intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố tác động đến ý định tuân thủ thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Các nhân tố tác động đến ý định tuân thủ thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội" nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tuân thủ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của người dân hiện đang sinh sống tại thành phố Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng như: phương pháp kiểm định độ tin cậy của các thang đo Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy tuyến tính đa biến. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố tác động đến ý định tuân thủ thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI FACTORS AFFECTING PERSONAL INCOME TAX COMPLIANCE INTENTIONS OF PEOPLE LIVING IN HANOI Bùi Công Duy, Nguyễn Thị Thủy Tiên, Lê Thị Thảo Từ Thị Thu Trang, TS. Đặng Thị Thúy Hằng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Bài viết này nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tuân thủ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của người dân hiện đang sinh sống tại thành phố Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng như: phương pháp kiểm định độ tin cậy của các thang đo Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy tuyến tính đa biến. Dữ liệu thu thập được từ 400 người trả lời bảng hỏi khảo sát đã được phân tích thống kê trên phần mềm SPSS 20. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hiểu biết thuế, thu nhập thực tế, mức thuế, sự tin tưởng vào chính sách thuế của Chính phủ có tác động cùng chiều tới ý định tuân thủ thuế của người nộp thuế thu nhập cá nhân; Trong khi đó, nhận thức về tính công bằng thuế và mức phạt lại không có tác động. Từ khóa: Thuế thu nhập cá nhân, hiểu biết thuế, thu nhập, mức thuế, mức phạt, nhận thức về công bằng thuế, tuân thủ thuế ABSTRACT This paper studies the factors affecting the intention to comply with personal income tax (PIT) of people currently living in Hanoi city. To find out the relationship between different factors affecting the intention to comply with PIT, quantitative research methods have been applied such as: Cronbach's Alpha testing, exploratory factor analysis (EFA) and multivariate linear regression. The data collected from 400 respondents to the survey questionnaire was statistically analyzed on SPSS 20 software. The research results indicated that tax knowledge level, actual income, tax rates, level of reliability on the government’s tax policies all have a positive impact on the tax compliance intention of PIT taxpayers; However, factors such as perception of tax fairness and fines have no impact. Key words: Personal income tax, tax knowledge, actual income, tax rate, penalty rate, perceived tax fairness, tax compliance. 1. Giới thiệu Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân và trong đó không thể không kể đến thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Thuế TNCN là một loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập của cá nhân 1929
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 và pháp nhân. Thuế TNCN được áp dụng lần đầu tiên tại Hà Lan năm 1797. Sau đó, thuế TNCN được nhanh chóng áp dụng tại các nước công nghiệp khác như: Anh (1799), Nhật (1887), Mỹ (1913), Pháp (1914). Đến nay, đã có hơn 180 nước trên thế giới áp dụng thuế TNCN; tuy nhiên, mỗi quốc gia lại áp dụng cách tính thuế thu nhập cá nhân khác nhau. Các quốc gia phát triển đều coi thuế TNCN là một trong những sắc thuế có tầm quan trọng đặc biệt trong việc huy động nguồn thu ngân sách, thực hiện phân phối công bằng xã hội và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao được ban hành lần đầu tiên vào năm 1990 tại Việt Nam. Ngày 20/11/2007, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Khóa XII đã thông qua Luật Thuế thu nhập cá nhân và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2009. Thuế TNCN là nguồn thu quan trọng của ngân sách quốc gia và là sắc thuế có phạm vi điều chỉnh rộng, tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế của từng cá nhân trong xã hội. Thuế TNCN được xây dựng nhằm đảm bảo công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa những người có thu nhập khác nhau. Điều này được thể hiện ở chỗ người có thu nhập thấp sẽ không phải nộp thuế, những người có thu nhập cao hơn sẽ phải đóng mức thuế cao hơn và những người có mức thu nhập như nhau nhưng có hoàn cảnh khác nhau thì mức thuế cũng sẽ khác nhau. Chính vì vậy, thuế TNCN còn được gọi là thuế lũy tiến. Thuế TNCN không chỉ là nghĩa vụ của mỗi công dân với quốc gia mà còn thể hiện định hướng phát triển của quốc gia đó. Thuế được nộp vào ngân sách nhà nước sẽ được sử dụng cho những việc công như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, giáo dục, y tế, an ninh trật tự, quốc phòng,... và đó là những lợi ích mà mọi người dân đều được hưởng. Hệ thống thuế ở các nước luôn được điều chỉnh để phù hợp hơn với từng bối cảnh kinh tế và nâng cao ý thức nộp thuế của mỗi công dân. Pháp là điển hình của một quốc gia có ý thức rất cao về nộp thuế TNCN. Đối với những người sống ở quốc gia này, bản xác nhận thuế là một trong những giấy tờ không thể thiếu trong rất nhiều giao dịch hành chính. Sở dĩ, người dân Pháp tự giác trong việc kê khai thuế bởi thủ tục kê khai rất đơn giản và đặc biệt thông tin kê khai được cam kết bảo mật. Ngoài ra, họ hiểu rằng tờ khai thuế là vô cùng quan trọng vì nếu không có bản xác nhận thuế, họ sẽ phải chịu mức phí cao nhất cho các dịch vụ. Đây là cơ chế mềm mà rất nghiêm khắc tạo ra văn hóa thuế cho nước Pháp. Ngược lại, tại Việt Nam có rất nhiều cá nhân không trung thực trong vấn đề kê khai thuế TNCN, thậm chí là trốn thuế. Năm 2017, cơ quan thuế đã phải gửi giấy mời hàng ngàn người lên làm việc vì vấn đề này. Lý do dẫn tới tình trạng này có thể bắt nguồn từ quy định quản lý thuế TNCN của nước ta còn chưa chặt chẽ dẫn tới việc các cá nhân nộp thuế không tự nguyện tuân thủ. Mặc dù theo quy định, các cá nhân phải tự kê khai các khoản thu nhập, song nếu không phải lao động hưởng lương hay có hợp đồng rõ ràng thì ít ai thấy cần thiết phải tự kê khai đầy đủ các khoản thu của mình. Vì vậy, mặc dù thuế TNCN đã tăng trưởng mạnh trong những năm vừa qua tại Việt Nam nhưng vẫn đóng góp khiêm tốn trong tổng thu ngân sách. Theo Phạm Thế Anh (2020), so các nước khác trong khối ASEAN, Việt Nam là nước có thu nhập thấp nhất nhưng tỷ trọng thu thuế/GDP của Việt Nam là cao nhất (Minh Phương, 2020). Điều này cho thấy gánh nặng thuế tại Việt Nam đang quá lớn và cần có sự thay đổi nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Xu hướng cho thấy thuế trực thu 1930
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 vẫn đang tiếp tục giảm về tỷ trọng so với số gián thu. Cải cách thuế cần xây dựng hướng đến việc thu thuế thu nhập một cách hiệu quả hơn thay vì mở rộng cơ sở đối với các loại thuế gián thu. Bên cạnh đó, hệ thống thuế chuyển từ cơ chế chuyên quản sang cơ chế tự khai, tự nộp thuế. Cơ chế này tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí quản lý về thuế, nâng cao trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế, tạo tiền đề nâng cao hiệu quả công tác của cơ quan thuế. Tuy nhiên, cơ chế quản lý thuế này còn có một số mặt hạn chế, một trong số đó là tính tự nguyện tuân thủ thuế chưa cao của người nộp thuế, đặc biệt đối với người dân trong những khu vực kinh tế phát triển như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,..., có thể làm ảnh hưởng tới kết quả thu ngân sách Nhà nước. Với thực tế như trên, việc tăng cường quản lý thuế là vô cùng cần thiết. Trong khi nguồn lực quản lý thuế của nước ta còn hạn chế thì sự phức tạp của hành vi tuân thủ thuế ngày càng gia tăng. Do vậy, sẽ là rất cần thiết khi tìm hiểu tác động của các nhân tố khác nhau đến ý thức tuân thủ thuế của người nộp thuế TNCN. Nghiên cứu này sẽ tìm hiểu các yếu tố nào và mức độ tác động của chúng đến việc người dân tuân thủ các chính sách thuế TNCN; trên cơ sở đó, nhóm tác giả đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao ý thức tuân thủ thuế của người nộp thuế, giúp công tác quản lý thuế của cơ quan thuế ngày càng hiệu quả hơn. 2. Tổng quan nghiên cứu và các học thuyết có liên quan 2.1. Các học thuyết có liên quan Trong nghiên cứu này, các học thuyết sau đây được vân dụng để xây dựng mô hình nghiên cứu và luận giải các kết quả nghiên cứu thu được. Lý thuyết về Động lực Lý thuyết về Động lực của Braithwaite và cộng sự (2007) chỉ ra rằng niềm tin, thái độ, sở thích của con người, sẽ tác động thúc đẩy hành vi tuân thủ hay không tuân thủ pháp luật (trong Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2017). Nghiên cứu của Braithwaite và cộng sự (2007) đã tiến hành phân đoạn cấp độ tuân thủ của người nộp thuế dựa trên mức độ sẵn sàng và khả năng thực hiện những nghĩa vụ thuế đúng hạn của người nộp thuế. Lý thuyết này được áp dụng để giải thích về những nhân tố liên quan đến mức độ sẵn sàng nộp thuế của người nộp thuế qua những hành vi xuất phát từ chính những cá nhân và chính phủ. Lý thuyết Tự quyết định Lý thuyết Tự quyết định (Deci và Ryan, 1985, 2000) tập trung vào sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản của con người thông qua việc nghiên cứu động cơ và nhân cách của con người. Đây là một lý thuyết chính thức dùng để xác định các nguồn động lực bên ngoài là rất thực chất và đa dạng; đồng thời mô tả về các vai trò tương ứng của động cơ nội tại và các loại động lực bên ngoài trong sự phát triển nhận thức và xã hội cũng như sự khác biệt của từng cá nhân. Dựa theo lý thuyết này, các nhân tố đến từ bên trong và bên ngoài tác động đến ý định tuân thủ thuế của người nộp thuế được xem xét và giải thích một cách khoa học và rõ ràng. Về mặt hình thức, Lý thuyết Tự quyết định bao gồm sáu lý thuyết nhỏ, mỗi lý thuyết được phát triển để giải thích một tập hợp các hiện tượng dựa trên động cơ xuất hiện từ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và thực địa. Nhóm thực hiện chọn lọc và đưa vào 3 lý thuyết nhỏ phù hợp để 1931
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 giải thích các vấn đề trong đề tài nghiên cứu bao gồm: Lý thuyết Đánh giá Nhận thức (CET) liên quan đến động cơ nội tại, động lực dựa trên sự thỏa mãn khi hành xử “vì lợi ích của chính nó”; Lý thuyết Tích hợp Sinh vật (OIT), đề cập đến chủ đề về động lực bên ngoài ở các dạng khác nhau, với các thuộc tính, yếu tố quyết định và hệ quả của chúng; Lý thuyết Định hướng Nhân quả (COT), mô tả sự khác biệt của cá nhân trong xu hướng của con người nhằm hướng tới môi trường và điều chỉnh hành vi theo nhiều cách khác nhau. Lý thuyết Chủ nghĩa hợp đồng Lý thuyết Chủ nghĩa hợp đồng (Stanford Encyclopedia of Philosophy, 2000) nghiên cứu về tính hợp pháp của chính trị và đạo đức trong mối quan hệ tổng hòa với nhau. Chính phủ và cá nhân gắn kết với nhau bằng một “hợp đồng” mà thông qua nó con người có thể chủ động đánh giá về chiến lược tốt nhất, hợp lý nhất nhằm đạt được tối đa lợi ích của bản thân; sử dụng những nguyên tắc đạo đức để biện minh được cho quyền được tôn trọng của mình dựa theo những hành vi được chính phủ đồng ý. Động cơ của việc ký kết đến từ lập luận: chúng ta dễ bị hạ bệ bởi người khác và tất cả chúng ta đều có thể hưởng lợi từ việc hợp tác với người khác. Ngoài ra, sự thành công của hợp đồng trong việc đảm bảo sự hợp tác đòi hỏi rằng điểm khởi đầu và các thủ tục phải công bằng và khách quan, nhờ đó hai bên sẽ thực hiện các quyền và lợi ích của mình một cách nghiêm túc và có hiệu quả. Sự ảnh hưởng của các chính sách răn đe, phúc lợi của chính phủ cùng với những hành vi xuất phát dựa trên đạo đức con người đến ý định tuân thủ thuế của người nộp thuế sẽ được giải thích bởi chính học thuyết này. 2.2. Tổng quan nghiên cứu Thuế thu nhập là nguồn thu quan trọng của ngân sách quốc gia và là sắc thuế có phạm vi điều chỉnh rộng, tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế của từng cá nhân trong xã hội. Do vậy, việc thực hiện những nghiên cứu hành vi tuân thủ thuế thu nhập luôn là vấn đề thời sự. Trên thực tế, tại Việt Nam hiện nay đã có một số nghiên cứu liên quan tới hành vi tuân thủ thuế của đối tượng nộp thuế. Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung nghiên cứu tính tuân thủ thuế của đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Điển hình như nghiên cứu của Phan Thị Mỹ Dung (2014) về các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Kết quả phân tích thống kê cho thấy đặc điểm doanh nghiệp có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Võ Đức Chín (2011) cũng thực hiện nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và xác định được sáu nhân tố có tác động tới sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp bao gồm: Hệ thống thuế; Yếu tố kinh tế; Đặc điểm doanh nghiệp; Yếu tố xã hội; Ngành kinh doanh; và Yếu tố tâm lý. Ngoài ra, các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế TNCN cũng được thực hiện trong những năm gần đây tại Việt Nam. Nguyễn Bá Hoàng (2017) đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng để nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế TNCN. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố nhận thức về tính công bằng thuế có ảnh hưởng tích cực và nhiều nhất đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế TNCN. Cũng áp dụng phương pháp tương tự nhưng với mẫu nghiên cứu 1932
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 là 274 người nộp thuế TNCN tại thành phố Hồ Chí Minh, Dương Thị Bình Minh và cộng sự (2018) đã thực hiện kiểm định tác động của các nhân tố xã hội lên dự định tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế. Không chỉ có tại Việt Nam, các nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế thu nhập đã được thực hiện từ rất lâu tại các quốc gia khác, đặc biệt là tại các nước có nền kinh tế phát triển. Jackson và Milliron (1986) đã xác định được 14 nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế. Những nhân tố này được tổng hợp thành 4 nhóm nhân tố, bao gồm: các nhân tố tác động đến cơ hội không tuân thủ; Quan điểm và nhận thức của người nộp thuế; Các nhân tố liên quan đến hệ thống thuế; và Các nhân tố nhân khẩu học. Walsh (2011) khi thực hiện công trình phân tích về hành vi của người nộp thuế cũng đã tổng hợp được 5 nhóm nhân tố tác động tới tính tuân thủ thuế bao gồm: Sự làm nản lòng; Chuẩn mực xã hội; Công bằng và niềm tin; Cơ hội và sự phức tạp; Kinh tế vĩ mô, và Vai trò của chính phủ. Mukasa (2011) đã tổng hợp các nghiên cứu của Chung (2002), Jackson và Milliron (1986), thiết lập nên mô hình có 2 nhân tố tác động đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế bao gồm: Hiểu biết thuế; và Nhận thức về tính công bằng thuế. Trong nghiên cứu sự ảnh hưởng của thu nhập đến mức độ tuân thủ thuế của các nhà nghiên cứu Slemrod (1985), Weck - Hannemann và Pommerehne (1989), Baldry (1987), đã cho kết quả rằng: những người có thu nhập cao lại tuân thủ thuế ở mức độ thấp, các công dân giàu có được chứng minh là đặc biệt dễ có hành vi trốn thuế và tránh thuế. Cũng có những nghiên cứu lại cho rằng có mối tương quan thuận giữa thu nhập và tuân thủ thuế. Fishlow và Friedman (1994) đã phát hiện việc tuân thủ giảm ở người có thu nhập thấp. Và nghiên cứu của Alm, Jackson, và McKee (1992) cũng kết luận rằng sự tuân thủ tăng theo sự gia tăng của thu nhập. Một vài nghiên cứu khác lại cho thấy không có mối tương quan giữa mức thu nhập và tuân thủ thuế (Feinstein,1991; Park và Hyun, 2003; Wärneryd & Walerud,1982) (trong Đặng Thị Bạch Vân, 2014). Như vậy, mặc dù đề tài nghiên cứu về tính tuân thủ thuế khá phổ biến và được thực hiện ở cả các nước phát triển và đang phát triển, tuy nhiên vẫn chưa thể đưa ra một kết luận rõ ràng về mức ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau đến mức độ tuân thủ thuế của người dân. Các vấn đề liên quan đến ý định tuân thủ thuế được thể hiện qua nhiều khía cạnh và các đối tượng có liên quan từ việc thu thuế như thế nào, nghĩa vụ và quyền lợi của người nộp thuế ra sao cho đến các chính sách thuế của nhà nước. Tóm lại, mặc dù đã có rất nhiều bài nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế TNCN nhưng vẫn còn kết luận chưa đồng nhất về sự ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau đến hành vi tuân thủ thuế. Do đó, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của người dân trên địa bàn Hà Nội - một thành phố lớn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của Việt Nam, sẽ làm giàu thêm các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về hành vi tuân thủ thuế. 3. Mô hình và phương pháp nghiên cứu 3.1. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu và các lý thuyết có liên quan, mô hình nghiên cứu đề xuất như sau: 1933
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Sơ đồ 1: Mô hình nghiên cứu dự kiến Trong mô hình nghiên cứu dự kiến trên, thang đo của các biến độc lập và biến phụ thuộc được tham khảo dựa trên các nghiên cứu trong quá khứ. Theo nghiên cứu của Fauziati và cộng sự (2016), sự hiểu biết về thuế ảnh hưởng tích cực và lớn nhất đến mức độ tuân thủ thuế của người dân. Người dân càng hiểu biết về thuế, họ càng nhận thức được tầm quan trọng của việc nộp thuế là tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Do vậy, giả thuyết H1 được đưa ra là: Giả thuyết 1 (H1): Hiểu biết về thuế có ảnh hưởng tích cực đến tính tuân thủ thuế. Bên cạnh sự hiểu biết về thuế, mức thu nhập cũng được xác định là một nhân tố có ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế. Mặc dù còn nhiều tranh cãi rằng liệu mức thu nhập thực tế có ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế, nhóm nghiên cứu vẫn quyết định kiểm định điều này. Mức thu nhập càng cao thì mức độ tuân thủ thuế càng cao theo nghiên cứu của Alm và cộng sự (1992). Bởi vì, mức thu nhập cao hơn đồng nghĩa với việc người dân quan tâm nhiều hơn đến các chính sách thuế, qua đó nhận thức rõ hơn vai trò của thuế TNCN, dẫn đến mức tuân thủ thuế cao hơn. Điều này, dẫn đến giả thuyết sau: Giả thuyết 2 (H2): Mức thu nhập thực tế ảnh hưởng tích cực đến tính tuân thủ thuế. Cũng theo Alm và cộng sự (1992), mức thuế càng cao thì mức độ tuân thủ thuế của người lao động càng thấp. Mức thuế cao hơn, đồng nghĩa với việc người lao động phải trả nhiều tiền hơn, tâm lý lo sợ mất đi nguồn thu nhập vốn có sẽ kích thích hành vi trốn thuế. Vì vậy, giả thuyết 3 là: Giả thuyết 3 (H3): Mức thuế ảnh hưởng tiêu cực đến ý định tuân thủ thuế. Ngoài ra, mức phạt càng lớn thì tính tuân thủ thuế TNCN của người lao động càng cao (Alm và cộng sự, 1995, Devos, 2019). Tâm lý lo sợ bị nhận hình phạt luôn là nguồn động lực to lớn thúc đẩy sự tuân thủ thuế của người dân. 1934
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Giả thuyết 4 (H4): Mức phạt ảnh hưởng tích cực đến tính tuân thủ thuế. Bên cạnh đó, luôn luôn có một sự so sánh về mức thuế giữa những người có thu nhập khác nhau, nếu như có sự không hài lòng sẽ thúc đẩy hành vi trốn thuế và ngược lại, một mức thuế công bằng sẽ làm tăng tính tuân thủ thuế của người dân. Nhận thức của người dân về tính công bằng thuế càng lớn thì mức độ tuân thủ thuế càng cao (Alstadsæter và cộng sự, 2019). Giả thuyết 5 (H5): Nhận thức về tính công bằng thuế ảnh hưởng tích cực đến tính tuân thủ thuế. Cuối cùng, mức độ tin tưởng của người dân vào chính phủ càng cao, mức tuân thủ thuế càng cao, theo Nguyễn Thị Xuân Đào (2016). Các chính sách thuế và các thủ tục hành chính của cơ quan thuế càng minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu sẽ tiết kiệm thời gian và công sức của người nộp thuế, qua đó làm tăng tính tuân thủ thuế. Giả thuyết 6 (H6): Mức độ tin tưởng vào chính phủ ảnh hưởng tích cực đến tính tuân thủ thuế. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng với bảng hỏi khảo sát người dân trên địa bàn Hà Nội. Các bảng hỏi được phát trực tiếp cho các công dân trên 18 tuổi hiện đang sinh sống và làm việc trên địa bàn Hà Nội một cách ngẫu nhiên. Theo cách thức này, sau khi người tham gia khảo sát đã hoàn thành trả lời, nhóm nghiên cứu tiến hành thu phiếu trả lời ngay hoặc hẹn thời gian thu phiếu trả lời sau. Bên cạnh đó, bảng hỏi còn được xây dựng trên Docs.google.com và đăng trên các nhóm trên facebook hoặc gửi qua email. Bảng khảo sát gồm 25 câu hỏi khảo sát được chia thành 2 phần: Phần 1: Thông tin cá nhân những người được khảo sát và Phần 2: Nội dung khảo sát (các phát biểu để đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế với 25 biến quan sát). Thang đo Likert 5 bậc được sử dụng để đo lường mức độ tuân thủ của người nộp thuế với quy ước cụ thể như sau: 1 = “Hoàn toàn không đồng ý”, 2 = “Không đồng ý”, 3 = “Trung lập”, 4 = “Đồng ý”, 5 = “Hoàn toàn đồng ý”. Đã có 435 người trả lời bảng hỏi khảo sát sau một tháng thu thập dữ liệu (2021), loại bỏ 35 phiếu trả lời không hợp lệ, mẫu nghiên cứu còn lại 400 bảng trả lời hợp lệ (Phụ lục 01). Dữ liệu thu thập được từ các bảng hỏi hợp lệ được xử lý trên phần mềm thống kê SPSS 20. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Phân tích thống kê mô tả các biến nghiên cứu Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu có được từ phần mềm SPSS 20 cho thấy giá trị liên quan đến các biến độc lập và biến phụ thuộc được thể hiện trong bảng sau. Bảng 1: Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập Số lượng Giá trị Giá trị Giá trị Độ lệch quan sát nhỏ nhất lớn nhất trung bình chuẩn Hiểu biết về thuế 400 1,00 5,00 3,6244 0,86855 Mức thu nhập thực tế 400 1,00 5,00 3,4875 0,91423 Mức thuế 400 1,00 5,00 3,4290 0,74360 Mức phạt 400 1,00 5,00 3,4831 0,88651 Mức độ tin tưởng vào 400 1,00 5,00 3,5050 0,94486 1935
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Số lượng Giá trị Giá trị Giá trị Độ lệch quan sát nhỏ nhất lớn nhất trung bình chuẩn chính phủ Nhận thức về tính công 400 1,00 5,00 3,5383 0,90371 bằng thuế Ý định tuân thủ thuế 400 1,00 5,00 3,7075 0,84251 Từ bảng kết quả thống kê mô tả cho thấy sự “Hiểu biết về thuế” có giá trị trung bình cao nhất (3,6244) chứng tỏ mức độ đồng tình của người khảo sát với biến này là cao nhất. Ngược lại, mức đồng ý của biến “Mức thuế” là thấp nhất (3,4290). Xét trên tổng thể, các tất cả các biến đều nhận được sự đồng ý khá cao từ người dân, ví dụ như biến “Mức độ tin tưởng vào chính phủ” có giá trị trung bình bằng 3,5050, “Mức thu nhập thực tế” có giá trị trung bình bằng 3,4875. Mức đồng ý của người dân càng cao, càng có thể dự báo được thang đo đó sẽ giải thích được yếu tố “ Ý định tuân thủ thuế” của người dân. 4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo cho từng biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu dự kiến bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho thấy các thang đo đều đảm bảo độ tin cậy theo tiêu chuẩn kiểm định. Thang đo có ý nghĩa khi hệ số Cronbach’s Alpha ( độ tin cậy của thang đo được chọn) lớn hơn 0,6, Corrected Item-Total Correlation lớn hơn 0,4 và Cronbach’s Alpha if Item Deleted nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha. Trường hợp giá trị Cronbach’s Alpha if Item Deleted một biến lớn hơn không quá nhiều so với hệ số Cronbach Alpha của nhóm (chênh lệch nhỏ hơn 0,1) nhưng Corrected Item – Total Correlation biến đó lớn hơn 0,3 thì có thể giữ biến đó lại. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA được thể hiện trong bảng sau đây. Bảng 2: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của các biến độc lập Hệ số KMO 0,810 Kiểm định Barlett Giá trị Chi bình phương xấp 3631.765 xỉ df 210 Sig. ,000 Hệ số KMO = 0,810 > 0,5 nghĩa là phân tích nhân tố để nhóm các biến lại là thích hợp. Các biến trong tổng thể là có tương quan với nhau (sig = 0,000 < 0,05). Ma trận xoay các nhân tố Nhân tố Mô tả nhân tố 1 2 3 4 5 6 MP3 Số tiền phạt lớn hơn lợi ích thu được từ hành 0,841 vi trốn thuế, tránh thuế, nợ thuế thì sẽ khiến NNT tuân thủ thuế hơn 1936
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Nhân tố Mô tả nhân tố 1 2 3 4 5 6 MP2 Việc nộp thuế được cơ quan thuế thực hiện 0,817 sát sao hơn thì người nộp thuế sẽ tuân thủ thuế tốt hơn MP1 Mức phạt cho hành vi không tuân thủ thuế 0,803 càng lớn thì người nộp thuế càng tuân thủ thuế hơn MP4 Nên giảm thuế cho người nộp thuế trước hạn 0,668 HB2 Càng được cập nhật thêm kiến thức về thuế 0,865 thì người nộp thuế càng tuân thủ thuế HB1 Tôi thấy việc hiểu biết thông tin về thuế là cần 0,860 thiết HB4 Người nộp thuế càng thông thạo các quy định 0,744 của luật thuế thì càng tuân thủ thuế HB3 Tôi thường xuyên cập nhật thông tin về thuế 0,660 MT2 Với mức thuế hiện tại, tôi sẵn sàng nộp thuế 0,745 MT3 Với mức thuế suất được đưa ra bởi nhà nước 0,744 như hiện tại tôi cảm thấy là hợp lý MT1 Tôi thấy mức thuế tương đương với thu nhập 0,743 hiện tại của mình là cao MT4 Việc duy trì mức thuế suất cao làm giảm tính 0,655 tuân thủ thuế MT5 Đối với người có thu nhập càng cao, tôi cho 0,580 rằng mức thuế suất phải chịu càng lớn là phù hợp CP1 Các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế, các thủ 0,885 tục về thuế (thủ tục đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế,...) có tính ổn định, minh bạch rõ ràng sẽ làm tăng tính tuân thủ thuế CP2 Chính sách thuế đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu 0,882 khiến người nộp thuế tuân thủ thuế hơn CP3 Người nộp thuế càng tin tưởng vào việc sử 0,819 dụng thuế của chính phủ cho các hoạt động xã hội là hợp lý thì tính tuân thủ thuế càng cao TN2 Tôi sẵn sàng nộp thuế với mức thu nhập hiện 0,754 tại 1937
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Nhân tố Mô tả nhân tố 1 2 3 4 5 6 TN1 Người có thu nhập cao hơn có sự tuân thủ 0,740 cao hơn TN3 Người tự kinh doanh có nhiều cơ hội trốn 0,654 thuế hơn người làm thuê CB1 Mức thu nhập càng cao thì mức thuế phải 0,822 nộp càng cao CB2 Mức thuế nên khác nhau giữa những người 0,773 có thu nhập khác nhau Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy: + Đối với nhân tố thứ nhất: Các biến quan sát trong thang đo Mức phạt vẫn được giữ nguyên, không thay đổi, gồm 4 biến quan sát (MP1, MP2, MP3, MP4) nên nhân tố này vẫn được đặt tên là Mức phạt, mã hoá MP + Đối với nhân tố thứ hai: Các biến quan sát trong thang đo Hiểu biết thuế vẫn được giữ nguyên, không thay đổi, gồm 4 biến quan sát (HB1, HB2, HB3, HB4) nên nhân tố này vẫn được đặt tên là Hiểu biết thuế, mã hoá HB + Đối với nhân tố thứ ba: Các biến quan sát trong thang đo Mức thuế vẫn được giữ nguyên, không thay đổi, gồm 5 biến quan sát (MT1, MT2, MT3, MT4, MT5) nên nhân tố này vẫn được đặt tên là Mức thuế, mã hoá MT + Đối với nhân tố thứ tư: Các biến quan sát trong thang đo Mức độ tin tưởng vào chính phủ vẫn được giữ nguyên, không thay đổi, gồm 3 biến quan sát (CP1,CP2, CP3) nên nhân tố này vẫn được đặt tên là Mức độ tin tưởng vào chính phủ, mã hoá CP + Đối với nhân tố thứ năm: Các biến quan sát trong thang đo Mức thu nhập thực tế vẫn được giữ nguyên, không thay đổi, gồm 3 biến quan sát (TN1, TN2, TN3) nên nhân tố này vẫn được đặt tên là Mức thu nhập thực tế, mã hoá TN + Đối với nhân tố thứ sáu: Các biến quan sát trong thang đo Nhận thức về tính công bằng thuế gồm 2 biến quan sát (CB1,CB2) nên nhân tố này được đặt tên là Nhận thức về tính công bằng thuế , mã hoá CB Như vậy, mô hình nghiên cứu sau khi phân tích nhân tố khám phá bao gồm 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc với các thang đo đã được kiểm định độ tin cậy với mức ý nghĩa là 0,5%. 4.3. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến Kết quả hồi quy đa biến các biến trong mô hình nghiên cứu được thể hiện trong bảng sau. Bảng 3: Kết quả phân tích hồi quy giữa các biến Mô hình R R bình R bình Sai số chuẩn Giá trị phương phương hiệu của ước lượng Durbin- chỉnh Watson 1 0,577 0,333 0,323 0,69318 1,822 a. Biến độc lập: CB, CP, HB, MT, MP, TN 1938
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 b. Biến phụ thuộc: TT Hệ số R bình phương hiệu chỉnh (Adjusted R2) = 0,323, tức là 6 biến độc lập được đưa vào giải thích được 32,3% sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn lại được giải thích bởi các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Sở dĩ việc có hệ số bình phương hiệu chỉnh chưa cao là do tổng thể nghiên cứu có quy mô tương đối lớn (những người lao động trên 18 tuổi ở địa bàn thành phố Hà Nội). Bên cạnh đó, việc tiếp cận và khả năng thu thập phiếu khảo sát của nhóm còn hạn chế do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên số mẫu thu thập được chưa đủ lớn và chưa mang tính đại diện cao. Bảng 4: Kết quả kiểm định độ phù hợp của tổng thể ANOVAa Mô hình Tổng các df Trung bình F Sig. bình bình phương phương 1 Hồi quy 94,383 6 15,731 32,738 ,000b Phần dư 188,839 393 0,481 Tổng 283,222 399 a. Biến độc lập: CB, CP, HB, MT, MP, TN b. Biến phụ thuộc: TT Kiểm định ANOVA dùng để kiểm định độ phù hợp của tổng thể mô hình, giá trị Sig.= 0,000 < 5% chứng tỏ bình phương của tổng thể khác không. Điều này chỉ ra rằng mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng là phù hợp với tổng thể. Bảng 5: Hệ số mô hình hồi quy Mô hình Hệ số hồi quy Hệ số hồi t Sig. Thống kê đa cộng tuyến chưa chuẩn hoá quy chuẩn hoá B Sai số Beta Độ chấp Hệ số phóng chuẩn nhận đại phương sai VIF 1 (Hằng số) 0,895 0,228 3,921 0,000 MP 0,043 0,045 0,045 0,959 0,338 0,771 1,296 HB 0,227 0,045 0,234 5,088 0,000 0,803 1,245 MT 0,135 0,055 0,119 2,458 0,014 0,721 1,386 CP 0,084 0,039 0,094 2,164 0,031 0,899 1,113 TN 0,293 0,046 0,318 6,384 0,000 0,684 1,461 CB 0,017 0,042 0,020 0,413 0,680 0,717 1,395 Cột Sig. của các biến độc lập HB “hiểu biết”, MT “mức thuế”, TN “thu nhập”, CP “chính phủ” có giá trị đều nhỏ hơn 0,05; Điều này chỉ ra rằng các biến độc lập này đều tác động có ý nghĩa thống kê đến biến phụ thuộc TT “ tuân thủ”. Ngược lại, biến độc lập CB “ công bằng” và MP “mức phạt” có giá trị Sig. lớn hơn 0,05 nghĩa là nó không có tác động mang ý nghĩa thống kê đến biến phụ thuộc. Hệ số Beta cho cho ta biết mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc. 1939
  12. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Từ bảng kết quả hồi quy ta thấy Hệ số Beta các biến độc lập đều lớn hơn không. Do đó, có thể kết luận các biến độc lập có ảnh hưởng tích cực đến biến phụ thuộc. Cột VIF dùng để kiểm định liệu giữa các biến độc lập có tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến hay không. Với các đề tài nghiên cứu về vấn đề kinh tế, xã hội,...các nhà nghiên cứu cho rằng nếu giá trị VIF > 2 sẽ có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Từ số liệu trên Bảng 5, các giá trị VIF của biến độc lập đều có giá trị < 2; Vì vậy, có thể kết luận không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Hàm hồi quy chuẩn hoá có dạng: TT = 0,895 + 0,234 HB*** + 0,119 MT** + 0,094 CP** + 0,318 TN*** *** thỏa mãn với giá trị α < 0,01 ** thỏa mãn với giá trị α < 0,05 Trong đó: TT: Ý định tuân thủ thuế HB: Mức độ hiểu biết về thuế MT: Mức thuế phải nộp CP: Mức độ tin tưởng vào chính phủ TN: Thu nhập thực tế Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của hệ số hồi quy đã chuẩn hóa. Yếu tố nào có giá trị tuyệt đối của hệ số càng lớn thì ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế TNCN càng nhiều. Trong mô hình, yếu tố Mức thu nhập thực tế có hệ số Beta chuẩn hóa là 0,318 có nghĩa rằng yếu tố này ảnh hưởng thuận chiều với ý định tuân thủ thuế TNCN và cũng là yếu tố có mức độ ảnh hưởng lớn nhất. Nếu mức thu nhập thực tế càng cao, người lao động càng tuân thủ thuế và ngược lại (Chứng minh giả thuyết H2). Điều này có thể lý giải được bằng Lý thuyết Đánh giá nhận thức (CET) liên quan đến động cơ nội tại, động lực dựa trên sự thỏa mãn khi hành xử “vì lợi ích của chính nó”. Người nộp thuế có thể sẽ thực hiện nộp thuế nghiêm chỉnh vì đó là hành động xuất phát từ chính bản thân họ. Hiện nay, ở Việt Nam nguồn thu thuế TNCN phần lớn đến từ những người có thu nhập cao và rất cao. Chính bởi thế, thu nhập càng cao, người dân càng có ý thức nộp thuế hơn. Yếu tố Mức độ tin tưởng vào Chính phủ ảnh hưởng thuận chiều với ý định tuân thủ thuế và có ảnh hưởng thấp nhất, với hệ số Beta chuẩn hóa là 0,094 (Chứng minh giả thuyết H6). Điều này có thể được giải thích bằng Lý thuyết kinh tế - tâm lý của Frey (1997), con người bị tác động bởi các động lực bên ngoài, ở đây chính là các chính sách về thuế của Chính phủ. Trên thực tế, điều này là hoàn toàn hợp lý bởi khi người dân có niềm tin vào các chính sách và quy định thuế của nhà nước, họ sẽ sẵn sàng nộp thuế để đóng góp vào ngân sách. Yếu tố Hiểu biết về thuế có ảnh hưởng thuận chiều với ý định tuân thủ thuế TNCN và là yếu tố đứng thứ hai về mức độ ảnh hưởng tới ý định tuân thủ thuế ,với hệ số Beta chuẩn hóa là 0,234 (Chứng minh giả thuyết H1). Trên thực tế, có rất ít những nghiên cứu hay thống kê về Hiểu biết của người dân về thuế TNCN. Tuy nhiên, từ khảo sát của nhóm nghiên cứu đối với người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội, số lượng đáp viên có trình độ từ đại học trở lên tương đối lớn (63,5%) và Mức độ hiểu biết về thuế khá cao (3,6244/5). Yếu tố Mức thuế có ảnh hưởng thuận chiều với mức độ tuân thủ thuế TNCN của người dân (Beta > 0) và hệ số Beta chuẩn hóa là 0,119. Mức thuế phải chịu càng lớn, người dân càng tuân 1940
  13. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 thủ thuế và ngược lại (Ngược với giả thuyết H3). Nguyên nhân của sự sai lệch này có thể là do hiện tại phần lớn người lao động tại thành phố Hà Nội chưa phải đóng thuế TNCN hoặc số thuế phải đóng không lớn nhờ các chính sách khấu trừ thuế và nguồn thu nhập hàng tháng chưa cao. Hai biến độc lập là Nhận thức về tính công bằng thuế và Mức phạt đều không có ảnh hưởng đến ý định tuân thủ thuế của người dân Hà Nội với mức ý nghĩa thống kê 5% (Giả thuyết H4 và H5 không được chứng minh). 5. Kết luận và khuyến nghị 5.1. Đối với Nhà nước Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội năm 2020, lượng hồ sơ đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái do ảnh hưởng của đại dịch COVID- 19. Mức thu nhập thực tế giảm, người dân không có khả năng nộp thuế. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ gây ra thâm hụt NSNN. Chính vì vậy, chính phủ cần đưa ra những chính sách hợp lý để nâng cao thu nhập của người dân. Một số khuyến nghị được đưa ra nhưng hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho người lao động, được coi là biện pháp có hiệu quả nhất; thực hiện chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung cầu lao động cũng là một trong những giải pháp được ưu tiên lựa chọn; đứng trước vấn đề ảnh hưởng bởi đại dịch Covid -19, nhà nước đóng vai trò to lớn để ổn định xã hội giúp người dân lao động sản xuất bằng các công cụ điều tiết như các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ; cuối cùng tăng cường hợp tác đa phương hóa là cách làm phù hợp với xu hướng hiện nay của các nền kinh tế trên thế giới. Một nhân tố khác được cho là ảnh hưởng đáng kể đến vấn đề tuân thủ thuế là mức độ hiểu biết thuế của người dân, để nâng cao hiểu biết của người nộp thuế, nhà nước nên tích cực thực hiện công tác tuyên truyền về nghĩa vụ và vai trò của việc nộp thuế; ngoài ra nhà nước cũng nên mở các dịch vụ hỗ trợ về thuế, cung cấp những thông tin cần thiết cho người dân quan tâm. Vấn đề làm dân tin, dân tự nguyện nộp thuế cũng liên quan đến việc đặt niềm tin vào những chính sách thuế của chính phủ như việc sử dụng hợp lý ngân sách thu được từ thuế (sử dụng cho mục đích xã hội, mục đích đầu tư phát triển,..) công khai, minh bạch. 5.2. Đối với người lao động Một người có ý thức pháp luật sớm sẽ góp phần đảm bảo việc thực hiện các quy định của pháp luật một cách nghiêm minh. Chính vì vậy, việc người lao động chủ động tiếp cận với nguồn kiến thức về thuế một cách thường xuyên là điều vô cùng cần thiết. Người lao động cần đọc thông tin về thuế qua các báo mạng chính thống; thường xuyên cập nhật thông tin mới về thuế để đảm áp dụng đúng các quy định mới nhất. Thuế là nguồn thu NSNN được sử dụng cho các hoạt động phúc lợi về xã hội, dự án hạ tầng công cộng, hỗ trợ cân bằng về mức độ giàu nghèo,... được công khai, minh bạch và được thực hiện theo các quy định đã ban hành do vậy người dân cần tin tưởng, chủ động cập nhật thông tin về các công trình được đầu tư bởi NSNN. 5.3. Đối với doanh nghiệp Trên thực tế, vấn đề hiểu biết thuế được rất nhiều đối tượng quan tâm như Nhà nước, người lao động và bao gồm cả các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Người lao động khi làm việc trong các doanh nghiệp đa số là thực hiện nộp thuế gián tiếp qua việc doanh nghiệp trích một phần lương theo quy định của họ để nộp cho cơ quan thuế, tuy nhiên không có ít trường hợp do người lao động không hiểu biết nhiều về thuế TNCN nên tỏ ra bất mãn và không hài lòng khi một phần lương đó phải dành ra để nộp thuế. Việc nộp thuế TNCN được dựa trên chủ yếu là sự tự 1941
  14. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 nguyện do đó thay vì để người lao động cảm thấy bất mãn với việc đó thì doanh nghiệp nên thực hiện tổ chức các cuộc trao đổi về quyền và nghĩa vụ thuế TNCN cho người lao động; đồng thời phối hợp với Nhà nước và các bộ ngành liên quan xử lý, răn đe các trường hợp người lao động hiểu biết rõ về quyền và nghĩa vụ của việc nộp thuế TNCN mà vẫn cố tình thực hiện những sai phạm như trốn thuế, khai báo gian dối và những hành vi tương tự để làm gương cho những người khác và cũng nên tuyên dương, khen thưởng những người lao động thực hiện nộp thuế đầy đủ, đúng hạn để làm gia tăng sự tự nguyện nộp thuế của họ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Alm J., Jackson B. R., and Mckee M., (1992), “Estimating the determinants of tax -payer compliance with experimental data”. [2] Alm, J., Sanchez, I. and Juan, A., (1995), “Economic and Noneconomic Factors in Tax Compliance”, International Review for Social Sciences, 48 (1). [3] Alstadsæter A., Johannesen N., and Zucman G., (2019), “Tax Evasion and Inequality”. [4] Chung, K, (2002), “Does Fairness Matter in TaxReporting Behavior?”, Journal of Economic Psychology, 23, pp.1-8. [5] Deci & Ryan, (1985) “The general causality orientations scale: Self-determination in personality”, Journal of Research in Personality, 19(2), pp.109-134. https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/0092656685900236 [6] Deci & Ryan, 2000, “Self-determination theory and the facilitation of intrinsic motivation, social development, and well-being”. American Psychologist, 55(1), pp. 68- 78. https://psycnet.apa.org/buy/2000-13324-007 [7] Devos, K. (2019), “Factors influencing individual taxpayer compliance behaviour”. [8] Dương Thị Bình Minh, Vũ Thị Bích Quỳnh, (2018), “Nghiên cứu hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế tại TP. Hồ Chí Minh”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á, 2, pp. 63-83. [9] Đặng Thị Bạch Vân, (2014), “Xoay quanh vấn đề người nộp thuế và tuân thủ thuế”, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, 16 (26), pp. 59-63. https://user-cdn.uef.edu.vn/newsimg/tap- chi-uef/2014-05-06-16/9.pdf [10] Fauziati, P., Minovia, A. F., Muslim, R. Y., Nasrah, R. (2016), “The Impact of Tax Knowledge on Tax Compliance Case Study in Kota Padang, Indonesia”, Journal of Advanced Research in Business and Management Studies, 2(1), pp. 22-30. https://www.akademiabaru.com/submit/index.php/arbms/article/view/1183 [11] Jackson, B. R. and Milliron, V. C, (1986), “Tax compliance research: Findings, Problems and prospects”, Journal of Accounting Literature, pp. 1-6. [12] Minh Phương (2020). “Tỷ trọng thu thuế trong tổng thu ngân sách của Việt Nam duy trì ổn định”, Tạp chí Đảng cộng sản, https://dangcongsan.vn/kinh-te/ti-trong-thu-thue-trong- tong-thu-ngan-sach-cua-viet-nam-duy-tri-on-dinh-570091.html [13] Mukasa, J., (2011), "Tax Knowledge, Perceived Tax Fairness And Tax Compliance In Uganda, The Case Of Small And Medium Income Taxpayers In Kampala Central Division", Masters dissertation, Department of Accounting and Finance, Makerere University Uganda. 1942
  15. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [14] Nguyễn Bá Hoàng (2017), “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế thu nhập cá nhân: nghiên cứu trường hợp chi cục thuế quận 11, TP. HCM”, [15] Nguyễn Thị Hồng Hạnh, (2017). “Các yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng. http://tailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/6860/1/NguyenThiHongHanh.TT.pdf [16] Nguyễn Thị Xuân Đào (2016), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng mức độ tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh An Giang”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Tây Đô. https://www.slideshare.net/trongthuy1/luan-van-yeu-to-anh- huong-muc-do-tuan-thu-thue-thu-nhap-doanh-nghiep [17] Phan Thị Mỹ Dung (2014), “Các ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp” [18] Stanford Encyclopedia of Philosophy, (2020), “Contractarianism”, https://plato.stanford.edu/entries/contractarianism/ [19] Võ Đức Chín (2011), “Các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp - Trường hợp tỉnh Bình Dương”. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. [20] Walsh,K. (2011), “Understanding Taxpayer Behavior: New Opportunities for Tax Administration”, The Economic and Social Review, 43 (3), pp. 451-475. 1943
  16. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Yếu tố Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Nam 183 45,8 Giới tính Nữ 217 54,3 18-30 242 60,5 31-40 104 26,0 Độ tuổi 41-50 47 11,8 51-60 5 1,3 Trên 60 2 0,5 Sinh viên 85 21,3 Nhân viên văn phòng tư nhân 106 26,5 Nghề nghiệp Kinh doanh tự do 56 14,0 Công chức viên chức nhà nước 92 23,0 Nghề nghiệp khác 61 15,3 Trung cấp 19 4,8 Cao đẳng 50 12,5 Trình độ học vấn Đại học 254 63,5 Sau đại học 48 12,0 Khác 29 7,3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2