intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của biến động tỷ giá đến hoạt động kinh doanh quốc tế: Thực trạng của USD/VND tại Việt Nam (2018-2022)

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Tác động của biến động tỷ giá đến hoạt động kinh doanh quốc tế: Thực trạng của USD/VND tại Việt Nam (2018-2022)" cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình biến động tỷ giá của đồng USD tại Việt Nam trong giai đoạn 2018-2022 và tác động của tỷ giá đến hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam. Dựa vào đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm ứng phó với sự biến động của tỷ giá trong tương lai để giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể cải thiện hoạt động kinh doanh và nâng cao độ cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của biến động tỷ giá đến hoạt động kinh doanh quốc tế: Thực trạng của USD/VND tại Việt Nam (2018-2022)

  1. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ: THỰC TRẠNG CỦA USD/VND TẠI VIỆT NAM (2018-2022) Phạm Thị Thanh Loan* Trường đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh * Tác giả liên hệ: ptt.loan@hutech.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình biến động tỷ giá của đồng USD tại Việt Nam trong giai đoạn 2018-2022 và tác động của tỷ giá đến hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam. Dựa vào đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm ứng phó với sự biến động của tỷ giá trong tương lai để giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể cải thiện hoạt động kinh doanh và nâng cao độ cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Từ khóa: tỷ giá, biến động tỷ giá, tỷ giá đồng USD 1. GIỚI THIỆU Nền kinh tế Thế Giới giai đoạn 2018-2022 đã từng đối mặt với hàng loạt biến động lớn, chú ý đến là sự xuất hiện của đại dịch Covid-19. Dịch bệnh này gây ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu không chỉ trong lĩnh vực y tế mà còn ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống kinh tế toàn cầu. Hoạt động kiểm soát dịch bệnh với những biện pháp phong tỏa gây ra sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng toàn Thế Giới từ việc sản xuất đến vận chuyển và tiêu thụ hàng hóa. Điều này đã dẫn đến một loạt các tác động tiêu cực, bao gồm sự biến động về chính trị, tăng lạm phát, sự cạnh tranh mạnh mẽ về lãi suất và tỷ giá. Tình trạng này đã tạo ra một tầm ảnh hưởng lớn đến giá trị của đồng USD tại Việt Nam, với biến động không ổn định và không lường trước được, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế và tài chính trong nước. Nền kinh tế Thế Giới trong bối cảnh bất ổn này thì tại Việt Nam, nền kinh có độ mở cao, áp lực đối với thị trường tiền tệ và ngoại hối trong nước cũng ngày càng lớn. Sự lựa chọn của một quốc gia về cơ chế tỷ giá hối đoái có tác động mạnh lên hoạt động thương mại quốc tế, cân đối thương mại. Để đưa ra quyết định này, các quốc gia cần phải có sự hiểu biết sâu rộng về tỷ giá hối đoái và tầm quan trọng của tỷ giá đối với nền kinh tế. Điều này bao gồm việc nắm vững các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái, cũng như nắm rõ về sự ảnh hưởng tỷ giá đến nền kinh tế. Quá trình trên đòi hỏi sự tìm hiểu cẩn thận và nghiên cứu kỹ lưỡng, giúp quốc gia đưa ra quyết định đúng đắn về cơ chế tỷ giá hối đoái để thúc đẩy phát triển nền kinh tế và duy trì cân đối thương mại. Đó cũng chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài này để đưa ra thảo luận. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết Tỷ giá hối đoái là gì? Theo Võ Thanh Thu, Trần Thị Trang (2015): “Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa hai loại tiền tệ với nhau. Hay nói cách khác: Giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng một lượng tiền tệ nước kia.” Như vậy sự biến đổi liên tục của tỷ giá này gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động thương mại và kinh tế các quốc gia. Các biến động này có thể tạo ra hiệu ứng tích cực hoặc tiêu cực đối với nhu cầu trao đổi và các hoạt động kinh tế giữa các quốc gia, cũng như tác động đến việc mở rộng hoặc hạn chế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái thường phản ánh chính sách kinh tế của mỗi quốc gia vào một giai đoạn nhất định. Tại Việt Nam, tỷ giá hối đoái được xác định dựa trên sự can thiệp của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước, điều này tác động trực tiếp đến sự phát triển, ổn định của nền kinh tế quốc gia. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Với bài báo này, tác giả đã dùng phương pháp nghiên cứu định tính: thông qua việc thu thập các nguồn dữ liệu thứ cấp, những thông tin được đăng tải trên các bài báo và tạp chí trên Internet, các báo cáo của Chính phủ và Tổng cục thống kê... nhằm phục vụ cho bài báo. 3. THỰC TRẠNG 3.1. Thực trạng tỷ giá đồng USD tại Việt Nam trong giai đoạn 2018 -2022 345
  2. Hình 1: Biểu đồ diễn biến về tỷ giá USD/VND từ 2018-2022 (Nguồn: NHNN, SSI) Dựa vào dữ liệu Hình 1, giai đoạn từ năm 2018-2022, tỷ giá hối đoái USD/VND đang phải đối mặt với áp lực gia tăng đáng kể. Trong bối cảnh trên, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục đưa ra những biện pháp điều hành nhằm ổn định thị trường ngoại hối. Các biện pháp này được thiết kế để kiểm soát và điều chỉnh sự biến động của tỷ giá hối đoái, nhằm đảm bảo sự ổn định và tính dự đoán trong toàn hệ thống tài chính quốc gia. Điều này thấy được vai trò của NHNN trong việc duy trì một môi trường kinh doanh và đầu tư ổn định, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam. Hình 2: Biểu đồ tỷ giá USD/VND 2018 (Nguồn: Trading View) Trong năm 2018, tỷ giá USD/VND ổn định dù thị trường tài chính toàn cầu biến động. Từ giữa năm, tỷ giá USD/VND tăng mạnh, vượt mức giới hạn quy định của NHNN, đạt đỉnh 23.650 VND/1 USD vào tháng 7/2018. Biến động này thể hiện sự căng thẳng trong thị trường hối đoái của Việt Nam trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu không ổn định. Hình 3: Biểu đồ tỷ giá USD/VND 2019 (Nguồn: Trading View) 346
  3. Tỷ giá USD/VND vào năm 2019 dựa vào Hình 3 có thể thấy tỷ giá tương đối ổn định. Những tháng đầu và cuối năm, tỷ giá USD/VND giao dịch ở mức ổn định quanh ngưỡng 23.250 USD/VND. Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc chịu những lệnh trừng phạt từ nguyên tổng thống Donald Trump và ngược lại. Nền kinh tế Việt Nam cùng chịu sức ép từ hai bên cường quốc. Đã có lúc tỷ giá đã vượt qua cả mốc 23.000, nhưng nhờ sự linh hoạt của NHNN, nên mới dần ổn định lại. Trước làn sóng thuế suất dữ dội. Trong năm 2019, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá trung tâm tăng khoảng 1,5% so với cuối năm 2018, từ 22.825 USD/VND lên 23.164 USD/VND vào đầu tháng 12/2019. Trong khi đó, tỷ giá mua - bán đồng USD tại các Ngân hàng thương mại (NHTM) vào cuối năm 2019 duy trì ổn định hầu như không thay đổi so với năm 2018, dao động quanh mức 23.100 - 23.250 USD/VND. Hình 4: Biểu đồ tỷ giá USD/VND 2020 (Nguồn: Trading View) Trong năm 2020, tỷ giá USD/VND tăng trưởng mạnh mẽ. Giao động tỷ giá USD/VND ở mức thấp trong những tháng đầu, duy trì mục tiêu điều hành của NHNN. Mặc dù vậy, với giá USD tăng mạnh, tỷ giá trung tâm đã tăng lên mức 23,245 đồng/USD vào ngày 25/02, lập đỉnh mới trong ba năm qua. Mặc dù mức này đã bị phá vỡ ngay sau đó, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá bán USD để ổn định thị trường. Vào cuối tháng 9/2020, tỷ giá trung tâm và trên thị trường liên ngân hàng đều tăng so với thời điểm tháng 12/2019. Hình 5: Biểu đồ về tỷ giá USD/VND 2021 (Nguồn: Trading View) Vào năm 2021, tỷ giá USD/VND đã có sự biến động mạnh, tạo ra bốn làn sóng lớn, với nhiều biện pháp can thiệp từ Ngân hàng Nhà nước, từ việc ngưng niêm yết tỷ giá giao ngay đến giảm sâu giá mua USD. Mặc dù VND tăng giá gần 1,9% so với USD giữa năm, nhưng sau đó đảo chiều giảm giá bởi nhu cầu mua ngoại tệ từ doanh nghiệp và hoạt động giao dịch tăng cao. Trải qua những biến động này, tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng đã biến động mạnh, chạm ngưỡng gần 23.000 đồng/USD. Trong năm 2022, với sự kiểm soát dịch bệnh và mở cửa kinh tế, nhu cầu hàng hóa tăng mạnh, tạo 347
  4. áp lực lạm phát. Điều này khiến các ngân hàng trung ương thắt chặt tiền tệ. Do đó thời điểm này, NHNN đã nỗ lực ổn định tỷ giá, can thiệp thị trường ngoại tệ để bình ổn kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát. 3.2. Tác động của biến động tỷ giá USD đến hoạt động kinh doanh quốc tế của Việt Nam 3.2.1 Tác động đến hoạt động xuất khẩu Xuất khẩu và chính sách về tỷ giá hối đoái đóng vai trò quan trọng trong một quốc gia hội nhập kinh tế quốc tế. Các quy định về hoạt động tỷ giá của Việt Nam đã liên kết với đổi mới và hội nhập, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, qua đó cải thiện cán cân thương mại, tác động vào việc tăng trưởng nền kinh tế. Tại nước ta xuất khẩu là một trong những động lực để phát triển nền kinh tế, tăng trưởng và hội nhập. Có nhiều tác động gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tại Việt Nam trong quá trình này, trong đó tỉ giá hối đoái là một trong những yếu tố chính. Trong 5 năm từ 2018 - 2022, tỷ giá USD/VND có sự biến động tuy nhiên vẫn nằm trong tầm kiểm soát, và cùng với sự ảnh hưởng của những yếu tố khác, mà tình hình xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng. 3.2.2 Tác động đến hoạt động nhập khẩu Sự tăng giá không ngừng của đồng USD đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động nhiều doanh nghiệp. Tiêu điểm là các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất và xuất khẩu. Điều này là kết quả của sự biến động mạnh mẽ trên thị trường quốc tế, khiến tỷ giá USD/VND tăng lên khoảng 2,95% từ đầu năm 2022, theo Bộ Công thương sự tăng giá này đặt áp lực lớn lên các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là trong các ngành nhập khẩu nhiều nguyên liệu, như hàng dệt may, điện tử, thép..., gây sức ép về việc giảm lợi nhuận đối với các doanh nghiệp. Hình 6: Xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2022 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2023) 4. ĐỀ XUẤT Đối với các hệ thống ngân hàng: NHNN cần hoàn thiện một kênh thông tin linh hoạt, kịp thời và chính xác, đồng thời liên tục phối hợp để ngăn những thông tin không tốt gây ảnh hưởng đến tỷ giá. Chính phủ phối hợp cùng NHNN và các bộ ngành cần hợp tác để điều hành tỷ giá một cách chủ động và linh hoạt, ổn định nền kinh tế, đặc biệt là thị trường tiền tệ. Hệ thống lãi suất của NHTW cũng được coi là công cụ quan trọng trong việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái. NHNN cũng cần nới lỏng biên độ tỷ giá để giảm áp lực về lạm phát và tạo điều kiện cho thị trường tự điều chỉnh. Đối vối các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp cần chủ động nguồn USD tương ứng, cân đối việc thanh toán ngoại tệ một cách linh hoạt, đảm bảo thu và chi hợp lý không để mất cân đối dòng tiền USD (đặc biệt là hạn chế vay USD theo Thông tư 42/2018 của NHNN) trong hoạt động xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp cần thận trọng đối với giai đoạn không ổn định về lạm phát, tỷ giá như hiện nay dễ gây ra rủi ro cao về chi phí tài chính. Có thể bị thiệt hại kép về chi phí tài chính về lỗ tỷ giá và lãi suất. Cần kiểm soát công tác tồn kho hợp lý, đảm bảo đủ số lượng an toàn không làm đứt gãy chuỗi cung ứng nhưng cũng cần phải tránh tính trạng đầu cơ, gom hàng quá nhiều đặc biệt là nguyên liệu sản xuất. Trong trường hợp cần thiết, nếu có thể trong giai đoạn tỷ giá không ổn định nên xem xét chuyển đổi sang mua nguồn nguyên liệu trong nước một phần. Nhằm tác động đến tỷ giá doanh nghiệp cần xem xét sử dụng một cách hiệu quả công cụ lãi suất. Theo đó, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tăng trưởng kinh tế có mối liên hệ qua lại với nhau. Khi lãi suất tăng, người dân sẽ tăng tiền gửi vào ngân hàng, làm giảm nhu cầu tiền mặt. Điều này cũng khiến cung ngoại tệ tăng, giảm giá trị của ngoại tệ so với nội tệ. Tuy nhiên, lãi suất cao cũng làm tăng chi phí vốn, giảm đầu tư và xuất khẩu, dẫn đến giảm tổng sản phẩm trong nước. 348
  5. Ngược lại, khi tăng trưởng kinh tế tăng, thu nhập tăng, cầu về tiền cũng tăng, làm tăng lãi suất. Thay đổi tỷ giá cũng có tác động ngược lại, khi tỷ giá giảm, lãi suất giảm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đa dạng hóa sản phẩm và tìm kiếm thị trường xuất khẩu nhiều quốc gia khác, có thể đa dạng đồng tiền thanh toán khác (đa ngoại tệ). Đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu được coi là một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều diễn biến khó lường, tình hình chính trị khu vực, trên thế giới phức tạp. Việc đa dạng hóa đồng tiền thanh toán sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhập khẩu, cũng như góp phần làm giảm áp lực tỷ giá USD/VND. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tổng cục thống kê, https://www.gso.gov.vn/ 2. Hoàng Hải Yến, 2023, Thị trường liên ngân hàng giai đoạn 2018-2022 và một số hàm ý phát triển, https://tapchitaichinh.vn/thi-truong-lien-ngan-hang-giai-doan-2018-2022-va-mot-so-ham-y-phat-trien.html 3. Thị trường tiền tệ năm 2019, Số liệu thị trường tiền tệ năm 2019, https://tapchitaichinh.vn/so-lieu-thi-truong-tien- te-nam-2019.html 4. Hoàng Việt, 2022, Doanh nghiệp chật vật đối mặt áp lực của biến động tỷ giá, https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM255391 5. Cấn Văn Lực, 2019, Nhìn lại diễn biến tỷ giá 2018 và nhận định tỷ giá 2019, https://vietnamfinance.vn/nhin-lai- dien-bien-ty-gia-2018-va-nhan-dinh-ty-gia-2019-20180504224219348.htm 6. Thảo Miên, 2023, Duy trì ổn định tỷ giá, giảm tác động đáng kể đến nền kinh tế, https://thoibaotaichinhvietnam.vn/duy-tri-on-dinh-ty-gia-giam-tac-dong-dang-ke-den-nen-kinh-te-122387-122387.html 7. Võ Thanh Thu, Trần Thị Trang (2015). Tài liệu học tập học phần Thanh toán quốc tế. HUTECH. 349
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2