Tôi cũng rất cẩn thận trong các mối quan hệ, cách hành xử của tôi đối với mọi người chung quanh. Tôi biết rằng các con tôi luôn dõi theo và hiểu được tôi luôn là người đáng tin và chính tôi là người chúng sẽ tìm đến để chia sẻ, để dựa vào khi chúng gặp khó khăn hay thuận lợi.
- Mục đích của tôi không phải là để trở thành một người mẹ hoàn hảo nhưng chính là tình yêu, tình yêu nảy sinh từ trong gia đình và phát triển ra cả thế giới xung quanh. Chắc là không phải tất cả mọi người đều có cùng mục đích như tôi nhưng các con của chúng ta, con của người khác…. luôn cần chúng ta thương yêu chúng, dẫn dắt chúng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sức mạnh của ngôn từ
19 p | 416 | 148
-
Tạo động lực cho bản thân
4 p | 213 | 43
-
Sức mạnh của niềm tin
5 p | 334 | 41
-
Dòng Ký Ức
8 p | 135 | 39
-
Những bí quyết hấp dẫn bạn trai
8 p | 216 | 28
-
14 tiêu chí để đạt hiệu quả khi làm việc nhóm
8 p | 218 | 25
-
5 điều khiến phái nữ thực sự hấp dẫn
5 p | 140 | 20
-
7 cách khích lệ tinh thần nhân viên
4 p | 132 | 17
-
Những câu nói khiến chàng phát hoảng
4 p | 155 | 14
-
Biết công việc mình yêu thích
3 p | 123 | 14
-
Hai cực của tình yêu
13 p | 108 | 13
-
Cảm xúc tạo nên sức mạnh
7 p | 92 | 10
-
Những nỗ lực liên tục để tạo Niềm tin
5 p | 80 | 10
-
Làm việc với tinh thần đoàn kết
3 p | 105 | 8
-
Chờ đợi cũng là một cách yêu
14 p | 60 | 6
-
8 lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên từ tình yêuTình yêu
4 p | 73 | 5
-
Thử thách của thành công?
5 p | 75 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn