Lê Thị Nguyệt<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
80(04): 51 - 54<br />
<br />
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU<br />
ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
Lê Thị Nguyệt*<br />
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Biến đổi khí hậu đang đặt ra những thách thức lớn đối với nhân loại bởi sự tác động không dừng<br />
lại ở một quốc gia mà trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng rất lớn đến thiên nhiên và sự phát triển<br />
kinh tế xã hội của con người.Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng<br />
của biến đổi khí hậu. Trong số các hoạt động kinh tế, lĩnh vực chịu tác động sớm nhất và mạnh mẽ<br />
nhất của biến đổi khí hậu là sản xuất nông nghiệp. Bài viết này đưa ra một số tác động của biến đổi<br />
khí hậu đến ngành nông nghiệp Việt Nam và một số vùng dễ bị tổn thương, đồng thời đưa ra một<br />
số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu bao gồm giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu (hạn chế<br />
phát thải) và giải pháp thích nghi.<br />
Từ khoá: biến đổi, khí hậu, ngành nông nghiệp Việt Nam, ứng phó, thích ứng<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã trở thành một<br />
vấn đề thời sự mang tính toàn cầu đang ảnh<br />
hưởng đến mọi mặt đời sống của con người<br />
và thiên nhiên. Do sự tác động của BĐKH,<br />
thiên tai trên phạm vi toàn cầu đã, đang và sẽ<br />
xảy ra nhiều hơn, phức tạp hơn, cường độ<br />
cũng mạnh hơn rất nhiều.<br />
Theo sự đánh giá của các chuyên gia nghiên<br />
cứu trên thế giới, với vị trí địa lí của mình,<br />
Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh<br />
hưởng nghiêm trọng của BĐKH. Do sự tác<br />
động của BĐKH, thiên tai sẽ ngày càng gia<br />
tăng phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống<br />
của người dân, các hoạt động sản xuất, cản<br />
trở sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.<br />
Chịu sự tác động sớm nhất và mạnh mẽ nhất<br />
của BĐKH chính là ngành nông nghiệp, các<br />
vùng đồng bằng ven biển do mực nước biển<br />
dâng cao. Từ thực tế trên, đòi hỏi nước ta cần<br />
phải khẩn trương đưa ra chương trình hành<br />
động, giải pháp cụ thể nhằm ứng phó kịp thời<br />
với những diễn biến bất thường của khí hậu.<br />
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU<br />
ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
Ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm:<br />
nông nghiệp, lâm nghiêp và ngư nghiệp. Đây<br />
là ngành sản xuất chịu tác động sớm nhất và<br />
mạnh mẽ nhất của BĐKH toàn cầu.<br />
*<br />
<br />
Tel: 097 880523; Email: minhnguyet2104@gmail.com<br />
<br />
Nông nghiệp<br />
Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB),<br />
Việt Nam với đường bờ biển kéo dài 3260 km,<br />
khi nước biển dâng cao 1 mét, khoảng 10 triệu<br />
người ở các đồng bằng ven biển sẽ chịu tác<br />
động, ảnh hưởng đến 10% tổng sản phẩm thu<br />
nhập quốc nội GDP, 29% diện tích đất ngập<br />
nước, 7% diện tích đất nông nghiệp . Ước tính<br />
Việt Nam sẽ mất đi khoảng 2 triệu ha đất trồng<br />
lúa trong tổng số hơn 4 triệu ha trồng lúa hiện<br />
nay, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương<br />
thực quốc gia (bảng 1).<br />
BĐKH đã khiến khí hậu, thời tiết ở nước ta<br />
diễn biến phức tạp. Lượng mưa hàng năm<br />
biến đổi thất thường, số cơn bão có cường độ<br />
mạnh trong những năm gần đây tăng lên,<br />
nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị<br />
thường hơn. Sau bão thường là mưa lớn, gây<br />
sạt lở đất, lũ ống, lũ quét. BĐKH cũng gây<br />
nên tình trạng rét đậm, rét hại kéo dài.Tình<br />
trạng khí hậu, thời tiết đó đã ảnh hưởng<br />
nghiêm trọng đến điều kiện sống của cây<br />
trồng và vật nuôi. Một số loài cây trồng, vật<br />
nuôi bị giảm sức đề kháng do biên độ dao<br />
động của nhiệt độ, độ ẩm. Sự thay đổi của các<br />
yếu tố khí hậu, thời tiết còn làm nảy sinh<br />
những dịch bệnh mới, thậm chí trở thành đại<br />
dịch. Ở nước ta trong thời gian gần đây, dịch<br />
rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá, sâu quấn lá<br />
trong trồng trọt hay dịch H5N1, H1N1…trong<br />
chăn nuôi đã gây thiệt hại rất lớn đến năng suất<br />
nông nghiệp, làm gia tăng chi phí sản xuất.<br />
51<br />
<br />
Lê Thị Nguyệt<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Bảng 1. Dự báo tác động của việc dâng mực nước<br />
biển 1 mét ở Việt Nam<br />
<br />
Diện tích<br />
(Km2)<br />
Dân số<br />
(Triệu người)<br />
GDP<br />
(Tỉ USD)<br />
Diện tích nông<br />
nghiệp(Km2)<br />
Đất ngập nước<br />
(Km2)<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
Chịu tác động<br />
(Giá trị<br />
tuyệt đối)<br />
<br />
328.535<br />
<br />
16.977<br />
<br />
78.137<br />
<br />
9.637<br />
<br />
154.787<br />
<br />
15.805<br />
<br />
192.816<br />
<br />
13.773<br />
<br />
46.179<br />
<br />
13.241<br />
Nguồn: WB [5]<br />
<br />
BĐKH làm suy thoái nghiêm trọng tài nguyên<br />
đất - tư liệu sản xuất thiết yếu của ngành nông<br />
nghiệp. Đất nông nghiệp của nước ta vốn đã<br />
bị thoái hoá do sự lạm dụng phân hoá học và<br />
mất lớp thực vật che phủ, cùng với sự tác<br />
động của BĐKH khiến cho hiện tượng khô<br />
hạn, rửa trôi do mưa tăng lên, dẫn đến tình<br />
trạng thoái hoá đất ngày càng trầm trọng hơn.<br />
Những nghiên cứu gần đây về chất lượng đất<br />
ở đồng bằng sông Hồng cho thấy: hàm lượng<br />
lân, hàm lượng mùn trong đất bị suy giảm, đất<br />
nghèo dần K dễ tiêu, độ chua đất tăng lên.<br />
Quá trình xói mòn rửa trôi đất ở vùng ven<br />
biển Bắc Trung Bộ nhiều nơi lên tới hàng<br />
trăm tấn/ha/năm; quá trình hình thành kết von<br />
và đá ong hóa cũng diễn ra mạnh mẽ với diện<br />
tích hàng chục ngàn ha và đặc biệt là quá<br />
trình sa mạc hoá cục bộ đã diễn ra ở nhiều nơi<br />
trong khu vực[1][4], Đồng bằng sông Cửu<br />
Long - nơi phải gánh chịu những tác động<br />
mạnh mẽ của BĐKH, tình trạng mặn hoá,<br />
phèn hoá cũng ngày càng gia tăng mạnh mẽ,<br />
ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng nông<br />
nghiệp của cả nước. BĐKH còn làm mất đi<br />
một diện tích lớn đất nông nghiệp do mực<br />
nước biển dâng lên.<br />
BBĐKH cũng tác động mạnh mẽ đến nguồn<br />
nước phục vụ nông nghiệp. Thực tế ở nước ta<br />
trong những năm qua, hạn hán đã xảy ra<br />
nhiều hơn; nước lũ cao hơn tại các tỉnh An<br />
Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang,<br />
Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang…Lưu<br />
lượng nước sông Mê Công giảm từ 2 - 24%<br />
trong mùa khô, tăng từ 7 - 15% trong mùa lũ<br />
gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp [7].<br />
52<br />
<br />
80(04): 51 - 54<br />
<br />
Lâm nghiệp<br />
Việt Nam là nước có mức độ đa dạng sinh học<br />
khá cao, có sự phong phú, đa dạng về thành<br />
phần loài và các hệ sinh thái. Tuy nhiên, trong<br />
thời gian qua, do nhiều nguyên nhân khác<br />
nhau, trong đó có sự tác động của BĐKH, đa<br />
dạng sinh học đang bị suy giảm nghiêm trọng,<br />
đặc biệt là các hệ sinh thái rừng.<br />
Qua nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát<br />
triển nông thôn [2][6], nước biển dâng lên<br />
làm giảm diện tích rừng ngập mặn ven biển<br />
đã tác động xấu đến hệ sinh thái rừng tràm và<br />
rừng trồng trên đất bị nhiễm phèn ở đồng<br />
bằng sông Cửu Long.<br />
Nhiệt độ và lượng bốc hơi tăng cùng với hạn<br />
hán kéo dài sẽ làm thay đổi điều kiện sống và<br />
sự phân bố của các loài sinh vật. Nhiều loài<br />
cây nhiệt đới ưa sáng sẽ di cư lên vùng vĩ độ<br />
cao hơn và các loài cây cận nhiệt đới sẽ mất<br />
dần. Nhiệt độ và hạn hán tăng kéo dài sẽ làm<br />
tăng nguy cơ cháy rừng, vừa gây thiệt hại tài<br />
nguyên sinh vật, vừa tăng lượng phát thải khí<br />
nhà kính, làm gia tăng BĐKH.<br />
BĐKH làm thay đổi số lượng, chất lượng hệ<br />
sinh thái rừng. Chức năng điều hoà sinh thái<br />
của rừng như điều hòa khí hậu, điều tiết nguồn<br />
nước, chống xói mòn đất…bị suy giảm.<br />
Nước biển dâng và hạn hán làm giảm diện tích<br />
và năng suất cây trồng, dẫn tới nhu cầu chuyển<br />
đổi diện tích rừng sang diện tích sản xuất nông<br />
nghiệp tăng, cũng như nhu cầu di cư lên vùng<br />
cao, làm gia tăng nạn chặt phá rừng.<br />
Ngư nghiệp<br />
BĐKH khiến cho mực nước biển dâng cao đã<br />
tác động mạnh mẽ đến ngành ngư nghiệp của<br />
Việt Nam.<br />
Nước biển dâng cao làm cho diện tích rừng<br />
ngập mặn bị thu hẹp, ảnh hưởng đến nơi cư<br />
trú của một số loài thuỷ sản. Đồng thời, do sự<br />
xâm nhập của nước mặn dẫn đến mất nơi sinh<br />
sống của thuỷ sản nước ngọt.<br />
Nhiệt độ tăng làm cho nguồn thuỷ hải sản bị<br />
phân tán. Các loài cá cận nhiệt đới có giá trị<br />
kinh tế cao bị giảm và có nguy cơ mất hẳn.<br />
Theo các nhà khoa học, cường độ và lượng<br />
mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong<br />
một thời gian dẫn đến sinh vật nhuyễn thể<br />
như nghêu, ngao, sò,… sẽ bị chết hàng loạt do<br />
không chịu nổi với nồng độ muối thay đổi.<br />
<br />
Lê Thị Nguyệt<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
MỘT SỐ VÙNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG<br />
Đồng bằng sông Cửu Long<br />
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự<br />
nhiên khoảng 4 triệu ha (2008), với đường bờ<br />
biển dài 740 km kéo dài từ bờ biển phía đông<br />
sang bờ biển phía tây vịnh Thái Lan. Đây là<br />
vùng có tiềm năng kinh tế và có vai trò rất<br />
quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương<br />
thực quốc gia, nhưng hiện nay đang chịu ảnh<br />
hưởng mạnh mẽ nhất của BĐKH [3]<br />
Theo báo cáo của Viện Quy hoạch Thuỷ lợi<br />
miền Nam, Trong 10 năm qua, đồng bằng<br />
sông Cửu Long đã có:<br />
- Liên tiếp các năm 2000, 2001, 2002 có lũ<br />
lớn, trong đó năm 2002 là lũ lớn lịch sử. 4<br />
năm liền đồng bằng sông Cửu Long gặp hạn,<br />
đặc biệt hạn kết hợp dòng chảy kiệt trên sông<br />
Mê Công vào năm 2004.<br />
- 02 lần có bão lớn đổ bộ và ảnh hưởng đến<br />
đồng bằng sông Cửu Long (bão Linda năm<br />
1997 và bão Durian vào năm 2006)<br />
- Tố lốc xuất hiện nhiều và gây hậu quả<br />
nghiêm trọng.<br />
- Cháy rừng xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt là đợt<br />
cháy rừng ở U Minh Thượng vào năm 2002.<br />
- Diện tích bị xâm nhập mặn hiện nay khoảng<br />
1,3 triệu ha và sẽ tăng lên khoảng 1,64 triệu ha<br />
với kịch bản mực nước biển dâng 1 mét. Quá<br />
trình xâm nhập mặn sẽ diễn ra mạnh ở các tỉnh<br />
Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến<br />
Tre, Tiền Giang, Long An, Kiên Giang.<br />
Đồng bằng sông Hồng<br />
Đồng bằng sông Hồng có diện tích tự nhiên<br />
khoảng 2 triệu ha (2008), trong đó diện tích<br />
trong đê khoảng 1,15 triệu ha được bảo vệ bởi<br />
hệ thống đê sông và đê biển. Đây là vựa lúa<br />
lớn thứ hai của cả nước nhưng hiện nay cũng<br />
đang đối mặt với sự tác động mạnh mẽ của<br />
biến đổi khí hậu.<br />
Ảnh hưởng của nước biển dâng cao kết hợp<br />
với lượng mưa lớn, diện tích úng của đồng<br />
bằng sông Hồng có thể đạt tới 650.000 ha nếu<br />
mực nước biển dâng cao 1 mét. Mực nước<br />
của các con sông sẽ tăng cao so với bình<br />
thường khoảng từ 0,5 - 1,0 m. Tình trạng xâm<br />
nhập mặn lấn sâu vào đất liền ở đồng bằng<br />
sông Hồng cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản<br />
xuất nông nghiệp của cả nước.<br />
<br />
80(04): 51 - 54<br />
<br />
Đồng bằng duyên hải miền Trung<br />
Vùng duyên hải miền Trung được cấu tạo bởi<br />
một dải đất nằm giữa dãy Trường Sơn về phía<br />
Bắc, vùng cao Nguyên Nam Trung Bộ về<br />
phía Nam, và Biển Đông. Dải đất bị chia cắt<br />
bởi nhiều nhánh núi Trường Sơn vươn ra đến<br />
tận biển nên diện tích đồng bằng ở miền<br />
Trung khá hạn hẹp. Bờ biển vùng duyên hải<br />
miền Trung dài 1200 km, gồm các tỉnh từ<br />
Thanh Hoá đến Bình Thuận. Đây cũng là<br />
vùng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của BĐKH.<br />
Trong những năm gần đây, do chịu ảnh<br />
hưởng của BĐKH, những cơn bão và những<br />
trận mưa xảy ra ở vùng duyên hải miền Trung<br />
ngày càng mạnh và phức tạp, như các cơn bão<br />
lớn vào năm 1999, 2006, 2007…<br />
Do các sông ở miền Trung hầu hết chưa có hệ<br />
thống đê bao, nên khi nước biển dâng cao sẽ<br />
kéo theo xâm nhập mặn lấn sâu vào nội địa.<br />
Với kịch bản mực nước biển dâng 1 mét sẽ có<br />
khoảng 400.000 ha diện tích bị ngập hoàn<br />
toàn và bán ngập.[6]<br />
CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN<br />
ĐỔI KHÍ HẬU<br />
Các giải pháp ứng phó với BĐKH hiện nay<br />
bao gồm hạn chế phát thải (mitigation) và<br />
thích nghi (adaptation)<br />
Hạn chế phát thải<br />
Trong việc ứng phó với BĐKH nhằm hạn chế<br />
sự tác động tiêu cực đến ngành nông nghiệp,<br />
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là cần có giải<br />
pháp giảm nhẹ BĐKH, cụ thể là giải pháp hạn<br />
chế phát thải khí nhà kính. Để đạt được mục<br />
tiêu này cần có sự đồng thuận và phối hợp<br />
của tất cả các quốc gia trên thế giới. Hiện nay,<br />
Việt Nam là một trong những quốc gia tích<br />
cực tham gia vào việc giảm nhẹ BĐKH như<br />
đã tham gia ký Nghị định thư Kioto vào tháng<br />
12/1998 cam kết cắt giảm lượng khí thải gây<br />
hiệu ứng nhà kính; đưa ra Chương trình mục<br />
tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH vào tháng<br />
12/2008… Việt Nam có thể tham khảo một số<br />
chính sách để tạo ra động lực hạn chế phát<br />
thải khí nhà kính như:<br />
- Lồng ghép các chính sách về khí hậu vào<br />
các chính sách phát triển kinh tế - xã hội.<br />
- Đưa ra tiêu chuẩn phát thải cho các ngành<br />
kinh tế.<br />
- Đưa ra mức thuế phát thải<br />
53<br />
<br />
Lê Thị Nguyệt<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Hỗ trợ tài chính (trợ cấp hoặc giảm thuế)<br />
- Các thỏa ước tự nguyện giữa Chính phủ và<br />
doanh nghiệp.<br />
- Phát triển công cụ thông tin<br />
- Chính sách về áp dụng công nghệ, sử dụng<br />
năng lượng hiệu quả, tiết kiệm.<br />
- Hợp tác quốc tế<br />
- Tăng cường nghiên cứu khoa học.<br />
Thích nghi<br />
Xuất phát từ thực tế, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực<br />
cần có giải pháp phù hợp nhằm thích ứng với<br />
BĐKH. Đối với ngành nông nghiệp, để thích<br />
ứng với BĐKH nước ta cần có những giải<br />
pháp như:<br />
- Xây dựng cơ cấu cây trồng phù hợp với<br />
BĐKH, phát triển các giống cây có khả<br />
năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh<br />
khắc nghiệt như tìm ra các giống lúa thích<br />
nghi với điều kiện úng ngập, chịu phèn,<br />
chịu hạn, chịu mặn…<br />
- Tăng cường sử dụng có hiệu quả và quy<br />
hoạch nguồn nước tưới như đẩy mạnh triển<br />
khai xây dựng, nâng cấp hồ chứa, các công<br />
trình tiêu úng.<br />
- Các biện pháp chống xâm nhập mặn như<br />
xây dựng, nâng cấp hệ thống đê biển, đê<br />
sông; phát triển rừng ngập mặn.<br />
- Phát triển khoa học công nghệ phòng tránh,<br />
khắc phục hậu quả thiên tai.<br />
- Xây dựng các biện pháp kỹ thuật canh tác<br />
phù hợp với biến đổi khí hậu.<br />
<br />
80(04): 51 - 54<br />
<br />
- Tăng cường công tác tuyên truyền và đào<br />
tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao nhận thức<br />
của cán bộ và người dân về thích ứng với<br />
BĐKH.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường<br />
(2003), Báo cáo tổng hợp nghiên cứu xây dựng<br />
quy hoạch môi trường đất vùng đồng bằng sông<br />
Hồng giai đoạn 2001 - 2010, Hà Nội.<br />
[2]. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn<br />
(2008), Khung chương trình hành động thích ứng<br />
với biến đổi khí hậu.<br />
[3]. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa<br />
Việt Nam (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia<br />
ứng phó với biến đổi khí hậu.<br />
[4]. Nguyễn Văn Cư, Nguyễn Đình Kỳ, Nguyễn<br />
Lập Dân (1998), Quan điểm tổng hợp trong<br />
nghiên cứu hoang mạc hoá và lũ lụt Nam Trung<br />
Bộ, Báo cáo Hội nghị NCKH và MT vùng Nam<br />
Trung Bộ và Tây Nguyên.<br />
[5]. Dasgupta, S.Laplante, B.Meisner, Wheeler,<br />
D.Yan (2007), The impact of Sea Level Rise on<br />
Developing Countries: a comparative analysis,<br />
World Bank Policy Research Working.<br />
[6]. Đào Xuân Học (2009), Kế hoạch thích ứng<br />
với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và<br />
phát triển nông thôn, Hội thảo Việt Nam thích ứng<br />
với biến đổi khí hậu.<br />
[7]. Nguyễn Ngọc Trân (2010), Đồng bằng sông<br />
Cửu Long đối mặt với thách thức kép của biến đổi<br />
khí hậu, Tài liệu nghiên cứu của Trung tâm nghiên<br />
cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long.<br />
[8]. Viện Quy hoạch thuỷ lợi (2008), Báo cáo về<br />
ảnh hưởng của nước biển dâng đến ngập lụt và<br />
xâm nhập mặn đối với đồng bằng sông Hồng, khu<br />
vực ven biển miền Trung.<br />
<br />
SUMMARY<br />
THE IMPACT OF CLIMATE CHANGE TO<br />
THE INDUSTRY VIETNAM'S AGRICULTURE<br />
Le Thi Nguyet*<br />
College of Education - TNU<br />
<br />
Climate change poses great challenges for humanity by the impact does not stop at one nation but<br />
on a global scale, it impacts significantly on the nature and the social and economic development<br />
human. Vietnam is one of five countries seriously affected by climate change. Among the<br />
economic activities, regions affected earliest and most powerful of climate change is agriculture.<br />
This article gives some effects of climate change to agriculture of Vietnam and a number of<br />
vulnerable regions, and offers some solutions to cope with climate change, including mitigation<br />
measures climate change (emissions limits) and adapted solutions.<br />
Keywords: Change, Climate, Vietnam's agricultural industry, to cope with, adaptation<br />
*<br />
<br />
Tel: 0973 880 523; Email: minhnguyet2104@gmail.com<br />
<br />
54<br />
<br />