Tác động của CPTPP đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
lượt xem 7
download
Bài viết đưa ra một số đề xuất hàm ý chính sách nhằm khai thác tác động của CPTPP để tận dụng các cơ hội và vượt qua thách thức cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tác động của CPTPP đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
- TÁC ĐỘNG CỦA CPTPP ĐẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM TS. Nguyễn Xuân Hƣng Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm lược: Từ những quy định của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) iên quan đến xuất khẩu thủy sản của một quốc gia thành viên, bài viết đã phân tích và dự báo những tác động của Hiệp định để chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số đề xuất hàm ý chính sách nhằm khai thác tác động của CPTPP để tận d ng các cơ hội và vượt qua thách thức cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Thủy sản, Hiệp định, CPTPP, tác động 1. Giới thiệu CPTPP là một Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tiền thân là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP). Tham gia vào CPTPP là một bước tiến dài trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. CPTPP ảnh hưởng rất lớn tới việc phát triển các ngành trong nền kinh tế, trong đó có ngành thủy sản. Những năm qua, thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, hiện đã có mặt tại gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngày 14/1/2019 CPTPP chính thức có hiệu lực thực thi đã đem lại cho Việt Nam cũng như các nước thành viên hiệu quả và lợi ích thiết thực. Với Việt Nam, việc xuất khẩu sang một số thị trường CPTPP đã đạt mức tăng trưởng tốt, cho thấy bước đầu tận dụng hiệu quả các cam kết từ Hiệp định này để thúc đẩy xuất khẩu cũng như đa dạng hóa thị trường. Tuy nhiên sau hơn một năm thực hiện, Việt Nam vẫn chưa tận dụng được hết cơ hội từ CPTPP cũng như gặp phải nhiều thách thức từ chính Hiệp định. Do vậy, việc phân tích và dự báo các tác động từ CPTPP cả mặt tích cực và tiêu cực, từ đó đưa ra một số đề xuất hàm ý chính sách nhằm khai thác tác động của CPTPP để tận dụng các cơ hội và vượt qua thách thức cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới là hết sức cần thiết và có nghĩa cả về l luận và thực tiễn. 2. Những quy định của CPTPP liên quan đến xuất nhập khẩu thủy sản của một quốc gia thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là Ốt- xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po và Việt Nam. Hiệp định được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố San-ti-a-gô, Chi-lê, chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mê-hi-cô, Nhật Bản, Xinh-ga-po, Niu Di-lân, Ca-na-đa và Ốt-xtrây-lia. Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019. Nội dung của Hiệp định có một số quy định liên quan đến xuất nhập khẩu thủy sản của các quốc gia thành viên như sau: 583
- 2.1. Cam kết về Thuế quan Các nước CPTPP cam kết xóa bỏ hoàn toàn từ 97% đến 100% số dòng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam, tùy theo cam kết của từng nước. Gần như toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào các nước CPTPP khác sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu hoàn toàn ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc theo lộ trình. Một số cam kết thuế nhập khẩu của các đối tác CPTPP như sau: So với các ngành hàng khác, thủy sản được xem là ngành ―nhạy cảm‖ và các đối tác có phần e dè hơn trong việc cam kết mở cửa nhưng trong CPTPP, các đối tác đã cam kết xóa bỏ ngay hoặc xóa bỏ trong vòng 2 -3 năm với hầu hết sản phẩm thủy sản sơ chế của Việt Nam, bao gồm cá tra, cá ngừ, tôm, thịt cua và nhuyễn thể. Các sản phẩm thủy sản chế biến cũng được xóa bỏ thuế theo lộ trình 5 – 10 năm. Đáng chú , Canada đã xóa bỏ 100% các dòng thuế đối với thủy sản Việt Nam ngay khi CPTPP có hiệu lực, Mexico cam kết xóa bỏ thuế đối với cá tra Việt Nam sau 2 năm, sau 3 – 5 năm xóa bỏ 60% số dòng thuế… Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 86% số dòng thuế (tương đương 93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản), và gần 90% số dòng thuế sau 5 năm. Trong Hiệp định CPTPP, Nhật Bản lần đầu tiên cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho đại đa số nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Đa số được rút ngắn đáng kể lộ trình so với cam kết tại Hiệp định FTA Việt Nam – Nhật Bản: (1) Cam kết thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực các mặt hàng cá ngừ vây vàng, cá ngừ sọc dưa, cá kiếm, một số loài cá tuyết, surimi, tôm, cua ghẹ.... (2) Toàn bộ các dòng hàng thủy sản không cam kết xóa bỏ thuế trong FTA Việt Nam – Nhật Bản sẽ được xóa bỏ trong CPTPP với lộ trình xóa bỏ vào năm thứ 6, năm thứ 11 hoặc năm thứ 16 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. 2.2. Cam kết về môi trƣờng tác động tới khai thác thủy sản CPTPP có các cam kết trong một số vấn đề môi trường cụ thể, ví dụ về: Đa dạng sinh học; Tự vệ trước các sinh vật ngoại lai; Giảm phát thải; Trợ cấp đối với việc khai thác/đánh bắt hải sản; Biện pháp bảo tồn; Chính sách với các loại hàng hóa, dịch vụ thân thiện/có lợi cho môi trường. Tuy nhiên, đáng chú là mức độ cam kết trong các lĩnh vực này khá lỏng (trừ hai vấn đề trợ cấp đánh bắt trên biển và ngăn chặn hành vi khai thác và buôn bán động, thực vật hoang dã xuyên biên giới). Riêng với Việt Nam, liên quan tới các nghĩa vụ về loại bỏ các loại trợ cấp đối với việc đánh bắt gây ảnh hưởng tới nguồn lợi thủy sản vốn đang trong tình trạng bị đánh bắt quá mức và (ii) trợ cấp đối với tàu cá hoạt động bất hợp pháp, trong khi các nước CPTPP phải thực hiện nghĩa vụ này trong vòng 03 năm kể từ ngày CPTPP có hiệu lực thì Việt Nam có thể yêu cầu gia hạn lộ trình này thêm 2 năm. Các cam kết về việc tham gia các Thỏa thuận quốc tế về môi trường: CPTPP không buộc các nước phải gia nhập hay tham gia bắt buộc các Công ước mới về môi trường mà chỉ yêu cầu các nước thực thi hiệu quả cam kết trong các Công ước về môi trường mà 584
- mình là thành viên, trong đó đặc biệt nhấn mạnh nghĩa vụ trong 03 điều ước quốc tế về môi trường mà các nước CPTPP đã là thành viên, bao gồm Nghị định thư MONTREALvề các chất làm suy giảm tầng ô-zôn; Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển (Công ước MARPOL) và Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã đang bị đe dọa (Công ước CITES). 2. 3. Cam kết về lao động và công đoàn Về những nội dung liên quan đến xóa bỏ lao động cư ng bức, lao động tr em, xóa bỏ phân biệt đối xử trong lao động thì về cơ bản, hệ thống pháp luật của Việt Nam đã phù hợp với các tiêu chuẩn của ILO và cam kết của Hiệp định. Việt Nam đã và đang triển khai một số chương trình hành động quốc gia để thực thi các tiêu chuẩn trên trong thực tiễn. Đối với cam kết về đảm bảo điều kiện lao động liên quan tới lương tối thiểu, giờ làm việc và an toàn lao động, hệ thống luật pháp của Việt Nam về cơ bản đã quy định đầy đủ về những nội dung này nên không có yêu cầu về việc sửa đổi, bổ sung. Về quyền thành lập tổ chức đại diện của người lao động, theo Hiệp định CPTPP và cũng phù hợp với quy định của ILO, Việt Nam và tất cả các nước tham gia Hiệp định CPTPP phải tôn trọng và bảo đảm quyền của người lao động trong việc thành lập và gia nhập tổ chức của người lao động tại cơ sở doanh nghiệp. Hiệp định CPTPP cũng như quy định của ILO đều khẳng định tất cả các tổ chức của người lao động phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước sở tại và theo các tiêu chuẩn của ILO. Hiệp định CPTPP cũng có các quy định bảo vệ tổ chức của người lao động để không bị người sử dụng lao động can thiệp và phân biệt đối xử nhằm vô hiệu hóa hoặc làm suy yếu khả năng đại diện, bảo vệ cho quyền và lợi ích của người lao động. Điều này cũng phù hợp với quy định của ILO. Theo cam kết trong Hiệp định CPTPP, riêng Việt Nam có được thời gian chuẩn bị là 05 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực (tức là khoảng 07 năm kể từ khi ký Hiệp định) để đến khi đó sẽ cho phép các tổ chức của người lao động ở cấp cơ sở doanh nghiệp có thể gia nhập hoặc cùng nhau thành lập tổ chức của người lao động ở cấp cao hơn như cấp ngành, cấp vùng theo đúng trình tự đăng k được pháp luật quy định một cách công khai, minh bạch. Tôn chỉ, mục đích, trình tự, thủ tục thành lập và phương thức hoạt động của các tổ chức của người lao động ở mức độ này cũng phải tuân thủ đầy đủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với các quy định của ILO. Thời gian chuẩn bị này là để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức bộ máy quản l để bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho người lao động. Quyền tự do liên kết được đề cập đến trong 2 Công ước này chỉ bao gồm quyền của người lao động cũng như của người sử dụng lao động được thành lập, gia nhập tổ chức đại diện cho mình nhằm mục đích tương tác trong quan hệ lao động. 2 Công ước này không điều chỉnh các hiệp hội cũng như các hoạt động không thuộc về quan hệ lao động. 2.4. Cam kết về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch Chương SPS về biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) trong CPTPP nhắc lại các nghĩa vụ trong Hiệp định SPS của WTO. 585
- Hiệp định SPS không hạn chế quyền của các nước trong việc áp dụng các biện pháp SPS để bảo vệ sức khỏe của con người, động và thực vật trên lãnh thổ nước mình, nhưng yêu cầu các nước phải đảm bảo các biện pháp đó (i) dựa trên các căn cứ khoa học hoặc theo các tiêu chuẩn, hướng dẫn, khuyến nghị quốc tế và (ii) phải được áp dụng ở mức cần thiết, không gây cản trở thương mại và không phân biệt đối xử giữa các sản phẩm trong nước và nước ngoài. Phần mở rộng hơn so với WTO là về hợp tác và tham vấn kỹ thuật trong các vấn đề SPS; tăng cường minh bạch trong công nhận hệ thống quản lý và các biện pháp SPS của nhau, công nhận điều kiện vùng và khu vực (về tình hình sâu hại và dịch bệnh và thương mại), chứng nhận và kiểm tra nhập khẩu đối với hàng hóa nông sản thực phẩm nhập khẩu. CPTPP có các cam kết sâu hơn Hiệp định SPS của WTO về một số nội dung liên quan tới 4 khía cạnh sau: - Quy trình phân tính hóa học và rủi ro - Thanh tra về SPS - Kiểm tra chuyên ngành SPS khi nhập khẩu - Biện pháp SPS khi khẩn cấp 2. 5. Cam kết về trợ cấp thủy sản Liên quan đến nội dung về trợ cấp đánh bắt tự nhiên, chống thương mại trái phép hải sản đánh bắt từ tự nhiên là một trong những nội dung quan trọng của Chương Môi trường, các nước CPTPP đã cam kết: Xóa bỏ trợ cấp cho hoạt động đánh bắt mà hoạt động đó được xác định là gây ra tác động xấu tới nguồn lợi hải sản đã trong tình trạng bị đánh bắt quá mức; xóa bỏ mọi hình thức trợ cấp cho các tàu đánh bắt bất hợp pháp, không theo quy định và không báo cáo. Cam kết minh bạch hóa mọi chính sách và dữ liệu có iên quan đến các chương trình trợ cấp đánh bắt. Cam kết thực hiện các biện pháp quốc gia cảng biển và quốc gia tàu treo cờ cũng như các kế hoạch hành động chống đánh bắt bất hợp pháp của các tổ chức nghề cá khu vực và quốc tế nhằm ứng phó và giải quyết vấn nạn đánh bắt bất hợp pháp và hành vi thương mại các sản phẩm đó. Để thực thi các cam kết liên quan đến xóa bỏ trợ cấp như nêu ở trên, các nước có thời gian 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực với từng bên để hài hòa hóa mọi chính sách liên quan. Riêng Việt Nam sẽ được gia hạn thêm 2 năm nếu có cơ sở thể hiện sự cần thiết phải có thêm thời gian chuyển tiếp. 3. Khái quát tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Trong thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện một số chính sách nhằm thúc đảy XK thủy sản như chính sách phát triển sản xuất gắn với xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu; khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu; tài chính, tín dụng, tăng cường ứng dụng KH&CN trong sản xuất, xuất khẩu hàng nông sản. Ngoài các chính sách mang tính vĩ mô ở trên đã thực hiện để phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành thủy sản nói riêng. Chính phủ cũng thực hiện một 586
- số chính sách cụ thể để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam như Quyết định số 1291 /QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, thủy sản thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam- Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Nghị quyết số 89/NQ-CP của Chính phủ về việc gia nhập Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng nhằm ngăn chặn, chống lại khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO)... Kết quả xuất khâu thủy sản Việt Nam đạt được như sau: 3.1. Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu (XK) thủy sản năm 2016 đạt 7,05 tỷ USD, tăng 7,3% so với năm 2015. Năm 2017, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức từ các thị trường như tác động của chương trình thanh tra cá da trơn và việc EU cảnh báo th vàng đối với hải sản Việt Nam, XK thủy sản cả năm 2017 vẫn cán đích trên 8,3 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2016. Năm 2018, XK thủy sản của cả nước cán đích với kim ngạch trên 8,8 tỷ USD, tăng gần 6% so với năm 2017. XK tôm năm 2018 không đạt kết quả như mong đợi, vì giá tôm giảm, khiến tổng giá trị XK thủy sản bị ảnh hưởng. Bốn tháng đầu năm 2019, giá trị XK tôm Việt Nam đạt 848,4 triệu USD, giảm 16,7% so với cùng k năm 2018. Bù đắp lại, XK cá tra tăng trưởng mạnh trong cả năm nhờ thuận lợi hơn tại thị trường Mỹ và XK các mặt hải sản như cá ngừ, mực bạch tuộc tuy bị tác động phần nào bởi th vàng IUU của EU nhưng vẫn giữ được doanh số cao hơn năm trước. Năm 2017, sản phẩm thủy sản được XK sang 167 nước và vùng lãnh thổ. 3 thị trường chính là EU chiếm 18%, Mỹ 17% và Nhật Bản 16% và đang có những thị trường tiềm năng như Trung Quốc (15%) và ASEAN (18%). Số nhà máy và công suất cấp đông của các cơ sở chế biến tăng rất nhanh trong giai đoạn 2001- 2015. Khu vực ĐBSCL đã hình thành một số công ty quy mô lớn như Tập đoàn TS Minh Phú, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, công ty Cổ phần Hùng Vương… Nguồn: Tổng c c thống kê Hình 1. Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (2004-2018) Năm 2018, Việt Nam XK thủy sản sang 161 thị trường so với năm 2017 có 167 thị trường (Hình 1). 4 ―thị trường tỷ đô‖ gồm Mỹ, EU, Nhật Bản có sự cách biệt đáng kể hơn so với năm trước. Trong đó Mỹ đã vượt EU lên vị trí thị trường lớn nhất với 1,6 tỷ USD, tăng 587
- 14,5%, tiếp đến là EU với 1,47 tỷ USD, giảm nhẹ 0,6%, đứng thứ 3 là Nhật Bản với 1,38 tỷ USD, tăng 5% và Trung Quốc bị giảm 5% xuống còn 1,2 tỷ USD. Mỹ, ASEAN và Hàn Quốc đều tăng tỷ trọng trong khi EU, Trung Quốc giảm. Bảng 1. Các nhóm mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu Đơn vị: 1000 USD Mã Nhóm mặt hàng 2014 2015 2016 2017 2018 HS Philê cá và thịt cá khác, đã hoặc 0 chưa băm, tươi, ướp lạnh hoặc 2,415,086 2,234,064 2,368,327 2,495,068 3,063,466 304 đông lạnh Động vật giáp xác, dù có vỏ hay không, 0 sống, tươi, ướp lạnh, đông 2,553,754 1,805,824 1,918,834 2,450,280 2,135,123 306 lạnh, sấy khô, muối hoặc ngâm nước muối ,. . . Động vật thân mềm, phù hợp với 0 dùng của con người, thậm chí tiêu 445,337 386,866 396,439 555,392 598,143 307 hút thuốc, dù có vỏ hay không, sống, tươi, ướp lạnh,. . . Cá đông lạnh (không bao gồm 0 philê cá và thịt cá khác thuộc 246,616 308,878 373,928 450,098 388,687 303 nhóm 0304) Cá, phù hợp cho tiêu dùng của con người, 0 sấy khô, muối hoặc ngâm 69,873 73,986 110,086 170,052 199,122 305 nước muối; cá hun khói, phù hợp cho tiêu dùng của con người,. . . Cá, tươi hoặc ướp lạnh (không 0 bao gồm philê cá và thịt cá khác 21,277 17,235 4,191 7,194 16,699 302 thuộc nhóm 0304) 0 Cá tươi sống 8,309 10,364 11,281 11,452 11,829 301 Động vật không xương sống dưới nước 0 khác với động vật giáp xác 2,391 908 1,302 2,165 1,614 308 và động vật thân mềm, sống, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, sấy khô,. . . Tổng cộng 5,762,643 4,838,125 5,184,388 6,141,701 6,414,683 Nguồn: trademap.org 588
- 3.2. Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam Việt nam có tổng công 8 nhóm mặt hàng thủy sản chủ lực xuất khẩu ra thế giới. Trong đó nhóm mặt hàng mã HS 0304 Phi lê cá và thị cá đông lạnh là nhóm mặt hàng có giá trị XKTS lớn nhất với trị giá hơn 3 tỷ USD, tiếp theo đó là nhóm mặt hàng HS 0306 Động vật giáp xác bao gồm, tôm, cua các loại đông lạnh có giá trị XK 2,1 tỷ USD. Dựa vào Bảng 1 chúng ta có thể thấy tổng giá trị XK toàn ngành thủy sản tăng trưởng ổn định qua các năm. Nhóm ngành HS 0304 và 0306 là 2 nhóm hàng có mức tăng trưởng ổn định nhất và chiếm khoảng 83% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành tính tới thời điểm năm 2018. 4. Phân tích và dự báo tác động của CPTPP đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 4.1. Tác động của CPTPP đến xuất khẩu thủy sản của Việt trong thời gian tới 4.1.1. Tác động tích cực Tác động về thuế quan tới xuất khẩu: Khi Hiệp định có hiệu lực, hầu hết các quốc gia cam kết và thực hiện cắt giảm thuế, tại một số thị thị trường lớn như Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 86% số dòng thuế (tương đương 93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản), và gần 90% số dòng thuế sau 5 năm. Trong Hiệp định CPTPP, Nhật Bản lần đầu tiên cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho đại đa số nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó giảm thuế về 0% sau khi ký kết còn có các mặt hàng thủy sản chủ lực như Tôm sú, cá hồi, cá ngừ…. Tác động này mang lại hiệu quả trực tiếp nhất cho hàng thủy sản Việt Nam tại Nhật bản trước những đối thủ cạnh tranh chính như Thái land, Indonesia và Ấn độ. Trong khi chất lượng các mặt hàng là gần như tương đương nhau thì ưu thế về giá cả mang lại tính then trốt trong khẩu quyết định về thị phần. Nhật Bản duy trì là thị trường NK tôm lớn thứ 2 của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2019, chiếm 19,7% tổng giá trị XK tôm Việt Nam đi các thị trường. Trong qu đầu năm 2019, XK tôm sang thị trường Nhật Bản đạt 121,7 triệu USD, tăng 1,4% so với cùng k năm ngoái. Nhật Bản là thị trường duy nhất trong top 8 thị trường NK tôm chính của Việt Nam tăng NK tôm từ Việt Nam trong qu đầu năm nay. Qu II năm nay, dự kiến XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản tăng khoảng 5% đạt khoảng 297,9 triệu USD. Không chỉ dừng ở đó, mặt hàng Cá hồi song khói của Việt Nam xuất sang thị trường nhật Bản đã vươn lên vị trí thứ 2 đạt 40 triệu USD trong năm 2018 và bỏ qua đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Thái Land chỉ với hơn 30 trieu USD giá trị xuất khẩu. XK cá tra sang thị trường này có sự chuyển biến rất rõ n t, đạt 8,58 triệu USD trong 4 tháng đầu năm 2019, tăng 38,6% so với cùng k năm 2018. Tuy kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản chưa thay đổi nhiều và trên diện rộng nhưng chúng ta cũng có thể thấy được những ưu thế rõ rệt của việc tham gia vào Hiệp định CPTPP nó có ảnh hưởng tích cực như thế nào so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp ở thị trường này là Thái lan và Indonesia. Tác động về môi trường: riêng với Việt Nam, liên quan tới các nghĩa vụ về loại bỏ các loại trợ cấp đối với việc đánh bắt gây ảnh hưởng tới nguồn lợi thủy sản vốn đang trong tình trạng bị đánh bắt quá mức và (ii) trợ cấp đối với tàu cá hoạt động bất hợp pháp, trong khi các 589
- nước CPTPP phải thực hiện nghĩa vụ này trong vòng 03 năm kể từ ngày CPTPP có hiệu lực thì Việt Nam có thể yêu cầu gia hạn lộ trình này thêm 2 năm. Tác động này giúp môi trường nước của Việt Nam được cải thiện tốt hơn. Tình trạng đánh bắt thủy hải sản không kiểm soát sẽ bị hạn chế đi. Không chỉ thế, do kiểm soát tốt việc đánh bắt thủy hải sản mà giá cả của hàng hóa thủy hải sản cũng sẽ được kiểm soát ở mức cao do kiểm soát được sản lượng. Tác động về mặt ao động: Các cam kết khắt khe về lao động sẽ giúp đời sống của người lao động tại Việt Nam được cải thiện tốt hơn. Hạn chế được việc bóc lột lao động hay lao động tr vị thành niên ở Việt Nam. Hiệp định CPTPP cũng có các quy định bảo vệ tổ chức của người lao động để không bị người sử dụng lao động can thiệp và phân biệt đối xử nhằm vô hiệu hóa hoặc làm suy yếu khả năng đại diện, bảo vệ cho quyền và lợi ích của người lao động. Điều này cũng phù hợp với quy định của ILO. Trong ngành thủy sản, lao động tuổi tr vị thành niên và môi trường làm việc kém ở các khu công nghiệp khu chế xuất thủy sản vẫn còn diễn ra khá phổ biến. Tác động về lao động sẽ giúp được người lao động trong ngành được đối xử tốt hơn và cải thiện được môi trường làm việc tốt hơn. Tác động đến An toàn thực phẩm: Đây là tác động tích cực tới an sinh xã hội của Việt Nam nói chung và ngành thủy sản nói riêng. An toàn thực phẩm của ngành thủy sản đang ở mức đáng phải báo động. Nhờ có cam kết mà các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải tập trung chú trọng tới vấn đề an toàn thực phẩm hơn nữa, người sản xuất cũng phải chú trọng tới các quy trình và chất bảo quản tới các mặt hàng thủy sản để đảm bảo đúng quy trình và hợp quy tắc an toàn thực phầm. Vô hình chung mang lại tính tích cực cho toàn quốc gia. 4.1.2. Tác động tiêu cực Các tác động tích cực mang lại rõ rệt nhất đều nằm trong các tác động về thuế quan. Các tác động tiêu cực thường đi đôi với các vấn đề liên quan tới điều kiện sản xuât và các yếu tố về môi trường xã hội. Tác động tiêu cực tới từ trợ cấp thủy sản và môi trường: do các cam kết mà Việt Nam ký khi tham gia hiệp định CPTPP, trong thời gian đầu đi vào áp dụng ngành thủy sản sẽ gặp rất nhiều khó khăn do ngành tập trung nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các hộ kinh doanh nhỏ l trong việc đánh bắt thủy hải sản bừa bãi không có quy hoạch cụ thể. Khi Hiệp định đi vào có hiệu lực, các doanh nghiệp này buộc phải tuân thủ theo cam kết, chính vì vậy sản lượng thủy hản sản đánh bắt sẽ bị giảm đi rõ rệt. Cũng như trên việc khai thác nguồn nước và nguồn rác thải ra môi trường nước được ưu tiên hàng đầu, vì vậy việc nuôi trồng thủy hải sản cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơi với nhiều thủ tục và quy trình cần phải áp dụng. Điều này sẽ gây khó khăn cho người sản xuất trong thời gian đầu Tác động tiêu cực tới từ cam kết ao động và công đoàn: CPTPP có riêng một chương dành riêng cho lao động và công đoàn đã cho thấy Hiệp định rất tôn trọng tới vấn đề lao động và quyền đối xử con người. Trong ngành thủy sản của Việt Nam nguồn lao động phần lớn là phụ nữ và tr em với môi trường làm việc chung của người lao động ở mức kém và thời gian làm việc hơn 8 tiếng một ngày. Vì thế khi các cam kết đi vào có hiệu lực, với các doanh nghiệp thủy sản sẽ gặp nhiều khó khăn do phải tuân thủ theo các cam kết. Điều này vô hình 590
- chung sẽ ảnh tới giá thành của sản phẩm do giá của lao động tăng, dẫn tới sự cạnh tranh về giá của các mặt hàng thủy sản bị ảnh hưởng rõ rệt. Tác động tiêu cực tới từ cam kết an toàn thực phẩm: An toàn thực phẩm là một vấn nạn nhức nhối của các cấp chính quyền của Việt Nam, thực thi tốt vấn đề an toàn thực phẩm vệ sinh môi trường là một tác động tích cực của Hiệp định và cùng thuận theo chính sách của quốc gia. Tuy nhiên, Việt nam vẫn còn là một quốc gia đang phát triển nên triển khai kế hoạch an toàn thực phẩm cho toàn ngành cần thời gian nhiều hơn so với dự kiến cam kết đi vào thực thi. Một khi chúng ta không chuẩn bị tốt cho tới khi cam kết đi vào thực thi sẽ dẫn đến sản lượng xuất khẩu tụt giảm mạnh. 5. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong bối cảnh thực thi CPTPP 5.1. Cơ hội Các mặt hàng XK thủy sản chủ lực của Việt Nam là tôm và cá tra sẽ có nhiều cơ hội XK khi CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam. Không những thế còn những mặt hàng tiềm năng khắc như Mực, bạch tuộc cùng với cá hồi song khói. Cơ hội gia tăng X thủy sản của Việt Nam từ việc cắt giảm thuế quan: CPTPP với 11 nước tham gia, Việt Nam có cơ hội gia tăng XK thủy sản sang 10 thị trường các nước thành viên còn lại, đang chiếm 25% tổng XK thủy sản của Việt Nam, vì hầu hết được cắt giảm thuến như đã đề cập ở trên. Tại một số thị trường lớn như Nhật Bản, cơ hội thuế XK thấy rõ khi hầu hết sản phẩm chế biến đang chịu thuế cơ bản 4,8 – 10,5% được giảm về 0% ngay, trừ một số sản phẩm như cá trích, cá thu có lộ trình 6 năm và sản phẩm có gạo có lộ trình 11 năm. Sản phẩm có mã HS 03 bao gồm cá ngừ vây xanh, cá ngừ mắt to, cá ngừ albacore, cá hồi, cá trích, cá thu, cá cơm, cá kiếm, cá tuyết, cá minh thái lộ trình giảm thuế 6 – 11 năm... Trừ mặt hàng cá ngừ và một số cá biển sẽ phải có lộ trình giảm thuế 6-11 năm, XK tôm, cá tra và các sản phẩm khác hầu như được giảm thuế về 0% tại các thị trường CPTPP. Các nước này đang chiếm 31% XK tôm của Việt Nam, 15% XK cá tra và 31% XK hải sản… Cơ hội đa dạng hóa nguồn cung ngu ên liệu cho hoạt động chế biến thủ sản X : Khi tham gia CPTPP, Việt Nam có cơ hội nhiều hơn để đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu từ việc gia tăng NK từ các nước để SX chế biến XK và gia công nhờ thuế NK giảm hoặc về 0%. Các nước CPTPP chiếm gần 16% NK thủy sản của Việt Nam Cơ hội tới từ việc nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rông thị trường xuất khẩu: Từ các tác động của CPTPP, ngoài những lợi ích cơ bản đem lại từ thuế XNK, tham gia các FTA thế hệ mới như CPTPP, thủy sản Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh so với đối thủ chưa có FTA với các đối tác (Ấn Độ, Thái Lan); Thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm; Tạo ra động lực mở cửa thị trường, thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp hai bên; Có điều kiện tham gia chuỗi cung ứng khu vực nhờ sự dịch chuyển đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia; Được đảm bảo môi trường kinh doanh và thể chế ổn định, minh bạch hơn (nhờ cải thiện quy định, chính sách phù hợp theo các điều khoản FTA). 591
- 5.2. Thách thức Bên cạnh những cơ hội, cũng có những thách thức mới cho ngành thủy sản Việt Nam khi tham gia CPTPP như: các điều kiện về hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, quy tắc xuất xứ chặt hơn, có nhiều quy định mới và phức tạp hơn, trong khi sản phẩm của Việt Nam so với các nước đối tác FTA k m cạnh tranh hơn về giá thành… Thách thức từ việc gia tăng sức ép cạnh tranh: Thứ nhất, sự cạnh tranh từ các nước thành viên: Xem x t trường hợp Nhật Bản là thị trướng lớn nhập khẩu thủy sản Việt Nam, trong 10 quốc gia thành viên XK thủy sản sang thị trường này thì tiêu biểu nhất chính là Chi lê và Việt Nam với lần lượt giá trị XK thủy sản năm 2018 sang Nhật Bản đạt 5,9 tỷ USD (Chi lê) và 5,6 tỷ USD (Việt Nam). Theo trực quan, Chi lê là thách thức lớn nhất của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản khi thực thi Hiệp định CPTPP. Nhưng trên thực tế, các mặt hàng chủ lực của Việt Nam và Chi lê ít canh trạnh nhau, hay nói cách khác 2 quốc gia có các nhóm hàng chủ lực khác nhau. Tuy nhiên, Chi lê vẫn là có thể là đối thủ cạnh tranh trong tương lai khi họ quyết định mở rộng nhóm mặt hàng chủ lực vì họ có lợi thế về điều kiện tự nhiên với đường bờ biển dài và địa hình ưu thế cho nuôi trồng thủy hải sản. Thứ hai, tham gia vào các hiệp định thương mại tự do đồng nghĩa với việc mở cửa và hội nhập hơn nữa vào tất cả các thị trường. Mặc dù, Chính sách của Nhà nước đã có nhiều thay đổi nhằm tạo cơ hội và điều kiện tối đa cho doanh nghiệp nhưng việc tái cơ cấu, cải cách thủ tục hành chính cần thời gian trong khi sức cạnh tranh nội tại của doanh nghiệp Việt Nam còn thấp. Hiện nay, với những ưu đãi về thuế nhập khẩu nguyên liệu và các cơ chế hỗ trợ, một số nước đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc hay Thái Lan hay các nguồn cung lớn khác như: Bangladesh, Indonesia, Ấn Độ… đang tạo ra sức ép cạnh tranh mạnh mẽ đối với thủy sản Việt Nam trên các thị trường xuất khẩu chính. Bên cạnh đó, nhờ áp các tiến bộ khoa học trong nuôi trồng như sản xuất giống, thức ăn, công nghệ nuôi... ví dụ với tôm nuôi, tỷ lệ thành công ở các nước đạt 70% (Việt Nam chỉ đạt trên dưới 30%) vì vậy giá thành sản xuất của Việt Nam luôn cao hơn các nước từ 10-30% vì vậy dù thuế có về 0% thì cũng không có lợi thế cạnh tranh. Hệ quả là các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với sản phẩm thủy sản của các quốc gia thành viên, thị phần hàng hóa sản phẩm thủy sản của Việt Nam sẽ bị thu hẹp, thậm chí là nguy cơ mất thị phần ở thị trường nội địa. Thách thức từ các qu định an toàn thực phẩm cũng như những điều kiện XK, môi trường, lao động: Một trong những thách thức lớn nhất của XK thủy sản Việt Nam chính là các quy định an toàn thực phẩm cũng như những điều kiện XK hay tất cả các quy trình và hàng rào kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu. Ví dụ như thị trường Nhật tự sinh là thị trường tiêu thụ mặt hàng thủy sản đòi hỏi chất lượng cao, cùng với đó là Nhật Bản cũng là quốc gia có thế mạnh về nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản do Nhật Bản được ưu đãi với điều kiện tự nhiên. 592
- Không dừng lại ở đó, tham gia vào Hiệp định CPTPP Việt Nam cũng phải thực hiện những cam kết chung và riêng mà Việt Nam đã đưa ra và đồng . Đặc biệt là việc thực hiện cam kết môi trường đánh bắt và trợ giúp xuất khẩu thủy sản đã làm chúng ta rất khó có thể thực hiện hoàn chỉnh do mức độ quản lý của nhà nước tới địa phương chưa được rõ nét, và nhiều hộ đánh bắt cá không tuân thủ theo quy định đánh bắt. (1) Quy tắc xuất xứ: những quy định của CP-TPP về quy tắc xuất xứ đòi hỏi Việt Nam phải có nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng tốt, mới có thể tận dụng được sự ưu đãi về thuế quan. Nếu thuế xuất nhập khẩu về 0% sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam nhập khẩu chế biến rồi tái xuất ra thị trường các quốc gia thành viên CP-TPP. Tuy nhiên, việc tạm nhập tái xuất chỉ được hưởng thuế suất 0% khi nhập nguyên liệu từ các quốc gia thành viên CP-TPP và phải chứng minh được nguồn gốc nhập từ các quốc gia thành viên CP-TPP, trong khi đó 83% nguyên liệu thủy sản còn lại của Việt Nam chủ yếu được nhập từ các nước không phải là thành viên. (2) Rào cản kỹ thuật và bảo hộ thương mại: Cùng với lộ trình thực hiện cam kết, thủy sản Việt Nam sẽ có lợi về thuế quan, nhưng sẽ là đối tượng để các thị trường áp dụng các rào cản phi thuế quan nhằm bảo hộ ngành sản xuất nội địa hoặc hạn chế nhập khẩu. Những rào cản như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các quy định kiểm tra hóa chất, kháng sinh hay chương trình thanh tra riêng biệt đang và sẽ được tăng cường áp dụng. Bên cạnh những cơ hội và tích cực trong vấn đề thuế hoặc cộng gộp, các biện pháp SPS - TBT trong CPTPP/FTAs đặt ra những thách thức không nhỏ đối với ngành thủy sản. Những rào cản dưới dạng quy định kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ hay lao động rất có thể sẽ vô hiệu hóa lợi ích từ việc giảm thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam. (3) Các cam kết về xã hội và môi trường: các thách thức liên quan đến vấn đề trách nhiệm xã hội và môi trường liên quan trực tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản. Chẳng hạn, những quy định của CPTPP về môi trường có những yêu cầu cam kết cấm trợ cấp đánh bắt thủy hải sản có thể gây bất lợi đối với chính sách phát triển của ngành khai thác. Với sự tham gia của thành viên của cả 3 châu lục, được cho là tập hợp gồm các quốc gia tiêu thụ, sản xuất chủ yếu và chiếm vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế đối với thủy sản. Trong quá trình triển khai các cam kết về môi trường trong hiệp định CP-TPP sẽ khiến Việt Nam gặp không ít thách thức. Đó là việc khai thác thủy sản xa bờ và các hoạt động xuất khẩu thủy sản từ đánh bắt của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng, do các yêu cầu về loại bỏ trợ cấp đối với hoạt động đánh bắt và các quy định về chứng chỉ sản phẩm đánh bắt phải đạt tiêu chuẩn bền vững. Các hoạt động vận tải biển cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, khi buộc phải đáp ứng các tiêu chuẩn xả thải và các yêu cầu môi trường cao hơn... (4) Thách thức về vấn đề ao động: Thủy sản là ngành cần lực lượng lao động lớn. Các ràng buộc và quy định chặt chẽ về lao động sẽ tăng thêm thách thức cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Vấn đề an toàn lao động, tiền lương, giờ làm việc, vệ sinh lao động, cấm lao 593
- động cư ng bức, cấm lao động tr em, cùng cơ chế giám sát và chế tài đặt ra trong hiệp định này sẽ tạo ra không ít thách thức đối với doanh nghiệp khi tham gia vào các chuỗi cung ứng xuất khẩu, vì nếu vi phạm, có thể bị điều tra, bị kiện và bị phạt, do đó, doanh nghiệp cần phải chủ động hơn nữa để nâng cao năng lực, để hội nhập tốt hơn. 6. Một số đề xuất nh m hai thác tác động của CPTPP để tận dụng các cơ hội và vƣợt qua thách thức cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 6.1. Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ cho ngành thủy sản Đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ và kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là sản xuất con giống chất lượng cao, thức ăn... để nâng cao năng suất, chất lượng và giảm giá thành sản phẩm, phấn đấu ít nhất là giá thành sản xuất cũng phải bằng mức trung bình của các quốc gia thành viên CP-TPP mới có thể tận dụng được lợi thế cạnh tranh giữa các nước cũng tham gia CP-TPP và xuất khẩu thủy sản tới các thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Có các chính sách trong việc nhập khẩu từ các nước viên các nguồn nguyên nhiên vật liệu, thiết bị khoa học – công nghệ để phục vụ trong hoạt động nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản phục vụ cho hoạt động xuất khẩu khi thuế quan của các nước thành viên cắt giảm. Như vậy, sẽ nâng cao được năng xuất, chất lượng sản phẩm cũng như hạ giá thành để đảm bảo tính cạnh tranh cho thủy sản Việt Nam. 6.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng thủy sản Việt Nam Để nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng thủy sản trong bối cảnh hội nhập nói chung và tham gia CPTPP, tận dụng lợi thế về thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, tiềm năng theo lộ trình giảm thuế tại các thị trường có FTAs với Việt Nam và mở rộng các thị trường tiềm năng cũng là mục tiêu được đặt ra. Đồng thời, nâng cao năng lực giải quyết các rào cản kỹ thuật trong thương mại thủy sản thế giới và nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển ngành hàng bền vững với sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong tái cơ cấu ngành thủy sản. Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi đối với các ngành hàng xuất khẩu chủ lực và ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, đi sâu vào hội nhập kinh tế quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng thương hiệu quốc gia đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trước mắt, tập trung xây dựng thương hiệu tôm Việt Nam, thương hiệu cá tra Việt Nam và thương hiệu cá ngừ Việt Nam đảm bảo các yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế, gắn với chỉ dẫn xuất xứ địa lý của Việt Nam Để đạt được mục tiêu cần có các giải pháp chuyển từ sản xuất nhỏ phân tán sang sản xuất tập trung quy mô lớn, quản lý chất lượng từ nuôi trồng đến vận chuyển, chế biến, bảo quản, tiêu thụ; Chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang sản phẩm đã chế biến, từ sản phẩm chế biến đơn giản sang sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao; Nâng cao chất lượng đối với sản phẩm xuất khẩu; Phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với các ngành có lợi thế xuất khẩu; Tăng cường vai trò của doanh nghiệp có vốn FDI trong việc nâng cao năng 594
- lực cạnh tranh hàng xuất khẩu Việt Nam; Tăng cường xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu sản phẩm xuất khẩu và thương hiệu doanh nghiệp. Chủ động đối phó và đấu tranh với những luật lệ và rào cản thương mại do chính sách bảo hộ của các nước nhập khẩu gây ra bằng chính cách sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế và nâng cao trình độ hiểu biết về luật pháp quốc tế cho các nhà quản lý và doanh nghiệp, nâng cao nhận thức và áp dụng quy chuẩn bắt buộc về vệ sinh an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản; đặc biệt là đối với sản phẩm xuất khẩu, tránh hiện tượng sản phẩm không đảm bảo chất lượng, không hợp vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng kháng sinh, dẫn tới sản phẩm bị trả về khi xuất khẩu. Rà soát, bổ sung và điều chỉnh nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến thủy sản, đặc biệt là Luật thủy sản phù hợp với các qui định và cam kết của CP-TPP về bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản, bảo đảm các qui định về tránh nhiệm xã hội, sở hữu trí tuệ, truy nguồn gốc. 6.3. Tăng cƣờng khả năng đáp ứng các quy định của CPTPP cũng nhƣ các quốc gia thành viên Xây dựng, điều chỉnh các văn bản pháp quy theo hướng phù hợp với luật pháp, quy định kinh doanh quốc tế. Để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản, đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn và đạt được chứng nhận an toàn thực phẩm, các cơ quan quản l nhà nước cần cập nhật thông tin về các rào cản kỹ thuật, môi trường, quy định, tiêu chuẩn quản lý chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản ngày càng khắt khe của thị trường để xây dựng, điều chỉnh các quy định của Việt Nam cho phù hợp. Đồng thời, tham gia trao đổi, thảo luận, thể hiện thái độ đối với các quy định của các quốc gia, tổ chức quốc tế về các vấn đề liên quan đến sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thủy sản. Vấn đề về an toàn thực phẩm là vấn đề rất nhức nhối đối với ngành Thủy sản của Việt Nam, trong khi Cam kết của CPTPP về vấn đề an toàn thực phẩm rất nghiêm ngặt. Chính phủ đưa cần ra chỉ thị với các bộ ban ngành có liên quan như, Bộ y tế, Bộ Công thương, Bộ Công An và các tỉnh địa phương phối hợp để thực hiện kiểm tra đối với các hộ kinh doanh đánh bắt thủy sản chặt chẽ để giải quyết vấn đề An toàn thực phẩm được tốt hơn nữa. Vấn đề đối với hạn chế đánh bắt thủy hải sản cũng đã được Chính phủ thực hiện chặt chẽ, tuy nhiên do đặc thù ngành thủy sản Việt Nam đa phần là hộ kinh doanh vừa và nhỏ, hợp tác xã hay hộ gia đình nên nhiều khi các lệnh cấm không được thực thi triệt để, do độ truyền thông chưa tốt, bà con chưa tiếp xúc được với thông tin và do lối đánh bắt tự do thành thói quen lâu ngày khó sửa đã dẫn tới việc chính sách của chính phủ gặp nhiều khó khăn. Do vậy Chính phủ cần phải đẩy mạnh truyển thông hơn nữa, lập nhiều ban kiểm tra tới những vùng đánh bắt trọng điểm cùng với các cấp tại địa phương đưa ra những chế tài làm giảm tình trạng đánh bắt tự do và không hợp pháp. 595
- Để thực thi được cam kết về Lao động, đặc biệt trong ngành thủy sản nơi có nhiều tr em dưới 15 và phụ nữ làm việc trên 40 giờ một tuần tham gia vào lao động của ngành là điều đáng báo động và cần Bộ Lao động cũng như Hội phụ nữ và tr em vào cuộc để giúp cho tình trạng này được ngăn chặn. Thường xuyên cung cấp, cập nhật thông tin về các thủ tục, quy định nhập khẩu, cũng như nguy cơ bị đánh thuế chống bán phá giá cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản để các doanh nghiệp chủ động có biện pháp phòng tránh, thông qua các hội thảo chuyên ngành từ các cơ quan hải quan, các hiệp hội thủy sản, kênh thông tin điện tử, mạng internet. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm minh các vi phạm liên quan đến các qui định về trách nhiệm xã hội, môi trường và các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn mác hàng hóa, truy xuất nguồn gốc ở các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản (khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ thủy sản) bảo đảm tuân thủ đúng các cam kết mà Việt Nam đã đàm phán khi gia nhập CP-TPP. Theo đó, các sản phẩm thủy sản phải được quản lý theo chuỗi và sẽ hậu kiểm đối với nuôi, chế biến, xuất khẩu, có hệ thống truy xuất nguồn gốc. Hậu kiểm nhằm thiết lập tiêu chuẩn chất lượng chung cho thủy sản xuất khẩu. 6.4. Hỗ trợ tài chính, tín dụng cho doanh nghiệp Giải pháp về vốn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp: Thứ nhất, huy động vốn từ nội lực của các doanh nghiệp thông qua việc phát huy các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, tăng NSLĐ để giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Đây được coi là hình thức huy động vốn theo chiều sâu đối với các doanh nghiệp. Thứ hai, phát triển thị trường vốn thông qua việc nghiên cứu triển khai các giải pháp để khuyến khích, phát hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết để tăng khả năng huy động vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Thứ ba, khuyến khích các tài chính tín dụng thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng cung ứng cho doanh nghiệp thông qua phát triển ngân hàng bán l , áp dụng công nghệ trong quản trị cho vay để tối ưu hóa các chi phí và chuẩn hóa các hoạt động cho vay, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp, phát triển th thanh toán, mở rộng tài trợ vốn có bảo đảm bằng động sản, tài sản trí tuệ, bao thanh toán,… Thứ tư, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp của Chính phủ và chỉ đạo của ngân hàng nhà nước về hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Ngoài ra, thực hiện một số giải pháp khác như nâng cao năng lực cho ngành thủy sản Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu, mở rộng các mặt hàng tiềm năng và xúc tiến thương mại, điều chỉnh chính sách tỷ giá hối đoái (TGHĐ) linh hoạt, thích ứng với môi trường trong nước và quốc tế... Đối với các doanh nghiệp thủy sản cần nắm và áp dụng linh hoạt, trung thực quy tắc xuất xứ của Hiệp định; Tìm kiếm và phát triển nguồn nguyên liệu trong nước & tại các đối tác 596
- thành viên. Tận dụng tối đa ưu đãi về thuế quan (hiện nay tỷ lệ tận dụng chưa cao). Doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng thực hiện và đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn về lao động và môi trường, các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững – đó là những yêu cầu có trong các FTA thế hệ mới như CPTPP. Các DN cần tăng cường hợp tác, chú trọng liên kết chuỗi để nâng cao năng suất, chất lượng, kiểm soát tốt ATVSTP; cần chủ động tìm hướng hợp tác với các đối tác nước ngoài, đổi mới công nghệ, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. BSC Research (2015), Đàm phán TPP và tác động đến các ngành, tổng quan quá trình đàm phán TPP của Việt Nam và dự báo tác động của các cam kết TPP tới các ngành kinh tế chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn tới năm 2025. 2. Báo công thương (17/6/2019) Xuất khẩu thủy sản sang thị trường CPTPP: Đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe Nguồn: http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/13376-xuat-khau- thuy-san-sang-thi-truong-cptpp-dap-ung-tieu-chuan-khat-khe 3. Bộ ngoại giao nhật Bản (25/08/2019) Hiệp định thương mại tự do song phương Nhật - Chile Nguồn: https://www.mofa.go.jp/region/latin/chile/index.html 4. Báo kinh tế quốc gia (11/1/2019) Tổng quan nền kinh tế Chi lê Nguồn: https://countryeconomy.com/gdp/chile 5. Colin Bennett (21/02/2018) Giá trị xuất khẩu thủy sản của Chi ê tăng 19.6% trong năm 2017 Nguồn: https://www.seafoodsource.com/news/supply-trade/chiles-seafood-exports- grew-19-6-percent-in-value-in-2017 6. Báo bộ công thương (11/1/2019) Hiệp định CPTPP mang lại những cơ hội gì? Nguồn:https://moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/hiep-%C4%91inh-cptpp-%C4%91em-lai- nhung-co-hoi-gi--13577-22.html. 7. Cổng thông tin Bộ nội vụ ( 19/07/2019) Nghị quyết về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp Nguồn: https://moha.gov.vn/danh-muc/nghi-quyet- ve-giai-phap-khuyen-khich-thuc-day-doanh-nghiep-dau-tu-vao-nong-nghiep-40931.html 8. Báo cáo của VASEP (2016), Cơ hội và thách thức của thủy sản Việt Nam khi hội nhập 9. Worldbank (2016), Potential Macroeconomic Implications of the Trans-Pacific Partnership 10. United States Department of Agriculture (2014), Vietnam‟s Agri-Food Sector and the Trans-Pacific Partnership 597
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cam kết về dịch vụ phân phối của Việt Nam tại các Hiệp định CPTPP và EVFTA trong so sánh với pháp luật Việt Nam
14 p | 74 | 9
-
Các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và tác động đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
14 p | 33 | 6
-
Nghiên cứu tác động của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đến chuyển dịch dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
17 p | 37 | 5
-
Vai trò đại diện của tổ chức công đoàn cho người lao động trong quan hệ lao động theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương – pháp luật một số quốc gia thành viên và kinh nghiệm cho Việt Nam
9 p | 13 | 4
-
Tác động của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
10 p | 9 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn