intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam (VFRS) của các doanh nghiệp nhỏ và vừa – Nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam (VFRS) của các doanh nghiệp nhỏ và vừa – Nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh" được thực hiện nhằm xác định các nhân tố và đo lường mức ảnh hưởng của chúng đến mức độ sẵn sàng áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính Việt Nam (VFRS) của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM). Nghiên cứu đề xuất các hàm ý chính sách nhằm cải thiện mức độ sẵn sàng áp dụng VFRS của các doanh nghiệp này trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam (VFRS) của các doanh nghiệp nhỏ và vừa – Nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ SẴN SÀNG ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH VIỆT NAM (VFRS) CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA – NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH FACTORS AFFECTING THE LEVEL OF WILLINGNESS TO ADOPT VIETNAMESE FINANCIAL REPORTING STANDARDS (VFRS) OF SMALL AND MEDIUM-SIZED ENTERPRISES - A STUDY IN HO CHI MINH CITY TS. Nguyễn Thị Kim Cúc1, ThS. Trần Thị Thúy Duyên2 1 Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, 2Chi cục Thuế Quận Phú Nhuận Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các nhân tố và đo lường mức ảnh hưởng của chúng đến mức độ sẵn sàng áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính Việt Nam (VFRS) của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM). Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 22.0, kết quả nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng áp dụng VFRS của các DNNVV tại TP. HCM gồm sự tham gia của doanh nghiệp đó vào các hoạt động xuyên biên giới; nhận thức về lợi ích; nhận thức về bất lợi; nhận thức về thách thức; trình độ chuyên môn người làm kế toán. Cuối cùng, nghiên cứu đề xuất các hàm ý chính sách nhằm cải thiện mức độ sẵn sàng áp dụng VFRS của các doanh nghiệp này trong thời gian tới. Từ khóa: Mức độ sẵn sàng; Chuẩn mực Báo cáo tài chính Việt Nam (VFRS); doanh nghiệp nhỏ và vừa ABSTRACT The study was conducted to identify the factors and measure their influence on the willingness to adopt Vietnamese Financial Reporting Standards (VFRS) of small and medium-sized enterprises (SMEs) in Ho Chi Minh City. Using qualitative and quantitative research methods, data processed by SPSS 22.0 software, the research results identify the factors affecting the willingness to adopt VFRS of SMEs in Ho Chi Minh City includes the enterprise's participation in cross-border activities; perception of benefits; perception of disadvantage; perception of the challenge; professionally qualified accountants. Finally, the study proposes policy implications to improve the willingness to adopt VFRS of these enterprises in the coming time. Keywords: The level of willingness; Vietnamese Financial Reporting Standards (VFRS); Small and medium-sized enterprises. 219
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 1. Đặt vấn đề Cho đến nay, nhiều quốc gia đã chính thức áp dụng IFRS với các mức độ khác nhau. Theo Trần Thị Quyên (2020), nền kinh tế Việt Nam nói chung và đối với các DNNVV tại TP. HCM nói riêng đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế do đó việc vận dụng IFRS trong lập và trình bày báo cáo tài chính là cần thiết. Việc phát triển và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về Chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách cần phải được sớm triển khai để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong giai đoạn mới. Để làm được điều này, Bộ Tài chính đã xây dựng đề án đưa IFRS vào Việt Nam và cập nhật, ban hành mới VFRS. Trong đó, VFRS được xây dựng dựa trên hệ thống IFRS theo nguyên tắc tiếp thu tối đa thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, nhu cầu của doanh nghiệp, đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện. Việc tổ chức triển khai áp dụng VFRS cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế hoạt động tại Việt Nam, trừ các đối tượng áp dụng IFRS hoặc chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ được thực hiện từ năm 2025. Do đó, việc thực hiện nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp trong áp dụng chuẩn mực mới này là rất cần thiết. Điều này cũng được khẳng định trong quyết định số 345 về phê duyệt Đề án áp dụng VFRS khi cho rằng một trong những giải pháp để thực hiện đề án là phải khảo sát nhu cầu, khả năng sẵn sàng của doanh nghiệp trong áp dụng VFRS, từ đó, làm căn cứ để chuẩn bị, điều chỉnh các nguồn lực bên trong và bên ngoài tổ chức sao cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu vận dụng chuẩn mực VFRS trong lập và trình bày Báo cáo tài chính từ năm 2025. 2. Tổng quan nghiên cứu và phát triển giả thuyết nghiên cứu Mức độ sẵn sàng đề cập đến việc các cá nhân/ tổ chức có các nguồn lực cần thiết để đáp ứng một cách có ý nghĩa và hiệu quả các cơ hội, thách thức xảy ra trong quá trình làm việc hàng ngày hay không (Michele Rigolizzo, 2019). Theo Kiliç, M., Uyar, A., và cộng sự (2016) sự chuẩn bị sẵn sàng của các DNNVV cho quá trình áp dụng IFRS là sự chuẩn bị trong việc đào tạo nhân sự kế toán và nhà quản lý về IFRS, sắp xếp các cuộc họp để triển khai cho chuẩn bị áp dụng chuẩn mực này cũng là sự chuẩn bị của doanh nghiệp để sẵn sàng áp dụng chuẩn mực này. Tại Việt Nam, Phan Thị Hồng Đức và cộng sự (2018) cũng cho rằng sự sẵn sàng của DNNVV trong áp dụng IFRS là sự chuẩn bị từ phía nhà quản lý và nhân viên. Theo Kiliç, M., Uyar, A., và cộng sự (2016), sự chuẩn bị cho áp dụng IFRS ở phía nhân viên kế toán thể hiện ở việc nhân viên kế toán cần phải được đào tạo, được trang bị kiến thức về chuẩn mực mới. Về phía các nhà quản lý, nhà quản lý cần được đào tạo, cũng như tự bản thân phải chủ động trang bị cho mình các kiến thức về chuẩn mực báo cáo tài chính. Nhà quản lý cần tạo ra cơ hội để nhân viên của mình tiếp cận với bộ chuẩn mực mới thông qua tổ chức đào tạo, và sắp xếp các cuộc họp thảo luận xung quanh vấn đề áp dụng bộ chuẩn mực mới. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng áp dụng VFRS - Sự tham gia của doanh nghiệp đó vào các hoạt động xuyên biên giới Ramanna và Sletten (2009) cho rằng các quốc gia có nhiều đối tác thương mại hoặc các quốc gia láng giềng chấp nhận áp dụng IFRS thì khả năng áp dụng IFRS của quốc gia đó cũng cao hơn. Phuong và Nguyen (2012) khi nghiên cứu tại Việt Nam kết luận rằng các đối tác thương mại gây áp lực buộc quốc gia phải hài hòa các thông lệ của họ với IFRS. Francis và cộng sự (2008) tìm thấy bằng chứng khi các doanh nghiệp có mức độ xuất khẩu cao, họ thường xuyên phải ký hợp 220
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 đồng với nhiều bên nước ngoài hơn thì khi đó việc áp dụng IFRS có thể tạo điều kiện thuận lợi để thiết lập và duy trì quan hệ hợp đồng, từ đó, các doanh nghiệp này sẽ có nhiều động lực hơn để sẵn sàng áp dụng IFRS một cách tự nguyện. Khi tính quốc tế của các doanh nghiệp tăng lên, nhu cầu và tầm quan trọng của việc hài hòa các thông lệ lập báo cáo tài chính của họ cũng tăng lên (Atik, 2010). Từ đó, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau: Giả thuyết H1: Sự tham gia vào các hoạt động xuyên biên giới có ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng áp dụng VFRS của các DNNVV tại TP. HCM. - Nhận thức về lợi ích Guerreiro và cộng sự (2008) cho rằng các đơn vị thực hiện các hoạt động quốc tế có thể nhận định rằng việc tuân thủ các chuẩn mực được quốc tế chấp nhận sẽ có lợi trong việc làm cho báo cáo tài chính của họ trở nên đáng tin cậy hơn trên phạm vi quốc tế. Theo Hodgdon và cộng sự, (2009), các doanh nghiệp có hoạt động quốc tế sẽ phải đối mặt với các quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính khác nhau tại các quốc gia mà họ hoạt động, vì vậy các doanh nghiệp đó có động lực lớn hơn để sẵn sàng áp dụng IFRS và công bố thông tin đầy đủ hơn về hoạt động của họ. Hơn nữa, việc áp dụng IFRS cũng giúp doanh nghiệp nhận được tài trợ từ các ngân hàng quốc tế và các tổ chức tài chính quốc tế (Dumontier và Raffournier, 1998). Saudagaran (2008) cho rằng áp dụng IFRS trong lập và trình bày báo cáo tài chính làm tăng khả năng so sánh thông tin của các doanh nghiệp trên thị trường, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư xuyên biên giới và hội nhập thị trường vốn. Christensen, Hail, và Leuz (2011) cũng cho rằng doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường vốn quốc tế dễ dàng hơn, đặc biệt là những doanh nghiệp có mức độ quốc tế hóa cao, thực hiện các hoạt động xuyên biên giới. Từ đó, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau: Giả thuyết H2: Nhận thức về lợi ích có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ sẵn sàng áp dụng VFRS của các DNNVV tại TP. HCM. - Nhận thức về bất lợi Litjens và cộng sự (2012) chỉ ra rằng sẵn sàng tự nguyện áp dụng IFRS của DNNVV phụ thuộc vào bối cảnh của doanh nghiệp trong việc phân tích chi phí - lợi ích khi áp dụng IFRS. Các vấn đề chính được nêu ra trong các nghiên cứu về vận dụng IFRS của DNNVV thường bao gồm các vấn đề như: ai là người sử dụng báo cáo, nên áp dụng tiêu chuẩn nào và chi phí-lợi ích liên quan là gì (Quagli và Paoloni, 2012). Nghiên cứu của Albu và cộng sự (2013) khi thực hiện khảo sát người sử dụng và người lập báo cáo tài chính cũng cho thấy một mối quan hệ đáng kể về chi phí phát sinh với sự sẵn sàng vận dụng IFRS của các DNNVV. Từ đó, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau: Giả thuyết H3: Nhận thức về bất lợi có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ sẵn sàng áp dụng VFRS của các DNNVV tại TP. HCM. - Nhận thức về các thách thức Việc chuyển sang một hệ thống báo cáo mới như IFRS dẫn tới nhiều thách thức cho các bên liên quan khác nhau, gồm: cơ quan quản lý, người chuẩn bị, người đánh giá và người sử dụng. Về phía cơ quan quản lý, họ cần xác định sẽ vận dụng như thế nào cho quốc gia, vận dụng toàn bộ, không vận dụng hay vận dụng từng phần sao cho phù hợp với đặc điểm của quốc gia đó (Heidhues và Patel, 2008). Ngược lại, điều này đòi hỏi các học viên phải phát triển hoặc có được phân tích chuyên sâu về những thay đổi nào trong phần cứng, phần mềm và quy trình báo cáo được yêu cầu và những yêu cầu về khối lượng công việc chuyển tiếp nào cần được bổ sung vào các hoạt động 221
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 hàng ngày bình thường. Tokar (2005) nói thêm rằng đối với quốc gia mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính, việc dịch IFRS kịp thời cũng là một trở ngại rất khó khăn, thêm nữa, IFRS liên tục được cập nhật (Fox và cộng sự, 2013), điều này khiến việc áp dụng IFRS càng trở nên khó khăn. Từ đó, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau: Giả thuyết H4: Nhận thức về thách thức có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ sẵn sàng áp dụng VFRS của các DNNVV tại TP. HCM. - Trình độ chuyên môn người làm kế toán Uyar và cộng sự (2013) thực hiện nghiên cứu và tìm thấy bằng chứng một trong những trở ngại khi áp dụng IFRS for SMEs ở Thổ Nhĩ Kỳ là thiếu các nhân viên kế toán có trình độ. Samujh và Devi (2015) phát hiện các nước ASEAN không sẵn sàng để áp dụng IFRS cho DNNVV là do trình độ người làm công việc kế toán còn kém. Chand, P và cộng sự (2015) giải thích rằng, nhân viên kế toán là người trực tiếp thực hiện công tác kế toán nói chung, cũng như lập và trình bày báo cáo tài chính nói riêng, do đó, để nâng cao mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS cần chú trọng năng lực nhân viên, tổ chức đạo tạo, tập huấn để nhân viên được tiếp cận và áp dụng thành công IFRS. Từ đó, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau: Giả thuyết H5: Trình độ chuyên môn người làm kế toán có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ sẵn sàng áp dụng VFRS của các DNNVV tại TP. HCM. 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính, thông qua khảo sát chuyên gia, tác giả xác định mô hình nghiên cứu và thang đo nghiên cứu chính thức của các biến trong mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng áp dụng VFRS của các DNNVV tại TP. HCM. Kết quả nghiên cứu định tính xác định mô hình nghiên cứu chính thức gồm một biến phụ thuộc là mức độ sẵn sàng áp dụng VFRS của các DNNVV tại TP. HCM, và các biến độc lập bao gồm: sự tham gia của doanh nghiệp vào các hoạt động xuyên biên giới; nhận thức về lợi ích; nhận thức về bất lợi; nhận thức về thách thức; trình độ chuyên môn người làm kế toán. Thang đo đo lường các biến nghiên cứu được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 1: Thang đo các biến nghiên cứu STT Thang đo Căn cứ xây dựng Sự tham gia của DN đó vào các hoạt động xuyên biên giới 1 Có nhiều đối tác thương mại chấp nhận áp dụng IFRS Phuong và Nguyen (2012) 2 Đối tác thương mại gây áp lực buộc phải áp dụng IFRS Ben Salem và cộng sự (2017) 3 Mức độ bán hàng ra nước ngoài (xuất khẩu) cao Francis và cộng sự (2008) 4 Mức độ mua hàng ra nước ngoài (nhập khẩu) cao Kết quả nghiên cứu định tính Nhận thức về lợi ích 1 Áp dụng VFRS trong lập và trình bày báo cáo tài chính giúp Phan Thị Hồng Đức và cộng báo cáo tài chính trở nên đáng tin cậy sự (2018) 2 Áp dụng VFRS trong lập và trình bày báo cáo tài chính giúp báo cáo tài chính có thể so sánh được 3 Áp dụng VFRS trong lập và trình bày báo cáo tài chính giúp tăng niềm tin của nhà đầu tư Nhận thức về bất lợi 222
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 STT Thang đo Căn cứ xây dựng 1 Chi phí lớn hơn lợi ích trong việc áp dụng VFRS Phan Thị Hồng Đức và cộng 2 Lập và trình bày báo cáo tài chính theo VFRS tốn nhiều thời sự (2018) gian Kết quả nghiên cứu định tính 3 Các hướng dẫn để thực hiện bằng tiếng nước ngoài nên khó hiểu Nhận thức về thách thức 1 Các hướng dẫn không đầy đủ Phan Thị Hồng Đức và cộng 2 Chưa đào tạo được các nhân viên tài chính, kế toán để vận sự (2018) dụng VFRS Kết quả nghiên cứu định tính 3 Phạm vi hạn chế trong giáo trình kế toán ảnh hưởng đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính theo VFRS Trình độ chuyên môn người làm kế toán 1 Khả năng sử dụng kiến thức đã học trong thời gian đại học, Chand, P., Patel, A., & cao đẳng vào áp dụng VFRS White, M. (2015) 2 Thuật ngữ sử dụng trong chuẩn mực là dễ hiểu Kết quả nghiên cứu định tính 3 Cầu trúc của bộ chuẩn mực giúp người kế toán dễ dàng thực hiện 4 Điều kiện ghi nhận theo bộ chuẩn mực là dễ hiểu 5 Các phương pháp hạch toán dễ hiểu Mức độ sẵn sàng áp dụng VFRS của các DNNVV tại TP. HCM 1 Nhân viên kế toán của DN đã được đào tạo cho vận dụng Kiliç, M., Uyar, A., và cộng VFRS sự (2016) 2 Nhà quản lý của DN đã được đào tạo cho vận dụng VFRS Kết quả nghiên cứu định tính 3 DN đã tham khảo chương trình vận dụng VFRS 4 DN đã sắp xếp các cuộc họp và thông báo cho nhân viên việc áp dụng VFRS Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu định tính Với phương pháp nghiên cứu định lượng, dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng bảng câu hỏi khảo sát, sau đó dữ liệu được xử lý bởi phần mềm SPSS 22.0 với các kỹ thuật gồm thống kê mô tả các biến; kiểm định độ tin cậy thang đo với hệ số Cronbach’s alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA; và kiểm định mô hình hồi quy bội nhằm xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến mức độ sẵn sàng áp dụng VFRS của các DNNVV tại TP. HCM. Theo Tabachnick và cộng sự (1996) thực hiện phân tích hồi quy đạt được kết quả tốt nhất khi cỡ mẫu phải thỏa mãn điều kiện: n ≥ 8p + 50 (n: là cỡ mẫu cần thiết, p: số biến độc lập của mô hình). Nghiên cứu này xây dựng mô hình với 5 biến độc lập nên cỡ mẫu tối thiểu phải là 90 (≥8*5+50) quan sát. Tiếp đó, theo Hair và cộng sự (1998), số mẫu quan sát trong phân tích nhân tố phải > 100 quan sát và có tỷ lệ so với biến tốt nhất trong khoảng tỷ lệ 5/1 – 10/1. Trong nghiên cứu này, số biến là 22 do đó cỡ mẫu tối thiểu cần đạt là 110 (22*5) quan sát. Để thõa mãn điều kiện về kích thước mẫu tối thiểu cần đạt, tác giả phát ra 180 phiếu khảo sát đến các DNNVV tại TP. Hồ Chính Minh. Mỗi doanh nghiệp tác giả gửi 1 phiếu khảo sát, trong đó, doanh nghiệp cử đại diện để thực hiện khảo sát, họ có thể là nhân viên kế toán, kế toán trưởng 223
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 hay lãnh đạo (giám đốc, phó giám đốc) các DNNVV tại Tp.HCM. Qua xử lý, kết quả cho thấy có 156 phiếu trả lời hợp lệ dùng làm dữ liệu sơ cấp cho nghiên cứu. Vậy mẫu nghiên cứu chính thức là 156 quan sát – hoàn toàn phù hợp với các kinh nghiệm xác định cỡ mẫu nêu trên. Phân tích hồi quy tuyến tính theo phương trình hồi quy sau: MDSS = β0 + β1 STG + β2 NTLI + β3 NTBL + β4 NTTT + β5 TDCM + ε Trong đó: MDSS: Biến phụ thuộc (mức độ sẵn sàng áp dụng VFRS của các DNNVV tại TP. HCM) Các biến độc lập: STG: Sự tham gia của doanh nghiệp vào các hoạt động xuyên biên giới NTLI: Nhận thức về lợi ích NTBL: Nhận thức về bất lợi NTTT: Nhận thức về thách thức TDCM: Trình độ chuyên môn người làm kế toán β0, β1, … β5: Các tham số của mô hình. ε: Hệ số nhiễu. 4. Kết quả nghiên cứu Dưới đây tác giả trình bày thống kê mô tả khảo sát liên quan đến các thuộc tính của đối tượng như sau: Bảng 2: Thống kê mẫu khảo sát Chỉ tiêu Tần số (người) Tỷ lệ (%) Thống kê phiếu khảo sát I. Số bảng câu hỏi phát ra 180 100 II. Số bảng câu hỏi thu về 165 91,67 Trong đó - Số bảng câu hỏi hợp lệ 156 86,67 - Số bảng câu hỏi không hợp lệ 9 5 Chức vụ Nhân viên kế toán 124 79,49 Kế toán trưởng 24 15,38 Phó giám đốc 6 3,85 Giám đốc 2 1,28 Tổng 156 100 Thâm niên công tác Dưới 1 năm 23 14,74 Từ 1 đến dưới 5 năm 95 60,9 Từ 5 năm đến dưới 10 năm 20 12,82 Trên 10 năm 18 11,54 Tổng 156 100 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả 224
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Như vậy, trong tổng số 156 đối tượng khảo sát thì phần lớn các đối tượng là nhân viên kế toán và có thời gian làm việc là từ 1 năm đến dưới 5 năm. Sau khi thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo với hệ số Cranbach’ s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập và biến phụ thuộc, tác giả đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính như sau: Bảng 3: Bảng tóm tắt kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy Hệ số R2- Hệ số Mô Sai số chuẩn của ước Hệ số R Hệ số R2 hiệu Durbin- hình lượng chỉnh Watson 1 .707a .600 .584 .15409 2.090 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Bảng tóm tắt kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy cho thấy hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,584 > 0,5 điều này có nghĩa là các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu gồm sự tham gia của doanh nghiệp vào các hoạt động xuyên biên giới; nhận thức về lợi ích; nhận thức về bất lợi; nhận thức về thách thức; trình độ chuyên môn người làm kế toán giải thích được 58,4% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Bảng 4: Bảng kết quả các hệ số hồi quy Hệ số hồi Hệ số hồi quy Thống kê đa cộng quy chuẩn chưa chuẩn hóa tuyến Mô hình hóa T Sig. Sai số Độ chấp B Beta VIF chuẩn nhận (Constant) 1.607 .204 7.872 .000 STG .075 .020 .223 3.783 .000 .961 1.041 NTLI .104 .032 .217 3.208 .002 .731 1.368 1 NTBL .061 .024 .160 2.511 .013 .824 1.214 NTTT .082 .019 .253 4.263 .000 .946 1.057 TDCM .281 .049 .411 5.710 .000 .643 1.554 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả) Kết quả bảng trên cho thấy hệ số Sig của 5 nhân tố độc lập đều < 5% và hệ số phóng đại phương sai VIF rất thấp (
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 5. Kết luận Qua nghiên cứu, bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, nghiên cứu xác định 5 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng áp dụng VFRS của các DNNVV tại TP. HCM gồm: Sự tham gia của doanh nghiệp vào các hoạt động xuyên biên giới; nhận thức về lợi ích; nhận thức về bất lợi; nhận thức về thách thức; trình độ chuyên môn người làm kế toán. Trong đó, nhân tố trình độ chuyên môn người làm kế toán có sự ảnh hưởng mạnh nhất và nhân tố nhận thức về bất lợi có ảnh hưởng thấp nhất đến sẵn sàng áp dụng VFRS của các DNNVV tại TP. HCM. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số các hàm ý chính sách như sau: Đối với sự tham gia của doanh nghiệp vào các hoạt động xuyên biên giới, việc áp dụng VFRS góp phần nâng cao tính trung thực, minh bạch của của báo cáo tài chính, trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp, cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Như vậy chuẩn mực báo cáo tài chính không những được coi là một công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu mà còn là ngôn ngữ kinh doanh quốc tế, điều này cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thêm nhiều khách hàng, đối tác quốc tế. Việc áp dụng các nội dung mới trong quá trình thực hiện công việc nói chung cũng như bước đầu áp dụng VFRS chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức, do đó để giải quyết những khó khăn, thách thức này, và sẵn sàng áp dụng VFRS, các DNNVV tại TP. HCM để sẵn sàng VFRS vào doanh nghiệp cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực kịp thời, bài bản, liên tục và lâu dài cho bộ phận kế toán, tài chính và cho cả các bộ phận khác có liên quan, như hoạch định chiến lược, kinh doanh, bán hàng, … cho phù hợp với lộ trình về áp dụng VFRS tại Việt Nam. Các doanh nghiệp cũng cần tận dụng kiến thức, hiểu biết, sự hỗ trợ và nguồn lực từ bên ngoài như các công ty kiểm toán, tư vấn, nhà đầu tư nước ngoài, hội nghề nghiệp để thuận lợi hơn trong quá trình áp dụng VFRS. Thêm nữa, các chi phí phát sinh để tuân thủ các quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính cũng khác nhau giữa các doanh nghiệp, tuy nhiên, với các DNNVV tại TP. HCM do nguồn lực về con người và tài chính còn nhiều hạn chế, khi đó, việc phải bỏ ra chi phí lớn cho áp dụng bộ chuẩn mực VFRS sẽ khó nhận được sự đồng thuận của các doanh nghiệp, tuy nhiên, việc vận dụng lại mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Do đó, để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp có thể xét đến mối quan hệ cân đối giữa chi phí-lợi ích từ đó xác định mức đầu tư cần thiết cho áp dụng VFRS, từ đó, có kế hoạch, dự toán ngân sách, bố trí ngân sách cho từng công việc cần triển khai trong áp dụng VFRS. VFRS được ban hành dựa trên IFRS do đó, để giúp cho bộ chuẩn mực trở nên dễ hiểu, trước hết, cần thành lập và kiểm soát chất lượng công việc của Ban biên dịch, Ban soát xét bản dịch IFRS. Các thành viên tham gia Ban này gồm đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tài Chính, các cơ sở đào tạo, hội nghề nghiệp và doanh nghiệp kiểm toán có chuyên môn nghiệp vụ kế toán và trình độ tiếng Anh. Tiếp đó, dựa trên kết quả này, tiếp tục thành lập Ban soạn thảo và tổ biên tập VFRS. Cần chú trọng chuyển tải chính xác các thuật ngữ chuyên môn chuẩn mực quốc tế sang tiếng Việt đồng thời đảm bảo rằng phiên bản dịch gần giống với phiên bản gốc, từ đó người dùng có thể đối chiếu, so sánh, đọc hiểu dễ dàng hơn trong áp dụng các nội dụng quy định của VFRS. Bộ Tài Chính, hội nghề nghiệp và doanh nghiệp kiểm toán có chuyên môn tổ chức tập huấn, nhận diện các giao dịch, khoản mục trên báo cáo tài chính cần chuyển đổi; Xây dựng hệ thống hồ sơ, dữ liệu mang tính kế thừa từ chuẩn mực VAS hiện tại sang VFRS; Xây dựng bộ quy tắc chuyển đổi báo cáo tài chính với hướng dẫn cụ thể; Điều chỉnh cơ chế ban hành các quy định pháp luật về tài chính và kế toán để tránh mâu thuẫn, trùng lắp,... đưa ra các hướng dẫn chi tiết, cụ thể, và nhất 226
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 quán để các DNNVV có thể dễ dàng, thuận lợi trong quá trình áp dụng VFRS. Tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi và tìm các biện pháp tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong khi áp dụng VFRS, đồng thời thực hiện các hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để giúp doanh nghiệp chuyển đổi sang áp dụng VFRS theo kế hoạch. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Albu, C. N., Albu, N., Pali‐Pista, S. F., Gîrbină, M. M., Selimoglu, S. K., Kovacs, D. M., ... & Arsoy, A. P. (2013). Implementation of IFRS for SME s in Emerging Economies: Stakeholder Perceptions in the Czech Republic, Hungary, Romania and Turkey. Journal of International Financial Management & Accounting, 24(2), 140-175. [2] Atik, A. (2010). SME’s Views on the Adoption and Application of “IFRS for SMEs” in Turkey. [3] Chand, P., Patel, A., & White, M. (2015). Adopting international financial reporting standards for small and medium‐sized enterprises. Australian Accounting Review, 25(2), 139-154. [4] Christensen, H. B., Hail, L., & Leuz, C. (2013). Mandatory IFRS reporting and changes in enforcement. Journal of Accounting and Economics, 56(2-3), 147-177. [5] Dumontier, P., & Raffournier, B. (1998). Why firms comply voluntarily with IAS: An empirical analysis with Swiss data. Journal of International Financial Management & Accounting, 9(3), 216-216. [6] Fox, A., Hannah, G., Helliar, C., & Veneziani, M. (2013). The costs and benefits of IFRS implementation in the UK and Italy. Journal of Applied Accounting Research. [7] Francis, J. R., Khurana, I. K., Martin, X., & Pereira, R. (2008). The role of firm-specific incentives and country factors in explaining voluntary IAS adoptions: Evidence from private firms. European accounting review, 17(2), 331-360. [8] Guerreiro, M. S., Rodrigues, L. L., & Craig, R. (2008, March). The preparedness of companies to adopt International Financial Reporting Standards: Portuguese evidence. In Accounting Forum (Vol. 32, No. 1, pp. 75-88). [9] Hair, J. F., Anderson, R. E., Tatham, R. L., & Black, W. C. (1998). Multivariate data analysis (5th ed.). New York: Prentice Hall. [10] Heidhues, E., & Patel, C. (2008). Convergence of accounting standards in Germany: biases and challenges. In International Conference on Accounting and Business (10th: 2008). East China University of Science & Technology. [11] Hodgdon, C., Tondkar, R. H., Adhikari, A., & Harless, D. W. (2009). Compliance with International Financial Reporting Standards and auditor choice: New evidence on the importance of the statutory audit. The International Journal of Accounting, 44(1), 33-55. [12] Kiliç, M., Uyar, A., & Ataman, B. (2016). Preparedness of the entities for the IFRS for SMEs: An emerging country case. Journal of Accounting in Emerging Economies. [13] Litjens, R., Bissessur, S., Langendijk, H., & Vergoossen, R. (2012). How do preparers perceive costs and benefits of IFRS for SMEs? Empirical evidence from the Netherlands. Accounting in Europe, 9(2), 227-250. [14] Phan Thị Hồng Đức., Joshi, M., & Mascitelli, B. (2018). What influences the willingness of Vietnamese accountants to adopt International Financial Reporting Standards (IFRS) by 2025?. Asian Review of Accounting. 227
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [15] Phuong, N. C., & Nguyen, T. D. K. (2012). International harmonization and national particularities of accounting: Recent accounting development in Vietnam. Journal of Accounting & Organizational Change. [16] Quagli, A., & Paoloni, P. (2012). How is the IFRS for SME accepted in the European context? An analysis of the homogeneity among European countries, users and preparers in the European commission questionnaire. Advances in accounting, 28(1), 147-156. [17] Quyết định số 345/QĐ-BTC do Bộ trưởng BTC ban hành ngày 16/03/2020 về phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại VN. [18] Ramanna, K., & Sletten, E. (2009). Why do countries adopt international financial reporting standards?. Harvard Business School Accounting & Management Unit Working Paper, (09-102). [19] Rigolizzo, M. (2019). Ready and willing to learn: exploring personal antecedents to taking on learning challenges. Journal of Workplace Learning. [20] Samujh, H., & Devi, S. S. (2015). Implementing IFRS for SMEs: Challenges for developing economies. International Journal of Management and Sustainability, 4(3), 39- 59. [21] Saudagaran, S. M. (2008). Financial Reporting and Global Capital Markets: A History of the International Accounting Standards Committee, 1973-2000. [22] Tabachnick, B. G., & Fidell, L. S. (1996). Using multivariate statistics . Northridge. Cal.: Harper Collins. [23] Tokar M. (2005). Convergence and the implementation of a single set of global standards: the real-life challenge. Accounting in Europe, 2(1), 47-68. [24] Trần Thị Quyên (2020). Cơ hội và thách thức khi áp dụng IFRS vào Việt Nam. Tạp chí công thương, đăng ngày 05/04/2020. [25] Uyar, A., & Güngörmüş, A. H. (2013). Perceptions and knowledge of accounting professionals on IFRS for SMEs: Evidence from Turkey. Research in Accounting Regulation, 25(1), 77-87. [26] www.ifrs.org 228
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2