intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của các nhân tố ngữ cảnh đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Tác động của các nhân tố ngữ cảnh đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ" hướng đến mục tiêu xác định tác động của các nhân tố ngữ cảnh đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) xét trên góc nhìn từ lý thuyết ngẫu nhiên. Nghiên cứu sơ bộ định lượng trên phần mềm SPSS 22 được thực hiện để đánh giá sơ bộ về độ tin cậy và giá trị của các thang đo trên mẫu nghiên cứu bao gồm 100 đơn vị được khảo sát. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của các nhân tố ngữ cảnh đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NGỮ CẢNH ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THE IMPACT OF CONTEXTUAL FACTORS ON THE EFFECTIVENESS OF INTERNAL CONTROL SYSTEM TS. Phạm Quốc Thuần, ThS. Mai Thị Phương Thảo Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Nghiên cứu này hướng đến mục tiêu xác định tác động của các nhân tố ngữ cảnh đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) xét trên góc nhìn từ lý thuyết ngẫu nhiên. Nghiên cứu sơ bộ định lượng trên phần mềm SPSS 22 được thực hiện để đánh giá sơ bộ về độ tin cậy và giá trị của các thang đo trên mẫu nghiên cứu bao gồm 100 đơn vị được khảo sát. Nghiên cứu định lượng chính thức thực hiện trên mẫu khảo sát bao gồm 200 đơn vị có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai. Nghiên cứu này hướng đến mục tiêu là khẳng định lại độ tin cậy và giá trị của các thang đo một lần nữa bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA (confirmatory factor analysis), đồng thời tác giả kiểm định mô hình nghiên cứu cùng với các giả thuyết bằng phương pháp mô hình cấu trúc tuyến tính bằng mô hình đường dẫn PLS-SEM. Kết quả phân tích PLS-SEM cho thấy mức độ hoàn thiện của cơ cấu tổ chức; mức độ thích ứng của đơn vị đối với với sự thay đổi của thị hiếu và công nghệ; mức độ hoàn thiện của cơ cấu tổ chức có tác động tích cực đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chứng minh vai trò là biến kiểm soát của quy mô DN đối với tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Từ khóa: Hệ thống kiểm soát nội bộ, tính hữu hiệu, nhân tố ngữ cảnh, lý thuyết ngẫu nhiên. ABSTRACT This study aims to determine the impact of contextual factors on the effectiveness of the internal control system (KSNB) from the views of contingency theory. Preliminary quantitative research on SPSS 22 software was carried out to assess the reliability and validity of the scales on the research sample of 100 surveyed units. Official quantitative research was carried out on the survey sample of 200 units in Ho Chi Minh City, Binh Duong and Dong Nai. This study aims to reconfirm the reliability and validity of the scales by the method of confirmatory factor analysis (CFA), and at the same time authors test the research model with hypotheses by the method of modeling the linear structure by the path model PLS-SEM. The results of PLS-SEM analysis show the completion level of the organizational structure; the extent to which the entity adapts to changing tastes and technologies; The degree of completion of the organizational structure has a positive impact on the efficiency of the internal control system. In addition, the study also demonstrates the role of the control variable of company size on the effectiveness of the internal control system. Keywords: Internal control system, Effectiveness, Contextual factor, Contingency Theory. 1443
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 1. Giới thiệu KSNB và sự hữu hiệu của KSNB là một trong những nhân tố cốt lõi đảm bảo thông tin cung cấp cho người sử dụng được đảm bảo giá trị (Pham, Ho, Nguyen, Pham, & Bui, 2021). Mọi hoạt động quản trị của doanh nghiệp đòi hỏi phải có sự hiện diện của KSNB, điều này được xác nhận thông qua sự chú tâm đặc biệt của các nhà quản lý đối với việc tổ chức, đảm bảo hoạt động và duy trì các hoạt động kiểm soát để duy trì các mục tiêu của tổ chức. Jokipii (2010) cho rằng để đảm bảo hiệu quả và sự hữu hiệu của các hoạt động, độ tin cậy của thông tin và tuân thủ luật pháp hiện hành, các doanh nghiệp được yêu cầu cần phải thiết lập một hệ thống KSNB đầy đủ. Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều sự kiện liên quan đến bê bối tài chính dẫn đến mục tiêu hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong đó, một số sự kiện mang tầm quốc tế được đề cập đến nhiều như sự kiện Enron, Xerox, Tyco International, WorldCom ở Hoa Kỳ; Kanebo, Nikko Cordial ở Nhật Bản; Samsung ở Hàn Quốc; Satyam ở Ấn Độ (Pham et al., 2021). Tại Việt Nam, cũng đã xảy ra các sự kiện được nhắc đến nhiều như trường hợp của Bệnh viện Tim Hà Nội, sai phạm về công tác tài chính, quản lý tài sản tại Bệnh viện Thủ Đức… cũng cho thấy nguyên nhân chính là xuất phát từ sự yếu kém của hệ thống KSNB. Nghiên cứu liên quan đến KSNB và các nhân tố chi phối đến hiệu quả, tính hữu hiệu của hệ thống KSNB được các nhà nghiên cứu quan tâm rất nhiều trong thời gian gần đây (Chalmers, Hay, & Khlif, 2019). Xuất phát từ vai trò quan trọng của KSNB đối với hiệu quả hoạt động của đơn vị và thực trạng hoạt động của KSNB, nghiên cứu về KSNB và các nhân tố tác động đến nó thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán. Các nghiên cứu tại nước ngoài khá đa dạng, điều này thể hiện ở sự đa dạng của các nhân tố được phát hiện như đặc điểm của Hội đồng quản trị; cấu trúc sở hữu; kiểm toán; đặc điểm văn hóa… (Chalmers et al., 2019). Tại Việt Nam, các nghiên cứu trước đã xác định nhiều nhân tố tác động đến tính hiệu quả, hữu hiệu của KSNB. Tuy nhiên, các nhân tố được khám phá từ các nghiên cứu trước chủ yếu là các nhân tố thuộc năm thành phần cấu thành KSNB theo quan điểm của COSO, bao gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin & truyền thông, hoạt động kiểm soát với các nghiên cứu của Vũ (2016); Thuan, Thuy, Quyen, Truc, and Hien (2020). Rất ít các nghiên cứu đề cập đến các nhân tố khác ngoài các thành phần cấu thành KSNB. Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả cho rằng nghiên cứu hướng đến việc tìm hiểu các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, trong đó, đặc biệt lưu ý đến các nhân tố ngoài các thành phần cấu thành KSNB sẽ góp phần hoàn thiện và hiểu rõ hơn nữa bản chất tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Nghiên cứu này hướng đến mục tiêu tìm hiểu tác động của các nhân tố ngữ cảnh tác động đến tính hữu hiệu của KSNB. Khách thể nghiên cứu là các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai, dữ liệu thu thập bằng phương pháp khảo sát trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2020. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Tổng quan các nghiên cứu trước Nghiên cứu Vũ (2016): nghiên cứu này hướng đến mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng dựa trên độ tin cậy Cronbach Alpha, phân tích khám phá nhân tố (EFA) và phân tích hồi quy đa biến (MRA). Nghiên cứu đã chỉ ra 7 nhân tố ảnh hưởng 1444
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam bao gồm: nhân tố môi trường kiểm soát, nhân tố đánh giá rủi ro, nhân tố hoạt động kiểm soát, nhân tố thông tin truyền thông, nhân tố giám sát, nhân tố thể chế chính trị, nhân tố lợi ích nhóm. Từ đó, tác giả đưa ra những hàm ý chính sách nhằm tăng cường sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu của Quanh and Huyền (2017): bài viết đánh giá tác động của các thành phần trong hệ thống KSNB đến tính hữu hiệu KSNB tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định. Phần mềm SPSS đã được nhóm tác giả sử dụng để hỗ trợ cho việc xử lý dữ liệu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 5 thành phần của hệ thống KSNB thì môi trường kiểm soát có tác động lớn nhất đến tính hữu hiệu KSNB, tiếp đến là hoạt động kiểm soát, cuối cùng là thông tin và truyền thông. Nghiên cứu của Jokipii (2010): Nghiên cứu này xem xét tác động của cá nhân tố thuộc biến độc lập như chiến lược, quy mô doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, sự thay đổi của môi trường đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Tác giả cũng cho rằng mặc dù các thành phần của kiểm soát nội bộ đã được xem xét và xác định trong các khái niệm về KSNB của COSO, tuy nhiên việc xem xét các nhân tố trên sẽ giúp nghiên cứu về tính hữu hiệu KSNB trong bối cảnh rộng hơn và từ đó giúp có những đánh giá thuận lợi hơn về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Phương pháp nghiên cứu khảo sát được sử dụng với khách thể nghiên cứu là 741 công ty tại Phần Lan. Kết quả nghiên cứu cho thấy chiến lược và sự thay đổi của môi trường là các nhân tố tác động có mức ý nghĩa thống kê đến tính hữu hiệu của KSNB. Sơ đồ 01 trình bày mô hình nghiên cứu của Jokipii (2010). Nghiên cứu của Chalmers et al. (2019): nghiên cứu này hướng đến mục tiêu là tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan đến chất lượng và tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trước đến năm 2016, nhóm tác giả đã kết luận rằng các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB khá là đa dạng. Cụ thể các nghiên cứu trước đã khám phá nhiều nhóm nhân tố tác động đến tính hữu hiệu hữu hiệu của KSNB như: đặc điểm của Hội đồng quản trị; cấu trúc sở hữu; kiểm toán; đặc điểm văn hóa… Nhận xét các nghiên cứu trước: tổng quan các nghiên cứu trước cho thấy nghiên cứu về tính hữu hiệu, hiệu quả của KSNB và các nhân tố tác động đến nó nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Các nghiên cứu nước ngoài đã khám phá nhiều nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của KSNB và các nhân tố này khá đa dạng với phần tổng quan nghiên cứu của Chalmers et al. (2019). Đối với các nghiên cứu tại Việt Nam, các tác giả đa phần đều xác định các nhân tố thuộc biến độc lập dựa trên các thành phần cấu thành KSNB theo quan điểm của COSO. Điều này dẫn đến các nhân tố được xem xét trong bối cảnh khá hẹp. Từ hạn chế trên, nghiên cứu này hướng đến tiếp cận các nhân tố thuộc ngữ cảnh đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trên nền tảng lý thuyết ngẫu nhiên. 2.2. Khái niệm tính hữu hiệu của hệ thống KSNB Báo cáo của COSO 2013 cho rằng, tính hữu hiệu của hệ thống KSNB được đảm bảo khi đạt được 3 tiêu chí sau đây: ▪ Mục tiêu hoạt động: Bao gồm các mục tiêu về hoạt động và tài chính, và bảo vệ tài sản chống mất mát, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức. ▪ Mục tiêu báo cáo: Liên quan đến mức độ đảm bảo các yêu cầu của thông tin trên báo cáo tài chính, bao gồm độ tin cậy, tính kịp thời, minh bạch, hoặc các điều khoản khác được thành lập 1445
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 bởi các nhà quản lý, người thiết lập tiêu chuẩn hoặc các chính sách của tổ chức. ▪ Mục tiêu tuân thủ: Liên quan đến các luật và quy định mà tổ chức phải tuân theo, liên quan đến sự tuân thủ pháp luật, các luật và quy định hiện hành. 2.3. Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency theory) Lịch sự phát triển của lý thuyết này được bắt đầu bởi các chương trình nghiên cứu vào những năm 50 của Trường Đại học bang Ohio và Michigan của Hoa Kỳ. Theo đó, các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học bang Ohio đã đưa ra các bảng câu hỏi rộng rãi hướng đến việc đo lường một loạt các hành vi lãnh đạo có thể có trong các bối cảnh tổ chức khác nhau bao gồm nhóm hành vi quan tâm đến con người, nhóm hành vi quan tâm đến công việc. Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Michigan đã tiến hành phỏng vấn và phân tích bảng câu hỏi trong các tổ chức và thu thập các phương pháp đo lường năng suất của nhóm để đánh giá các hành vi lãnh đạo hiệu quả bao gồm hành vi hướng đến mối quan hệ và hành vi hướng đến nhiệm vụ. Tiếp theo đó, Bruns and Stalker (1961) nhấn mạnh đến mức độ phù hợp trong điều kiện cụ thể của mỗi DN riêng lẻ. Các DN thành công phải có cơ cấu tổ chức tương xứng với mức độ phức tạp của môi trường mà nó đang hoạt động. Lawrence and Lorsch (1967) tiếp tục phát triển lý thuyết này trên cơ sở nghiên cứu vai trò và tầm ảnh hưởng của các yếu tố tình huống tới hoạt động của các DN và đã rút ra bốn nội dung bao gồm: không tồn tại giải pháp được xem là tốt nhất để xử lý cho tất cả tình huống của DN; môi trường ảnh hưởng đến quy trình và cấu trúc của DN; để đạt được hiệu quả, các DN cần đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa cơ cấu tổ chức và đặc điểm của môi trường; sự tương thích giữa cấu trúc quản lý và đặc điểm môi trường cụ thể sẽ giúp gia tăng hiệu quả hoạt động của DN. Lý thuyết ngẫu nhiên được vận dụng rộng rãi để biện luận vai trò của các nhân tố ngữ cảnh đến hành vi quản lý và hiệu quả hoạt động của các DN như các nghiên cứu của Islam and Hu (2012); Ahmad and Mohamed Zabri (2015); Abba, Yahaya, and Suleiman (2018), Abba et al. (2018); Gunarathne and Lee (2021) trong những nghiên cứu liên quan chủ yếu đến kế toán quản trị, hệ thống thông tin kế toán đã vận dụng lý thuyết này để lý giải mối quan hệ của các nhân tố thuộc môi trường bên trong và môi trường bên ngoài (như Quy mô DN, tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, Kiểm toán độc lập, Trình độ của nhân viên, Hỗ trợ của nhà quản trị,…) đến hiệu quả của tổ chức, hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin kế toán. Nghiên cứu này dựa trên nền tảng lý thuyết ngẫu nhiên và mô hình nghiên cứu trước của Jokipii (2010) để biện luận mối quan hệ của các nhân tố thuộc về ngữ cảnh đến tính hữu hiệu của KSNB như: Chiến lược; Quy mô DN, Cơ cấu tổ chức; Sự thay đổi của môi trường. Mô hình nghiên cứu trước đó của Jokipii (2010) theo sơ đồ 01. 1446
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Sơ đồ 01: Mô hình nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau: H1: Mức độ thực hiện chiến lược có ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của KSNB; H2: Cơ cấu bộ máy tổ chức càng hoàn thiện thì tính hữu hiệu của KSNB càng cao; H3: Mức độ thích ứng của đơn vị đối với với sự thay đổi của môi trường có ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của KSNB. Bên cạnh đó, biến quy mô doanh nghiệp giữ vai trò là biến kiểm soát đối với biến phụ thuộc của mô hình nghiên cứu. 3. Phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và thang đo 3.1. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên mục tiêu và đặc điểm của tổng quan nghiên cứu, nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ định lượng trên phần mềm SPSS 22 được thực hiện để đánh giá sơ bộ về độ tin cậy và giá trị của các thang đo trên mẫu nghiên cứu bao gồm 100 đơn vị được khảo sát. Nghiên cứu định lượng chính thức thực hiện trên mẫu khảo sát bao gồm 200 đơn vị. Nghiên cứu này hướng đến mục tiêu là khẳng định lại độ tin cậy và giá trị của các thang đo một lần nữa bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA (confirmatory factor analysis), đồng thời kiểm định mô hình nghiên cứu cùng với các giả thuyết bằng phương pháp mô hình cấu trúc tuyến tính bằng mô hình đường dẫn PLS – SEM. 3.2. Thang đo Quy mô DN: Đây là thang đo thuộc biến dummy nhận hai giá trị, bằng 1 nếu đối tượng khảo sát là DN lớn và bằng 0 nếu là DN nhỏ và vừa. Thang đo được ký hiệu là Size. Quy mô DN được xác định theo quy định của Nghị định 80/2021/NĐ-CP. Theo đó DN nhỏ và vừa bao gồm DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân trong năm và doanh thu hàng năm như sau: ▪ Số lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người (đối với đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng); không quá 100 người đối với đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. ▪ Tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng (đối với đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng); không quá 300 tỷ đồng đối với đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. DN lớn là DN không thỏa mãn các tiêu chí của các DN nhỏ và vừa theo quy định của Nghị định 80/2021/NĐ-CP đã nêu trên. 1447
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Cơ cấu bộ máy tổ chức: Là sự hoàn thiện của cơ cấu bộ máy tổ chức tại DN, được đo lường bằng 05 biến quan sát và được ký hiệu là ORG (ORG: ORG1-ORG5). Thang đo này được kế thừa từ nghiên cứu của Jokipii (2010). Chiến lược: Chiến lược được hiểu là mức độ thực hiện chiến lược đã được doanh nghiệp xây dựng. Thang đo được ký hiệu là STR và được đo lường bằng 6 biến quan sát (STR: STR1- STR6). Thang đo này được kế thừa từ nghiên cứu của Jokipii (2010). Sự thay đổi của môi trường: Là mức độ thích ứng của đơn vị đối với với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, được đo lường bằng 08 biến quan sát (ENV: ENV1-ENV8). Thang đo này được kế thừa từ nghiên cứu của Jokipii (2010). Hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ: được kế thừa từ nghiên cứu của Gal, Länsiluoto, Jokipii, and Eklund (2016). Đây là thang đo bậc hai, bao gồm ba thành phần bậc một: tính hiệu quả và hữu hiệu của các hoạt động (EFF: EFF1-EFF4); tính đáng tin cậy của BCTC (REL: REL1- REL4); Tuân thủ pháp luật và các quy định (LAW: LAW1-LAW4). 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Kết quả nghiên cứu sơ bộ định lượng Mô tả mẫu Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện trên đối tượng khảo sát là lãnh đạo đơn vị (phụ trách tài chính), kế toán trưởng và nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai. Công cụ thu thập dữ liệu cho nghiên cứu định lượng (cả sơ bộ và chính thức) đều là bảng câu hỏi khảo sát với thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu chéo, dữ liệu được thu thập trong khoản thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2020. Tổng số mẫu sử dụng cho nghiên cứu sơ bộ là 100 mẫu. 4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng cronbach ∝ Để đánh giá độ tin cậy của thang đo, nghiên cứu này sử dụng hệ số Cronbach ∝. Một biến quan sát đạt yêu cầu khi có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh từ 0,3 và một thang đo được xem là có thể chấp nhận được về độ tin cậy nếu Cronbach ∝ có giá trị từ 0,6 đến 0,95 (Thọ, 2011). Kết quả phân tích cho thấy giá trị của thang đo của ba thành phần bậc một thuộc biến phụ thuộc (tính hữu hiệu của KSNB) có giá trị từ 0,751 đến 0,822; hệ số tương quan biến tổng của các biến có giá trị từ 0,431-0,734. Đối với kết quả của các biến độc lập, mô hình nghiên cứu bao gồm bốn biến độc lập, trong đó biến Quy mô DN là biến dummy, vì vậy tác giả tiến hành phân tích Cronbach ∝ cho ba biến còn lại. Kết quả cho thấy Cronbach ∝ có giá trị từ 0,779 đến 0,931. Bên cạnh đó, hệ số tương quan biến tổng của các biến đều cao từ 0,362 đến 0,886. Đối với thang đo Chiến lược, tác giả tiến hành loại bỏ biến STR6 bởi lẽ khi không có biến này thì giá trị thang đo sẽ tăng từ 0,779 lên 0,781. Như vậy thang đo của biến phụ thuộc và các biến độc lập đạt được độ tin cậy cao và các biến quan sát đều đạt yêu cầu. Phân tích nhân tố khám phá EFA Phân tích EFA cho thang đo thuộc biến phụ thuộc (tính hữu hiệu của hệ thống KSNB) Nhân tố và phương sai trích cho thấy có tổng cộng ba nhân tố trích được với tổng phương sai trích là 63,928%. Kết quả phân tích ma trận trọng số nhân tố dựa vào phép trích PCA cho thấy trọng số nhân tố của các thang đo đối với các thành phần mà nó đo lường đạt giá trị cao nhất và 1448
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 giá trị trọng số nhân tố đều lớn hơn 0,5. Kết quả phân tích trên cho thấy thang đo tính hữu hiệu của KSNB đạt giá trị phân biệt lẫn giá trị hội tụ. Phân tích EFA cho thang đo thuộc biến độc lập Mô hình nghiên cứu bao gồm bốn biến độc lập. Trong đó biến Quy mô DN là biến dummy vì vậy tác giả tiến hành phân tích EFA cho ba biến còn lại. Kết quả phân tích tại Bảng 02 cho thấy có 4 nhân tố trích được tại Eigenvalues là 1,621 với tổng phương sai trích khá cao là 72,306%. Như vậy, kết quả trích được là 4 nhân tố so với kỳ vọng ban đầu là 3 nhân tố. Tiếp theo, tác giả kiểm định giá trị hội tụ của các thang đo này dựa vào phép trích PCA. Ma trận trọng số nhân tố của thang đo thuộc biến độc lập tại Bảng 04 cho thấy trọng số nhân tố của các thang đo đối với các thành phần mà nó đo lường đạt giá trị cao nhất và giá trị trọng số nhân tố đều lớn hơn 0,5. Tuy nhiên, các biến quan sát lại nhóm vào 4 thành phần so với 3 thành phần của kỳ vọng ban đầu. Bảng 01: Nhân tố và phương sai trích của thang đo biến độc lập (nguồn: kết quả khảo sát thực tế năm 2020) Tổng phương sai giải thích (Total Variance Explained) Tổng bình phương tải Tổng bình phương tải Giá trị Eigen ban đầu trọng trích được trọng xoay % % % Lũy kế Lũy kế Thành TC phương Lũy kế % TC phương TC phương % % phần sai sai sai 1 6,542 36,343 36,343 6,542 36,343 36,343 3,904 21,689 21,689 2 2,746 15,255 51,597 2,746 15,255 51,597 3,640 20,224 41,913 3 2,107 11,705 63,303 2,107 11,705 63,303 2,798 15,547 57,460 4 1,621 9,003 72,306 1,621 9,003 72,306 2,672 14,846 72,306 5 0,857 4,763 77,068 Bảng 02: Ma trận trọng số nhân tố của thang đo biến độc lập (nguồn: kết quả khảo sát thực tế năm 2020) Ma trận trọng số nhân tố đã xoay (Rotated Component Matrix) a Nhân tố Sự thay đổi của Sự thay đổi môi trường 01 của môi Cơ cấu tổ (thị hiếu, công trường 02 chức nghệ) (chính sách) Chiến lược STR1 0,125 0,289 0,107 0,780 STR2 0,105 0,110 0,019 0,823 STR3 0,190 0,097 -0,034 0,757 STR4 0,336 0,283 0,126 0,647 STR5 0,148 0,503 -0,092 0,157 ORG1 0,684 0,120 0,066 0,426 1449
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ORG2 0,824 0,206 0,189 0,176 ORG3 0,887 0,183 0,095 0,148 ORG4 0,891 0,194 0,051 0,117 ORG5 0,911 0,142 0,102 0,120 ENV1 0,166 0,886 0,037 0,072 ENV2 0,069 0,904 0,040 0,150 ENV3 0,185 0,854 0,031 0,217 ENV4 0,190 0,840 0,090 0,145 ENV5 0,046 0,004 0,827 0,090 ENV6 0,142 0,112 0,817 0,036 ENV7 0,033 -0,064 0,814 0,025 ENV8 0,147 0,020 0,821 0,000 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 5 iterations. Kết quả phân tích EFA của thang đo thuộc biến độc lập cho phép tác giả tách nhân tố sự thay đổi của môi trường ra làm hai nhân tố: Sự thay đổi của môi trường 01, ký hiệu ENV-L&T (mức độ thích ứng của đơn vị đối với sự thay đổi của thị hiếu và công nghệ) và sự thay đổi của môi trường 02, ký hiệu ENV-PLC (Mức độ thích ứng của đơn vị đối với sự thay đổi của chính sách). Như vậy mô hình nghiên cứu cũng có sự thay đổi về số lượng biến độc lập (là 4 nhân tố so với 3 nhân tố như ban đầu). Mô hình và giả thuyết nghiên cứu được trình bày như sau: Giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau: H1: Mức độ thực hiện chiến lược có ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của KSNB; H2: Cơ cấu bộ máy tổ chức càng hoàn thiện thì tính hữu hiệu của KSNB càng cao; H3: Mức độ thích ứng của đơn vị đối với sự thay đổi của môi trường (thị hiếu và công nghệ) có ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của KSNB; H4: Mức độ thích ứng của đơn vị đối với sự thay đổi của môi trường (chính sách) có ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của KSNB. Bên cạnh đó, biến quy mô doanh nghiệp giữ vai trò là biến kiểm soát đối với biến phụ thuộc của mô hình nghiên cứu. Sơ đồ 02: Mô hình nghiên cứu 4.2. Kết quả phân tích chính thức 1450
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Xem xét chất lượng biến quan sát và phương pháp kiểm định: Trong nghiên cứu này thang đo tính hữu hiệu của hệ thống KSNB là thang đo bậc hai, được cấu tạo bao gồm ba thành phần bậc 1. Vì vậy, khi thực hiện các bước kiểm định, tác giả tiến hành thực hiện cho các thang đo bậc 1 theo hướng dẫn của Sarstedt, Ringle, and Hair (2017). Hulland (1999) cho rằng một biến quan sát đạt chất lượng khi giá trị hệ số tại ngoài của nó lớn hơn ngưỡng tối thiểu là 0,5. Kết quả phân tích tại Bảng 3 cho thấy tất cả các biến quan sát đều có giá trị Outer loadings lớn hơn 0.5 và đều có ý nghĩa thống kê (P value tương ứng đều bằng 0). Dựa trên kết quả này, chúng tôi giữ lại tất cả các biến quan sát để thực hiện các bước công việc kế tiếp. Đánh giá độ tin cậy của thang đo: Henseler, Ringle, and Sarstedt (2015) cho rằng scale reliability được đánh giá ba tiêu chí là Cronbach's Alpha và Composite Reliability (CR) và scale được xem là đảm bảo giá trị khi giá trị của ba chỉ số trên nằm trong khoảng 0,7 đến 0,95. Bảng 3 trình bày kết quả kiểm định giá trị của thang đo, theo đó giá trị Cronbach's Alpha của tất cả các thang đo đều nằm trong khoảng từ 0,751 đến 0,938 và giá CR cũng giao động từ 0,822 đến 0,956. Căn cứ vào kết quả trên, chúng tôi kết luận giá trị thang đo được đảm bảo. Đáng giá giá trị hội tụ của thang đo: thang đo được xem là đảm bảo giá trị hội tụ khi giá trị phương sai trung bình được trích (AVE) tương ứng với từng thang đo có giá trị từ 0.5 trở lên (Sarstedt et al., 2017). Kết quả kiểm định ở Bảng 3 cho thấy các thang đo được dùng cho nghiên cứu này đều đảm bảo giá trị hội tụ bởi lẽ giá trị AVE tương ứng với mỗi thang đo dao động từ 0,537 đến 0,844. Giá trị phân biệt: chỉ số HTMT và chỉ số căn bậc hai của AVE được sử dụng. Henseler et al. (2015) cho rằng giá trị phân biệt của thang đo được đảm bảo khi chỉ số HTMT có giá trị dưới 0,9. Fornell and Larcker (1981) khuyến nghị rằng giá trị phân biệt của thang đo được đảm bảo khi căn bậc hai của AVE cho mỗi biến tiềm ẩn cao hơn tất cả tương quan giữa các biến tiềm ẩn với nhau. Bảng 4 cho thấy tất cả hệ số HTMT giữa hai biến tiềm ẩn đều có giá trị nhỏ hơn 0.9. Bảng 5 cho thấy giá căn bậc hai của AVE của mỗi biến tiềm ẩn (số nằm trên đường chéo) đều lớn hơn hệ số tương quan của nó với bất kỳ khái niệm nghiên cứu nào khác trong mô hình. Bên cạnh đó, giá trị cao nhất của các hệ số tương quan giữa các biến tiềm ẩn (số ở phía dưới đường chéo) là 0,510 và thấp hơn giá trị thấp nhất của CR (bằng 0,537). Kết quả trên cho thấy thang đo của mô hình nghiên cứu đảm bảo giá trị phân biệt. Bảng 03: Quy mô các mục và đánh giá biến tiềm ẩn Hệ số tải Thang đo và biến quan sát P-value nhân tố Chiến lược (STR): Cronbach's Alpha = 0,755, CR = 0,822, AVE = 0,537 Đơn vị hoạt động một cách hiệu quả với các sản phẩm và thị trường 0,709 0,000 hiện tại của mình Đơn vị luôn hướng đến cung cấp các dịch vụ hoặc sản phẩm được 0,559 0,000 tiêu chuẩn hoá khá tốt Đơn vị luôn cố gắng theo sát sự phát triển của thị trường trên cơ sở 0,605 0,000 cân nhắc lợi ích và chi phí Đơn vị luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu thị trường một cách nhanh 0,744 0,000 1451
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Hệ số tải Thang đo và biến quan sát P-value nhân tố chóng Đơn vị luôn là người đầu tiên cung cấp các tính năng mới 0,680 0,000 Cơ cấu tổ chức (ORG): Cronbach's Alpha = 0,932, CR = 0,949, AVE = 0,788 Doanh nghiệp ban hành một cách đầy đủ bằng văn bản các quy tắc 0,774 0,000 đạo đức, nội quy hoạt động cụ thể Quy chế khen thưởng, kỷ luật nhân viên tại đơn vị được quy định cụ 0,901 0,000 thể, rõ ràng và hợp lý Bản mô tả công việc cụ thể cho từng vị trí được thực hiện rất đầy đủ 0,918 0,000 Doanh nghiệp tuyển dụng và phân công công việc phù hợp với trình 0,909 0,000 độ chuyên môn của nhân viên Doanh nghiệp thường xuyên đào tạo, tập huấn giúp nâng cao kiến 0,928 0,000 thức và kỹ năng xử lý trong công việc cho nhân viên Sự thay đổi của môi trường 01 (ENV-L&T): Cronbach's Alpha =0,938, CR = 0,956, AVE = 0,844. Doanh nghiệp dự đoán được sự thay đổi của công nghệ sản xuất 0,921 0,000 Nhà quản trị dự đoán được sự thay đổi nhu cầu, thị hiếu và sở thích 0,923 0,000 của người tiêu dùng Doanh nghiệp dự đoán được những biến động của thị trường kinh 0,924 0,000 doanh Doanh nghiệp dự đoán được những thay đổi trong chiến lược hoạt 0,906 0,000 động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh Sự thay đổi của môi trường 02 (ký hiệu ENV-PLC): Cronbach's Alpha = 0,842, CR = 0,893, AVE = 0,676. Nhà quản trị dự đoán được những ảnh hưởng đối với sự thay đổi các 0,800 0,000 quy định và chính sách của chính phủ Doanh nghiệp nhận thấy được về những thay đổi trong các mối quan 0,862 0,000 hệ nơi làm việc Nhà quản trị dự đoán được những thay đổi chính sách của nhà cung 0,799 0,000 ứng Nhà quản trị dự đoán được những tác động khi thực hiện chính sách 0,825 0,000 hội nhập quốc tế của chính phủ về hàng hoá, dịch vụ, công nghệ Mục tiêu hoạt động hữu hiệu và hiệu quả (EFF): Cronbach's Alpha = 0,773, CR = 0,855, AVE = 0,598. Với một nỗ lực hợp lý, hiệu quả của hoạt động có thể được cải thiện 0,809 0,000 hơn nữa Có thể có các vấn đề trong hoạt động, nếu được loại bỏ thì sẽ dẫn 0,826 0,000 đến hiệu quả hơn 1452
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Hệ số tải Thang đo và biến quan sát P-value nhân tố Không có giai đoạn nào trong quy trình mà nhận thấy sự nghi ngờ 0,673 0,000 về hiệu quả Trong một số chức năng, nguồn lực có thể đã được triển khai một 0,777 0,000 cách hiệu quả hơn nữa Mục tiêu báo cáo tài chính đáng tin cậy (REL): Cronbach's Alpha = 0,751, CR =0,843, AVE = 0,573. Thông tin từ báo cáo tài chính là khá chính xác và hiếm khi phải 0,769 0,000 kiểm tra thông tin khi nhận được. Rất hiếm khi lỗi xảy ra trong báo cáo tài chính sau khi thông tin đã 0,772 0,000 được xác nhận Rất hiếm khi nhận được phản hồi về lỗi trong báo cáo tài chính khi 0,719 0,000 thông tin được bên ngoài doanh nghiệp sử dụng Không nhận thấy vấn đề với chương trình kế toán được sử dụng bởi 0,766 0,000 quản trị tài chính Mục tiêu tuân thủ pháp luật và quy định (LAW): Cronbach's Alpha = 0,826, CR = 0,881, AVE = 0,650. Việc áp dụng các quy định quản lý của doanh nghiệp được thực hiện 0,772 0,000 hiệu quả Doanh nghiệp nắm bắt kịp thời đối với những thay đổi trong pháp 0,861 0,000 luật Hầu hết nhân viên luôn tuân thủ pháp luật và các quy định đang có 0,786 0,000 hiệu lực Một số cá nhân trong doanh nghiệp có nhiệm vụ giám sát những 0,804 0,000 thay đổi của luật pháp và các quy định mới. (nguồn: kết quả khảo sát thực tế năm 2020) Bảng 04: Heterotrait-Monotrait Ratio (HTMT) (nguồn: kết quả khảo sát thực tế năm 2020) EFF ENV-L&T ENV-PLC LAW ORG REI STR EFF ENV- 0,383 L&T ENV- 0,132 0,105 PLC LAW 0,284 0,323 0,153 ORG 0,409 0,374 0,310 0,383 REI 0,509 0,292 0,237 0,283 0,412 STR 0,611 0,575 0,167 0,393 0,531 0,428 Bảng 05: Fornell-Larcker Criterion (nguồn: kết quả khảo sát thực tế năm 2020) EFF ENV-L&T ENV-PLC LAW ORG REI STR 1453
  12. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 EFF 0,773 ENV-L&T 0,327 0,918 ENV-PLC 0,096 0,088 0,822 LAW 0,244 0,290 0,125 0,806 ORG 0,350 0,349 0,281 0,346 0,888 REI 0,390 0,248 0,184 0,240 0,351 0,757 STR 0,510 0,519 0,063 0,369 0,440 0,362 0,661 4.3. Kiểm tra vấn đề đa cộng tuyến trong mô hình cấu trúc: Tác giả dùng giá trị VIF để kiểm tra hiện tượng này. Thọ (2011) cho rằng nếu VIF lớn hơn 2 thì chúng ta cần phải cẩn trọng trong diễn giải các trọng số hồi quy. Bảng 6 cho thấy giá trị VIF của từng mối quan hệ phát sinh giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc trong mô hình có giá trị cao nhất là 1,563 và thấp hơn rất nhiều so với ngưỡng giá trị được Thọ (2011) đề nghị. Kết quả này cho thấy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong nghiên cứu này. Bảng 06: Giá trị Inner VIF Biến độc lập ICE ENV-L&T 1,403 ENV-PLC 1,092 ORG 1,378 STR 1,536 (nguồn: kết quả khảo sát thực tế năm 2020) 4.4. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu được kiểm định bằng phần mềm SmartPLS3. Để cung cấp bằng chứng cho việc kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu, tác giả đã đánh giá hệ số tác động chuẩn hóa và mức độ có ý nghĩa thống kê tương ứng với từng giả thuyết nghiên cứu. Bên cạnh đó, để có căn cứ đánh giá sự phù hợp của mô hình, chúng tôi cũng tiến hành đánh giá giá trị bình phương điều chỉnh cho biến phụ thuộc của mô hình nghiên cứu là tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Bootstrapping lấy mẫu có hoàn lại cơ bản đã được sử dụng với 500 mẫu. Kết quả kiểm định được trình bày tại Bảng 7. Bảng 07: Kết quả hồi quy bình phương tối thiểu từng phần Hypothesis Β P Values Adjusted R2 Conclusion Tác động trực tiếp H1 STR -> ICE 0,394 0,000 Chấp nhận H2 ORG -> ICE 0,199 0,006 0,393 Chấp nhận H3 ENV-L&T 0,189 0,034 Chấp nhận H4 ENV-PLC 0,072 0,233 Loại bỏ Biến kiểm soát SIZE -> ICE 0,142 0,013 Chấp nhận (nguồn: kết quả khảo sát thực tế năm 2020) Kết quả phân tích dữ liệu ở bảng 7 cho thấy giá trị bình phương điều chỉnh Adjusted R2 của biến ICE là 0,393. Điều này cho thấy bốn nhân tố là chiến lược, cơ cấu tổ chức, sự thay đổi của 1454
  13. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 môi trường - thị hiếu và công nghệ (ENV-L&T) và sự thay đổi của môi trường - chính sách (ENV- PLC) giải thích được 39.3% mức độ biến thiên của ICE. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu cho thấy cả ba giả thuyết H1, H2, H3 đều được chấp nhận với mức ý nghĩa thống kê 0,05. Với P – value bằng 0,233, tác giả kết luận chưa có bằng chứng để cho thấy sự thay đổi của môi trường- chính sách tác động ở mức có ý nghĩa thống kê đến ICE. Bên cạnh đó, chúng tôi thấy rằng quy mô của doanh nghiệp (size) tác động tích cực đến ICE với mức ý nghĩa thống kê là 5%, điều này cho thấy các doanh nghiệp có quy mô lớn thì ICE được đảm bảo nhiều hơn so với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 5. Kết luận và gợi ý chính sách Điểm tương đồng của nghiên cứu này so với nghiên cứu của Jokipii (2010) ở nội dung là cả ba nhân tố thuộc biến độc lập đều tác động cùng chiều đến tính hữu hiệu của KSNB. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng có điểm khác biệt so với nghiên cứu của Jokipii (2010). Cụ thể, dựa trên kết quả phân tích EFA, nghiên cứu này đã phân chia nhân tố mức độ thích ứng của đơn vị đối với sự thay đổi của môi trường kinh doanh thành hai thành phần: mức độ thích ứng của đơn vị đối với sự thay đổi của thị hiếu và công nghệ và mức độ thích ứng của đơn vị đối với sự thay đổi của chính sách. Trên cơ sở đó, nghiên cứu này cho thấy nhân tố mức độ thích ứng của đơn vị đối với sự thay đổi của thị hiếu và công nghệ có tác động có ý nghĩa thống kê đến tính hữu hiệu của KSNB trong khi nhân tố mức độ thích ứng của đơn vị đối với sự thay đổi của chính sách chưa tác động có ý nghĩa thống kê đến tính hữu hiệu của KSNB. Điều này được giải thích là đối với các doanh nghiệp được khảo sát, hệ thống KSNB được xem là hữu hiệu đối với việc đạt được các mục tiêu liên quan đến việc thích ứng đối với thị hiếu của khách hàng và sự thay đổi công nghệ, tuy nhiên chưa hữu hiệu đối với việc đạt được các mục tiêu liên quan đến việc thích ứng với sự thay đổi có liên quan đến các chính sách, nhất là các chính sách của Nhà nước. Dựa vào kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã gợi ý các chính sách nhằm góp phần nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB bao gồm: cần xây dựng cơ cấu tổ chức dựa trên cơ sở chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả nguồn lực gắn với mục tiêu của doanh nghiệp; doanh nghiệp cần phát triển các chiến lược ngắn hạn cũng như dài hạn để phù hợp với mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; lãnh đạo doanh nghiệp cần phải dự đoán được trước sự biến động của môi trường để có những chiến lược kinh doanh phù hợp với sự thay đổi. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Abba, M., Yahaya, L., & Suleiman, N. (2018). Explored and critique of contingency theory for management accounting research. Journal of Accounting and Financial Management ISSN, 4(5), 2018. [2] Ahmad, K., & Mohamed Zabri, S. (2015). Factors explaining the use of management accounting practices in Malaysian medium-sized firms. Journal of Small Business and Enterprise Development, 22(4), 762-781. doi:10.1108/JSBED-04-2012-0057 [3] Bruns, T., & Stalker, G. (1961). The management of innovation. Tavistock, London, 120- 122. [4] Chalmers, K., Hay, D., & Khlif, H. (2019). Internal control in accounting research: A review. Journal of Accounting Literature, 42, 80-103. doi:https://doi.org/10.1016/j.acclit.2018.03.002 [5] Gal, G., Länsiluoto, A., Jokipii, A., & Eklund, T. (2016). Internal control effectiveness–a 1455
  14. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 clustering approach. Managerial Auditing Journal. [6] Gunarathne, N., & Lee, K.-H. (2021). Corporate cleaner production strategy development and environmental management accounting: A contingency theory perspective. Journal of Cleaner Production, 308, 127402. doi:https://doi.org/10.1016/j.jclepro.2021.127402 [7] Henseler, J., Ringle, C. M., & Sarstedt, M. (2015). A new criterion for assessing discriminant validity in variance-based structural equation modeling. Journal of the academy of marketing science, 43(1), 115-135. [8] Hulland, J. S. (1999). The Effects of Country-of-Brand and Brand Name on Product Evaluation and Consideration. Journal of International Consumer Marketing, 11(1), 23-40. doi:10.1300/J046v11n01_03 [9] Islam, J., & Hu, H. (2012). A review of literature on contingency theory in managerial accounting. African journal of business management, 6(15), 5159-5164. [10] Jokipii, A. (2010). Determinants and consequences of internal control in firms: a contingency theory based analysis. Journal of Management & Governance, 14(2), 115-144. [11] Lawrence, P. R., & Lorsch, J. W. (1967). Differentiation and integration in complex organizations. Administrative science quarterly, 12(1), 1-47. [12] Pham, Q. T., Ho, X. T., Nguyen, T. P. L., Pham, T. H. Q., & Bui, A. T. (2021). Financial reporting quality in pandemic era: case analysis of Vietnamese enterprises. Journal of Sustainable Finance & Investment, 1-23. doi:10.1080/20430795.2021.1905411 [13] Quanh, T. T., & Huyền, L. M. (2017). Tác động của các thành phần trong hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định. Tạp chí Công Thương, 7(6/2016), 25-31. [14] Sarstedt, M., Ringle, C. M., & Hair, J. F. (2017). Partial least squares structural equation modeling. Handbook of market research, 26(1), 1-40. [15] Thọ, N. Đ. (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nhà xuất bản Lao động-Xã hội, 593. [16] Thuan, P. Q., Thuy, H. X., Quyen, P. T. H., Truc, T. T. T., & Hien, N. T. D. (2020). IMPACT THE INTERNAL CONTROL OF THE CREDIT OPERATIONS ON THE CREDIT EFFECTIVENESS OF COMMERCIAL BANKS: A CASE OF HCMC AND DONG NAI PROVINCE. Academy of Strategic Management Journal, 19(6), 1-11. [17] Vũ, H. T. (2016). Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. (Tiến sĩ), Đại học Kinh tế TP.HCM, THành phố Hochiminh 1456
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2