intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố tác động đến dòng tiền của doanh nghiệp

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Các nhân tố tác động đến dòng tiền của doanh nghiệp" nhằm tìm hiểu mức độ tác động của các nhân tố đến dòng tiền của các doanh nghiệp Việt Nam trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua dữ liệu thứ cấp của 131 công ty niêm yết. Thực hiện phân tích tương quan, phân tích hồi quy, kết quả cho thấy có 4/5 nhân tố có tác động đến dòng tiền. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố tác động đến dòng tiền của doanh nghiệp

  1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DÒNG TIỀN CỦA DOANH NGHIỆP PGS.TS. Bùi Thị Ngọc1 TS. Đào Mạnh Huy2 Tóm tắt Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu mức độ tác động của các nhân tố đến dòng tiền của các doanh nghiệp Việt Nam trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua dữ liệu thứ cấp của 131 công ty niêm yết. Thực hiện phân tích tương quan, phân tích hồi quy, kết quả cho thấy có 4/5 nhân tố có tác động đến dòng tiền. Trong đó lợi nhuận là nhân tố tác động mạnh nhất, khả năng thanh toán có tác động yếu nhất. Đặc biệt các hệ số khả năng thanh toán có tác động ngược chiều với dòng tiền. Từ kết quả nghiên cứu này chúng tôi đã phân tích và đề xuất những gợi ý cho doanh nghiệp trong việc quản trị lợi nhuận và dòng tiền. Nhà quản trị có thể sử dụng kết quả nghiên cứu này để hoạch định các giải pháp về dòng tiền chi tiết hơn nhằm từng bước cải thiện quy trình quản lý mà họ đang vận hành ở đơn vị. Từ khóa: Dòng tiền, nhân tố, doanh nghiệp, quản trị dòng tiền 1.Giới thiệu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) nhằm cung cấp thông tin về dòng tiền vào, dòng tiền ra của hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính trong một kỳ kinh doanh. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập trên cơ sở kế toán tiền, điều này khác biệt với cơ sở kế toán dồn tích của bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Do vậy, các chỉ tiêu lưu chuyển tiền thuần và lợi nhuận được lập từ những cơ sở khác nhau. Trong phương pháp trực tiếp, dòng tiền thuần được xác định bằng dòng tiền thu – dòng tiền chi. Trong phương pháp gián tiếp, để tính dòng tiền thuần xuất phát từ chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh, sau đó điều chỉnh khỏi ảnh hưởng của các khoản mục không phải bằng tiền, các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận và dòng tiền là hai chỉ tiêu quan trọng trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Tuy hai chỉ tiêu được lập trên những cơ sở khác nhau nhưng chúng đều hỗ trợ cho nhà đầu tư khi phân tích tài chính. Doanh nghiệp có thể có những biện pháp tác động đến từng chỉ tiêu thông qua các kỹ thuật của họ. Thông thường lợi nhuận là mục tiêu bên cạnh mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên trong hoạt động của doanh nghiệp, dòng tiền quyết định sự vận hành của các hoạt động kinh doanh. Nếu một công ty có lợi nhuận nhưng lượng tiền không đủ cho các 1 Đại học Lao động - Xã hội, Email: buithingoc.ldxh@gmail.com, Điện thoại: 0989 077 435 2 Đại học Lao động - Xã hội, Email: daomanhhuy@gmail.com 572
  2. hoạt động thông thường sẽ có mối đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của công ty đó. Do đó, lượng tiền mặt rất quan trọng để công ty tiếp tục các hoạt động. Một công ty kiểm soát tốt số dư tiền mặt sẽ có cơ hội phát triển bền vững. Nói cách khác, tiền mặt là nhu cầu trong khi lợi nhuận là mong muốn. Trong nhiều nghiên cứu đã chỉ ra dòng tiền ngân quỹ có tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp và ngược lại. Thông qua việc tìm hiểu mối quan hệ giữa lợi nhuận và dòng tiền trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nhà phân tích có thể hiểu rõ về hiệu quả hoạt động của công ty. Bởi vì lợi nhuận được tính toán thông qua hoạt động kế toán thông thường không làm thay đổi dòng tiền, nhà phân tích có thể sử dụng mối quan hệ này để phát hiện những nghi ngờ về thực hành kế toán. Cũng như vậy, qua điều chỉnh tỷ lệ giữa lợi nhuận và dòng tiền, họ có thể có một cái nhìn rõ hơn để phát triển các vấn đề khác trong công ty. Trong quá trình phân tích, nhà đầu tư cần phải có những tài liệu và thông tin chi tiết của từng chỉ tiêu, kết hợp hai chỉ tiêu để có những nhận định đúng về tình hình tài chính của đơn vị. Hơn nữa, nghiên cứu về lợi nhuận và dòng tiền nhằm giúp doanh nghiệp xác định khi nào lợi nhuận hay dòng tiền quan trọng, từ đó xác định rõ mục tiêu của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn. Do vậy, mục đích của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa lợi nhuận và dòng tiền và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến dòng tiền. Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm quản trị dòng tiền của doanh nghiệp hiệu quả. 2. Tổng quan nghiên cứu Nghiên cứu về dòng tiền ngân quỹ được nhiều tác giả thực hiện nhằm đánh giá vai trò của dòng tiền quá khứ, đồng thời chỉ ra mức độ tác động của các nhân tố đến dòng tiền, cụ thể như sau: Keynes (1937) khẳng định tính thanh khoản giúp doanh nghiệp tránh được những “cú sốc” về những dòng tiền không mong đợi. Dòng tiền là một trong những thước đo quan trọng phản ánh “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp. Theo cách hiểu này, mục tiêu của doanh nghiệp là làm thế nào để có dòng tiền tốt cũng giống như việc làm thế nào để doanh nghiệp thu được lợi nhuận như mong đợi. Nghiên cứu chỉ ra điều gì tác động mạnh tới dòng tiền. Bowen và cộng sự (1986) đã điều tra các mối quan hệ thực nghiệm giữa thu nhập dồn tích và dòng tiền tại các DN ở Mỹ. Kết quả nghiên cứu chứng minh có mối tương quan chặt giữa dòng tiền truyền thống (dựa trên quỹ) và thu nhập nhưng mối tương quan lỏng giữa các thước đo dòng tiền "thay thế" và thu nhập. Nghiên cứu khẳng định mô hình dự đoán dòng tiền không ảnh hưởng đến lợi nhuận và dòng tiền trong tương lai. Ngoài ra kết quả của nghiên cứu cũng chỉ ra các nhân tố tác động đến dòng tiền gồm: Cấu trúc tài chính, khả năng thanh toán, vòng quay hàng tồn kho và các khoản phải thu, cấu trúc tài sản, cơ cấu cổ đông. 573
  3. Sharma và Iselin (2000) đã xem xét tính hữu ích của luồng thông tin về tiền mặt trong bối cảnh doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, kết quả cho thấy thông tin quan trọng về tính hữu ích trong dữ liệu dòng tiền để đánh giá khả năng thanh toán và cơ hội sống còn của doanh nghiệp. Nghiên cứu đã chứng minh các hệ số vòng quay các khoản phải thu có tác động mạnh nhất đến dòng tiền hiện thực của doanh nghiệp. Bên cạnh đó là các nhân tố đòn bẩy tài chính, cơ cấu tài sản, khả năng thanh toán, ngành nghề kinh doanh, thị trường tài chính và các tổ chức tài chính. Olatundun (2003) nghiên cứu mối quan hệ giữa lợi nhuận và dòng tiền của 63 công ty tại Nigeria trong thời gian 1984 -1997. Sự kết hợp của dòng tiền với những thay đổi về lợi nhuận được kiểm định bằng Mô hình Lintner-Brittain với chuỗi dữ liệu thời gian. Kết quả cho thấy có mối quan hệ đáng kể giữa sự thay đổi lợi nhuận và dòng tiền không giống như các nghiên cứu trước đây, sự thay đổi phụ thuộc vào mức độ tăng trưởng, sự lựa chọn cơ cấu vốn, quy mô của từng doanh nghiệp và các chính sách kinh tế vĩ mô. Roychowdhury (2006) cho thấy các nhà quản trị tài chính đã quan tâm tới quản trị dòng tiền và “kiếm” được lợi ích từ quản trị dòng tiền của doanh nghiệp họ. Với các công trình nghiên cứu như trên, các tác giả đã đề cập tới vai trò quan trọng của quản trị dòng tiền. Quản trị dòng tiền được nhà quản trị tài chính quan tâm tới nhiều hơn bên cạnh mục tiêu quản trị lợi nhuận. Để quản trị dòng tiền tốt họ quan tâm tới dòng tiền vào từ các khoản phải thu và dòng tiền ra của các khoản đầu tư tài chính. Leise và cộng sự (2006), quản trị dòng tiền được phản ánh thông qua quản trị tiền ngân quỹ. Các tác giả nghiên cứu quản trị ngân quỹ dựa trên các nội dung như quản trị các khoản phải thu, phải trả và tạo ra mức tiền mặt tối ưu. Bên cạnh đó, dự báo dòng tiền, tạo lập các quan hệ với các định chế tài chính nhằm xử lý sự thặng dư hoặc thiếu hụt ngân quỹ đã được các tác giả đề cập tới. Tuy nhiên, tác giả chưa phân tích sâu những nhân tố ảnh hưởng và làm thế nào để tạo ra mô hình ngân quỹ tối ưu trong quản trị dòng tiền của doanh nghiệp. Yo và Tony (2006) nghiên cứu về ảnh hưởng của sở hữu gia đình đến dòng tiền và thu nhập của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Hàn Quốc trong giai đoạn khủng hoảng từ 2000 - 2005. Kết quả chỉ ra rằng, sở hữu gia đình có thể làm giảm hoặc làm trầm trọng thêm dòng tiền ngân quỹ của các công ty bán lẻ. Muhammad (2017), nghiên cứu nhằm xác định tầm quan trọng của dòng tiền quá khứ đối với lợi nhuận của các công ty được niêm yết tại Karachi. Nghiên cứu chỉ ra rằng dòng tiền quá khứ tương quan thuận với lợi nhuận của doanh nghiệp. Kết quả chỉ ra mức độ tác động của các hệ số tài chính đến dòng tiền thuần ngân quỹ gồm hệ số nợ, khả năng thanh toán và các hệ số vòng quay của hàng tồn kho và phải thu khách hàng. 574
  4. Usman và cộng sự (2018), Mục tiêu của bài nghiên cứu là điều tra ảnh hưởng của dòng tiền đến lợi nhuận của các công ty niêm yết trong lĩnh vực ô tô của Đức. Nghiên cứu chỉ ra các nhân tố tác động đến dòng tiền gồm: khả năng thanh toán, các hệ số vòng quay, tỷ suất sinh lời trên tài sản, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ, ngành nghề kinh doanh, năng lực của nhà quản trị, chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp. Như vậy, các nghiên cứu đều khẳng định dòng tiền có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Lợi nhuận có tác động đến dòng tiền trong một vài nghiên cứu. Nhìn chung, các nhân tố tác động đến dòng tiền đều hội tụ ở các chỉ tiêu về hệ số tài chính (hệ số nợ, khả năng thanh toán, hệ số vòng quay, khả năng sinh lời) và các biến kiểm soát gồm quy mô doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, thời gian hoạt động. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Xây dựng thang đo Thang đo sơ bộ được xây dựng dựa trên mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài, kết hợp với việc tham khảo các thang đo của các nghiên cứu trước đây. Cụ thể, tác giả kế thừa mô hình và ý tưởng nghiên cứu của các tác giả Keynes (1936), Bowen và cộng sự (1986), Sharma và Iselin (2000), Olatundun (2003), Roychowdhury (2006), Leise và cộng sự (2006), Yo và Tony (2006), Muhammad (2017), Usman và cộng sự (2018). Chúng tôi thực hiện phân tích từng công trình kết hợp đặc điểm doanh nghiệp Việt Nam, thể chế chính trị xã hội, con người cũng như mức độ phát triển kinh tế. Sau đó, nhóm tác giả tổng kết và đúc kết thành 5 nhóm nhân tố tác động như trong bảng dưới đây: Hệ số nợ: Nhân tố này được đo lường bằng cách lấy tổng nợ phải trả chia cho tổng tài sản của DN. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của DN bởi các khoản nợ, từ đó biết được khả năng tự chủ tài chính của DN. Hệ số nợ càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc của DN vào chủ nợ càng lớn, tính tự chủ của DN càng thấp và khả năng tiếp nhận các khoản vay nợ càng khó khi DN không thanh toán kịp thời các khoản nợ và hiệu quả hoạt động kém, rủi ro của DN sẽ ở mức độ cao. Hệ số nợ càng nhỏ thể hiện DN đi vay ít, khả năng tự chủ tài chính cao. Tuy nhiên, cũng có thể DN chưa biết cách khai thác đòn bẩy tài chính, chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Chỉ tiêu này bao gồm 2 chỉ số là: (1) Hệ số nợ ngắn hạn phản ánh mức độ tài trợ tài sản của DN, bằng các khoản nợ ngắn hạn. (2) Hệ số nợ dài hạn phản ánh mức độ tài trợ tài sản của DN, bằng các khoản nợ dài hạn. Ngoài ra, đòn bẩy tài chính được đo lường thêm bằng chỉ tiêu D/E, được tính bằng cách lấy nợ dài hạn có trả lãi chia cho vốn chủ sở hữu. Hệ số này càng lớn thì các nhà quản lý càng có động cơ điều chỉnh thu nhập của công ty phù hợp với những quy ước trong hợp đồng vay. Khả năng thanh toán của DN: Khả năng thanh toán của DN là năng lực về tài chính mà DN có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cho các cá nhân, tổ 575
  5. chức có quan hệ cho DN vay hoặc nợ. Năng lực tài chính đó tồn tại dưới dạng tiền mặt, tiền gửi, các khoản phải thu, … từ các cá nhân mắc nợ DN, các tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền như: Hàng hóa, thành phẩm, hàng gửi bán. Các khoản nợ của DN có thể là các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, khoản nợ tiền hàng do xuất phát từ quan hệ mua bán các yếu tố đầu vào hoặc sản phẩm hàng hóa DN phải trả cho người bán hoặc người mua đặt trước, các khoản thuế chưa nộp ngân hàng nhà nước, các khoản chưa trả lương. Khả năng thanh toán của DN được đo lường qua chỉ tiêu tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn, chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán của DN trong ngắn hạn. Đây là chỉ tiêu được các nhà tín dụng quan tâm khi ra quyết định để đảm bảo cho các khoản vay ngắn hạn của DN được thanh toán đúng hạn trong tương lai, chính điều này ảnh hưởng tới cấu trúc tài chính của DN. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản/ Tổng nợ phải trả: Hệ số này cho biết mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng với tổng số nợ phải trả (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn), phản ánh một đồng vay nợ có mấy đồng tài sản đảm bảo. Khi giá trị của hệ số này nhỏ hơn 1 có nghĩa là tổng tài sản < tổng nợ, như vậy toàn bộ số tài sản hiện có của công ty không đủ để thanh toán các khoản nợ, chứng tỏ công ty mất khả năng thanh toán, gặp khó khăn trong tài chính. Ngược lại, nếu hệ số này lớn hơn 1 nghĩa là Tổng tài sản > Tổng nợ cho thấy công ty có khả năng thanh toán. Nhưng nếu quá cao thì cần phải xem lại vì khi đó việc sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty không hiệu quả. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tổng tài sản ngắn hạn/ Tổng nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho)/ Tổng nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và tương đương tiền / Tổng nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Lãi vay phải trả Cấu trúc tài sản của DN: Có nhiều chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản của DN, thông thường cấu trúc tài sản được đo lường thông qua chỉ tiêu tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản. Đây là chỉ tiêu quan trọng trong cấu trúc tài chính của DN. Về lý thuyết, khi tỉ lệ tài sản cố định chiếm tỉ trọng lớn, DN có cơ hội thế chấp các tài sản này để tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài. DN có thể vay với lãi suất thấp hơn nếu có tài sản thế chấp, điều này làm giảm chi phí sử dụng vốn. Bên cạnh đó doanh nghiệp có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số tài sản ngắn hạn, cụ thể như sau: Hệ số đầu tư tài sản ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn / Tổng tài sản Hệ số đầu tư tài sản dài hạn = Tài sản dài hạn / Tổng tài sản 576
  6. Hiệu suất hoạt động: Hiệu quả sử dụng vốn luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó thông qua phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động cho biết trình độ sử dụng các nguồn lực đạt kết quả cao nhất với chi phí bỏ ra là thấp nhất. Hệ số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho luân chuyển trong kỳ. Chỉ số này càng cao càng được đánh giá là tốt vì số tiền đầu tư cho hàng tồn kho thấp mà vẫn đạt hiệu quả cao tránh được tình trạng ứ đọng vốn. Nếu chỉ số này thấp phản ánh hàng tồn kho dự trữ nhiều, sản phẩm không tiêu thụ được do chất lượng thấp không đáp ứng yêu cầu thị trường. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho = 360 / Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu có thuế/ Các khoản phải thu bình quân. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển các khoản phải thu ra tiền mặt. Vòng quay càng lớn càng chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, vốn của doanh nghiệp ít bị chiếm dụng và không phải đầu tư nhiều vào việc thu hồi các khoản phải thu. Kỳ thu tiền trung bình = 360/ Vòng quay các khoản phải thu Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh = Tiền thu - Tiền chi Bảng 1. Tổng hợp thang đo về các nhân tố tác động đến dòng tiền Nhân tố Mã hóa Thang đo Nguồn Keynes (1936), Bowen và cộng sự (1986), Sharma và Iselin (2000), Olatundun (2003), Roychowdhury Hệ số nợ = Tổng nợ Hệ số nợ NT11 (2006), Leise và cộng sự (2006), Yo và Tony phải trả/ Tổng tài sản (NT1) (2006), Muhammad (2017), Usman và cộng sự (2018) NT12 Keynes (1936), Bowen và cộng sự (1986), Sharma Hệ số nợ ngắn hạn = và Iselin (2000), Olatundun (2003), Roychowdhury Tổng nợ ngắn hạn/ (2006), Leise và cộng sự (2006), Yo và Tony Tổng tài sản (2006), Muhammad (2017), Usman và cộng sự (2018) NT13 Keynes (1936), Bowen và cộng sự (1986), Sharma Hệ số nợ dài hạn = và Iselin (2000), Olatundun (2003), Roychowdhury Tổng nợ dài hạn/ Tổng (2006), Leise và cộng sự (2006), Yo và Tony tài sản (2006), Muhammad (2017), Usman và cộng sự (2018) NT14 Keynes (1936), Bowen và cộng sự (1986), Sharma Hệ số tự tài trợ = Vốn và Iselin (2000), Olatundun (2003), Roychowdhury chủ sở hữu/ Tổng (2006), Leise và cộng sự (2006), Yo và Tony nguồn vốn (2006), Muhammad (2017), Usman và cộng sự (2018) 577
  7. H1: Hệ số nợ tác động dòng tiền Keynes (1936), Bowen và cộng sự (1986), Sharma Hệ số khả năng thanh Khả năng và Iselin (2000), Olatundun (2003), Roychowdhury toán hiện thời = Tổng thanh toán NT21 (2006), Leise và cộng sự (2006), Yo và Tony tài sản ngắn hạn/ Tổng (NT2) (2006), Muhammad (2017), Usman và cộng sự nợ ngắn hạn (2018) NT22 Hệ số khả năng thanh Keynes (1936), Bowen và cộng sự (1986), Sharma toán nhanh = (Tài sản và Iselin (2000), Olatundun (2003), Roychowdhury ngắn hạn - Hàng tồn (2006), Leise và cộng sự (2006), Yo và Tony kho)/ Tổng nợ ngắn (2006), Muhammad (2017), Usman và cộng sự hạn (2018) NT23 Keynes (1936), Bowen và cộng sự (1986), Sharma Hệ số khả năng thanh và Iselin (2000), Olatundun (2003), Roychowdhury toán tức thời = Tiền và (2006), Leise và cộng sự (2006), Yo và Tony tương đương tiền / (2006), Muhammad (2017), Usman và cộng sự Tổng nợ ngắn hạn (2018) NT24 Keynes (1936), Bowen và cộng sự (1986), Sharma Hệ số khả năng thanh và Iselin (2000), Olatundun (2003), Roychowdhury toán lãi vay = Lợi (2006), Leise và cộng sự (2006), Yo và Tony nhuận trước thuế và lãi (2006), Muhammad (2017), Usman và cộng sự vay / Lãi vay phải trả (2018) H2: Khả năng thanh toán tác động đến dòng tiền Keynes (1936), Bowen và cộng sự (1986), Sharma Cấu trúc tài Hệ số đầu tư tài sản và Iselin (2000), Olatundun (2003), Roychowdhury sản (NT3) NT31 ngắn hạn = Tài sản (2006), Leise và cộng sự (2006), Yo và Tony ngắn hạn / Tổng tài sản (2006), Muhammad (2017), Usman và cộng sự (2018) Keynes (1936), Bowen và cộng sự (1986), Sharma Hệ số đầu tư tài sản dài và Iselin (2000), Olatundun (2003), Roychowdhury NT32 hạn = Tài sản dài hạn / (2006), Leise và cộng sự (2006), Yo và Tony Tổng tài sản (2006), Muhammad (2017), Usman và cộng sự (2018) H3: Cấu trúc tài sản tác động đến dòng tiền Hệ số vòng quay hàng Keynes (1936), Bowen và cộng sự (1986), Hiệu suất tồn kho = Giá vốn Olatundun (2003), Roychowdhury (2006), Leise và NT41 hoạt động hàng bán / Hàng tồn cộng sự (2006), Yo và Tony (2006), Muhammad (NT4) kho bình quân (2017), Usman và cộng sự (2018) Kỳ luân chuyển hàng Keynes (1936), Bowen và cộng sự (1986 tồn kho = 360 / Vòng Olatundun (2003), Roychowdhury (2006), Leise và NT42 quay hàng tồn kho cộng sự (2006), Yo và Tony (2006), Muhammad (2017), Usman và cộng sự (2018) 578
  8. Vòng quay các khoản Keynes (1936), Bowen và cộng sự (1986), phải thu = Doanh thu Olatundun (2003), Roychowdhury (2006), Leise và NT43 có thuế/ Các khoản cộng sự (2006), Yo và Tony (2006), Muhammad phải thu bình quân (2017), Usman và cộng sự (2018) Kỳ thu tiền trung bình Keynes (1936), Bowen và cộng sự (1986), = 360/ Vòng quay các Olatundun (2003), Roychowdhury (2006), Leise và NT44 khoản phải thu cộng sự (2006), Yo và Tony (2006), Muhammad (2017), Usman và cộng sự (2018) H4: Hiệu suất hoạt động tác động đến dòng tiền Lợi nhuận = Doanh Yo và Tony (2006), Muhammad (2017), Usman và Lợi nhuận NT5 thu – Chi phí cộng sự (2018) H5: Lợi nhuận tác động đến dòng tiền Biến phụ Dòng tiền = Tiền thu – Tiền chi thuộc 3.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu Mô hình nghiên cứu Kế thừa các mô hình nghiên cứu trước trong phần tổng quan, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến dòng tiền của các DN như sau: Hệ số Nợ Hiệu quả H hoạt động 1 H 4 Khả năng H thanh toán DÒNG TIỀN H 2 H 5 Lợi nhuận 3 Cấu trúc tài sản (Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp) Hình 1.2. Mô hình nghiên cứu Phương trình hồi quy Trên cơ sở các giả thuyết và các biến được trình bày ở phần trên, chúng tôi đề xuất phương trình hồi quy dự kiến phản ánh mối tương quan giữa các nhân tố tác động đến lợi nhuận và dòng tiền như sau: Dongtienit = β0 + β1*NT1it + β2*NT2it + β3*NT2it + β4*NT4it + β5*NT5it + εit Trong đó: Biến độc lập: NT1,2,3,4,5 579
  9. Biến phụ thuộc: Dòng tiền Các biến lợi nhuận và dòng tiền được đo bằng giá trị nên được lấy logarit nhằm làm trơn dữ liệu khi phân tích hồi quy β0, β1, β2, β3, β4, β5,: Hệ số εit: Phần dư 3.3. Giả thuyết nghiên cứu H1: Hệ số nợ tác động đến dòng tiền H2: Khả năng thanh toán tác động dòng tiền H3: Cấu trúc tài sản tác động đến dòng tiền H4: Hiệu suất hoạt động tác động đến dòng tiền H5: Lợi nhuận tác động đến dòng tiền 3.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng Xác định quy mô mẫu: Hair và cộng sự (1998) quy mô mẫu có thể được xác định theo công thức: n ≥ 50 + 8k, với k là số biến độc lập của mô hình. Trong nghiên cứu này với 5 biến độc lập, do đó cỡ mẫu là 131 mã chứng khoán là phù hợp. Phương pháp đo lường và tính toán dữ liệu: Sau khi dữ liệu được thu thập, tác giả tiến hành làm sạch dữ liệu, loại bỏ những mã chứng khoán không hợp lệ do không đầy đủ dữ liệu. Thực hiện phân tích dữ liệu theo mục tiêu nghiên cứu với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22. Các công việc gồm: + Thực hiện phân tích thống kê mô tả để tính giá trị trung bình của các biến + Phân tích hồi quy tuyến tính: sử dụng các kiểm định của các hệ số hồi quy, mức độ phù hợp của mô hình, phân tích tương quan, hồi quy, phương sai phần dư để xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. 3.5. Đặc điểm mẫu nghiên cứu định lượng Nghiên cứu được thực hiện bằng cách sử dụng dữ liệu thứ cấp là BCTC của 131 công ty niêm yết, năm 2020. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài và tính đại diện của mẫu, chúng tôi phân nhóm đối tượng khảo sát theo các tiêu thức sàn giao dịch, quy mô doanh nghiệp và thời gian hoạt động. Cơ cấu mẫu thể hiện trong bảng thống kê dưới đây: Bảng 2a: Đặc điểm mẫu nghiên cứu Tiêu chí Nội dung Số lượng Tỷ lệ Sàn giao dịch HNX 75 57.25% 580
  10. HOSE 56 42.75% Quy mô doanh nghiệp < 50 tỷ đồng 63 48.09% 50 - 300 tỷ đồng 35 26.72% > 300 tỷ đồng 33 25.19% Thời gian hoạt động < 10 năm 40 30.53% 10 - 30 năm 69 52.67% > 30 năm 22 16.79% Tổng 131 (Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp từ kết quả khảo s) Trong 131 mã chứng khoán được khảo sát có 75 mã chứng khoán đăng ký niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh, 56 mã chứng khoán đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội. Về quy mô doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa với quy mô vốn điều lệ dưới 50 tỷ đồng, tổng số 63 mã chứng khoán (chiến 48.09%), tiếp đến là các doanh nghiệp có quy mô vốn trên 50 tỷ và trên 300 tỷ. Về thời gian hoạt động, đa số các công ty có thời gian hoạt động từ 10-30 năm, cố công ty hoạt động trên 30 năm ít hơn số công ty hoạt động dưới 10 năm Về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động các công ty được phân ngành theo tiêu chuẩn ICB (Industry Classification Benchmark) do FTSE Group và DowJone xây dựng, các doanh nghiệp niêm yết được chia thành 10 ngành, bao gồm: Công nghệ thông tin, Công nghiệp, Dầu khí, Dịch vụ tiêu dùng, Dược phẩm và Y tế, Nguyên vật liệu, Hàng tiêu dùng, Tiện ích cộng đồng, Ngân hàng và Tài chính. Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ sử dụng dữ liệu của các công ty phi tài chính nên phân phối mẫu đều cho 8 ngành, trừ hai ngành đặc thù là tài chính và ngân hàng. Chi tiết như bảng dưới đây: Bảng 2b: Đặc điểm mẫu nghiên cứu TT Ngành Số doanh nghiệp Tỷ lệ % 1 Công nghệ thông tin 22 16.79% 2 Công nghiệp 15 11.45% 3 Dầu khí 16 12.21% 4 Dịch vụ tiêu dùng 14 10.69% 5 Dược phẩm và y tế 16 12.21% 6 Hàng tiêu dùng 18 13.74% 7 Nguyên vật liệu 15 11.45% 8 Tiện ích cộng đồng 15 11.45% 9 Ngân hàng - - 10 Tài chính - - 581
  11. Tổng cộng 131 100% (Nguồn: Tổng hợp dữ liệu xử lý từ phần mềm SPSS) 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 4.1. Kết quả thống kê mô tả về các biến trong mô hình Bảng 3: Thống kê mô tả giá trị của các biến trong mô hình Nhân tố Thang N Mean Std. Deviation Kurtosis đo Statistic Statistic Statistic Statistic Std. Error NT11 131 .440422 .2471210 .075 .420 Hệ số nợ NT12 131 .352969 .2180315 -.337 .420 NT13 131 .087451 .1484559 3.948 .420 NT14 131 .559578 .2471210 .075 .420 Hệ số khả NT21 131 2.625482 3.2005700 8.902 .420 năng thanh NT22 131 1.444018 1.7603142 8.902 .420 toán NT23 131 .373942 .6663131 20.528 .420 NT24 131 14.370302 21.2714097 1.880 .420 Cấu trúc tài NT31 131 .563279 .2456351 -.741 .420 sản NT32 131 .436721 .2456351 -.741 .420 Hiệu suất hoạt NT41 131 10.610598 3.8529227 39.290 .420 động NT42 131 36.127239 7.1165656 1.320 .420 NT43 131 8.488479 3.0823317 39.290 .420 NT44 131 45.159047 8.8957096 1.320 .420 Lợi nhuận NT5 131 290810060510 1344247336677 61.030 .420 Biến phụ Dong 131 44808836461 120369642662 38.835 .420 thuộc tien (Nguồn: Tổng hợp dữ liệu xử lý từ phần mềm SPSS) Biến hệ số nợ được thể hiện bằng 4 thang đo nói về hệ số nợ, hệ số nợ ngắn hạn, hệ số nợ dài hạn, hệ số tự tài trợ. Các biến này đều đạt giá trị trung bình từ 0.08-0.55. Biến hệ số tự tài trợ có giá trị cao nhất, chứng tỏ phần vốn chủ sở hữu chiếm đa số trong nguồn vốn, điều này cũng cho thấy tỷ lệ nợ của doanh nghiệp khá thấp. Biến hệ số khả năng thanh toán được thể hiện bằng 4 thang đo: Hệ số khả năng thanh toán hiện thời, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán tức thời, hệ số khả năng thanh toán lãi vay. Các biến này đều đạt giá trị trung bình từ 0.37- 14.37. Trong đó hệ số khả năng thanh toán lãi vay có giá trị trung bình lớn nhất, biến hệ số khả năng thanh toán tức thời có giá trị trung bình nhỏ nhất. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao đủ bù đắp các khoản chi phí, đặc biệt gấp 14 lần lãi 582
  12. vay. Tuy nhiên tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp không nhiều nên khả năng thanh toán tức thời kém. Biến Cấu trúc tài sản thể hiện bằng 2 thang đo thể hiện cơ cấu của tài sản ngắn hạn dài hạn trong tổng tài sản. Nhìn chung cơ cấu của các doanh nghiệp khá đều nhau với các hệ số 0.56 và 0.43. Biến Hiệu suất hoạt động gồm 4 thang đo phản ánh vòng quay hàng tồn kho, vòng quay nợ phải thu và số ngày 1 vòng quay. Kết quả cho thấy số vòng quay các khoản phải thu chưa lớn 8,4 vòng, trong khi kỳ thu tiền trung bình là 45 ngày. Điều này cho thấy, doanh nghiệp đang bị lợi dụng vốn. Dòng tiền và lợi nhuận là những con số được tính bằng cách lấy số liệu trực tiếp trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 4.2. Kết quả phân tích hồi quy đa biến  Phân tích tương quan Tác giả đã thực hiện kiểm định tương quan giữa 5 biến độc lập với biến phụ thuộc theo mô hình nghiên cứu đã đề cập ở phần trước. Mục đích của phân tích tương quan nhằm xác định mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với biến độc lập, kiểm chứng rằng các biến độc lập không có tương quan với nhau trước khi tiến hành phân tích hồi quy. Thực hiện kiểm định tương quan cho kết quả như sau: Bảng 4: Bảng phân tích tương quan (Correlations) Dong NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 tien Pearson 1 Correlation Dong tien Sig. (2-tailed) N 131 Pearson .199* 1 Correlation NT1 Sig. (2-tailed) .022 N 131 131 Pearson -.286* -.034 1 Correlation NT2 Sig. (2-tailed) .048 .247 N 131 131 131 Pearson .b .b .b .b Correlation NT3 Sig. (2-tailed) . . . N 131 131 131 131 583
  13. Pearson -.465** -.191 .084 .b 1 Correlation NT4 Sig. (2-tailed) .001 .629 .341 . N 131 131 131 131 131 Pearson .289** .063 .128 .b .050 1 Correlation NT5 Sig. (2-tailed) .003 .478 .145 . .567 N 131 131 131 131 131 131 *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). (Nguồn: Tổng hợp dữ liệu xử lý từ phần mềm SPSS) - Bảng ma trận tương quan cho thấy các biến độc lập NT1, NT2, NT3, NT4 đại diện cho các nhân tố là các chỉ số tài chính gồm: Hệ số nợ, hệ số khả năng thanh toán, hệ số cấu trúc tài chính, hệ số hiệu suất hoạt động và chỉ tiêu lợi nhuận. Xem xét mối tương quan của 5 nhân tố với biến phụ thuộc là dòng tiền. Kết quả cho thấy các biến độc lập (NT1, NT2, NT4, Lợi nhuận) có tương quan với biến phụ thuộc (dòng tiền), các biến độc lập không tương quan với nhau. Tuy nhiên biến NT3 không tương quan với biến phụ thuộc. Biến NT2, NT4 có quan hệ ngược chiều, các biến còn lại có quan hệ thuận chiều với biến phụ thuộc. Kết quả tương quan phù hợp với các giả thuyết đặt ra ở phần trước. Tuy nhiên, hệ số pearson correlation giữa các biến tương đối thấp (
  14. Model Sum of df Mean Square F Sig. Squares Regression 184.256 4 46.064 27.470 .000b 1 Residual 211.285 126 1.677 Total 395.540 130 a. Dependent Variable: Dongtien1 b. Predictors: (Constant), NT5, NT4, NT2, NT1 (Nguồn: Tổng hợp dữ liệu xử lý từ phần mềm SPSS) Trong bảng phân tích Anova trên cho thấy giá trị Sig. = 0.000 < 0.05, điều này cho kết luận mô hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng là phù hợp. Ngoài kiểm định sự phù hợp của mô hình, tác giả tiếp tục phân tích và kiểm định từng nhân tố trong mô hình có thực sự ảnh hưởng đến biến phụ thuộc không, được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 7: Bảng phương trình hồi quy bội (Coefficientsa) Model Unstandardized Standardized t Sig. Collinearity Coefficients Coefficients Statistics B Std. Beta Tolerance VIF Error (Constant) 9.224 1.756 5.253 .000 NT1 .381 .095 .280 4.017 .000 .872 1.147 1 NT2 -.001 .005 -.017 -.238 .022 .875 1.143 NT4 .012 .011 .720 1.080 .049 .960 1.041 NT5 .505 .059 .584 8.518 .000 .903 1.107 a. Dependent Variable: Dongtien1 (Nguồn: Tổng hợp dữ liệu xử lý từ phần mềm SPSS) Kiểm tra các giả thuyết của mô hình hồi quy tuyến tính - Từ bảng trên cho thấy giá trị phóng đại phương sai (VIP) của 4 biến độc lập có giá trị từ 1.041 - 1.147 và đều nhỏ hơn 2 nên không xẩy ra hiện tượng đa cộng tuyến. - Chỉ số Durbin - Waston = 1.673 cho biết không có hiện tượng tự tương quan. Từ bảng mô hình hồi quy, ta viết được phương trình về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp như sau: Dongtien1 = 9.224 + 0.280*NT1 – 0.170*NT2 + 0.720*NT4 + 0.584*NT5 Bàn luận về kết quả nghiên cứu  Hệ số nợ (NT1) Kết quả nghiên cứu chỉ ra hệ số nợ tỷ lệ thuận với dòng tiền của doanh nghiệp, hệ số ảnh hưởng là 0.280. Hệ số ảnh hưởng này có nghĩa là hệ số nợ càng lớn, càng tác động 585
  15. thuận chiều tới dòng tiền của doanh nghiệp. Kết quả này cũng phù hợp giả thuyết H1 mà nhóm tác giả đã xây dựng ở phần đầu, đồng thời phù hợp với các nghiên cứu trước của các tác giả Roychowdhury (2006), Leise và cộng sự (2006). Việc sử dụng đòn bẩy tài chính vừa có những ưu điểm và hạn chế vì vậy trong quá trình hoạt động của đơn vị cần kết hợp sử dụng vốn chủ sở hữu và vốn vay. Nếu doanh nghiệp kinh doanh có lãi nên sử dụng đòn bẩy tài chính lớn.  Hệ số khả năng thanh toán (NT2) Hệ số khả năng thanh toán được hình thành bởi 4 biến quan sát phản khả năng thanh toán của doanh nghiệp từ tổng quát đến khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức và khả năng thanh toán lãi vay. Theo kết quả nghiên cứu, nhân tố này có ảnh hưởng ngược chiều với dòng tiền của doanh nghiệp, hệ số ảnh hưởng - 0.17. Theo kết quả tính giá trị trung bình ở bảng trước cho thấy khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp khá lớn (14 lần). Tuy nhiên khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp khá nhỏ, điều này chứng tỏ dự trữ tiền mặt của doanh nghiệp ít. Trong nhiều trường hợp doanh nghiệp cần chú trọng đến quản trị tiền mặt tại quỹ đủ cho các nhu cầu chi tiêu và khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Leise và cộng sự (2006) nhưng ngược với nghiên cứu của Muhammad (2017), Usman và cộng sự (2018). Các kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết H2.  Hệ số về cấu trúc tài sản (NT3) Nhân tố này được đo lường thông qua 2 biến quan sát là hệ số đầu tư tài sản ngắn hạn và hệ số đầu tư tài sản dài hạn. Trong các nghiên cứu trước của Sharma và Iselin (2000), Olatundun (2003), Roychowdhury (2006), Leise và cộng sự (2006), các hệ số này có ảnh hưởng thuận chiều với dòng tiền ngân quỹ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này nhân tố này không phù hợp với mô hình nên bị loại bỏ. Vì thế, nó không có tác động tới dòng tiền.  Hệ số hiệu suất hoạt động (NT4) Kết quả nghiên cứu chỉ ra hiệu suất hoạt động tỷ lệ thuận với dòng tiền của doanh nghiệp, hệ số có ảnh hưởng lớn nhất, trị số 0.72. Hiệu suất hoạt động được xem xét là số vòng quay của hàng tồn kho và vòng quay các khoản phải thu. Kết quả này cũng phù hợp giả thuyết H4 đã xây dựng ở phần đầu, đồng thời phù hợp với các nghiên cứu trước của các tác giả Roychowdhury (2006), Leise và cộng sự (2006). Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến dòng tiền thu của doanh nghiệp. Mục tiêu của các doanh nghiệp là đẩy nhanh vòng quay hàng tồn kho nhưng cũng phải chú trọng công tác thu hồi công nợ.  Lợi nhuận (NT5) 586
  16. Kết quả nghiên cứu chỉ ra lợi nhuận tác động đến dòng tiền theo khuynh hướng thuận chiều với hệ số tác động là 0.584. Hệ số ảnh hưởng này có nghĩa là hệ số nợ càng lớn, càng tác động thuận chiều tới dòng tiền của doanh nghiệp. Kết quả này cũng phù hợp giả thuyết H5 mà nhóm tác giả đã xây dựng ở phần đầu, đồng thời phù hợp với các nghiên cứu trước của các tác giả Roychowdhury (2006), Leise và cộng sự (2006), Yo và Tony (2006), Muhammad (2017), Usman và cộng sự (2018). Như vậy, vấn đề nâng cao lợi nhuận cũng là biện pháp để cải thiện dòng tiền của doanh nghiệp. 5. Kết luận và khuyến nghị Kết quả nghiên cứu chỉ ra mức độ tác động của 4/5 nhân tố đến dòng tiền. Do vậy, vấn đề quản trị dòng tiền của doanh nghiệp sẽ luôn là vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp. Trong quá trình quản trị dòng tiền các doanh nghiệp chú ý đến các vấn đề sau đây: Sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, việc áp dụng đòn bẩy tài chính thường đem lại hiệu quả cao và giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư. Ở các nước phát triển, đòn bẩy tài chính được sử dụng rất nhiều trong giao dịch thương mại. Khả năng gia tăng lợi nhuận cao là điều mong ước của nhà đầu tư, trong đó đòn bẩy tài chính là một công cụ được họ tin dùng. Đòn bẩy tài chính là liều thuốc kích thích và nhà đầu tư thường sử dụng khi họ kỳ vọng rằng tỷ suất sinh lời trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ, nếu thành công, lợi nhuận sẽ đem lại rất cao cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, dùng đòn bẩy tài chính như “dao hai lưỡi”, lợi nhuận cao đi kèm với rủi ro nên cần thận trọng khi doanh nghiệp đang bị lỗ. Duy trì thanh khoản an toàn. Thanh khoản an toàn sẽ giúp cho DN hoạt động ổn định trong khâu thanh toán và từ đó nhận được các ưu đãi đầu vào (chiết khấu cao hơn khi thanh toán đúng hoặc trước hạn…). Việc này sẽ giúp cho DN cải thiện hiệu quả. Tuy vậy, việc quá chú trọng tới an toàn của thanh khoản bằng cách tích trữ một lượng tiền mặt quá lớn là không cần thiết. DN, thông qua hệ thống quản trị tài chính ngắn hạn được thiết kế tốt sẽ tìm ra được quy mô tiền mặt tối ưu nên có tại quỹ hay tại tài khoản ngân hàng. Thiết kế và xây dựng bộ máy quản trị dòng tiền, đặc biệt chú trọng xây dựng bộ phận tài chính kế toán, cần xây dựng đội ngũ chuyên viên tài chính chuyên nghiệp tách khỏi nghiệp vụ kế toán. Lập kế hoạch dòng tiền dài hạn nhằm cân đối thu chi trong dài hạn trên cơ sở kết hợp ba quyết định chiến lược tối ưu: Đầu tư, tài trợ và phân phối lợi nhuận, thực hiện phân tích tình huống/độ nhạy để kiểm tra sự sẵn có tiền mặt trong những hoàn cảnh khác nhau, đặc biệt là bối cảnh ngành và nền kinh tế gặp khó khăn. Kết luận của nghiên cứu là tồn tại mối quan hệ trực tiếp và tích cực giữa lợi nhuận và dòng tiền. Nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố tác động đến dòng tiền đồng thời khẳng 587
  17. định dòng tiền ngân quỹ là điều kiện tiên quyết quan trọng đối với lợi nhuận của một công ty. Hạn chế chính của nghiên cứu này là chỉ dựa trên dữ liệu thứ cấp tại một thời điểm và xem xét đến các ảnh hưởng là chỉ số tài chính. Các nghiên cứu trong tương lai có mở rộng quy mô mẫu và các biến số. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Arnold, A. J.; Clubb, C. D. B.; Manson, S & Wearing. R. T. (1991) The Relationship between Earnings, Funds Flows and Cash Flows: Evidence for the UK, Accounting and Business Research, 22:85, 13-19, DOI: 10.1080/00014788.1991.9729413 2. Bowen, R.M., Burgstahler, D. and Daley, L.A. (1986), “Evidence on the relationships between earnings and various measures of cash flow”, The Accounting Review, Vol. 61, no. 4, pp. 713-25. 3. Keynes, J. M (1937), “The General Theory of Employment, Interest and Money”, JSTOR: The Journal of Economics, 51(2), pp. 209-233. 4. Muhammad, R.K; Zheng, Z; Sadaf, A. (2017), Free Cash Flow Impact on Firm’s Profitability: An Empirical Indication of Firms listed in KSE, Pakistan, European Online Journal of Natural and Social Sciences, Vol.6, No.1 pp. 146-157. 5. Olatundun, J. A. (2003), An Empirical Analysis of the Relationship between Cash Flow and Dividend Changes in Nigeria, R&D Management 6. Roychowdhury, S., (2006). Earnings Management through Real Activities Manipulation. Journal of Accounting and Economics, 42, 335-370. 7. Sharma, D. S., & Iselin, E. (2000). The decision usefulness of reported cash flow information versus accrual information for banker’s assessment of corporate solvency’. In Western Decision Sciences Conference, Maui, Hawaii. 8. Usman, A; Lida, O; and Faizan, A. (2018), Impact of Free Cash Flow on Profitability of the Firms in Automobile Sector of Germany, Journal of Economics and Management Sciences, 1(8), p57-67 588
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2