intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP. Đà Nẵng

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP. Đà Nẵng" tiến hành nghiên cứu định tính thông qua thảo luận nhóm với 10 chuyên gia và nghiên cứu định lượng dựa trên mẫu điều tra từ 337 cán bộ, nhân viên đang làm việc tại bộ phận kế toán (giao dịch viên) tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP. Đà Nẵng

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TP. ĐÀ NẴNG RESEARCH OF FACTORS IMPACT ON THE EFFICIENCY OF INTERNAL CONTROL AT COMMERCIAL BANKS IN DANANG CITY ThS. Ngô Đức Chiến Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Thông qua các lý thuyết về kiểm soát nội bộ, tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ và các kết quả nghiên cứu đi trước, tác giả tiến hành đề xuất các giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành nghiên cứu định tính thông qua thảo luận nhóm với 10 chuyên gia và nghiên cứu định lượng dựa trên mẫu điều tra từ 337 cán bộ, nhân viên đang làm việc tại bộ phận kế toán (giao dịch viên) tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP. Đà Nẵng, các phương pháp thống kê, đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và mô hình phương trình cấu trúc (SEM) được sử dụng để phân tích. Kết quả cho thấy được các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ: (i) Hoạt động kiểm soát tác động mạnh nhất đến Tính hữu hiệu của KSNB; tiếp đến là các nhân tố (ii) Hoạt động thông tin & truyền thông; (iii) Hoạt động giám sát và (iv) Hoạt động đánh giá rủi ro. Từ khóa: Kế toán, Kiểm soát nội bộ, Tính hữu hiệu. ABSTRACT Through the theories of internal control, the effectiveness of internal control and previous research results, the author proposes hypotheses and research models. On that basis, the author conducts qualitative research through group discussions with 10 experts and quantitative research based on survey samples from 337 officials and employees working in the accounting department (transactions) at commercial banks in Danang city, statistical methods, Cronbach's Alpha test, Exploratory Factor Analysis (EFA), Confirmatory Factor Analysis (CFA) and Structural Equation Model (SEM) for analysis. The results show that the factors affecting the effectiveness of the internal control system: (i) Control activities have the strongest impact on the effectiveness of the internal control system; followed by factors (ii) Information & communication activities; (iii) Monitoring activities and (iv) Risk assessment activities. Keywords: Accounting, Internal control, Effectiveness. 1. Lời giới thiệu Hoạt động của một tổ chức luôn phải đối mặt với các vấn đề như hoạt động không hiệu quả, lãng phí nguồn lực, thiếu giám sát hiệu quả, tổ chức và chức năng kém, thiếu tầm nhìn, chiến lược rời rạc, thiếu liên kết, kiểm soát phức tạp, chi phí cao, thông tin thiếu tính toàn vẹn, phức tạp một 1207
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 cách không cần thiết... Chính vì vậy, nhờ thông qua kiểm soát nội bộ, nhà quản lý có thể nhìn nhận được những thiếu sót trong hệ thống tổ chức để đề ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời. Khi có kiểm soát nội bộ, nhà quản lý sẽ có đầy đủ thông tin để ra quyết định thích hợp nhằm thích ứng với môi trường, đạt được mục tiêu đề ra (DeLone & McLean, 2016). Kiểm soát nội bộ thực chất là sự tích hợp các hoạt động, biện pháp, cơ chế kiểm soát bên trong tổ chức nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra cho tổ chức (Shagari & cộng sự, 2017). Với tầm quan trọng như vậy, việc tìm cách nâng cao tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ là điều rất cần thiết. Trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại (NHTM), bên cạnh việc chịu sự tác động mạnh của các vấn đề như giám sát, rủi ro thì các hoạt động thông tin, truyền thông và hoạt động kiểm soát cũng cần được quan tâm khi đánh giá tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ (DeLone & McLean, 2016; Shagari & cộng sự, 2015; Shagari & cộng sự, 2017). Do đó, tác giả thực hiện nghiên cứu “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến Tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn TP. Đà Nẵng” nhằm thể hiện được các nhân tố tác động đến Tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ và đề xuất các hàm ý quản trị nhằm gia tăng Tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các NHTM trên địa bàn TP. Đà Nẵng. 2. Cơ sở lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Khái niệm Kiểm soát nội bộ (KSNB) và Tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ Theo Ủy ban Tổ chức Tài trợ (COSO, 2019) của Ủy ban Treadway (Hoa Kỳ), KSNB là một quá trình do Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và các nhân viên khác triển khai thực hiện, được thiết kế nhằm đưa ra mức độ đảm bảo hợp lý về việc đạt được mục tiêu trong các khía cạnh sau đây: (i) Bảo toàn tài sản (mục tiêu an toàn hoạt động); (ii) Hiệu quả, hiệu suất của các hoạt động (mục tiêu hoạt động bao gồm các mục tiêu về hiệu quả hoạt động và lợi nhuận); (iii) Mức độ tin cậy của công tác báo cáo tài chính (mục tiêu thông tin); (iv) Tuân thủ các luật lệ, quy định áp dụng (mục tiêu tuân thủ). Cũng theo đó, một KSNB hữu hiệu phải bao hàm 4 đặc điểm chủ yếu: (i) Căn cứ trên rủi ro: có khả năng nhận diện rủi ro tác động đến mục tiêu kinh doanh. (ii) Được “lồng” vào trong các hoạt động của tổ chức và là một bộ phận văn hóa của tổ chức. (iii) Đảm bảo nhu cầu mạnh mẽ về việc hình thành một bộ phận Kiểm toán nội bộ, đem lại cho Hội đồng quản trị sự đảm bảo độc lập, thường xuyên về KSNB. (iv) Được Hội đồng quản trị thường xuyên kiểm tra. Do chiến lược và mục tiêu kinh doanh của tổ chức thường xuyên biến đổi, cho nên các rủi ro cũng vậy. Điều này nhấn mạnh nhu cầu thường xuyên kiểm tra, tái cân đối các hoạt động kiểm soát về mặt tổ chức, nhằm đảm bảo rằng khung cơ sở KSNB đem đến nhiều lợi ích cho tổ chức. Cùng với đó, DeLone và McLean (2016) cho rằng, tính hữu hiệu KSNB đó là việc đạt được các mục tiêu trong hoạt động quản lý của ban lãnh đạo trên nguyên tắc có đánh giá rủi ro và giám sát các hoạt động. Theo Shagari và cộng sự (2017), tính hữu hiệu của KSNB sẽ chịu tác động của các nhân tố chính đó là: Hoạt động đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Hoạt động thông tin & truyền thông và Hoạt động giám sát. 1208
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Đối với nghiên cứu này, tính hữu hiệu của KSNB được hiệu đó là hoạt động kiểm soát nhằm tuân thủ các mục tiêu của một tổ chức và dựa trên đánh giá của các vấn đề như rủi ro, kiểm soát vấn đề, thông tin & truyền thông và giám sát được hoạt động theo quan điểm của Shagari và cộng sự (2017). 2.2. Các giả thuyết nghiên cứu Mối quan hệ giữa Hoạt động đánh giá rủi ro và Tính hữu hiệu của KSNB Việc đánh giá rủi ro là một trong những hoạt động cấp thiết trong hoạt động của các ngân hàng khi mà hoạt động ngân hàng luôn đi kèm với những vấn đề liên quan đến các rủi ro tiềm ẩn. Do đó, kiểm soát nội bộ sẽ đạt mức hiệu quả tốt nhất khi các ngân hàng nâng cao ý thức trong việc đánh giá rủi ro (DeLone & McLean, 2016; Shagari & cộng sự, 2015). Việc thực hiện đánh giá rủi ro giúp các tổ chức xác định mục tiêu kinh doanh theo hướng phòng ngừa rủi ro, do đó khi tiến hành kiểm soát nội bộ thì các ngân hàng sẽ nhanh chóng đạt mức hiệu quả tốt nhất (DeLone & McLean, 1992). Theo các nhà nghiên cứu như Shagari và cộng sự (2017), khi hoạt động đánh giá rủi ro tốt, đồng nghĩa với việc các tổ chức biết cách nhận diện được các rủi ro xảy ra ngay khi xây dựng kế hoạch kinh doanh, tạo dựng quy trình đánh giá rủi ro xuyên suốt quá trình hoạt động kinh doanh và có các phương thức cũng như biện pháp hạn chế rủi ro xảy ra mức thấp nhất, điều này đồng nghĩa với việc hữu ích trong việc nâng cao tính hiệu quả của kiểm soát nội bộ. Do đó, nghiên cứu đưa ra giả thuyết về mối quan hệ sau đây, giả thuyết H1: Hoạt động đánh giá rủi ro ảnh hưởng tích cực đến Tính hữu hiệu của kiểm soát nôi bộ tại các NHTM tại TP. Đà Nẵng. Mối quan hệ giữa Hoạt động kiểm soát và Tính hữu hiệu của KSNB Bên cạnh việc nâng cao chất lượng thông tin kế toán, các tổ chức cần lưu ý đến hoạt động kiểm soát trong hoạt động kinh doanh, đó có thể là việc phân chia trách nhiệm rõ ràng, cụ thể lẫn nhau trong việc kiểm soát quá trình sản xuất kinh doanh đó là các cơ sở nền tảng cho hoạt động kiểm soát nội bộ diễn ra tốt hơn (DeLone & McLean, 2016; Shagari & cộng sự, 2015). Theo Shagari và cộng sự (2015), việc tiến hành các hoạt động kiểm soát trong quá trình hoạt động kinh doanh sẽ thúc đẩy việc gia tăng tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ. Bên cạnh đó, việc gia tăng hoạt động kiểm soát trong quá trình hoạt động kinh doanh còn thể hiện qua việc các tổ chức tiến hành kiểm tra, rà soát các sổ sách liên quan đến các con số trong hoạt động kế toán, do đó, việc tiến hành kiểm soát nội bộ sau này sẽ nhanh chóng đạt mức hiệu quả hơn (DeLone & McLean, 2016; Shagari & cộng sự, 2017). Do đó, nghiên cứu đưa ra giả thuyết về mối quan hệ sau đây, giả thuyết H2: Hoạt động kiểm soát ảnh hưởng tích cực đến Tính hữu hiệu của kiểm soát nôi bộ tại các NHTM tại TP. Đà Nẵng. Mối quan hệ giữa Hoạt động thông tin và truyền thông và Tính hữu hiệu của KSNB Các tổ chức cần phải lưu ý cụ thể hơn trong việc cập nhật chính xác và tạo sự thuận tiện trong việc truy cập các thông tin về kế toán, các chi tiết phát sinh giao dịch và bút toán hoạch toán (Nicolaou, 2000; Nelson & cộng sự, 2005). Không những thế, các thông tin về kế toán phải được cung cấp đầy đủ và phù hợp với yêu cầu của pháp luật thì điều đó mới tạo sự thuận lợi trong hoạt động kiểm soát nội bộ đạt mức hiệu quả nhất (Shagari & cộng sự, 2017). Không những thế, các thông tin phải được tiếp cận và cập nhật thường xuyên, chính xác thông qua nhiều cấp khác nhau, nhiều nguồn khác nhau thì mới tạo sự thuận lợi trong việc đánh giá nội bộ của các tổ chức mà theo đó, hoạt động kiểm soát nội bộ sẽ dễ dàng đạt mức hiệu quả hơn (Shatat & cộng sự, 2013). Do đó, nghiên cứu đưa ra giả thuyết về mối quan hệ sau đây, giả thuyết H3: Hoạt động thông 1209
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 tin và truyền thông ảnh hưởng tích cực đến Tính hữu hiệu của kiểm soát nôi bộ tại các NHTM tại TP. Đà Nẵng. Mối quan hệ giữa Hoạt động giám sát và Tính hữu hiệu của KSNB Không những tiến hành kiểm soát quá trình hoạt động kinh doanh, mà ngay cả vấn đề giám sát các thông tin khách hàng, thông tin nhà cung cấp hay sự biến động thị trường cũng là điều rất cần thiết đối với các tổ chức. Một điều vô hình dung rằng, hoạt động giám sát trong các tổ chức đã giúp ích trong việc gia tăng tính hữu hiệu cho kiểm soát nội bộ bởi nó gia tăng tính kiểm tra và rà soát các hồ sơ, các dữ liệu cần thiết trong quá trình hoạt động kinh doanh của một tổ chức (Shagari & cộng sự, 2017). Al-Mamary và cộng sự (2013) cho rằng, hoạt động giám sát còn thúc đẩy các tổ chức tiến hành kiểm tra định kỳ các hoạt động mà các kiểm toán viên nội bộ đã rà soát và đề xuất chỉnh sửa để phù hợp hơn với tổ chức. Do đó, hoạt động giám sát thực sự có vai trò tác động tích cực đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ. Do đó, nghiên cứu đưa ra giả thuyết về mối quan hệ sau đây, giả thuyết H4: Hoạt động giám sát ảnh hưởng tích cực đến Tính hữu hiệu của kiểm soát nôi bộ tại các NHTM tại TP. Đà Nẵng. 3. Phương pháp nghiên cứu Bao gồm các phương pháp như sau: - Phương pháp định tính: Dựa trên cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu liên quan, tác giả tiến hành tổng hộp các thang đo, đề xuất các giả thuyết và mô hình nghiên cứu sơ bộ. Sau đó, tác giả tiến hành thảo luận nhóm với 10 chuyên gia để bổ sung và hiệu chỉnh thang đo/biến (likert 5 mức độ) của các nhân tố cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại các NHTM tại TP.Đà Nẵng. Các chuyên gia đồng ý với các thang đo, các nhân tố và mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả. - Phương pháp định lượng: Dữ liệu nghiên cứu được thực hiện thông qua các phép phân tích thống kê, đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM nhằm thể hiện được các nhân tố tác động đến Tính hữu hiệu của KSNB thông qua ý kiến khảo sát của 337 cán bộ, nhân viên đang làm việc tại bộ phận kế toán (giao dịch viên) tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP. Đà Nẵng vì đây là các đối tượng trực tiếp thực hiện và tương tác trực tiếp trong hoạt động KSNB nên ý kiến đánh giá sẽ phản ánh chính xác. Bảng 1: Các thang đo thuộc các nhân tố STT Nhân tố Mã hóa Thang đo Nguồn Ngân hàng có xác định mục tiêu kinh doanh 1 RR1 theo hướng phòng ngừa rủi ro DeLone Ngân hàng có nhận diện rủi ro khi xây dựng kế 2 RR2 và hoạch kinh doanh Hoạt động McLean, Ngân hàng có xây dựng quy trình đánh giá rủi 3 đánh giá rủi RR3 (2016), ro hoạt động kinh doanh ro Shagari Ngân hàng có sử dụng các phương pháp đánh 4 RR4 và cộng giá rủi ro trong hoạt động kinh doanh sự (2015) Ngân hàng có đề ra các biện pháp quản lý rủi ro 5 RR5 hoạt động kinh doanh Hoạt động Ngân hàng có xây dựng cơ chế kiểm soát lẫn DeLone 6 KS1 kiểm soát nhau, phân chia trách nhiệm rõ ràng, đầy đủ và 1210
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 STT Nhân tố Mã hóa Thang đo Nguồn giữa các cán bộ, nhân viên McLean, Ngân hàng có sử dụng phương pháp ủy quyền (2016), 7 KS2 cho các hoạt động kinh doanh Shagari Ngân hàng có tổ chức kiểm tra độc lập giữa thực và cộng 8 KS3 tế và sổ sách kế toán sự (2015) Các thông tin tại Ngân hàng được cập nhật 9 TT1 chính xác và truy cập dễ dàng Các thông tin Ngân hàng cung cấp luôn đảm DeLone 10 TT2 bảo yêu cầu phù hợp với quy định và Hoạt động Các cán bộ, nhân viên của Ngân hàng được tiếp McLean, 11 thông tin và TT3 nhận thông tin đầy đủ và chính xác từ cấp trên (2016), truyền thông xuống cấp dưới Shagari Các thông tin từ bên ngoài được tiếp nhận đầy và cộng 12 TT4 đủ, trung thực sự (2015) Ngân hàng có phương pháp hoặc hệ thống tiếp 13 TT5 nhận thông tin và xử lý thông tin hiệu quả Ngân hàng thường xuyên tiếp cận và cập nhật DeLone 14 GS1 thông tin khách hàng và Ngân hàng thường xuyên tiếp cận và cập nhật McLean, 15 Hoạt động GS2 thông tin biến đông thị trường (2016), giám sát Ngân hàng thực hiện kiểm tra định kỳ các hoạt Shagari 16 GS3 động do kiểm toán viên nội bộ hoặc kiểm toán và cộng việc độc lập thực hiện sự (2015) KSNB của Ngân hàng cung cấp các thông tin 17 HH1 đáng tin cậy Tính hữu Báo cáo tài chính của Ngân hàng luôn luôn đáng Shagari 18 HH2 hiệu của tin cậy và cộng KSNB Ngân hàng luôn tuân thủ pháp luật và các quy sự (2017) 19 HH3 định hiện hành của pháp luật trong hoạt động KSNB Nguồn: Tác giả tổng hợp Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), quy mô mẫu ít nhất bằng 4 hoặc 5 lần số biến. Như vậy, trong nghiên cứu này, số mẫu nghiên cứu ứng với 19 biến là: 5 x 19 = 95 mẫu. Tuy nhiên, để đảm bảo tính thuyết phục và chất lượng, tác giả tiến hành khảo sát 350 phiếu tại 9 Ngân hàng thương mại và thu về 337 phiếu hợp lệ, đầy đủ các thông tin (Bảng 2). Bảng 2: Tổng hợp số phiếu khảo sát Số phiếu Số phiếu STT Ngân hàng phát ra thu về 1 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng 50 46 2 Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng 50 47 3 Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi 50 48 1211
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Số phiếu Số phiếu STT Ngân hàng phát ra thu về nhánh Đà Nẵng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà 4 50 49 Nẵng 5 Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Đà Nẵng 30 30 6 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng 30 30 7 Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Đà Nẵng 30 29 8 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Đà Nẵng 30 29 9 Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Đà Nẵng 30 29 Tổng cộng 350 337 Nguồn: Tác giả tổng hợp 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Trong 337 cán bộ, nhân viên có 217 nữ chiếm tỷ lệ 64,4% và 120 nam chiếm tỷ lệ 35,6%. Trình độ học vấn chủ yếu là đại học chiếm đến 70,0%; sau đại học chiếm 14,8%; Trung cấp, cao đẳng trở xuống chiếm 15,1%. Độ tuổi chủ yếu từ 35 – 45 tuổi chiếm tỷ lệ 48,4%; dưới 25 tuổi chiếm 27,9%; từ 25 – 35 tuổi chiếm 20,8% và trên 45 tuổi chiếm 3,0%. Thâm niên công tác từ 5 đến 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 43,9%; dưới 5 năm chiếm 32,9% và trên 10 năm chiếm 23,1%. Tiếp theo, kết quả nghiên cứu cho thấy, tất cả các hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố Hoạt động đánh giá rủi ro (RR), Hoạt động kiểm soát (KS), Hoạt động thông tin và truyền thông (TT), Hoạt động giám sát (GS), Tính hữu hiệu của KSNB (HH) tương đối cao từ 0,7 trở lên; hệ số Cronbach’s alpha cao nhất là 0,915 thuộc về nhân tố Hoạt động thông tin và truyền thông; hệ số Cronbach’s alpha thấp nhất là 0,757 thuộc về nhân tố Tính hữu hiệu của KSNB. Hệ số tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0,3 cho thấy giữa các biến có tương quan chặt chẽ, ngoại trừ biến RR5 (thuộc nhân tố Hoạt động đánh giá rủi ro); như vậy có 18 biến đạt yêu cầu đưa vào phân tích. Bảng 3: Tổng hợp hệ số Cronbach’s Alpha Số biến ban Nhân tố Hệ số Cronbach’s alpha Số biến hợp lệ đầu Hoạt động đánh giá rủi ro 5 0,848 4 (Loại RR5) Hoạt động kiểm soát 3 0,873 3 Hoạt động thông tin và truyền 5 0,915 5 thông Hoạt động giám sát 3 0,774 3 Tính hữu hiệu của KSNB 3 0,757 3 Nguồn: Kết quả phân tích SPSS. Như vậy, sau khi đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha, nghiên cứu có 18 biến phù hợp thuộc 5 nhân tố để đưa vào phân tích nhân tố EFA nhằm khám phá cấu trúc thang đo của 4 nhóm nhân tố độc lập (Hoạt động đánh giá rủi ro (RR), Hoạt động kiểm soát (KS), Hoạt động thông tin và truyền thông 1212
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 (TT), Hoạt động giám sát (GS)) và 1 nhân tố phụ thuộc (Tính hữu hiệu của KSNB (HH)). Kết quả phân tích nhân tố EFA các biến thuộc các nhân tố độc lập với hệ số KMO đạt mức 0,672 lớn hơn 0,5; điều này khẳng định kết quả EFA các biến thuộc các nhân tố độc lập hoàn toàn phù hợp cho việc khám phá cấu trúc các thang đo; cùng với đó, kiểm định Barlett với hệ số Sig. nhỏ hơn 5%, cho thấy, kết quả phân tích nhân tố EFA các biến thuộc các nhân tố độc lập hoàn toàn có ý nghĩa thống kê. Bảng 4: Kết quả phân tích EFA các biến thuộc các nhân tố độc lập Thành phần 1 2 3 4 TT3 0,889 TT2 0,880 TT4 0,880 TT5 0,879 TT1 0,731 RR3 0,882 RR2 0,855 RR4 0,835 RR1 0,727 KS3 0,884 KS2 0,860 KS1 0,858 GS3 0,898 GS2 0,818 GS1 0,785 KMO = 0,672; Kiểm định Barlett’s = 3.857,853; Sig. = 0,000 Giá trị riêng 4,602 2,735 2,052 1,718 Phương sai trích (%) 30,679 18,231 13,681 11,454 Phương sai trích tích lũy (%) 30,679 48,910 62,591 74,044 Nguồn: Kết quả phân tích SPSS. Bên cạnh đó, kết quả phân tích nhân tố EFA các biến thuộc các nhân tố độc lập cho thấy điểm dừng tại dòng thứ 4 với giá trị riêng là 1,718 lớn hơn 1, điều này khẳng định các biến đưa vào phân tích sắp xếp thành 4 nhóm nhân tố và tổng phương sai trích tại dòng thứ 4 là 74,044% lớn hơn 50%; cho thấy được mức độ biến thiên của dữ liệu được giải thích đến 74,044%. Không những thế, kết quả xoay nhân tố cho thấy 15 biến thuộc các nhân tố độc lập đưa vào phân tích sắp xếp cụ thể thành 4 nhóm nhân tố Hoạt động đánh giá rủi ro (RR), Hoạt động kiểm soát (KS), Hoạt động thông tin và truyền thông (TT), Hoạt động giám sát (GS) theo kết quả cụ thể tại Bảng 4. 1213
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 5: Kết quả phân tích EFA các biến thuộc các nhân tố phụ thuộc Thành phần HH1 0,864 HH2 0,834 HH3 0,763 KMO = 0,668; Kiểm định Barlett’s = 259,677; Sig. = 0,000 Giá trị riêng 2,023 Tổng phương sai trích 67,444 Nguồn: Kết quả phân tích SPSS. Cùng với đó, kết quả phân tích nhân tố EFA các biến thuộc nhân tố Tính hữu hiệu của KSNB (HH) (Bảng 5) cho thấy giá trị KMO là 0,668; điều đó khẳng định giá trị KMO đảm bảo tính thích hợp của việc phân tích nhân tố khám phá và mức độ ý nghĩa của dữ liệu đưa vào thực hiện phân tích nhân tố. Thống kê Chi-Square của kiểm định Bartlett có giá trị 259,677 với mức ý nghĩa Sig. = 0,000
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 N 337 337 Hoạt động Pearson Correlation 0,126* 0,372** 1 thông tin Sig. (2-tailed) 0,021 0,000 và truyền N 337 337 337 thông Pearson Correlation 0,075 0,040 0,057 1 Hoạt động Sig. (2-tailed) 0,171 0,467 0,300 giám sát N 337 337 337 337 Tính hữu Pearson Correlation 0,045 0,390** 0,329** 0,084 1 hiệu của Sig. (2-tailed) 0,007 0,000 0,000 0,005 KSNB N 337 337 337 337 337 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). Nguồn: Kết quả phân tích SPSS. Kết quả phân tích mô hình hồi quy (Bảng 7) cho thấy các nhân tố ảnh hưởng tích cực đến Tính hữu hiệu của KSNB (HH), bao gồm: Hoạt động đánh giá rủi ro (RR), Hoạt động kiểm soát (KS), Hoạt động thông tin và truyền thông (TT), Hoạt động giám sát (GS); tức các biến này ảnh hưởng cùng chiều đến Tính hữu hiệu của KSNB (HH). Và R2 là 0,520; kết quả này cho thấy độ thích hợp của mô hình là 52,0%, hay nói một cách khác 52,0% sự biến thiên của nhân tố Tính hữu hiệu của KSNB (HH) được giải thích bởi 4 nhân tố: Hoạt động đánh giá rủi ro (RR), Hoạt động kiểm soát (KS), Hoạt động thông tin và truyền thông (TT), Hoạt động giám sát (GS). Sử dụng kiểm định F trong phân tích phương sai ANOVA cho thấy giá trị F là 47,656 với mức ý nghĩa Sig. là 0,000 nhỏ hơn 0,05; điều đó cho thấy sự kết hợp của 4 nhân tố độc lập có trong mô hình có thể giải thích được sự thay đổi của Tính hữu hiệu của KSNB (HH). Bảng 7: Kết quả mô hình hồi quy Hệ số hồi quy chưa Hệ số hồi quy Đa cộng tuyến Mô hình chuẩn hóa đã chuẩn hóa t Sig. B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) 1,535 0,292 5,253 0,000 Hoạt động đánh giá 0,052 0,026 0,051 2,008 0,044 0,953 1,049 rủi ro Hoạt động kiểm soát 0,273 0,047 0,314 5,847 0,000 0,837 1,195 Hoạt động thông tin 0,233 0,055 0,223 4,207 0,000 0,853 1,172 và truyền thông Hoạt động giám sát 0,085 0,031 0,088 2,777 0,007 0,987 1,013 R2 = 0,685; R2 hiệu chỉnh = 0,681; F = 20,865; Sig. (F) = 0,000; Durbin Watson (d) = 1,751 a. Dependent Variable: Tính hữu hiệu của KSNB Nguồn: Kết quả phân tích SPSS. 1215
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Như vậy, phương trình hồi quy (theo hệ số chuẩn hóa Beta) thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến Tính hữu hiệu của KSNB (HH) là: HH = 0,051*RR + 0,314*KS + 0,223*TT + 0,088*GS+ Ei Căn cứ trên hệ số Beta chuẩn hóa, chúng ta có thể thấy rằng, mức độ ảnh hưởng cao nhất đến Tính hữu hiệu của KSNB (HH) đó là nhân tố Hoạt động kiểm soát (KS có Beta = 0,314; ảnh hưởng cùng chiều), khi nhân tố Hoạt động kiểm soát tốt hơn (tăng lên 1 đơn vị) thì Tính hữu hiệu của KSNB (HH) tăng lên 0,389 đơn vị. Tiếp đến là nhân tố Hoạt động thông tin và truyền thông (TT có Beta = 0,223; ảnh hưởng cùng chiều), khi nhân tố Hoạt động thông tin và truyền thông tốt hơn (tăng lên 1 đơn vị) thì Tính hữu hiệu của KSNB (HH) tăng lên 0,223 đơn vị. Nhân tố Hoạt động giám sát (GS có Beta = 0,088; ảnh hưởng cùng chiều), khi nhân tố Hoạt động giám sát tốt hơn (tăng lên 1 đơn vị) thì Tính hữu hiệu của KSNB (HH) tăng lên 0,088 đơn vị. Và cuối cùng là nhân tố Hoạt động đánh giá rủi ro (RR có Beta = 0,051; ảnh hưởng cùng chiều), khi nhân tố Hoạt động đánh giá rủi ro tốt hơn (tăng lên 1 đơn vị) thì Tính hữu hiệu của KSNB (HH) tăng lên 0,051 đơn vị. Cùng với đó, kết quả cho thấy, hệ số VIF của các nhân tố Hoạt động đánh giá rủi ro (RR), Hoạt động kiểm soát (KS), Hoạt động thông tin và truyền thông (TT), Hoạt động giám sát (GS) lần lượt là 1,049; 1,195; 1,172; 1,013 đều nằm trong mức cho phép (nhỏ hơn 10), cho thấy mô hình không bị đa cộng tuyến. Và giá trị d (Durbin Watson) = 1,751 nằm trong vùng chấp nhận (1 < d < 3), nghĩa là mô hình không có tự tương quan chuỗi bậc nhất (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Hoạt động đánh giá rủi ro +0,051 Hoạt động kiểm soát +0,314 Tính hữu hiệu của kiểm Hoạt động thông +0,223 soát nội bộ tin & truyền +0,088 Hoạt động giám sát Hình 3: Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính thể hiện thể hiện các nhân tố tác động đến Tính hữu hiệu của KSNB Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả Như vậy, sau khi thực hiện phân tích mô hình hồi quy tuyến tính, nghiên cứu đã cho thấy được các nhân tố tác động đến Tính hữu hiệu của KSNB trong lĩnh vực ngân hàng, cụ thể: (i) Hoạt động kiểm soát tác động mạnh nhất đến Tính hữu hiệu của KSNB; tiếp đến là các nhân tố (ii) Hoạt động thông tin & truyền thông; (iii) Hoạt động giám sát và (iv) Hoạt động đánh giá rủi ro. Bảng 8: Tổng hợp kết quả nghiên cứu 1216
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 STT Nội dung giả thuyết Kết quả Giả thuyết H1: Hoạt động đánh giá rủi ro tác động tích cực đến Tính 1 Chấp nhận hữu hiệu của KSNB Giả thuyết H2: Hoạt động kiểm soát tác động tích cực đến Tính hữu 2 Chấp nhận hiệu của KSNB Giả thuyết H3: Hoạt động thông tin và truyền thông tác động tích cực 3 Chấp nhận đến Tính hữu hiệu của KSNB Giả thuyết H4: Hoạt động giám sát tác động tích cực đến Tính hữu 4 Chấp nhận hiệu của KSNB Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu 5. Kết luận và hàm ý quản trị 5.1. Kết luận Dựa trên nền tảng các lý thuyết liên quan đến Tính hữu hiệu của KSNB, các nghiên cứu đi trước liên quan đến chủ đề nghiên cứu, tác giả đã tiến hành xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu đề xuất. Tiếp theo, tác giả tiến hành nghiên cứu định tính để hiệu chỉnh và bổ sung các sai sót nếu có, sau đó tiến hành nghiên cứu định lượng và cho thấy: (i) Hoạt động kiểm soát tác động mạnh nhất đến Tính hữu hiệu của KSNB; tiếp đến là các nhân tố (ii) Hoạt động thông tin & truyền thông; (iii) Hoạt động giám sát và (iv) Hoạt động đánh giá rủi ro. Kết quả nghiên cứu này đã được các nhà nghiên cứu như DeLone và McLean (2016), Shagari và cộng sự (2015) và Shagari và cộng sự (2017) chứng minh. 5.2. Các hàm ý quản trị Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, để gia tăng Tính hữu hiệu của KSNB, nghiên cứu đề xuất các hàm ý quản trị như sau: - Chú trọng công tác đánh giá rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại các NHTM thông qua việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro trong hoạt động kinh doanh một cách cụ thể, phân định trách nhiệm cho từng cán bộ, phòng ban phụ trách và có kế hoạch lâu dài. - Thực hiện phân công, phân cấp, trao quyền một cách minh bạch trong các quyết định của hoạt động NHTM nhằm gia tăng hoạt động kiểm tra và giám sát lên mức cao nhất, góp phần thúc đẩy gia tăng tính hữu hiệu quả KSNB. - Đảm bảo việc tuyền tải thông tin liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh, tình hình khách hàng, các dữ liệu kế toán một cách nhanh chóng và chính xác, tiếp cận được nhiều nguồn, đa kênh. - Các NHTM nên áp dụng các phần mềm có hệ thống báo cáo cho phép phát hiện các sai lệch của tình hình thực tế phát sinh so với các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra trước đó. Mặc dù cố gắng hoàn thiện nghiên cứu một cách tốt nhất, tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn những hạn chế nhất định, như cỡ mẫu còn khá ít, phạm vi nghiên cứu chỉ thực hiện với các NHTM trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Do đó, các nghiên cứu theo sau có thể gia tăng cỡ mẫu và mở rộng phạm vi nghiên cứu trên nhiều tỉnh, thành khác. 1217
  12. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Al-Mamary, Y. H., Shamsuddin, A., & Aziati, N. (2013). The impact of management information systems adop-tion in managerial decision making: A review. Management Information Systems, 8(4), 010-017. [2] COSO (2019). Internal control – Integrated framework. https://www.coso.org/documents/coso-crowe-coso-internal-control-integrated- framework.pdf [3] DeLone, W. H., & McLean, E. R. (2016). Information systems success measurement. Foundations and Trends® In Information Systems, 2(1), 1-116. [4] Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 1 & 2. Nhà xuất bản Hồng Đức 2008. [5] Nelson, R. R., Todd, P. A., & Wixom, B. H. (2005). Antecedents of information and system quality: An empiri-cal examination within the context of data warehousing. Journal of Management Information Systems, 21(4), 199-235. [6] Nguyễn Đình Thọ (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nhà xuất bản Lao động Xã hội. [7] Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2011). Giáo trình nghiên cứu thị trường. Nhà xuất bản Lao động 2011. [8] Nicolaou, A. I. (2000). A contingency model of perceived effectiveness in accounting information systems: Organizational coordination and control effects. International Journal of Accounting Information Systems. 1, 91-105. [9] Shagari, S. L., Abdullah, A., & Saat, R. M. (2017), Accounting information systems effectiveness: Evi-dence from the Nigerian banking sector, Interdisciplinary Journal of Information, Knowledge, and Management, 12, 309-335. [10] Shagari, S. L., Abdullah, A., & Saat, R. M. (2015). The influence of system quality and information quality on accounting information system (AIS) effectiveness in Nigerian banks. International Postgraduate Business Journal, 7(2), 58-74. [11] Shatat, A. S. A., Yusof, Z. M., & Abdulaziz, J. (2013). The impact of information system success on business intelligence system effectiveness. Journal of Theoretical and Applied Information Technology, 50(3), 512-522. 1218
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2